Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 9 0 1 5 1
Số người đang truy cập
9 9
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Tá dược của thuốc có thể gây nên tác dụng phụ

Trong công thức sản xuất thuốc điều trị, các cơ sở bào chế thường sử dụng tá dược thêm vào hoạt chất chính để tạo thành sản phẩm thuốc có tác dụng điều trị bệnh. Thực tế tá dược có vai trò rất quan trọng trong kỹ thuật bào chế thuốc nhưng đồng thời chúng cũng có khả năng gây nên những tác dụng phụ không mong muốn.

Đặc điểm của tá dược

Tá dược là các chất không có hoạt tính về mặt dược lý học và sinh học được chọn lựa để phối hợp cùng với các thành phần hoạt chất khác của thuốc nhằm xây dựng công thức bào chế, sản xuất ra sản phẩm thuốc phục vụ cho công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Công thức bào chế thuốc ngoài các thành phần hoạt chất với tác dụng dược lý có hoạt lực mạnh, còn phải có các chất độn hay pha loãng gọi là tá dược để bảo đảm vai trò cần thiết của thuốc. Tính chất của tá dược giúp thuốc được bào chế, sản xuất một cách thuận tiện và chính xác để có khả năng phân tán các hoạt chất khi sản phẩm thuốc được hoàn chỉnh trong một dạng bào chế nào đó. Tá dược có thể ảnh hưởng đến khả năng giải phóng và hấp thu của các hoạt chất dược liệu vào trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình dược động học của thuốc đối với cơ thể để tạo nên đáp ứng điều trị lâm sàng của thuốc sử dụng. Chúng cũng giúp cho quá trình sản xuất, pha chế thuốc thuận lợi như làm tăng độ hòa tan của thuốc, tăng tính chất trơn chảy của những hạt thuốc khi dập viên thuốc hoặc đóng nang thuốc. Tá dược còn có vai trò quan trọng đối với độ ổn định của thuốc về mặt dược chất và dạng bào chế, giúp cho sản phẩm thuốc đạt được tuổi thọ như mong muốn của đơn vị sản xuất. Tá dược gồm có nhiều loại chất khác nhau như các chất chống dính, kết dính, bao phủ, làm tan, làm đầy, tạo mùi, tạo màu, bảo quản, làm ngọt... Chất chống dính được sử dụng để làm giảm độ dính giữa các hạt thuốc và làm cho các viên thuốc không bị dính vào nhau. Chất kết dính giúp gắn kết các thành phần có ở trong thuốc lại với nhau, tạo một lực liên kết đủ mạnh giữa các hạt thuốc và giúp tăng thể tích của những chất kém hoạt động trong thuốc; chúng được phân loại theo mục đích sử dụng như chất kết dính hòa tan trong một dung dịch dùng trong dạng thuốc nước, chất kết dính khô được thêm vào thuốc bột hoặc trong quy trình ép thuốc bột. Chất bao phủ làm vỏ bao bảo vệ thuốc khỏi sự phân hủy với độ ẩm hoặc giúp cho những loại thuốc có mùi vị khó chịu dễ uống khi nuốt. Chất làm tan có tác dụng tan ra và hòa tan khi gặp nước, giúp cho viên thuốc vỡ ra và tan rã trong ống tiêu hóa để giải phóng các hoạt chất giúp cho sự hấp thu; chúng có vai trò bảo đảm cho viên thuốc khi gặp nước sẽ bị tan vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ làm gia tăng sự hòa tan. Chất làm đầy làm tăng thể tích của viên thuốc hoặc nang thuốc giúp cho việc bào chế, sản xuất và tiêu thụ được thuận tiện hơn; với tác dụng làm tăng thể tích nên thuốc sản xuất có thể tích phù hợp giúp cho bệnh nhân dễ uống; chúng phải trơ về mặt hóa học và phù hợp với các thành phần khác, không hút ẩm, rẻ tiền, kết đặc tốt, không có vị hoặc có vị dễ chịu. Chất tạo mùi còn được gọi là hương liệu thường được sử dụng để làm lấn át vị khó chịu của hoạt chất thuốc như vị đắng, mặn, chua, rất ngọt... giúp cho bệnh nhân dễ dàng uống thuốc; chúng có thể có nguồn gốc hương liệu tự nhiên được chiết xuất từ hoa quả hoặc tổng hợp. Chất tạo màu được sử dụng các loại màu thực phẩm để làm tăng màu mẫu mã đẹp cho sản phẩm thuốc, độ bền của màu giúp dễ dàng phân biệt các loại thuốc. Chất bảo quản thuốc thường dùng là các chất chống oxy hóa, các acid amin... Chất làm ngọt được dùng để làm cho sản phẩm thuốc có vị dễ chịu nhất là đối với các loại thuốc viên phải nhai trước khi nuốt hay loại thuốc nước si-rô; chất đường thường được dùng để làm lấn át mùi vị của hoạt chất thuốc.


Tá dược của thuốc sản xuất có thể gây nên các tác dụng phụ (ảnh minh họa)

Tác dụng phụ của tá dược thuốc

Theo các nhà khoa học, bản thân tá dược mặc dù được sử dụng kèm theo để sản xuất thuốc điều trị nhưng chúng không phải luôn luôn là những chất trơ về mặt sinh học và có thể có những tác dụng nhất định gây ảnh hưởng cho người sử dụng thuốc. Đồng thời tá dược cũng có thể làm thay đổi khả năng hấp thu thuốc, gây nên những tác dụng bất lợi. Trong thực tiễn các bác sĩ điều trị đã ghi nhận những trường hợp ngộ độc khi sử dụng thuốc hỗn dịch sulfanilamid 10% do cơ sở sản xuất thuốc đã thay thế tá dược glycerin bằng tá dược ethylenglycol. Ở Tây Phi trước đây cũng đã phát hiện có hàng trăm trường hợp trẻ em bị ngộ độc và chết do uống thuốc nước si-rô paracetamol được bào chế pha trong tá dược ethylenglycol mà đáng lẽ ra phải được pha với tá dược propylenglycol. Ở Bệnh viện Brisban tại Úc vào năm 1968 sử dụng thuốc viên dipenylhydantoin điều trị cũng gặp phải trường hợp bị ngộ độc do khi bào chế thuốc nhà sản xuất đã thay tá dược calci sulfat bằng tá dược lactose... Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc được xác định là các cơ sở sản xuất thuốc đã thay thế nhầm tá dược nên làm tăng sự hấp thu hoạt chất của thuốc lên nhiều lần, vượt quá ngưỡng tối đa của liều điều trị và gan không còn đủ khả năng giải độc loại bỏ. Đồng thời chất đệm hiện diện ở trong thuốc không những chỉ tạo nên môi trường pH thích hợp để ổn định thuốc về mặt hóa học mà còn tác động lên môi trường để phát huy tác dụng sinh học, vì vậy cũng có thể gây tác dụng ngược lại của thuốc. Thực tế các nhà khoa học ghi nhận nếu ở độ pH thấp; các acid benzoic, mandelic và salicylic có tác dụng kháng khuẩn cao nhất; trong khi đó ở độ pH trung tính và kiềm thì thuốc phải có một nồng độ cao gấp 20 lần mới có thể gây được cùng tác dụng như khi ở độ pH 2,3. Ngoài ra chất bảo quản thuốc với tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa cũng có thể gây nên tác dụng ngược như trường hợp sử dụng các chất paraben và phenol có thể làm cho hỗn dịch steroid bị kết tụ lại; nếu pha loãng một hỗn dịch tiêm với dung môi có chứa chất bảo quản này thì thuốc có thể gây phản ứng cho người bệnh khi dùng.

Trên thực tế, các tá dược dính và tác dược rã có tác dụng điều tiết độ tan rã của loại thuốc viên nên nếu dùng không đúng có thể làm cho thuốc giải phóng quá nhanh hoặc ngược lại quá chậm nên thuốc không tan rã được như trường hợp sử dụng thuốc viên aspirin pH8 uống, một phần lượng thuốc không tan rã sẽ bị đào thải theo đường tiêu hóa ra ngoài. Ai cũng biết rằng thuốc dùng để phòng bệnh, chữa bệnh là một loại sản phẩm đặc biệt nên trong quá trình bào chế, sản xuất phải đạt những yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, có hiệu lực điều trị và bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Tuy vậy để có được tác dụng chữa bệnh theo mong muốn thì nhiều khi phải chấp nhận cả những loại thuốc có một vài tác dụng phụ nguy hại nào đó hoặc phản ứng ngược của thuốc. Trong các loại thuốc sử dụng, ngoài hoạt chất chính là bản chất cố hữu của thuốc có thể gây nên những tác dụng phụ độc hại thì tá dược cũng có khả năng gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy cần quan tâm đến vấn đề sử dụng tá dược trong công thức và kỹ thuật bào chế sản phẩm thuốc để hạn chế những tác dụng phụ có thể xảy ra cho người dùng.

Ngày 13/04/2015
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích