Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 3 5 0 7
Số người đang truy cập
1 5 1
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Tẩm màn ngủ bằng hóa chất diệt muỗi để phòng chống sốt rét (ảnh NVH)
Thừa Thiên Huế khống chế tốt bệnh sốt rét

Cùng với các tỉnh thuộc khu vực miền Trung-Tây Nguyên, với tác động của những biện pháp phòng chống sốt rét có hiệu quả, Thừa Thiên Huế tiếp tục khống chế tốt bệnh sốt rét năm 2014 trên cơ sở giữ ổn định được tình hình thời gian trước đó. Nhiều năm liền không có sốt rét ác tính và tử vong, dịch sốt rét đã chủ động kiểm soát không xảy ra.

Khi tình hình sốt rét tại địa phương đã giảm xuống ở mức độ thấp trong những năm trước đây thì việc tiếp tục làm giảm số người mắc sốt rét là vấn đề không phải dễ dàng. Hiện tượng này giống như một cái lò xo, khi đã nén đến mức độ không thể nén thêm thì rất khó tiếp tục nén và phải chấp nhận một tỷ lệ tối thiểu nào đó để bệnh hiện diện nhưng không gây nguy hiểm với sự chủ động kiểm soát tốt trước khi có đủ điều kiện tiến hành biện pháp can thiệp tích cực nhằm thực hiện chiến lược loại trừ bệnh ra khỏi cộng đồng. Theo báo cáo của Trung tâm Phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 so với năm 2013, số bệnh nhân sốt rét giảm 1,90% (103/105); số ký sinh trùng sốt rét giảm 3,70% (78/81); không có sốt rét ác tính, tử vong và dịch sốt rét. Đây là sự nỗ lực phấn đấu tích cực trong nhiệm vụ của mạng lưới chuyên khoa từ tỉnh xuống đến tận thôn bản để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân. Đặc biệt các đối tượng có nguy cơ cao như phụ nữ có thai, trẻ em dưới 15 tuổi không có trường hợp nào bị mắc sốt rét, chứng tỏ tình hình sốt rét nội địa trên cơ bản được khống chế. Thực trạng hiện nay địa phương đang phải đối mặt là sốt rét ngoại lai do bệnh nhân bị nhiễm nơi khác trở về với số người mắc bệnh nhiễm ngoài tỉnh chiếm tỷ lệ cao 97,09% (100/103); theo đó số ký sinh trùng sốt rét nhiễm ngoài tỉnh cũng chiếm tỷ lệ tới 96,15% (75/78); cụ thể là các cơ sơ sở không ở vùng sốt rét lưu hành nhưng vẫn có người mắc bệnh như huyện Phú Lộc, Hương Thủy, Hương Trà, Quảng Điền, Phú Vang, thậm chí cả thành phố Huế.

Để thực hiện được kết quả trên, các biện pháp phòng chống sốt rét thường quy đã được địa phương triển khai có hiệu quả nhằm bảo vệ cho 42.611 người sống trong vùng sốt rét lưu hành bằng phun tồn lưu và tẩm màn hóa chất diệt muỗi truyền bệnh, xét nghiệm 20.195 lam máu và 3.373 test chẩn đoán nhanh phát hiện bệnh, đào tạo lại chuyên môn cho 1.082 học viên trong mạng lưới chuyên khoa, truyền thông giáo dục với nhiều kênh xuống tận cơ sở và giám sát các hoạt động phòng chống sốt rét nâng cao chất lượng công tác. Tuy vậy, Thạc sĩ Bác sĩ Hoàng Văn Hội, Giám đốc Trung tâm Phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng Côn trùng đã bày tỏ mối lo ngại trước tình hình hiện nay do tình trạng người dân vẫn còn bị nhiễm sốt rét ngoại lai từ các nơi khác trở về địa phương bằng nhiều hình thái giao lưu, đi lại khác nhau mà chưa có khả năng kiểm soát đầy đủ. Những bệnh nhân sốt rét ngoại lai ngoài tỉnh sẽ mang mầm bệnh âm thầm về các cơ sở trong khi đó muỗi truyền bệnh sốt rét chủ yếu Anopheles minimus đang hiện diện ở cả 3 vùng sốt rét lưu hành nặng, vừa và nhẹ; tuy mật độ hoạt động thấp 0,24 con/giờ/người với phương pháp soi bắt tại chuồng gia súc ban đêm và 0,04 con/đèn/đêm với phương pháp bẫy đèn ngoài nhà ban đêm nhưng nếu loài muỗi truyền bệnh này phục hồi hoạt động, phát triển mạnh thì sự lây nhiễm bệnh tại chỗ cho cộng đồng người dân ở địa phương là điều không thể tránh khỏi. Từ sốt rét ngoại lai sẽ dẫn đến tình trạng phán tán mầm bệnh qua trung gian truyền bệnh của muỗi tại chỗ để trở thành sốt rét nội địa, sốt rét quay trở lại và nguy cơ bùng phát dịch là vấn đề có thể có khả năng xảy ra.

Sở dĩ địa phương đạt được kết quả công tác và phát triển dần các yếu tố bền vững để duy trì thành quả trong thời gian gian qua là nhờ tiếp nhận sự hỗ trợ của các nguồn lực. Ngoài nguồn lực của dự án quốc gia và địa phương, dự án quỹ toàn cầu phòng chống sốt rét tiếp tục hỗ trợ đến năm 2015 cho 2 huyện trọng điểm A Lưới, Nam Đông; dự án phòng chống sốt rét kháng thuốc cũng của quỹ toàn cầu tài trợ từ năm 2014 đến 2016 cho 9 huyện, thị xã, thành phố sẽ tạo điều kiện về nguồn lực để triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống, giám sát các biện pháp có hiệu quả trong năm qua kể cả những năm tiếp theo để giữ ổn định tình hình, tiến đến việc loại trừ bệnh sốt rét ra khỏi cộng đồng ở tương lai gần. Tuy nhiên, dân số bảo vệ bằng biện pháp hóa chất phòng chống muỗi thu hẹp chỉ còn 30% so với các năm trước, sự phục hồi hoạt động của muỗi truyền bệnh chủ yếu Anopheles minimus ở các vùng dịch tễ sốt rét bắt đầu xuất hiện; đồng thời hiện nay sốt rét đã giảm mạnh ở mức độ thấp nên việc tiếp tục làm giảm tỷ lệ mắc bệnh là một vấn đề thách thức lớn cho mạng lưới chuyên khoa trong khi nguy cơ tiềm ẩn sự bùng phát bệnh còn rất cao; luôn bị đe dọa bởi tình hình sốt rét ngoại lại ngoại tỉnh xâm nhập vào nội địa chưa kiểm soát được chặt chẽ, sốt rét quay trở lại là một điều có khả năng xảy ra nếu nguồn lực bị cắt giảm không tiếp tục đầu tư, thành quả đạt được duy trì sẽ gặp nhiều khó khăn.

Thạc sĩ Bác sĩ Hoàng Văn Hội cho biết thêm, với tình hình sốt rét ổn định và nhiệm vụ phòng chống sốt rét không còn nặng nề, phức tạp như những năm trước đây nên đơn vị đã triển khai tiếp tục thực hiện thêm công tác phòng chống giun truyền qua đất tại các trường tiểu học; xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho phòng khám chuyên khoa để phát hiện, điều trị các loại bệnh giun sán khác truyền qua thức ăn và từ động vật truyền sang người như sán lá gan, sán dây, giun chó mèo... ở cộng đồng, kể cả các loại côn trùng truyền bệnh như bọ xít hút máu người, kiến ba khoang, bọ chét... Mong ước của địa phương là giữ vững được thành quả phòng chống sốt rét một cách lâu dài với các yếu tố bền vững để tiến tới loại trừ sốt rét nhằm góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số sống ở vùng cao, miền núi, biên giới. Đồng thời thực hiện mở rộng thêm những hoạt động công tác phòng chống các loại ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh khác đầy đủ hơn với một phòng khám bệnh chuyên khoa có trang thiết bị hiện đại; bảo đảm chức năng và nhiệm vụ được giao của Trung tâm Phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng.

Ngày 11/02/2015
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích