Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 9 0 3 7 0
Số người đang truy cập
1 7 7
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Nghiện rượu bia dẫn đến hậu quả tàn tệ như thế nào?

Người xưa thường nói “nam vô tửu như kỳ vô phong”, đàn ông không uống rượu bia như lá cờ không có gió để bay phất phới. Những cuộc vui thường phải có bia rượu để thêm nhiều ý vị, đặc biệt là nam giới nhưng nếu vui quá đà, ngày nào cũng vui, cũng có rượu bia vào cơ thể lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng nghiện rượu mãn tính.

Khi đã nghiện rồi thì không thể bỏ được như các loại nghiện ngập khác và lẽ đương nhiên phải hứng chịu những hậu quả tàn tệ xảy ra sau đó. Tình trạng nghiện rượu bia mãn tính xảy ra khi người dùng bia rượu dài ngày dẫn đến sự lệ thuộc và thường xuyên phải tìm đến mọi cách có được để uống. Người nghiện bia rượu có ít nhất là 3 trong số 6 biểu hiện hay gặp như: Luôn có cảm giác thèm muốn và thôi thúc uống rượu bia. Không kiểm tra được mức độ và thời gian bắt đầu hoặc kết thúc của việc uống rượu bia. Xuất hiện hội chứng cai khi ngừng uống hoặc thiếu rượu bia sẽ cảm thấy cồn cào, mệt mỏi, bất an, váng vất, buồn bã, cáu gắt, lo lắng, ra mồ hôi... Tăng khả năng dung nạp, lượng rượu bia uống sẽ tăng dần lên mà người bình thường không thể uống được. Có biến đổi tính cách, tập tính; mất đi hoặc thờ ơ với sự ham thích, thói quen tốt; trở thành người vị kỷ, ác ý, cố chấp; thiếu trách nhiệm với gia đình, vợ con. Có hiểu biết những tác hại của rượu bia đối với sức khỏe, gia đình và xã hội nhưng vẫn cứ tìm đến rượu bia để uống.


Nghiện rượu bia dẫn đến những hậu quả khá tàn tệ (ảnh minh họa)

Biểu hiện và tác hại của rượu bia

Người nghiện rượu bia mãn tính có thể có các dấu hiệu của hội chứng nghiện, hội chứng cai, rối loạn tâm thần và biến đổi nhân cách.

Hội chứng nghiện: Có biểu hiện cảm giác thèm muốn khá mãnh liệt đối với việc sử dụng rượu bia, sẵn sàng uống rượu bia trở lại sau một thời gian cai hoặc bỏ rượu bia.

Hội chứng cai: Đây là biểu hiện chủ yếu của hội chứng nghiện. Hội chứng này xuất hiện khi đột nhiên người nghiện ngừng uống rượu bia nhưng rơi vào trạng thái buồn rầu, lo lắng, bồn chồn, bứt rứt, khó chịu, đứng ngồi không yên, lo âu, sợ hãi một cách mơ hồ không có lý do. Đồng thời có rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu, dễ giật mình, hay thức giấc, bị cơn ác mộng hãi hùng, đôi khi mất ngủ trắng đêm hoàn toàn. Ngoài ra có thể có triệu chứng run, vã nhiều mồ hôi, tim đập nhanh; bị co giật, động kinh, có ảo giác thị giác và thính giác đặc biệt là vào buổi chiều, ban đêm.

Rối loạn tâm thần: Có biểu hiện rối loạn cảm xúc với tình trạng khoái cảm chiếm ưu thế; thường nói năng huyên thuyên, khoác lác; hay đùa cợt, sàm sỡ, cáu gắt, công kích, dọa nạt, chửi bới, tấn công người khác; có hành động quậy phá, nổi khùng, cau có, gây gổ, độc ác hoặc có thể buồn rầu, sợ hãi, lo lắng mơ hồ không có lý do; bị ảo giác thường là thị giác như nhìn thấy rắn rết, sâu bọ, hổ báo... đang rượt đuổi theo mình khiến người nghiện rượu bia hốt hoảng, sợ hãi, la hét. Ngoài ra, trí tuệ và trí nhớ giảm sút, mất khả năng sáng tạo, sáng kiến, tư duy; trở nên bảo thủ, thủ cựu, di dần vào trạng thái sa sút tâm thần, thường bỏ công ăn việc làm.

Biến đổi nhân cách: Người nghiện rượu bia mãn tính có khả năng bị biến đổi nhân cách đối với gia đình, công việc và xã hội. Đối với gia đình, người nghiện rượu càng ngày càng trở nên ích kỷ, đánh mất đi những thích thú cũ, lãnh đạm hoàn toàn với các người thân; những đòi hỏi của bản thân mình có tính vị kỷ, thô bạo. Đồng thời bị giảm sút tình cảm đạo đức, không quan tâm đến gia đình; tiêu xài hoang phí, dùng tất cả tiền của vào việc uống rượu bia, chỉ luôn lo nghĩ làm thế nào có rượu bia để uống. Họ không cảm thấy xấu hổ vì ăn bám gia đình, vợ con; không bao giờ ân hận khi lấy tiền, thậm chí ăn cắp đồ vật của người thân mang đi bán để có được tiền uống bia rượu. Có tình trạng sống tạm bợ, bê tha, không nghĩ gì đến ngày mai. Thường hay nói dối, có lối sống buông thả, hành vi lừa đão; bịa chuyện để vòi tiền, dễ bị mắc nợ; khi nợ nần thì không trả; mất đi mọi sự tinh tế, giảm khả năng nắm bắt thực tại và ứng xử với các tình huống xảy ra trong cuộc sống; thiếu sự lịch sự, có hành động quá khích. Ngoài ra, khả năng phê phán, tự đánh giá về bản thân mình và gia đình suy giảm, hay hứa hão kể cả việc hứa hẹn bỏ uống rượu bia; không những không tử bỏ, từ chối bia rượu mà luôn tìm kiếm cơ hội, hoàn cảnh có được rượu bia để uống. Trong trường hợp nghiện rượu bia mãn tính thời kỳ đầu, người nghiện chỉ uống rượu từng lúc, từng ngày trong tuần như ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ... nhưng sau đó là tình trạng ngày nào cũng uống, ngày nào cũng say bia rượu liên miên. Người khi say rượu bia sẽ dẫn đến trạng thái dễ giận dữ, dễ bị kích thích, bực bội, gây sự, cãi cọ, đập phá, đánh đập, tấn công người khác kể cả vấn đề gây nên bạo lực trong gia đình, hành hạ vợ con. Trong các trường hợp muộn hơn, khả năng uống bia rượu suy giảm vì bị những rối loạn toàn thân nặng như tức ngực, tim đập nhanh, cảm thấy khó chịu, nôn mửa, tiêu chảy... Tình trạng này có thể lúc tăng, lúc giảm; cuối cùng dẫn đến ngày càng suy nhược phải nằm một chỗ tại giường, rơi vào trạng thái sảng run. Đối với công việc; năng suất làm việc, khả năng lao động bị suy giảm; phải nghỉ việc thường xuyên, bê trễ công tác. Đối với xã hội, mối quan hệ và địa vị xã hội cũng giảm sút do phẩm chất, lối sống của con người bị biến đổi; thường hay vi phạm kỹ luật, nội quy kể cả luật pháp.


Người nghiện rượu bia khó bỏ được mặc dù đã hứa hẹn nhiều lần (ảnh minh họa)

Tác hại của rượu bia đã được các nhà khoa học xác định, chúng gây nên những ảnh hưởng lớn cho cơ thể con người và cả trạng thái tâm thần. Đối với cơ thể, người nghiện rượu bia sẽ mất khả năng tự kiềm chế; mất khả năng điều phối hoạt động, đi đứng bị xiêu vẹo; hay nôn mửa, suy giảm và mất cảm giác thèm ăn uống. Từ đó sẽ dẫn đến sự thiếu hụt các loại vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B gây nên viêm thần kinh, nhồi máu cơ tim. Đồng thời có thể làm viêm dạ dày, viêm tụy tạng cấp tính và mãn tính; bị xơ gan, thoái hóa mỡ ở gan; gây hôn mê, bất tỉnh khi bị ngộ độc rượu nặng và có thể tử vong. Đối với tâm thần, người nghiện rượu bia có khả năng bị rối loạn tâm thần và trở thành nghiện rượu bia mãn tính khó hồi phục.

Điều trị và phòng tránh

Người nghiện rượu bia mãn tính cần phải được điều trị. Việc điều trị mất thời gian dài và chủ yếu là điều trị ngoại trú khi ở vào giai đoạn nặng. Để thực hiện được vấn đề này, cần có sự hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ của gia đình cũng như xã hội, sự hợp tác với thầy thuốc điều trị. Cần sắp xếp để có một môi trường thuận lợi, sinh hoạt lành mạnh nhằm có thể giúp người nghiện rượu mãn tính bỏ được rượu bia một cách hoàn toàn; đồng thời xem xét việc điều trị các tổn thương do rượu bia gây ra trên cơ thể và trạng thái tâm thần của người nghiện rượu bia phù hợp để đạt hiệu quả tốt.

Việc phòng tránh tình trạng nghiện rượu bia mãn tính chủ yếu là triển khai thực hiện các biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng người dân về tác hại và hậu quả uống rượu bia để nâng cao đầy đủ nhận thức nhằm tự bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình giống như phòng chống tác hại của việc hút thuốc lá. Cơ quan chính quyền và các ban ngành, đoàn thể liên quan cần có quy định cụ thể; đồng thời tăng cường quản lý, kiểm soát việc sản xuất, mua bán, tiêu thụ rượu bia, đặc biệt là đối với những người còn trẻ tuổi. Thực tế tại nước ta, theo thống kê ghi nhận mỗi năm có khoảng 450 triệu lít rượu các loại được tiêu thụ và xem là nước có mức độ sử dụng lượng rượu cao trên thế giới; trong đó đáng lo ngại nhất là có khoảng 250 triệu lít rượu được sản xuất bằng phương pháp thủ công không bảo đảm chất lượng và an toàn cho người dùng

Để thực hiện vấn đề phòng tránh, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành văn bản số 244/QĐ-TTg ngày 12/02/2014 quyết định về chính sách quốc gia phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020. Theo đó, Bộ Y tế đã có dự thảo luật phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia. Tuy nhiên bước đầu gặp phải nhiều ý kiến khác nhau từ người tiêu dùng, các nhà kinh doanh; từ đội ngũ trí thức, học giả cho đến những người xây dựng pháp luật. Dù sao thì tình trạng người uống nhiều rượu bia tại nước ta, đặc biệt là người nghiện rượu bia mãn tính trên thực tế đã mang lại những hậu quả tai hại khá tàn tệ đã được thực tiễn chứng minh. Vì vậy việc phòng tránh và ngăn chặn bằng luật pháp là việc làm rất cần thiết hiện nay.

Ngày 25/02/2015
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích