Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 2 2 0 4
Số người đang truy cập
3 7 8
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Cập nhật một số thông tin về biến thể Lambda của virus SARS-CoV-2

Giữa lúc cuộc chiến chống dịch COVID-19 trên thế giới bước vào giai đoạn "nước sôi lửa bỏng"với những tác động của biến thể Delta và Delta Plus, trong hoàn cảnh này, một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 mang tên Lambda đang nổi lên như một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra sự lây lan của dịch bệnh, đặc biệt là tại Mỹ Latinh, châu Úc và châu Âu. Biến thể Lambda của virus SARS-CoV-2, được cho là có tính lây nhiễm mạnh, có khả năng kháng vắc-xin và đe dọa xóa nhòa những thành tựu phòng, chống dịch của nhân loại, đặt ra thách thức mới cho nền y tế toàn cầu.

Một số biến thể COVID-19 hiện nay trên toàn thế giới

           Virus SARS-CoV-2 tới nay đã biến đổi và phát sinh thêm nhiều biến thể mới, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng con người. Biến thể là những thay đổi về bản chất trên bộ gen, giúp virus xâm nhập, lây lan nhanh hơn mới là biến thể sẽ tồn tại và dần dần thay thế các chủng virus ban đầu. Hiện nay có rất nhiều biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đang lưu hành trên thế giới, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, trong số đó, có một số loại biến thể được xếp vào danh sách “biến thể đáng lo ngại, bao gồm:

+ Alpha (B.1.1.7): được phát hiện lần đầu ở Vương Quốc Anh và đã nhanh chóng lan rộng khắp thành phố Luân Đôn và vùng Đông Nam nước Anh. Cho đến nay, theo WHO, xét trên phạm vi toàn cầu, biến thể Alpha được ghi nhận tại 185 nước, vùng lãnh thổ và khu vực, trong đó có Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu, dường như biến thể này  đang có dấu hiệu đột biến trở lại.

+ Beta (B.1.351, B.1.351.2, B.1.351.3): lần đầu tiên được xác định tại Nam Phi, tuy nhiên trước đó biến thể đã có mặt tại ít nhất 20 quốc gia khác, bao gồm Vương Quốc Anh. Cho đến nay, biến thể Beta có mặt tại 136 nước, vùng lãnh thổ và khu vực. Theo đánh giá của các nhà khoa học, biến thể Beta có khả năng lây nhiễm gấp 1,5 lần so với biến thể Alpha, đồng thời có khả năng tiến hóa và thích nghi cao hơn loại virus cũ.

+ Gamma (P.1, P.1.1, P.1.2): lần đầu tiên được xác định tại Brazil, nhưng trước đó cũng đã lan rộng tại 10 quốc gia khác, bao gồm Vương Quốc Anh. Cho đến nay, biến thể Gamma tại 81 nước, vùng lãnh thổ và khu vực. Theo các nhà khoa học, biến chủng Gamma có khả năng lây nhiễm cao hơn gấp 2,5 lần so với chủng SARS-CoV-2 gốc và có khả năng lây nhiễm cho những người trước đó đã khỏi bệnh.

+ Delta (B.1.617.2, AY.1, AY.2, AY.3, AY.4, AY.5, AY.6, AY.7, AY.8, AY.9, AY.10, AY.11, AY.12): Phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ. Hiện chiếm 99% các trường hợp nhiễm COVID-19 tại Anh. Cho đến nay, biến thể Delta đã xuất hiện ở 142 nước, vùng lãnh thổ và khu vực.Với khả năng lây lan với tốc độ kinh hoàng, khó truy vết, biến thể Delta nhanh chóng trở thành “cơn ác mộng” của Ấn Độ, Vương Quốc Anh và nhiều quốc gia trên thế giới, áp đảo hệ thống y tế toàn cầu.

Khi biến thể Delta lan rộng trên toàn cầu, các nhà khoa học cũng đang theo dõi chặt chẽ một chủng virus SARS-CoV-2 liên quan: Delta Plus(còn gọi là AY.1). Bộ Y tế Ấn Độ cho biết Delta Plus có vẻ dễ lây lan hơn Delta và có thể tấn công các tế bào phổi hoặc chống lại các loại thuốc kháng thể. Về mặt di truyền, Delta và Delta Plus – cơ bản là giống nhau, nhưng Delta Plus có đột biến bổ sung ở protein gai (Spike protein). Các protein gai là bộ phận cho phép virus SARS-CoV-2 và các loại virus khác xâm nhập vào tế bào của con người. Giáo sư Andrew Read, Đại học bang Pennsylvania (Mỹ), người nghiên cứu về sự phát triển của các bệnh truyền nhiễm, phát biểu: “Đột biến nằm trong protein gai nên biến thể Delta Plus có thể có một số lợi thế về khả năng tránh miễn dịch”.Để kết luận Delta Plus là một mối quan tâm nghiêm trọng, các nhà khoa học sẽ cần bằng chứng chủng này dễ lây truyền hơn Delta, gây ra bệnh nặng hơn hoặc chống lại vắc-xin.

Ngoài các biến thể của virus SARS-CoV-2 kể trên, gần đây nhất là sự xuất hiện của biến thể Lambda với tên gọi C.37.


Biến
thể mới gây dịch viêm phổi nặng, dễ gây tử vong

Biến thể Lambda là gì?

Biến thể Lambda (C.37) là một loại đột biến của virus gốc gây bệnh COVID-19 SARS-CoV-2. Biến thể này được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào danh mục biến thể đáng chú ý (Variant of Interest-VOI), thấp hơn biến thể đáng lo ngại (Variant of Concern-VOC) như Delta, đặc biệt là khả năng chống lại các kháng thể trung hòa.

Sự xuất hiện trong danh mục các biến thể cần chú ý cho thấy mức độ nguy hại và khả năng lây lan của biến thể mới là không thể xem thường. Thực tế, một số nghiên cứu đã cho thấy biến thể Lambda có thể làm tăng khả năng lây nhiễm nhanh hơn so với biến thể Delta. Cho đến giữa tháng 8/2021, có khoảng 40 quốc gia đã ghi nhận sự xuất hiện của biến thể mới này.


Biến thể mới Lambda là một loại đột biến của virus gốc SARS-CoV-2.

Biến thể Lambda có nguồn gốc từ đâu?

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), biến thể Lambda xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 8/2020 tại thủ đô Lima (Peru), sau đó nhanh chóng lan rộng tại nước này. Theo Tiến sĩ Pablo Tsukayama, một nhà vi sinh vật học phân tử tại Đại học Cayetano Heredia, Lima, nói rằng có những dấu hiệu cho thấy Lambda dễ lây nhiễm hơn."Khi chúng tôi tìm thấy Lambda, biến thể này không thu hút nhiều sự chú ý. Nhưng đến tháng 3, Lambda chiếm 50% số mẫu ở Lima. Đến tháng 4, con số này tăng vọt lên 80% số mẫu ở Peru. Sự tăng vọt là dấu hiệu ban đầu cho thấy đây là một biến thể dễ lây lan hơn" - ông Tsukayama nói với Al Jazeera.

Cho đến giữa tháng 6/2021, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới xếp Lambda vào danh mục "biến thể cần chú ý", mức thấp hơn so với các "biến thể đáng lo ngại" như Delta. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, Lambda đã trở thành biến thể chủ đạo ở các nước khu vực Mỹ Latin.

Sau thời gian hoành hành ở Nam Mỹ, biến thể này tiếp tục lan nhanh ra các châu lục khác, đe dọa sẽ cùng với biến thể Delta tạo thành một làn sóng dịch kép trên toàn cầu.

Sau khi phát tán tại Peru, biến thể Lambda tiếp tục tấn công khu vực Nam Mỹ (Ecuador, Chile, Argentina, Brazil) và hiện có nguy cơ trở thành biến thể virus COVID-19 chủ đạo ở khu vực này. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cảnh báo, biến thể Lambda có nguy cơ tạo nên làn sóng mới tại Mỹ, sau khi nước này ghi nhận hơn 1.300 ca nhiễm biến thể mới tại 44 bang trên cả nước. Tại Châu Á, Nhật Bản đã ghi nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên mang biến thể mới vào ngày 20/7, là một công nhân người Nhật trở về từ Peru.


Biến thể Lambda chiếm phần lớn số ca mắc COVID-19 ở Peru - Ảnh: AP

Triệu chứng của biến thể Lambda

Theo thông tin từ tạp chí Science Focus công bố, triệu chứng của người nhiễm biến thể Lambda không khác biệt so với nhiễm các biến thể của virus COVID-19 bình thường. Cụ thể, các triệu chứng có thể xuất hiện từ 2-14 ngày sau khi phơi nhiễm với virus và bất kỳ ai cũng có thể xuất hiện các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng, bao gồm: sốt, ho, ớn lạnh, khó thở, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, đau họng, mất vị giác hoặc khứu giác, buồn nôn, nôn, người nhiễm biến thể Lambda còn có các triệu chứng liên quan đến đường ruột như tiêu chảy,…

Ngoài ra, người bệnh còn có thể xuất hiện một số triệu chứng hiếm gặp khác. Người cao tuổi, người có bệnh lý nền như các bệnh về tim, phổi, bệnh tiểu đường có nguy cơ cao gặp các biến chứng nghiêm trọng khi nhiễm COVID-19.


Thế giới đang nỗ lực xét nghiệm và định dạng các mẫu chuỗi kết cấu virus gây COVID-19
để xác định sớm các biến thể virus mới, một khi chúng xuất hiện

Biến thể Lambda có lây nhiễm và gây tử vong cao hơn không?

Tiến sĩ Adam Taylor-chuyên nghiên cứu về các chủng virus mới tại Viện Y tế Menzies ở Queensland thuộc Đại học Griffith (Australia) đã cho rằng vẫn chưa rõ mối đe dọa chính xác mà biến thể Lambda gây ra. Ông nói: “Ở giai đoạn này, cần phải có thêm nhiều nghiên cứu để biết chắc chắn tác động của các đột biến đến sự lây truyền, khả năng kháng vaccine và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bằng chứng sơ bộ cho thấy Lambda có thời gian dễ dàng lây nhiễm vào tế bào của chúng ta hơn và né tránh hệ thống miễn dịch của chúng ta hơn. Nhưng vắc-xin COVID-19 vẫn có tác dụng chống lại biến thể này".

Theo ông Taylor, các bằng chứng sơ bộ cho thấy Lambda có thể dễ tác động tới tế bào hơn và có khả năng phản kháng hệ miễn dịch của con người cao hơn một chút nhưng các loại vắc-xin vẫn phát huy hiệu quả với biến thể này. Bên cạnh đó, Lambda có một số đột biến có tác động tới các gai protein của virus SARS-CoV-2 qua đó giúp nó có đặc tính lây nhiễm mạnh hơn. Chuyên gia này cho rằng một điều chưa biết chính xác đó là liệu những đột biến này có giúp Lambda gây ra một đợt dịch khác đáng lo ngại hay không. 

Theo nhà virus học, Tiến sĩ Ricardo Soto-Rifo, thuộc Viện Khoa học Y sinh Chile, đây có thể là lý do khiến biến thể này có tỉ lệ lây nhiễm cao.

Vì vậy, các nhà khoa học đang đẩy mạnh nghiên cứu để đánh giá chính xác mức độ nguy hiểm của biến thể Lambda.

Trong khi đó, "cơn ác mộng" Delta vẫn đang càn quét khắp các châu lục, xuất hiện tại hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dòng chảy vắc-xin chậm chạp, tỷ lệ tiêm phòng còn thấp, hệ thống bệnh viện quá tải… đang đẩy nhiều quốc gia tới gần nguy cơ khủng hoảng y tế.

Nếu so với biến thể Delta có tốc độ lây lan kinh hoàng tại nhiều quốc gia trên thế giới, biến thể Lambda ít gây lo ngại hơn. Tuy nhiên, theo chia sẻ của GS. Gregory Poland, giám đốc Nhóm nghiên cứu vắc-xin tại Mayo Clinic, một trung tâm nghiên cứu y tế phi Chính phủ tại Minnesota, “Tôi nghĩ bất cứ lúc nào một biến thể virus mới được phát hiện và thể hiện khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng thì chúng ta đều phải đặc biệt quan tâm”.

Theo kết quả của những nghiên cứu ban đầu về biến thể mới cho thấy, biến thể Lambda mang hai đột biến T76I và L452Q làm tăng khả năng lây nhiễm mạnh hơn so với các chủng virus ban đầu. Các nhà khoa học cho biết, chuỗi protein của biến thể mới mang hai đột biến T76I và L452Q giúp tăng cường khả năng lây lan. Cùng với đó, ba đột biến khác có tên gọi RSYLTPGD246-253N, 260 L452Q và F490S còn giúp Lambda có thể thoát khỏi kháng thể trung hòa trên cơ thể đã tiêm vắc-xin phòng COVID-19.

Nói cách khác, biến thể Lambda đáng ngại hơn số đông biến thể SARS-CoV-2 khác bởi nó không những lây lan mạnh mà còn có khả năng kháng vắc-xin. Mặc dù vậy, hiện tại có rất ít bằng chứng về biến thể này. Cơ quan Y tế cộng đồng Anh (Public Health England_PHE) hiện đang thực hiện các nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm để xác định đặc điểm và tác động có thể có của biến thể Lambda đối với sự lây truyền trong cộng đồng. Do đó vẫn chưa đủ bằng chứng cho thấy biến thể này gây ra bệnh nặng hơn hoặc làm cho các loại vắc-xin hiện đang được triển khai ít hiệu quả hơn.

Tiến sĩ Malani, Giám đốc Y tế bệnh truyền nhiễm tại Đại học Michigan, Mỹ cho biết, “May mắn là các nghiên cứu cho thấy những vắc-xin hiện tại vẫn có khả năng bảo vệ. Chúng ta học được một điều trong đại dịch là mọi thứ có thể thay đổi rất nhanh, vì thế kiểm soát sự lây lan của COVID-19 nói chung sẽ giúp quản lý Lambda. Chừng nào SARS-CoV-2 còn chưa được kiểm soát, chúng ta còn thấy nhiều biến chủng khác xuất hiện. Cách duy nhất là mở rộng tiêm chủng để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh và ngăn SARS-CoV-2 biến đổi thêm. Đây là cuộc đua giữa tiêm chủng và sự phát triển của các biến thể mới”.


Các protein gai (đỏ) trên bề mặt virus COVID-19 giúp chúng dễ dàng xâm nhập vào tế bào cơ thể ngườ
i

Giới chuyên gia cảnh báo, thế giới đã bước vào giai đoạn nguy hiểm mới khi làn sóng dịch hiện nay tạo ra "mảnh đất màu mỡ" cho sự phát triển của các biến thể mới, dễ lây lan và có khả năng kháng vắc-xin. Sự xuất hiện của những biến thể như Alpha, Beta, Delta, Lambda, Eta, Kappa… đã chứng minh mức độ phức tạp, khó lường của dịch COVID-19. Bởi vậy, đẩy mạnh tiêm chủng và không lơ là, chủ quan trong phòng, chống dịch vẫn là "công thức hoàn hảo" để đối phó với dịch bệnh nguy hiểm này.

Như vậy, biến thể này được xem như “kẻ thù giấu mặt” khiến mọi nỗ lực phòng, chống COVID-19, đặc biệt là các chiến dịch tiêm chủng có nguy cơ “trở về vạch xuất phát”. Thêm vào đó, sự lây lan của biến thể Lambda sang những nước đang gồng mình ngăn chặn biến thể Delta có thể tạo ra nguy cơ về làn sóng dịch kép. Đây là mối nguy hại lớn, đặc biệt là đối với những quốc gia có hệ thống y tế kém phát triển và tỷ lệ tiêm chủng chưa đồng đều.

“Cách duy nhất là tiêm chủng rộng rãi để kiểm soát sự lây lan và ngăn chặn sự đột biến tiếp theo của SARS-CoV-2”, Tiến sĩ Malani nhận định.

“Sẽ có ngày càng nhiều biến thể (nếu virus không được kiểm soát), và cuối cùng, một hoặc nhiều biến thể sẽ “né” được khả năng miễn dịch do vắc-xin tạo ra. Và nếu điều đó xảy đến, chúng ta sẽ trở lại vạch xuất phát” Tiến sĩ Gregory Poland, Giám đốc Tổ chức Nghiên cứu vắc-xin thuộc Mayo Cloniccảnh báo.

Theo các nhà khoa học, may mắn là các loại vắc xin phổ biến hiện nay vẫn có tác dụng ngăn chặn biến thể Lambda ở một mức độ nào đó. Những người đã tiêm vắc-xin đều có khả năng đề kháng nhất định trước biến thể Lambda. Tuy nhiên, điều này có thể không còn giá trị nếu xuất hiện một biến thể “Lambda+” với khả năng kháng vắc-xin cao hơn xảy ra trong tương lai. Thực tế đã chứng minh, các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 phát triển rất nhanh và mạnh trong môi trường có tỷ lệ lây nhiễm cao.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, dù lúc này còn quá sớm để xác định liệu biến thể Lambda có thể trở thành biến thể SARS-CoV-2 chủ đạo như biến thể Delta hay không, nhưng chắc chắn việc tiêm chủng và thực hiện phòng, chống dịch nghiêm ngặt vẫn là giải pháp hoàn hảo nhất để đối phó với đại dịch COVID-19. 

Ngoài chủ động tiêm chủng vắc-xin, người dân cũng cần nâng cao ý thức phòng chống dịch, thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y tế: đeo khẩu trang khi tiếp xúc, khử khuẩn thường xuyên, giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc, không tập trung đông người, khai báo y tế thường xuyên. Tránh để dịch COVID-19 tiếp tục lây lan và sản sinh ra các biến thể mới nguy hiểm hơn.

Ngày 20/08/2021
Ban Biên tập Website
(Tổng hợp từ nhiều nguồn tin)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích