Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 7 0 0 8
Số người đang truy cập
3 9 7
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Xử lý nước bị ô nhiễm tìm được khi hạn hán

Trong điều kiện hạn hán xảy ra ở một số địa phương, việc tìm được nguồn nước để sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt là điều hạnh phúc của cộng đồng người dân. Tuy vậy, nguồn nước tìm được phần lớn bị ô nhiễm nặng bởi nhiều yếu tố khác nhau nên phải có biện pháp xử lý để bảo đảm an toàn trước khi dùng.

 
Xử lý nước ô nhiễm bằng bể chứa hoặc thùng phuy tự chế để có nước sạch (ảnh minh họa)

Nguồn nước bị ô nhiễm sau khi tìm, khai thác và lấy được tại những vùng bị hạn hán cần phải lọc sạch, làm trong nước, khử mùi hôi thối và khử trùng trước khi sử dụng.

Lọc nước sạch

Bằng cách dùng bể chứa xây xi măng hoặc thùng phuy làm thùng lọc tự tạo với một lớp lọc dày từ 40-50 cm gồm lớp cát khoảng 30-40 cm và lớp sỏi khoảng 5-7 cm. Nước sẽ được lọc sạch sau khi thấm qua lớp lọc bằng cát và sỏi này.

Làm trong nước

Bằng cách dùng chất phèn. Có thể dùng các loại phèn như phèn chua Al2(SO4)3, 7H2O; phèn sắt FeS04, 7H2O hoặc FeCl3, 6H2O. Nếu nước đục ít với hàm lượng cặn từ 100-800 mg/lít, dùng từ 40-60 mg phèn/lít để làm trong nước. Nếu nước đục nhiều với hàm lượng cặn từ 1.000-2.200 mg/lít, dùng từ 60-80 mg phèn/lít để làm trong nước. Phèn có tác dụng làm kết tủa, đông lắng các chất cặn đục. Để phát huy tác dụng này, chất phèn cần có môi trường nước kiềm để lắng các chất cặn đục bằng phương pháp cho cùng 1 g phèn chua với 0,25g vôi sống hoặc 0,35g vôi đã tôi; cũng có thể sử dụng 0,5g clorua vôi. Nếu không có chất phèn thì có thể dùng một số lá cây có chất nhớt như rau mồng tơi, rau đay, dong riềng, bẹ chuối... vò nát hay giã nát để chất nhớt tiết ra; tiếp theo đổ chất nhớt vào nước và khuấy đều, sau đó để lắng nước đợi cho đến khi nước trong mới lấy sử dụng. Thời gian để làm lắng nước sau khi đánh chất phèn hoặc dùng chất nhớt của lá cây khoảng trên 1 giờ tùy theo độ đục của nước và các cặn vẩn đủ vón lắng.

Khử mùi hôi thối của nước

Bằng cách lọc nước qua một hệ thống các chất lọc đựng trong bể chứa hay một thùng phuy, có thể dùng thùng phuy bằng chất dẻo hoặc thùng bằng gỗ. Trong bể chứa hoặc thùng phuy, nên xếp các lớp lọc theo thứ tự từ dưới lên gồm: lớp củi gỗ khô từ 5-7 cm với cỡ các củi từ 0,5-1 cm; lớp than hoạt tính dày từ 30-35 cm; lớp củi gỗ khô từ 3-4 cm; một túi vải rộng có chiều cao khoảng 550 cm để chứa nước cần lọc, chung quanh có xếp lớp củi gỗ bao quanh túi vải với bề dày lớp củi từ 5-7 cm. Dưới đáy thùng phuy là vòi nước để chứa nước đã lọc qua.

Khử trùng nước

Bằng cách sử dụng phương pháp clo hóa. Dùng chất clorua vôi hoặc cloramin có tỷ lệ chất clo hoạt động từ 25 đến 30%. Phản ứng clo hóa liều thường dùng để đạt sau 30 phút lượng clo tự do còn dư lại trong nước là 0,2-0,5 mg/lít. Trên thực tế thường dùng chất clorua vôi với liều lượng từ 5-8 g/m3 nước, nếu nước bị ô nhiễm nhiều dùng liều lượng từ 15-20 g/m3 nước. Có thể khử clo thừa bằng chất natri hyposulfit. Ngoài ra, việc khử trùng nước còn sử dụng các viên pantoxit hoặc cloramin, mỗi viên có 3 g clo hoạt động; cũng có thể dùng viên i-ốt, mỗi viên có chứa 3 mg i-ốt để khử trùng nước; thường cho vào bình bi đông nước 1 viên hóa chất nếu nước sạch và trong hoặc 2 viên hóa chất nếu nước chưa sạch, nghi ngờ có sự nhiễm khuẩn. Một biện pháp khử trùng nước khá phổ biến trong cộng đồng là đun sôi nước trong thời gian từ 10-15 phút trước khi sử dụng.

Như vậy, trong các đợt hạn hán kéo dài làm khô kiệt nguồn nước, nếu nước tìm được tại địa phương bằng nhiều nguồn khác nhau thường có khả năng bị ô nhiễm nên phải xử lý theo những quy định nêu trên để bảo đảm an toàn cho người sử dụng; đặc biệt là nước dùng để ăn uống, sinh hoạt. Khi địa phương bị ngập lụt với nguồn nước bị ô nhiễm nặng cũng có thể sử dụng phương pháp xử lý nước này để có được nguồn nước bảo đảm vệ sinh sử dụng.

Ngày 24/06/2015
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích