Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 9 1 1 8 8
Số người đang truy cập
1 9 7
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Biến đổi khí hậu và khủng hoảng môi trường-cách nhìn về tương lai của chúng ta

Theo Liên hiệp quốc (UN) sau 12 ngày làm việc chính thức COP20 đã đạt được một thỏa thuận khung cam kết cắt giảm phát thải khí nhà kính qua “Hiệu triệu Lima cùng hành động vì khí hậu”, tuy nhiên ngay tại Lima-nơi diễn ra hội nghị của UN và các nước thành viên thì khủng hoảng môi trường và ô nhiễm nước đang tồn tại như một minh chứng cho giải pháp trong tương lai.

Về mặt nguyên tắc “Hiệu triệu Lima cùng hành động vì khí hậu” nằm trong khuôn khổ công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), chịu sự chi phối của các nguyên tắc của Công ước, trong đó có nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có phân biệt. Bản hiệu triệu này đã bày tỏ mối quan ngại do còn chênh lệch quá lớn giữa kết quả giảm nhẹ của thế giới thời gian qua so với yêu cầu của khoa học nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu không quá 2 độ C hoặc không quá 1,5 độ C vào cuối thế kỷ và các bên vẫn cần khẩn trương hoàn thành các cam kết đã thỏa thuận để có thể thông qua vào tháng 12 năm 2015. Quyết định Thoả thuận 2015 sẽ áp dụng cho tất cả các nước gồm 5 trụ cột chính là thích ứng, giảm nhẹ, tăng cường năng lực, chuyển giao công nghệ, tài chính và minh bạch trong các hoạt động ứng phó và hỗ trợ.

 
Đoàn Việt Nam tại hội nghị COP-20 tại Lima phát biểu cam kết chống biến đổi khí hậu

Theo Bộ Tài nguyên và môi trường, đoàn đàm phán Việt Nam do Lãnh đạo Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu tham gia đã có những ý kiến ủng hộ mạnh mẽ, chủ động và tích cực nhằm xây dựng thỏa thuận 2015 và các nội dung khác tại COP 20. Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam đã có bài phát biểu nêu rõ tác động của biến đổi khí hậu đến Việt Nam, các cố gắng của Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, đề xuất định hướng cho thảo luận xây dựng khuôn khổ pháp lý toàn cầu về biến đổi khí hậu. Tại COP 20, Việt Nam đã đệ trình Báo cáo cập nhật 2 năm một lần (BUR) lần đầu tiên của Việt Nam lên Ban Thư ký Công ước khí hậu. Việt Nam là nước đang phát triển thứ 2 trên thế giới đệ trình BUR. Việc sớm trình BUR là minh chứng cụ thể, thiết thực về thực hiện cam kết của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Tất cả các quốc gia đều phải có trách nhiệm chiến đấu với biến đổi khí hậu

- Tất cả các quốc gia đều phải có trách nhiệm chiến đấu với biến đổi khí hậu (All Nations Responsible for Fighting Climate Change), đó là lời phát biểu củaNgoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tại Hội nghị khí hậu Lima COP-20, Pêru năm 2014.

            Ngoại trưởng John Kerry hôm thứ năm đã kêu gọi các đại biểu tại hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (UN) tại Peru để đòi hỏi trách nhiệm giải trình từ các quan chức được chọn của các quốc gia của họ.

 
Tổng thống Peru Ollanta Humala (bên phải) và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (bên trái)

tại hội nghị biến đổi khí hậu Lima sau một cuộc họp riêng tại thủ đô của Peru, ngày 11/12/2014


Ông Kerry đã kiến nghị các nhà ngoại giao, các nhà khoa học, các nhà kinh tế và các quan chức khác tại Hội nghị giữa các bên tham gia thực hiện thay đổi khí hậu “là một vấn đề mà không một giới chức công cộng nào có thể pbỏ qua” (an issue that no public official can ignore). Kerry đưa ra một dự đoán thảm khốc tại hội nghị ở Lima: “Nếu chúng ta tiếp tục theo con đường mà chúng ta đang đi ngày hôm nay, thế giới như chúng ta biết sẽ thay đổi một cách sâu sắc và sẽ thay đổi đáng kể theo kịch bản tồi tệ hơn”. Ông trích dẫn ví dụ về thời tiết cực đoan đã xảy ra trong vòng hai năm qua: “Tại Brazil nơi chứng kiến đầu tiên hạn hán tồi tệ nhất trong vòng nửa thế kỷ qua, New Zealand gần đây vừa trải qua một trận hạn hán tồi tệ đến nỗi người nông dân phải giết mổ bò sữa và cừu vì họ không có đủ thức ăn và nước uống để giữ cho gia súc sống sót và các trận hạn hán lịch sử của thế giới lại đối chọi với với các trận lụt lịch sử ở những khu vực khác.

Các nhà đàm phán đang cố gắng xây dựng một thỏa thuận để giải quyết các vấn đề quan tâm như tăng lượng phát thải khí nhà kính cho kịp hội nghị thượng đỉnh (COP-21) tại Pari vào năm 2015. Kerry thừa nhận rằng có những người hoài nghi, thậm chí ở Hoa kỳ: “Đây là điều khá hợp lý, tôi thật ngạc nhiên khi thấy rằng thậm chí ngay trong Thượng viện Mỹ và các nơi khác, chúng ta có những người nghi ngờ về điều này”. Ông cho biết các giải pháp đối với biến đổi khí hậu là chính sách năng lượng tốt: “Những gì mà chúng ta không nghe đầy đủ là những tin tức quan trọng nhất trong tất cả mà biến đổi khí hậu biểu hiện một trong những cơ hội kinh tế lớn nhất của tất cả mọi thời đại trên Trái đất”. Ông Kerry cho rằng những người suy nghĩ về nền kinh tế thế giới không có khả năng chi trả cho các nguồn năng lượng sạch thay thế nên xem xét chi phí thiệt hại do thời thiết cực đoan gây ra, Ngoại trưởng cũng nói rằng mỗi quốc gia trên Trái đất có trách nhiệm chiến đấu chống lại biến đổi khí hậu, không chỉ ở các quốc gia gây ô nhiễm nặng như Mỹ và Trung Quốc. Các quốc gia đang phát triển tại hội nghị này khăng khăng nhấn mạnh rằng những nước giàu có phải chịu gánh nặng chiến đấu với biến đổi khí hậu nhưng ông Kerry nói rằng hơn một nửa lượng khí thải các-bon khiến trái đất ấm lên đến từ các nước nghèo hơn. Ông cho biết điều đó bắt buộc họ cũng phải hành động và đi theo những gì mà ông gọi là những nguồn năng lượng tương lai chứ không phải là những nguồn năng lượng trong quá khứ.

Khủng hoảng nước ở Lima

Ngày 11/12/2014. BBC News. Khủng hoảng nước ở Lima-một cách nhìn về tương lai của chúng ta? (Water woes in Lima: A glimpse of our future?). Khi các nhà đàm phán UN gặp nhau tại Lima để vạch ra một kế hoạch nhằm đối phó với vấn đề nhiệt độ đang gia tăng, Matt McGrath đã đến thăm một cộng đồng dân cư đang phải trả chi phí cao cho nguồn nước bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu và nhu cầu ngày càng tăng. Có phải kinh nghiệm của Peru là dấu hiệu cho những điều sắp tới?

 

 
Trả tiền nước chở bằng xe tải là một phần thông lệ hàng ngày của nhiều cư dân tại Nuevo Pachacutec

Gầm gừ và rít lên, chiếc xe tải chở nước mạnh mẽ tăng tốc lùi xuống đồi dốc trong một đám bụi mịt mù, nó dừng lại lắc một cái thật mạnh và người đàn ông người ướt đẫm mồ hôi với đôi mắt hoang dã nhảy từ trên xe xuống, giật lấy cái ống nhựa lớn ở phía sau và bắt đầu rót đầy một loạt thùng nhựa trên mặt đất, không một chút quan tâm. Trong bộ đồ màu hồng tươi sáng, một người phụ nữ nhìn vào với vẻ thờ ơ. Người đàn ông chạy đến chỗ bà ta và chìa tay mình ra, bà thả vài đồng tiền xu và anh ta quay lại nhảy lên sàn xe của mình, chiếc xe tiếp tục nhấn ga lao tới một điểm dừng chân tiếp theo. Đây là thói quen hàng ngày của hàng chục nghìn người dân sống tại khu dân cư nằm ngổn ngang trên sườn đồi nhìn xuống Thái Bình Dương, chưa đến một tiếng đồng hồ về phía bắc của Lima, Peru. Nguồn nước tại Nuevo Pachacutec không chỉ là nguồn vật chất thiết yếu cho cuộc sống mà còn là thước đo của tình trạng và tiến bộ xã hội.

 
Khu dân cư nằm ngổn ngang trên sườn đồi chạy chưa đến 1h đồng hồ về phía bắc của thủ đô Lima, Peru

            Người dân lần đầu tiên đặt chân đến những ngọn đồi mờ sương này vào những năm 1980 theo lời hứa của các chính trị gia sẽ cho họ đất đổi lại phải bầu cử cho mình, khi đến đây lần đầu tiên những người phụ nữ nói rằng chân họ cứ như lún trong cát, đó là tất cả những gì ở đây. Các chính trị gia cho phép họ lấy đất nhưng hầu hết 160.000 người tại đây không có quyền hợp pháp. Họ là “những người sở hữu đất” nhưng không phải là chủ sở hữu ("possessors of the land" but not the owners) và từ đất ở đây là một từ quá xa xỉ, thực sự đây chỉ là một sa mạc, sau Cairo thì Lima được biết là thành phố lớn thứ hai được xây dựng nhanh chóng, lượng mưa ở đây chỉ lên đến 50mm nước mỗi năm.

 
Nguồn nước tại Nuevo Pachacutec không chỉ là nguồn vật chất cần thiết cho cuộc sống, Mà còn là thước đo của tình trạng và tiến bộ xã hội.

Một con sông chảy qua (A river runs through it)

            Một vài kilomet về phía nam của Nuevo Pachacutec, một con suối dơ bẩn tội nghiệp uốn khúc dưới một đường cao tốc. Các túi rác cùng với các lốp xe nằm khắp nơi. Đây là con sông Chillon, nguồn nước duy nhất cho khoảng 2 triệu người dân ở phía bắc Lima, các nguồn nước của sông Chillon bắt nguồn từ các dòng sông băng ở dãy núi Andes và đây là nguồn nước đang được quan tâm.

 
Sông Chillon cung cấp nước cho khoảng 2 triệu dân, nhưng nó đang bị ô nhiễm nặng

            “Chúng tôi lo lắng cho nơi đây tại Peru bởi vì biến đổi khí hậu đã có một tác động rất lớn đến việc tiếp cận nguồn nước của chúng tôi”, Armando Mendoza-một viên chức nghiên cứu cho tổ chức Oxfarm tại quốc gia này cho biết: “Trong 40 năm qua, độ bao phủ của băng ít nhiều rút dần xuống khoảng 40% vì sự gia tăng hiện tượng ấm lên toàn cầu, dự đoán rằng trong tương lai việc tiếp cận nguồn nước sẽ trở nên khó khăn hơn và những người dễ bị tổn thương bởi điều này nhất là những người nghèo”. Những vấn đề về nguồn nước lâu dài với các sông băng này không phải là vấn đề ưu tiên trước mắt tại Nuevo Pachacutec, cùng với các xe tuk-tuk chạy quá tốc độ, các con đường cát còn đầy ắp các bảng hiệu rửa xe, ngay cả các trường học tư.

 
Các nguồn nước của sông Chillon được bắt nguồn từ các sông băng của Andes

và dễ bị ô nhiễm do những biến đổi của khí hậu.


Mặc dù thực tế 80% các ngôi nhà được làm bằng gỗ nhưng thu nhập và khát vọng lại đang tăng cao ở đây, việc tiếp cận nguồn nước rất quan trọng cho sự phát triển như ở những quốc gia đang phát triển trên khắp thế giới vậy. Với kinh phí hỗ trợ từ chính phủ Đức, một nhóm tổ chức xanh gọi là Alternativa đã giúp xây dựng các hệ thống bể chứa nước màu trắng, được kết nối bằng các đường ống ngầm mang nước trực tiếp đến các hộ gia đình, họ cũng lắp đặt 900 điểm cung cấp nước ở ngoài trong khu dân cư ngổn ngang này, những nỗ lực của họ đến nay đã mang lại nguồn nước thiết yếu cho 9.000 hộ dân. Trong cộng đồng này, nước còn hơn cả một thành phần quan trọng đối với cuộc sống, nó là sự phản ánh những phân chia xã hội gay gắt.

 
Nhìn ra Thái Bình Dương, khu dân cư được xây dựng trong một sa mạc thực sự

Các thùng chứa nước màu xanh (The blue barrels)

            Tiếng radio và trẻ em chơi ầm ĩ trên đường phố nơi Daniza Cruz Navarro sống, các ngôi nhà trong khu vực này gọi là “casas azules”-những ngôi nhà màu xanh. Bên ngoài nhiều ngôi nhà đặt những thùng nhựa màu xanh, một số có nắp đậy, một số không, chúng chứa nước mà người dân mua từ các xe tải chạy liên tục trên các tuyến đường địa phương, những con chó tớp nước từ các thùng chứa mở nắp, muỗi đẻ trứng trong nước. Daniza nói rằng: “Các bạn có thể nhìn thấy những tác động của cách người ta trữ nước đối với sức khỏe của trẻ nhỏ”.

 
Nước chở bằng xe tải được chứa trong các thùng nhưng muỗi lại đẻ trứng trong đó

 

Chúng thường bị ốm, đó thường do dùng sai và quản lý kém nguồn nước tại đây”


            Bà đã chuyển các thùng chứa màu xanh đi và hiện giờ sử dụng các thùng đựng nước an toàn và hiệu quả hơn mà bà đã mua nhờ những nỗ lực của tổ chức Alternativa. Tuy nhiên, vì bà vẫn lấy nước trực tiếp từ các xe tải chở nước, bà phải trả tiền nhiều hơn những người hàng xóm của mình. Daniza cho biết bà đã phải trả 120 Nuevo Soles ((£26; $40) mỗi tháng cho nguồn nước quý giá này, số tiền này chiếm khoảng 10% thu nhập của gia đình bà, những nhà được kết nối với hệ thống dẫn nước chính chỉ trả 6-12 Soles mỗi tháng là những khoản tiền lớn và sự khác nhau có thể là nguồn gốc gây mâu thuẫn giữa những người hàng xóm.

 
Nước có thể là nguồn gốc gây xích mích giữa những người hàng xóm nhưng tiến bộ đang được thực hiện

            Dù còn các vấn đề này, những người làm việc với người dân tại Nuevo Pachacutec cho rằng sự tiến bộ đang được thực hiện, thực ra đó là chuyện tự quản địa phương. “Ngay cho là họ không hoàn hảo thì họ cũng cải thiện đáng kể”, kỹ sư Osvaldo Caceres làm việc với Alternativa: “Cơ sở hạ tầng này được quản lý bởi họ, vì họ. Người dân địa phương biết họ muốn những gì, nhưng họ biết và hiểu rằng họ phải tham gia để có được nó.

Lắp đặt và chi trả (Plug and pay)

            “Khi chúng tôi lần đầu tiên đến đây, tất cả nơi này là sa mạc-không có các con đường mà chỉ là cát”, Ycella Bonilla, một cư dân của Nuevo Pachacutec cho biết và cô đứng một cách tự hào tại cửa phòng tắm kiêm phòng giặt đồ mới được xây của mình, nó được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ của tín dụng vi mô (microfinance). Ycella gọi đó là “nơi quyền quý” (unit of dignity) của mình.

 
Ycella miêu tả phòng tắm như “nơi quyền quý” của cô.

Dù có sự tiến bộ này, Ycella và gia đình của cô vẫn đang phải trả chi phí cao cho nguồn nước. Cô có một cái vòi nước và một cái van khóa cho phép gia đình cô lắp vào đường ống cấp nước và phải trả 80 Nuevo Sloes mỗi tháng (£18; $27) cho việc này.

 
Ycella và gia đình cô có thể lắp đặt một vòi nước, nhưng họ vẫn phải trả chi phí cao.


Mặc dù những lời phàn nàn về chi phí, tuy nhiên Ycella vẫn nhận thấy rằng nước là nền tảng của sự phát triển đối với cộng đồng.

 
“Giờ đây chúng tôi có các tuyến đường, chúng tôi có trường học, chúng tôi có nhiều nhu cầu cơ bản bao gồm cả nước”

Cuộc đấu tranh cho sự phát triển và nhu cầu có các nguồn tài nguyên như nước để giành được sự phát triển đó không phải chỉ nằm trong suy nghĩ của những người dân ở Nuevo Pachacutec. Cách đó một giờ đồng hồ đi xuống con đường ở thành phố Lima, các nhà đàm phán về khí hậu cũng đang phải vật lộn với vấn đề nan giải tương tự. Làm thế nào để cân bằng các nhu cầu đang phát triển của dân số ngày càng tăng, với sự cần thiết phải hạn chế các hoạt động làm giàu tương tự này bởi vì chúng đe dọa đến tương lai của hành tinh này.

Osvaldo Caceres cho rằng khi đang giải quyết được các căng thẳng về nước của Neuvo Pachacutec, cuộc chiến khí hậu có thể giành chiến thắng bằng cách mọi người hãy đóng góp công sức của mình ngay bây giờ, chẳng ích gì khi đổ trách nhiệm cho các thế hệ "Mỗi một người trong chuỗi này phải nhận trách nhiệm cho những gì họ phải làm, các chính phủ, các cơ quan chức năng và rõ ràng là mọi người, tất cả cần phải hành động. Không có cách nào khác", ông nói.

Ngày 22/12/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
CN. Huỳnh Thị An Khang, CN. Võ Thị Như Quỳnh
(Theo UN và các hãng tin quốc tế)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích