Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 9 7 1 5
Số người đang truy cập
3 7 0
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Rắn lục đuôi đỏ: những điều cần biết

Ngày 23/12/2014.Tình trạng rắn lục đuôi đỏ (Cryptelytrops albolabris) gia tăng đột biến ở nhiều tỉnh miền Trung và miền Nam, nhiều người dân bị loài rắn này cắn phải nhập viện, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn của Bộ Y tế cùng những thông tin cần thiết về loài rắn này sẽ giúp mọi người có cách đối phó phù hợp.

Những điều cần biết về rắn lục đuôi đỏ

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, rắn lục xanh đuôi đỏ thuộc họ rắn lục (Viperidae), giống (Cryptelytrops), loài (albolabris). Mặc dù họ rắn lục có nhiều giống và loài khác nhau nhưng có chung độc tính là gây rối loạn đông máu, chảy máu. Rắn Cryptelytrops albolabris (Tên gọi trước đây là Trimesurus albolabris) và tên thường gọi là rắn lục xanh đuôi đỏ phân bố trên cả nước, thường sống trên cây vậy da chúng có màu xanh để có thể dễ dàng ngụy trang,thị lực của rắn lục rất tốt vào ban đêm nhưng lại yếu vào ban ngày.

 

Về sinh thái và tập tínhthì trong họ hàng nhà rắn lục chỉ có rắn lục đuôi đỏ Cryptelytrops albolabris là loài đẻ con, không giống một số loài rắn khác ấp trứng mà sau khi trứng được thụ tinh thì ở lại ngay trong bụng rắn mẹ và quây thành bào thai riêng biệt như của loài thú, trong thời gian ấp trứng rắn mẹ vẫn sinh hoạt bình thường nhưng lúc sinh con ra là lúc phần bụng chỗ hậu môn sẽ rách ra và toàn bộ số rắn con sẽ chui ra, lúc đó cũng là lúc kết thúc cuộc đời rắn mẹ,lúc rắn mẹ mang thai thì do cấu tạo đặc biệt nọc độc của nó tập trung nhiều nhất và hung dữ nhất.

 
Rắn lục đuôi đỏ đẻ con và sinh sản rất nhanh.

Theo các chuyên gia rắn lục đuôi đỏ thuộc loài biến nhiệt, lạnh sẽ đi trú ẩn, nóng sẽ sinh sôi phát triển do đó việc rắn lục đuôi đỏ xuất hiện bất thường ở một loạt địa phương là dấu hiệu cảnh báo của tình trạng biến đổi khí hậu làm nhiệt độ nền của các tỉnh đang có xu hướng ấm lên tạo điều kiện cho sự sinh sản đột biến của loài rắn này.

 

Do loài rắn này lẫn vào với với màu xanh lá cây nên rất khó phát hiện vì vậy đa số bệnh nhân bị cắn vào tay, chân trong quá trình lao động. Bệnh nhân bị rắn lục C. albolabris cắn là một cấp cứu phải được theo dõi sát tại khoa cấp cứu hoặc khoa hồi sức chống độc. Bệnh nhân bị C. albolabris cắn có rối loạn đông máu phải được điều trị ở nơi có có khả năng truyền máu (các chế phẩm máu) và có huyết thanh kháng nọc rắn lục.

 

Cơ chế bệnh sinh: rối loạn đông máu do nọc rắn lục xanh đuôi đỏ là do tiêu thụ hoặc ức chế các yếu tố đông máu, người bệnh rơi vào tình trạng như đông máu nội mạch rải rác (DIC), một mặt tạo ra các fibrin hoà tan, làm xuất hiện các cục huyết khối nhỏ rải rác trong lòng mạch, đồng thời quá trình tiêu fibrin dẫn đến tiêu thụ quá nhiều các yếu tố đông máu và hậu quả là xuất huyết và thiếu máu tổ chức gây thiếu ôxy tổ chức, chảy máu trong các khối cơ lớn có thể gây hội chứng khoang.

 

Trước tình trạng xuất hiện hàng loạt người dân bị rắn lục đuôi đỏ cắn phải nhập viện điều trị, Bộ Y tế đã ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn” kèm theo Quyết định số 51/QĐ-BYT ngày 12/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Chẩn đoán

Triệu chứng lâm sàng

Tại chỗ vết cắn
 

Dấu móc độc biểu hiện có 2 dấu răng cách nhau khoảng 1 cm, vài phút sau khi bị cắn sưng nề nhanh, đau nhức nhiều kèm theo tại chỗ cắn máu chảy liên tục không tự cầm. Sau khoảng 6 giờ phần tổn thương sưng nề lan rộng từ vết cắn có thể đến gốc chi dẫn đến toàn chi sưng to, đau nhức, tím, xuất huyết dưới da, xuất huyết trong cơ. Có thể có bọng nước, xuất huyết trong bọng nước hoặc nhiễm khuẩn tại chỗ, hội chứng khoang.

Biểu hiện toàn thân

Chóng mặt, lo lắng. Tuần hoàn: có thể xuất hiện tình trạng sốc do mất máu như tụt huyết áp, da đầu chi lạnh ẩm, lơ mơ, thiểu niệu, vô niệu, có thể sốc phản vệ do nọc rắn. Huyết học: chảy máu tự phát tại chỗ, nơi tiêm truyền, chảy máu chân răng, chảy máu trong cơ, chảy máu tiêu hóa, tiết niệu, chảy máu âm đạo, chảy máu phổi, não, có thể suy thận cấp.

Cận lâm sàng

Xét nghiệm đông máu 20 phút tại giường (theo WHO 2010): lấy máu cho vào ống nghiệm không có chống đông (không được lắc hoặc nghiêng ống) sau 20 phút máu còn ở dạng lỏng, không đông thì xét nghiệm này dương tính, đồng nghĩa với chẩn đoán xác định rắn lục cắn gây rối loạn đông máu, có chỉ định huyết thanh kháng nọc rắn. Công thức máu: tiểu cầu giảm, có thể thấy thiếu máu do mất máu. Xét nghiệm đông máu: tỷ lệ prothrombin giảm, IRN kéo dài, APTT kéo dài, fibrinogen giảm, D-dimer tăng. Bilan thận: urê, creatinin, điện giải, protein (máu và nước tiểu), CK tăng. Điện tim, khí máu để theo dõi phát hiện biến chứng nếu có.

Chẩn đoán xác định

Hoàn cảnh bị rắn lục cắn, nhận dạng rắn; vết cắn: dấu móc độc. Biểu hiện lâm sàng sưng nề, đau nhức, bầm tím tại chỗ và xuất huyết nhiều nơi do rối loạn đông máu, xét nghiệm đông máu 20 phút tại giường và xét nghiệm đông máu toàn bộ có rối loạn.

Chẩn đoán phân biệt

Chủ yếu dựa vào nhận dạng rắn và triệu chứng lâm sàng với các rắn lục cắn khác cũng gây rối loạn đông máu như rắn chàm quạp, khô mộc, lục mũi hếch, lục núi…

Điều trị

Nguyên tắc điều trị

Bệnh nhân bị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn cần được sơ cứu thích hợp, vận chuyển nhanh chóng và an toàn tới các khoa cấp cứu hoặc khoa hồi sức chống độc. Các bệnh nhân có chảy máu hoặc có xét nghiệm đông máu 20 phút tại giường dương tính phải được điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn lục và/hoặc truyền máu và các chế phẩm máu.

Điều trị cụ thể

Sơ cứu rắn độc cắn

Trấn an và giảm lo lắng cho bệnh nhân, rửa vết thương, cởi bỏ đồ trang sức ở chi bị cắn tránh gây chèn ép khi chi sưng nề. Băng ép tại chỗ cắn trở lên gốc chi hoặc garô tĩnh mạch, không garô động mạch, không để bệnh nhân tự đi lại, bất động chi bị cắn bằng nẹp. Không chích rạch tại vết cắn, ngay sau khi bệnh nhân bị cắn có thể nặn, hút máu tại vết cắn để loại trừ bớt nọc độc. Nếu đau nhiều: giảm đau bằng paracetamol uống. Nếu tụt huyết áp, đe dọa sốc do mất máu hoặc phản vệ đặt ngay một đường truyền tĩnh mạch ngoại vi (đặt ở chi khác chi bị cắn) để truyền dịch. Phải chuyển nạn nhân đến bệnh viện ngay không được để mất quá nhiều thời gian tìm thầy lang thuốc lá.

 

Điều trị tại bệnh viện

-Sát trùng tại chỗ cắn, chống uốn ván (tiêm SAT), kháng sinh dự phòng.

-Điều trị bằng huyết thanh kháng nọc (HTKN) càng sớm càng tốt, nếu người bệnh đến muộn nhưng vẫn có rối loạn đông máu thì vẫn còn chỉ định HTKN. Chỉ định bệnh nhân được chẩn đoán rắn lục cắn có 1 trong các dấu hiệu chảy máu bất thường: chảy máu nhiều nơi tự phát; rối loạn đông máu: xét nghiệm đông máu 20 phút tại giường dương tính hoặc giảm prothrombin; INR, APTT kéo dài, giảm fibrinogen hoặc tiểu cầu giảm dưới 100 × 109/l. Sưng đau lan rộng lên đến hơn một nửa chi bị rắn cắn trong vòng 24 giờ. Liều HTKN: liều ban đầu 5-10 lọ (1000 LD50/lọ) HTKN lục tre tinh chế. Pha trong 250 ml Natriclorua 0,9% (trẻ nhỏ: 20 ml/kg) truyền trong 60-90 phút. Nếu sau 2 giờ BN vẫn tiếp tục chảy máu hoặc sau 6 giờ tình trạng rối loạn đông máu chưa cải thiện thì chỉ định liều HTKN tiếp theo. Liều nhắc lại 5-10 lọ HTKN. Đánh giá người bệnh đáp ứng tốt với HTKN khi tình trạng lâm sàng cải thiện, đỡ đau tại vết cắn, hết chảy máu tại chỗ thì tạm ngừng HTKN; sau 6 giờ xét nghiệm đông máu trở về bình thường thì ngừng hẳn HTKN.

 

-Truyền khối hồng cầu hoặc máu toàn phần nếu bệnh nhân mất máu nhiều.

-Truyền plasma tươi đông lạnh, tủa cryo, khối tiểu cầu nếu có chỉ định.

-Truyền dịch phòng suy thận cấp.

-Chạy thận nhân tạo khi suy thận cấp tiến triển.

-Theo dõi sát đề phòng sốc phản vệ do huyết thanh hoặc truyền máu (nếu có phải xử trí ngay theo hướng dẫn xử trí sốc phản vệ).

Dự phòng

Truyền thông giáo dục phòng chống rắn độc cắn: phát quang bờ cây bụi rậm quanh nhà, không bắc giàn hoa, dây leo…ở sân trước nhà, trồng xả hoặc rắc bột lưu huỳnh quanh nhà là những biện pháp xua đuổi rắn có thể và nên áp dụng nhất là ở những vùng có nhiều rắn. Khi vào rừng hoặc những nơi nghi có rắn lục phải đội mũ rộng vành, mắc quần áo dài, đi giày cao cổ và nên khua gậy xua đuổi rắn.

 

Ngày 23/12/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo Wikipedia và hướng dẫn của Bộ Y tế)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích