Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 8 7 8 1
Số người đang truy cập
1 6 3
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Huy động mọi nguồn lực sẵn có để làm giảm số ca mắc sốt rét ở Hướng Hóa

Hướng Hoá là một huyện trọng điểm sốt rét của Quảng Trị, có 22 xã nằm trong vùng sốt rét lưu hành vừa và nặng (theo phân vùng năm 2014 của dự án phòng chống sốt rét quốc gia). Dân số sống trong vùng sốt rét lưu hành nặng chủ yếu là dân nghèo, sống trong các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số.

Được sự quan tâm và đầu tư của Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế, sự quan tâm của chính quyền các cấp, công tác phòng chống sốt rét trên địa bàn huyện đã thu được những thành quả đáng khích lệ, nhiều năm liền không để xảy ra dịch sốt rét, tử vong do sốt rét ở mức thấp. Tuy nhiên, công tác phòng chống sốt rét ở Hướng Hoá cũng gặp không ít khó khăn, thách thức lớn là số ca mắc sốt rét vẫn còn cao và không ổn định tại một số xã giáp biên giới với Lào cần phải huy động các nguồn lực sẵn có và có các giải pháp phòng chống sốt rét thích hợp. Theo báo cáo của ngành y tế, hàng năm số bệnh nhân sốt rét ở Hướng Hoá chiếm từ 60-70% số bệnh nhân sốt rét trong toàn tỉnh; tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét trên 1000 dân số vùng sốt rét lưu hành còn cao: 3,9 /1000 (bình quân của cả tỉnh là 0,87); hơn nữa di biến động dân cư lớn từ vùng không sốt rét lưu hành giữa các địa phương theo mùa vụ từ vùng đồng bằng vào vùng sốt rét lưu hành nặng để làm kinh tế rất lớn, các công trình dân sinh như xây cầu, làm đường có đông lượng công nhân đến ở và làm việc làm cho tình hình sốt rét không ổn định có nguy cơ bùng phát thành dịch bệnh sốt rét. Giao lưu qua lại thăm thân với các thôn bản dọc biên giới ở các xã vùng Lìa với phía Lào, nơi có tình hình sốt rét cao hơn so với phía đối diện Việt nam, không thể kiểm soát được. Tập quán của người dân đi làm rừng, ngũ rẫy qua đêm tại nơi làm việc dẫn đến nguy cơ dễ mắc bệnh sốt rét. Muỗi sốt rét có mặt ở hầu hết các điểm điều tra, đốt người ngoài nhà và trú đậu ngoài nhà ít chịu tác động của các biện pháp phòng chống vector; trong khi đó tỷ lệ người dân ngũ màn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thấp (chỉ khoảng 40-60%, theo điều tra 6 xã vào đầu năm 2014 của dự án phòng chống sốt rét quốc gia); sự biến đổi khí hậu trong những năm gần đây đã ảnh hưởng lớn đến mùa truyền bệnh sốt rét, qua theo dõi tình hình sốt rét tại các xã của huyện Hướng Hóa trong những năm gần đây cho thấy đỉnh bệnh sốt rét có sự thay đổi tùy theo năm.

Để triển khai chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét từ nay đến năm 2020, và định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, ngành y tế Quảng Trị đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống sốt rét tích cực, đặc biệt là ở huyện trọng điểm sốt rét Hướng Hoá. Về công tác tổ chức đã củng cố hai phòng khám đa khoa khu vực tại Lìa và Lao bảo: Bố trí đủ nhân lực bao gồm Bác sỹ, kỹ thuật viên xét nghiệm và các phương tiện vật tư phục vụ cho công tác chẩn đoán và điều trị sốt rét; triển khai các hoạt động kết hợp quân dân y trên địa bàn. Tại những nơi có tình hình sốt rét năng, dân cư thưa thớt và địa bàn rộng đều có sự tham gia phối hợp của Quân Y biên phòng như xã Ba tầng, Xã A dơi, xã Thanh; đồng thời phối hợp với bệnh xá Đoàn kinh tế-quốc phòng 337 trong việc khám, cấp cứu và chữa bệnh cho nhân dân các xã vùng phía Bắc của huyện. Về mạng lưới y tế cơ sở, đến nay 200 thôn bản đều có nhân viên y tế được đào tạo lại hàng năm theo ngân sách hỗ trợ của dự án Bắc Trung Bộ, 22/22 xã có bác sỹ hoạt động tại trạm y tế, cơ sở trạm y tế khang trang đảm bảo cho công tác khám chữa bệnh cho nhân dân nói chung và phòng chống sốt rét nói riêng; dành khoảng 40% kinh phí phòng chống sốt réttừ nguồn hỗ trợ của Trung ương đảm bảo cho các hoạt động giám sát, phát hiện và chẩn đoán sớm người mắc bệnh sốt rét tại thôn, bản (cung cấp test chẩn đoán nhanh, thuốc sốt rét hiệu lực cao), cung cấpkhoảng 10.000- 20.000 màn tuyn đôi có tẩm hóa chất diệt mỗi năm cho dân nghèo sống trong vùng sốt rét lưu hành nặng và dân mới đến định cư; ngoài ra ngành y tế còn phối hợp với tỉnh Savannakhet- Lào nghiên cứu tình hình sốt rét ở vùng biên giớiđể đề xuất các biện pháp phòng chống sốt rét phù hợp với tập quán và đời sống của người dân vùng này; tìm hiểu thêm các yếu tố nguy cơ làm cho tình hình sốt rét không ổn định ở các xãvùng Lìa. Tuy nhiên, công tác phòng chống sốt rét ở Hướng Hoá cũng đòi hỏi sự chỉ đạo quyết liệt của cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp, thực hiện đồng bộ các giải pháp. Các địa phương có tình hình sốt rét gia tăng cần đưa công tác phòng chống bệnh sốt rét vào chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Đẩy mạnh và đa dạng hoá các loại hình truyền thông thích hợp như thăm hộ gia đình, thảo luận nhóm nhỏ, tư vấn tại trạm y tế, nói chuyện chuyên đề ngoại khoá với học sinh trung học cơ sở về các biện pháp phòng chống sốt rét.
 

Tại các xã công tác phòng chống còn gặp khó khăn nên đẩy mạnh công tác xã hội hóa làm cho chính quyền cơ sở và nhân dân hiểu rõ về nguyên nhân, tác hại gây ra do bệnh sốt rét mà tham gia tích cực. Về giải pháp chuyên môn kỹ thuật sử dụng các nguồn lực sẵn có để phát hiện sớm bệnh nhân ngay từ thôn bản bao gồm cả phát hiện chủ động và thụ động. Đảm bảo các bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh sốt rét đều được kéo máu tìm ký sinh trùng sốt rét bằng kính hiển vi hoặc sử dụng test chẩn đoán nhanh. Điều trị đúng, kịp thời các ca bệnh nhiễm P. Falciparum bằng thuốc phối hợp có dẫn xuất Artemisinin (Arterakin, CV artecan) và bằng phương pháp người bệnh uống thuốc dưới sự kiểm soát của nhân viên y tế, theo dõi hiệu quả điều trị bằng xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét. Ở các xã có tình hình sốt rét lưu hành nặng, có tỷ lệ mắc giảm chậm và không ổn định cần duy trì áp lực hoá chất diệt muỗi truyền bệnh bằng phun tồn lưu và tẩm màn, sử dụng màn tẩm hoá chất tồn lưu lâu dài, có thể áp dụng biện pháp diệt muỗi (2 lần/ năm).Nâng cao năng lực của đội ngũ y tế nói chung và đội ngũ chuyên trách nói riêng để có thể theo dõi diễn biễn của tình hình sốt rét, can thiệp kịp thời nhằm hạn chế nguồn lây ra cộng đồng. Tăng cường công tác thanh kiểm tra tại các phòng khám tư nhân và các quầy thuốc trên địa bàn để loại bỏ hoàn toàn thuốc artesunate đơn thuần bằng đường uống. Đào tạo lại và cung cấp các bộ lam mẫu cho các xét nghiệm viên cụm kính không chuyên tại tất cả các xã trên địa bàn giúp họ có điều kiện nhận dạng ra các chủng loại ký sinh trùng sốt rét. Lồng ghép và ưu tiên giám sát sốt rét có trọng tâm và trọng điểm cùng với thông tin nhanh chóng qua các kênh khác nhau như email, gọi điện thoại khi có tình hình biến động để can thiệp sớm và kịp thời.Dự án “Tăng cường hoạt động giám sát và nghiên cứu góp phần loại trừ sốt rét ở Việt nam” do Đại học California- San Francisco tài trợ, giai đoạn 2014-2018 tại 3 xã có tỷ lệ mắc sốt rét cao ở Hướng Hóa sẽ giúp nâng cao năng lực của cán bộ y tế địa phương và là nguồn lực hỗ trợ cần thiết trong việc làm giảm sốt rét ở các xã này nói riêng và toàn huyện nói chung. Tiếp tục và mở rộng hợp tác quốc tế để tìm kiếm khả năng hợp tác mới theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá trong việc phòng chống sốt rét xuyên biên giới.


Nhân viên y tế thôn bản tảm màn cho người dân

Hy vọng rằng với việc huy động các nguồn lực sẵn có cùng với sự giúp đỡ của các Viện chuyên ngành tại Hà nội và Quy nhơn; thực hiện có hiệu quả, đồng bộ các giải pháp nêu trên đồng thời có sự tham gia tích cực của người dân, sự chỉ đạo và phối hợp của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể tình hình sốt rét Hướng Hóa sẽ được cải thiện trong thời gian tới; góp phần cùng cả tỉnh đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ về sốt rét mà chính phủ Việt nam đã cam kết với Liên Hiệp Quốc, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân ở vùng còn nhiều khó khăn này.

Ngày 17/04/2015
Ths Bs Lê Thạnh
(Trung tâm Y tế dự phòng Quảng Trị)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích