Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 4 3 9 3
Số người đang truy cập
3 4 3
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Biến đổi khí hậu và ứng phó của WHO tại Việt nam

 

Cập nhật tháng 1/2015. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính biến đổi khí hậu không chỉ gây ra hơn 150.000 trường hợp tử vong hàng năm trên toàn cầu, mà còn sẽ tiếp tục ảnh hưởng nhiều nhất tới sức khỏe cộng đồng dân cư nghèo và dễ bị tổn thương.

 

Theo WHO sức khỏe con người chịu tác động của biến đổi khí hậu theo nhiều cách khác nhau, bao gồm tác động trực tiếp bởi các hiện tượng thời tiết cự đoan, điều kiện nước sạch và vệ sinh môi trường thấp kém, suy dinh dưỡng do suy giảm an ninh lương thực và do gia tăng sự cố các bệnh truyền nhiễm bao gồm các bệnh do véc tơ truyền (vectorborne diseases) gây ra. Hàng triệu người Việt Nam ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang sống trong nguy cơ, Báo cáo Theo dõi toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (The World Bank Global Monitoring Report) cho thấy nếu mực nước biển dâng cao 1 mét, Việt Nam sẽ là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất trên toàn thế giới với khả năng hàng triệu người phải di dời nơi ở.

Climate change

 
Một người đàn ông đánh cá trên sông Mê Kông

Các thông tin chính (Key facts)

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới các yêu cầu thiết yếu đối với sức khỏe-không khí sạch, nước uống an toàn, thức ăn đầy đủ và chỗ ở đảm bảo. Các rủi ro sức khỏe liên quan tới biến đổi khí hậu hiện nay và có thể xuất hiện trong tương lai ở châu Á và Thái Bình Dương bao gồm sự căng thẳng do nhiệt độ gây ra, các bệnh lây truyền qua đường nước và thức ăn (bệnh tả và các bệnh tiêu chảy) liên quan tới điều kiện thời tiết khắc nghiệt (lốc nhiệt, bão, lũ lụt, lũ quét và hạn hán); các bệnh lây truyền do tác nhân gây bệnh (sốt xuất huyết, sốt rét); các bệnh đường hô hấp do ô nhiễm không khí, các chất gây dị ứng, thức ăn và các vấn đề an ninh nước sạch; suy dinh dưỡng và các chấn thương tâm lý do phải di dời nơi ở. Theo dự báo, có thể các hiện tượng thời tiết nóng khắc nghiệt, lốc nhiệt và lượng mưa lớn sẽ tiếp tục xảy ra thường xuyên hơn. Các cơn lốc nhiệt đới (bão nhiệt đới và cuồng phong) có thể sẽ có cường độ mạnh hơn, có tốc độ gió cực đại và lượng mưa lớn hơn, gây ra thiệt hại về người và làm tăng chấn thương, thương tích. Các khu vực có cơ sở hạ tầng y tế yếu kém hầu hết ở các nước đang phát triển sẽ ít có khả năng đương đầu với tác động của biến đổi khí hậu nhất nếu không có sự trợ giúp trong công tác chuẩn bị và ứng phó được coi là một giải pháp ứng phó, việc giảm phát thải khí nhà kính thông qua cải thiện giao thông, sử dụng lương thực và năng lượng hiệu quả hơn có thể cải thiện được tình hình và sức khỏe.

 
Mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu làm ngập lụt cả một thành phố

Tình hình (situation)

So với năm 1990, theo kịch bản phát thải khí nhà kính trung bình (Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của Intergovernmental Panel o­n Climate Change_IPCC năm 2007), nhiệt độ trung bình ở Việt Nam dự đoán sẽ tăng lên gần 2°C ở các vùng miền Nam và tăng lên tới 2,8°C ở phía Bắc tính đến năm 2100. Tuy nhiên, trong kịch bản phát thải khí nhà kính cao, nhiệt độ có thể tăng lên nhiều tới 3,6 °C ở các vùng ven biển bắc Trung bộ. Nhiệt độ cao hơn được xem sẽ làm tăng khả năng lan truyền của các véc-tơ gây bệnh như bệnh sốt xuất huyết và sốt rét; sự tăng nhiệt độ, sự thay đổi lượng mưa và mức độ hạn hán có thể làm tăng cường sự lan rộng của các loại sâu bệnh và ảnh hưởng tới hệ sinh thái và mùa màng. Việt Nam là một trong các quốc gia chịu rủi ro lớn nhất đối với nước biển dâng và xâm nhập mặn, mực nước biển dâng dự kiến trung bình là 59 cm vào năm 2100, theo kịch bản phát thải khí nhà kính cao nhất như được nêu trong Đánh giá lần thứ 4 của Ủy ban quốc tế về Biến đổi khí hậu năm 2007. Tuy nhiên, theo kịch bản phát thải khí nhà kính (greenhouse gas_GHGs) toàn cầu mức trung bình thì mực nước biển dâng dọc theo vùng bờ biển Việt Nam trung bình sẽ là 75 cm vào năm 2100.

 
Từ nhiều năm nay Việt Nam luôn là một trong những quốc gia trên thế giới

tích cực ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu


Chính phủ Việt Nam đã công nhận biến đổi khí hậu là một thách thức rất lớn, Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm ứng phó đối với biến đổi khí hậu (National Target Programme to Respond to Climate Change_NTP-RCC) đã được phê duyệt tháng 12/2008 mang lại nền tảng cơ sở cho việc lập kế hoạch ở tất cả các ngành và địa phương cho tới năm 2015, hỗ trợ nghiên cứu và nâng cao nhận thức và giúp công tác điều phối. NTP-RCC giúp Việt Nam xây dựng chiến lược biến đổi khí hậu tổng thể, có mục tiêu lâu dài về việc thích ứng cũng như giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Chính phủ đã ra Quyết định Số 2139/QD-TTg ngày 5/12/2011 về Chiến lược Biến đổi khí hậu Quốc gia (National Climate Change Strategy). Trên cơ sở NTP-RCC và chiến lược này, tất cả các bộ ngành đã tham gia vào chương trình để xây dựng kế hoạch hành động riêng, theo đó Bộ Y tế với sự hỗ trợ của WHO đã xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành y tế.

 
Nguồn nước cạn kiệt do biến đổi khí hậu

Các thách thức (Challenges)

Mặc dù vẫn còn hạn chế, cam kết chính trị nhằm lồng ghép các vấn đề sức khỏe vào những nỗ lực giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu ở cấp quốc gia và quốc tế đang ngày càng mạnh hơn lên. Việc lồng ghép các mối quan tâm về sức khỏe vào các quyết định và các hoạt động của các bộ ngành khác nhằm đảm bảo rằng các hoạt động này sẽ tăng cường sức khỏe người dân là một yêu cầu cấp bách. Cần thiết phải có những nỗ lực lớn hơn nữa nhằm đảm bảo công chúng được thông báo đầy đủ về biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe con người. Các thông tin về khí tượng thủy văn, kinh tế xã hội và sức khỏe liên quan không sẵn có và nếu có thì thường không nhất quán và hiếm khi được chia sẻ công khai và rộng mở. Ngoài ra, hiện nay Việt Nam vẫn còn thiếu năng lực đánh giá, nghiên cứu và truyền thông về các rủi ro sức khỏe nhạy cảm đối với biến đổi khí hậu cũng như thiếu năng lực thiết kế và triển khai thực hiện các chương trình thích ứng và giảm thiểu.
 

Đáp ứng của WHO (WHO's response)

WHO đã hỗ trợ Cục Quản lý Môi trường Y tế (Health Environmental Management Administration_HEMA) của Bộ Y tế xây dựng bản đồ các vùng dễ bị tổn thương nhằm đánh giá tác động sức khỏe của biến đổi khí hậu và xây dựng cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu của ngành y tế. Cơ sở dữ liệu và bản đồ các vùng và cộng đồng dễ bị tổn thương là các công cụ quan trọng để các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư, những người làm công tác phát triển và các nhà nghiên cứu hiểu được bức tranh tổng thể và đề ra các biện pháp giảm thiểu tác động sức khỏe của biến đổi khí hậu. Theo đó HEMA cũng đã xây dựng Kế hoạch Hành động Quốc gia nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu (Plan for Response to Health Impacts from Climate Change) và hiện nay đang hợp tác với WHO xây dựng hướng dẫn về việc triển khai thực hiện kế hoạch hành động quốc gia ở cấp tỉnh. WHO đã và đang hỗ trợ HEMA nâng cao năng lực cho các cán bộ nhân viên y tế và nâng cao nhận thức cho người dân thông qua việc tổ chức một loạt các khóa đào tạo, tập huấn và các chiến dịch vận động tuyên truyền trên cả nước.

Ngày 05/02/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WPRO)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích