Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 6 0 4 1
Số người đang truy cập
3 5 3
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Sinh cảnh thực địa tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Đánh giá tình hình sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng tháng 12 và 12 tháng năm 2022 tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Trong những năm qua, khu vực miền Trung - Tây Nguyên (MT-TN) luôn được xem là khu vực trọng điểm sốt rét của cả nước. Với vị trí địa lý có đường biên giới trải dài tiếp giáp với Lào và Cam-pu-chia cùng với sự có mặt của các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng quốc gia, khu vực này còn là nơi tập trung sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số, nghề nghiệp của người dân liên quan nhiều đến rừng/rẫy, hoạt động quản lý BNSR tại tuyến y tế xã và thôn bản chưa đạt hiệu quả cao, đây là các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ bùng phát sốt rét tại khu vực này. Trong khi đó ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) kháng với thuốc artemisinin và các dẫn xuất lan rộng, véc tơ truyền bệnh sốt rét kháng với một số hóa chất diệt côn trùng đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện mục tiêu của chương trình và là thách thức trong lộ trình loại trừ sốt rét từ nay đến năm 2030.

Các hoạt động PC & LTSR tại khu vực MT-TN luôn được Viện Sốt rét - KST - CT Quy Nhơn và ngành y tế các địa phương nỗ lực không ngừng nhằm hướng đến loại trừ sốt rét tại khu vực cũng như cả nước vào năm 2030 theo định hướng của Bộ Y tế. Năm 2019, khu vực MT-TN đã có thành phố Đà Nẵng là đơn vị đầu tiên được công nhận đạt các tiêu chí về loại trừ bệnh sốt rét, đến nay tỉnh Thừa Thiên Huế vừa được công nhận đạt được loại trừ sốt rét trong năm 2022 và các tỉnh còn lại trong khu vực đang phấn đấu hoàn thành loại trừ sốt rét theo lộ trình đã được Bộ Y tế phê duyệt.

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, kết quả phòng chống và loại trừ sốt rét (PC & LTSR) khu vực MT-TN đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như số trường hợp mắc sốt rét được phát hiện năm 2022 đã giảm so với cùng kỳ 2021, và không để sốt rét ác tính, tử vong do sốt rét, dịch sốt rét xảy ra, ngày càng củng cố các yếu tố bền vững đối với nguy cơ sốt rét quay trở lại. Nhờ sự quan tâm đầu tư, chỉ đạo của Bộ Y tế, Chương trình PC & LTSR và nỗ lực của ngành y tế nên đã hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bệnh sốt rét gây ra.

Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đánh giá tóm tắt tình hình quản lý bệnh dịch và các hoạt động chính của Viện tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên tháng 12 và 12 tháng năm 2022 như sau:

TÌNH HÌNH SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH GIUN SÁN

1. Tình hình sốt rét khu vực tháng 12/2022 so với cùng kỳ 2021:

Trường hợp bệnh sốt rét (THB)

Số THB tháng 12 năm 2022 trên toàn khu vực miền Trung-Tây Nguyên so với cùng kỳ năm trước giảm 3 THB (13,64% - 19/22 THB), trong đó miền Trung tăng 8 THB (8/0 THB), Tây Nguyên giảm 11 THB(50,0% - 11/22 THB).

- Có 05/15 tỉnh trong khu vực có số THB tăng: Phú Yên tăng 2 THB (2/0); Khánh Hòa tăng 2 THB (2/0); Ninh Thuận tăng 4 THB (4/0); Kon Tum tăng 1 THB (1/0); Đắk Nông tăng 1 THB (1/0);

- Có 02/15 tỉnh trong khu vực có số THB giảm: Gia Lai giảm 11 THB (9/20); Đắk Lắk giảm 2 THB (0/2);

- Có 08/15 tỉnh không có THB: Quảng Bình (0/0);Quảng Trị (0/0); Thừa Thiên Huế (0/0); Tp. Đà Nẵng (0/0); Quảng Nam (0/0);Quảng Ngãi (0/0); Bình Định (0/0); Bình Thuận (0/0).

Ký sinh trùng sốt rét (KSTSR)

Tỷ lệ KSTSR/lam máu trên toàn khu vực miền Trung-Tây Nguyên so với cùng kỳ năm trước giảm 25,00% (0,03/0,04), trong đó miền Trung tăng (0,02/0,0); Tây Nguyên giảm 50,00% (0,05/0,10).

- Có 05/15 tỉnh có KSTSR/lam tăng gm:Phú Yên (0,03/0,0); Khánh Hòa (0,06/0,0); Ninh Thuận (0,12/0,0); Kon Tum (0,06/0,0); Đắk Nông(0,03/0,0);

- Có 02/15 tỉnh có KSTSR/lam giảm gồm: Gia Lai (0,25/0,23); Đăk Lăk (0,02/0,01);

- Có 08/15 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Tp. Đà Nẵng,Quảng Nam,Quảng Ngãi, Bình Định Bình Thuận không xuất hiện KSTSR.

Sốt rét ác tính (SRAT): Không.

Tử vong sốt rét (TVSR): Không.

2. Tình hình sốt rét khu vực 12 tháng 2022 so với cùng kỳ 2021:

Trường hợp bệnh sốt rét (THB):

Số THB 12 tháng năm 2022 trên toàn khu vực miền Trung-Tây Nguyên so với cùng kỳ năm trước giảm 6,33% (296/316), trong đó miền Trung giảm 19,35% (75/93), Tây Nguyên giảm 0,90% (221/223).

- 05/15 tỉnh trong khu vực có tỷlệ THB tăng: Quảng Bình tăng 2 THB (6/4); Quảng Trị tăng 17 THB (18/1); Tp. Đà Nẵng tăng 1 THB (1/0);Khánh Hòa tăng 9 THB (12/3);Ninh Thuận tăng 8 THB (9/1);

- 07/15 tỉnh trong khu vực có tỷlệ THB giảm: Quảng Nam giảm 15THB (1/16); Quảng Ngãi giảm10 THB (0/10); Bình Định giảm 2 THB (2/4); Phú Yên giảm 19 THB (24/43); Bình Thuận giảm 9THB (2/11); Gia Lai giảm 1 THB (196/197); Đắk Lắk giảm 1 THB (11/12);

- Có 02/15 tỉnh có số THB không tăng không giảm so với năm trước: Kon Tum (5/5); Đắk Nông (9/9). Riêng có 01 tỉnh không có THB: Thừa Thiên Huế (0/0).

Ký sinh trùng sốt rét (KSTSR):

Tỷ lệ KSTSR/lam trên toàn khu vực miền Trung-Tây Nguyên so với năm 2021 giảm 20,00% (0,04/0,05), trong đó miền Trung có KSTSR không tăng không giảm (0,02/0,02) và Tây Nguyên giảm 22,22% (0,07/0,09).

- Có 04/15 tỉnh có KSTSR/lam tăng gồm:Quảng Trị (0,05/0,0); Tp. Đà Nẵng (0,04/0,0); Khánh Hòa (0,04/0,01); Ninh Thuận(0,02/0,0);

- Có 06/15 tỉnh có KSTSR/lam giảm gồm: Quảng Nam (0,0/0,04); Quảng Ngãi (0,0/0,03); Bình Định (0,0/0,01); Phú Yên (0,04/0,10); Bình Thuận (0,0/0,02);Gia Lai (0,19/0,26);

- Có 04/15 có số KSTST không tăng không giảm so với năm trước: Quảng Bình (0,01/0,01); Kon Tum (0,02/0,02); Đk Lk (0,01/0,01); Đắk Nông (0,02/0,02). Riêng 01 tỉnh: Thừa Thiên Huếkhông xuất hiện KSTSR.

Sốt rét ác tính (SRAT): không.

Tử vong sốt rét (TVSR): không.

3. Đánh giá tình hình sốt rét năm 2022:

Như vậy, tình hình sốt rét trong năm 2022 trên toàn khu vực miền Trung - Tây Nguyên so với cùng kỳ năm trước giảm 6,33%(296/316 ca), trong đó miền Trung giảm 19,35% (75/93 ca); Tây Nguyên giảm 0,90% (221/223 ca). Có 5/15 tỉnhcó số BNSR tăng so với cùng kỳ. Quảng Bình 50,00% (6/4 ca) với toàn bộ 6/6 BNSR được phát hiện là cáctrường hợp nhập cảnh từ Châu Phi về. TP. Đà Nẵng (1/0 ca) với BNSR được phân loạilà trường hợp bệnh sốt rét ngoại lai. Quảng Trị 1.700,00% (18/1 ca), Ninh Thuận 800,00% (9/1 ca) với bệnh nhân sốt rét tập trung ở các đối tượng có các hoạt động đi rừng/ngủ rẫy và giao lưu biên giới. Khánh Hòa 300,00% (12/3 ca) với BNSR chủ yếu là các đối tượng đi rừng/ngủrẫy, phân bố phần lớn tại xã Sơn Thái, nhiều trường hợp bệnh nhiễm P. malariae và được phân loại KSTSR nộiđịa. Không có trường hợp sốt rét ác tính và tử vong do sốt rét trong năm 2022.Trong đó, số THB doP.falciparum là 236 (chiếm 79,7%), do P.vivax là 46 (chiếm 15,6%), do P.malariae là 13 (chiếm 4,4%)nhiễm phối hợp là 1 (chiếm 0,3%). Từ tháng 10 đến tháng 12 là mùa truyền bệnh sốt rét cao điểm ở khu vực miền Trung–Tây Nguyên, địa phương cần tích cực tăng cường giám sát tình hình sốt rét tại các vùng trọng điểm, các ổ bệnh, chủ động phát hiện ca bệnh tại cộng đồng đặc biệt vùng có sốt rétkháng thuốc.Tỉnh Thừa Thiên Huế đạt công nhận các tiêu chí loại trừ sốt rét năm 2022. Các hoạt động về PC & LTSR trên địa bàn miền Trung - Tây Nguyên được Viện và các địa phương thực hiện tốt.

4. Tình hình nhiễm các bệnh giun sán, các bệnh côn trùng khác:

Trong năm 2022, tình hình đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, tổng số lượt người đến khám, xét nghiệm và điều trị tại Phòng khám trong năm 2022 là 77.076. Số trường hợp huyết thanh dương tính tập trung chủ yếu vào giun đũa chó, giun lươn, ấu trùng sán dây lợn, sán lá gan, giun đầu gai. Ngoài ra một tỷ lệ nhỏ dương tính với Amip, sán dãi chó. Chương trình tẩy giun cho học sinh tiểu học do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tài trợ các tỉnh cho thấy tại một số tỉnh khu vực miền Trung -Tây Nguyên: Tỷ lệ uống thuốc tẩy giun tại các tỉnh đều đạt trên 96%, một số tỉnh công tác tẩy giun đạt kết quả cao như tỉnh Thừa Thiên Huế (100%), Kon Tum 99,9%, Gia Lai 99,95%, Đắk Lắk 99,19%, Khánh Hòa 99%. Bên cạnh công tác tẩy giun, công tác giáo dục truyền thông về phòng chống các bệnh giun truyền qua đất cũng đã được tiến hành tại các trường học, tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng thông qua các hình thức như phát tờ rơi, tranh tuyên truyền, truyện tranh, băng rôn, video, thông qua các dụng cụ học tập như nhãn vở, thước kẻ, … các bài giảng trên lớp học, phát thanh tuyên truyền trên loa đài công cộng tại địa phương.

Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn tổ chức thực hiện “Hội thảo Cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh ký sinh trùng năm 2022” của Bộ Y tế cho cán bộ viên chức toàn cơ quan.Mặc khác, tham gia phối hợp với OUCRU “Nghiên cứu pha IV, đa trung tâm, nhãn mở nhằm xác định tính an toàn, sự dung nạp và hiệu quả lâm sàng của thuốc EGATENTM (Triclabendazone) đường uống ở bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn (từ 6 tuổi trở lên)” tại Viện.

Hơn nữa, với tinh thần hướng đến sự hài lòng của người bệnh, các Bác sỹ, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên của Phòng khám đón tiếp chu đáo, tư vấn tận tình, chỉ định xét nghiệm hợp lý và điều trị hiệu quả. Duy trì thông tin qua đường dây nóng, tư vấn và giải quyết những yêu cầu của người bệnh và người nhà bệnh nhân. Ngoài ra, Khoa Ký sinh trùng kết hợp với Phòng Khám bệnh chuyên khoa triển khai khám, xét nghiệm, điều trị các bệnh do đơn bào và nấm ký sinh.

MT S KHÓ KHĂN, THÁCH THC TRONG CÔNG TÁC PC & LTSR NĂM 2022

- Về cơ cấu KSTSR tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên cho thấy P.falciparum chiếm ưu thế với 79,42%, dẫn đến những khó khăn và thách thức trong kế hoạch loại trừ P. falciparum tại Việt Nam vào năm 2025;

- Các nhóm dân nguy cơ khi đi vào rừng cũng không có các trang thiết bị bảo hộ, phòng chống thích hợp và khi đi về lại không đến kiểm tra KSTSR tại các điểm sốt rét hoặc tại các cơ sở y tế;

- Mạng lưới y tế thôn bản thường được tập huấn nhưng chất lượng hoạt động còn chưa hiệu quả. Một số địa phương là trọng điểm sốt rét nhưng sự tham gia của đội ngũ y tế thôn bản trong công tác phát hiện, động viên khuyến khích người bệnh đến cơ sở y tế vẫn chưa cao, đặc biệt là việc tiếp cận các nhóm đối tượng đi rừng, ngủ rẫy.

- Nguồn nhân lực phục vụ công tác PC & LTSR hiện nay chưa được đảm bảo, nhiều cán bộ phục vụ chương trình sốt rét tuyến y tế cơ sở hiện nay chưa thành thạo sử dụng vi tính, do đó công tác báo cáo bệnh sốt rét trên phần mềm eCDS-MMS còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, các cán bộ này phải phụ trách nhiều chương trình, dẫn đến công tác báo cáo bệnh sốt rét đôi lúc còn chậm trễ và chưa đạt hiệu quả;

- Trang thiết bị phục vụ công tác PC & LTSR còn hạn chế. Một số đơn vị tuyến xã chỉ có 01 máy vi tính được ưu tiên phục vụ công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Đường truyền internet chưa ổn định và phần mềm thường xuyên cập nhật, sửa lỗi đã ảnh hưởng đến công tác báo cáo bệnh sốt rét. Ngoài ra, vật tư và trang thiết bị phục vụ điểm kính hiển vi tại một số đơn vị đã hết và chưa được cấp mới.

- Kinh phí đầu tư cho các hoạt động PC & LTSR từ nguồn ngân sách quốc qia ngày càng giảm, một số xã sau nhiều năm không phát hiện trường hợp bệnh sốt rét đã không còn được các Dự án tài trợ mà phải lồng ghép hoạt động PC & LTSR vào các chương trình khác để triển khai.

Từ những khó khăn thách thức nêu trên, Viện đã đưa ra các giải pháp phù hợp với từng địa phương tăng cường giám sát dịch tễ các vùng sốt rét trọng điểm, các vùng sốt rét không ổn định có véc tơ truyền bệnh chính phục hồi, những xã nhiều năm ngừng can thiệp, những điểm có nguy cơ xảy dịch cao, biến động dân lớn như:

- Nâng cao năng lực cán bộ y tế cơ sở, thường xuyên tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ phụ trách chương trình sốt rét, cán bộ điểm sốt rét, y tế thôn bản, và các cơ sở y tế tư nhân nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho công tác PC & LTSR.

- Thường xuyên giám sát, kiểm tra, đánh giá trang thiết bị, vật tư phục vụ công tác sốt rét nhằm đảm bảo hoạt động báo cáo bệnh sốt rét, điểm kính hiển vi, các hoạt động giám sát dịch tễ, truyền thông giáo dục PC & LTSR được thực hiện đầy đủ.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo nguồn ngân sách, kinh phí phục vụ công tác PC & LTSR, đảm bảo các hoạt động giám sát sốt rét được địa phương thực hiện đầy đủ theo quy định.

- Tăng cường công tác giám sát dịch tễ SR, triển khai biện pháp PCSR tích cực, đặc biệt tập trung vào các vùng có SR tăng cao, thường xuyên biến động;

- Mở rộng điều tra, sàng lọc chủ động và điều trị tất cả ca bệnh sốt rét (trường hợp bệnh) và xử lý ổ bệnh khi mới phát hiện;

- Giám sát các nhóm dân di biến động (làm rẫy, đi rừng và khai thác lâm thổ sản). Giám sát trọng điểm, chú trọng đến các vùng có SR kháng thuốc đã được ghi nhận;

- Hạn chế tối đa số ca SRAT và tử vong do sốt rét ở nhóm đối tượng nguy cơ cao, dân di biến động thông qua truyền thông nguy cơ, thay đổi hành vi trong PCSR và phát hiện sớm, xử trí kịp thời các ca bệnh;

- Nâng cao chất lượng hoạt động các điểm KHV, kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở những điểm KHV không hoạt động hiệu quả;

- Nâng cao công tác phát hiện, chẩn đoán và điều trị SR thông qua các đợt đánh giá chất lượng chẩn đoán và điều trị của tuyến trên, đồng thời các tuyến phải thường xuyên kiểm tra, rà soát lại cơ số thuốc sốt rét thiết yếu tại các tuyến, không để tình trạng thiếu thuốc, không có thuốc SR tại cơ sở điều trị từ tuyến xã đến tuyến trung ương;

- Tăng cường kiểm tra công tác lấy lam máu hoặc test chẩn đoán nhanh SR; kiểm tra sổ sách, phiếu báo cáo BNSR trong tháng ở các phòng khám khu vực/TYT xã để quản lý và theo dõi ca bệnh; đánh giá thực chất tình hình sốt rét của địa phương. Đây là cơ sở dữ liệu cơ bản để báo cáo cho các tuyến huyện, tỉnh và trung ương để đánh giá số liệu và theo dõi diễn biến tình hình SR xác thực nhất;

- Kết hợp quân dân y trong PCSR, nhất là tại các TYT quân dân y và y tế các đồn biên phòng dọc theo các tuyến biên giới;

- Cụ thể các hoạt động PC & LTSR theo đúng Lộ trình loại trừ SR đã đề ra.

Ngày 30/01/2023
PGS.TS.Hồ Văn Hoàng, TS.Hồ Đắc Thoàn,
ThS.Trịnh Hữu Toàn
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích