Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 19/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 0 1 9 4 0
Số người đang truy cập
0
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Ảnh minh họa
Đánh giá muỗi biến đổi gen trong phòng chống các bệnh do véc tơ truyền

Tổng quan

Thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn cho các quốc gia thành viên về chính sách y tế, WHO đưa ra tuyên ngôn định vị này để làm rõ quan điểm của mình về đánh giá và sử dụng muỗi biến đổi gen (genetically modified mosquitoes_GMMs) trong phòng chống các bệnh vector truyền (vectore-borne diseases_VBDs). Các yếu tố chính về lập trường của WHO được tóm tắt dưới đây.

1.VBDs gây ra hơn 700.000 ca tử vong hàng năm và chịu trách nhiệm 17% gánh nặng toàn cầu về các bệnh truyền nhiễm. Chúng ta đã đạt được tiến bộ đáng kể trong phòng chống sốt rét cho đến 2015, nhưng những năm gần đây tiến độ đã bị đình trệ. WHO nhận thấy nhu cầu cấp thiết về phát triển và thử nghiệm các biện pháp mới để đương đầu với các bệnh VBDs và hỗ trợ nghiên cứu tất cả các công nghệ phòng chống tiềm năng mới, bao gồm cả muỗi biến đổi gen GMMs.

2.Để duy trì những thành tựu đạt được cho đến nay và tiến xa hơn nữa hướng tới loại trừ và cuối cùng tiêu diệt VBDs, việc phát triển và thử nghiệm các biện pháp mới nhằm kiểm soát cả mầm bệnh và các vector truyền bệnh là vô cùng cấp thiết. WHO tích cực khuyến khích đổi mới trong lĩnh vực này.

3.Các công nghệ mới, gồm GMMs, có thể bổ sung hoặc đưa ra các lựa chọn thay thế cho các biện pháp can thiệp hiện nay và có thể làm giảm hơn nữa hay thậm chí ngăn chặn sự lan truyền bệnh. Mô hình mô phỏng máy tính cho thấy rằng GMMs có thể là một biện pháp mới hữu ích trong nỗ lực loại trừ sốt rét và kiểm soát các bệnh VDBs do muỗi Aedes truyền. Tuy nhiên, việc sử dụng GMMs làm tăng mối lo ngại về y đức, an toàn và quản lý và các câu hỏi về khả năng chi trả và hiệu quả chi phí, những điều này cần phải được giải quyết.

4.Trên tinh thần thúc đẩy đổi mới, WHO cho rằng tất cả các công nghệ mới có khả năng có lợi, kể cả GMMs, nên được nghiên cứu để xác định liệu chúng có thể hữu ích trong cuộc chiến liên tục chống lại các bệnh là nỗi bận tâm của y tế cộng đồng hay không. Nghiên cứu như vậy cần được tiến hành theo từng bước và được các cơ quan quản lý hỗ trợ để đánh giá các tác động về sức khỏe, môi trường và sinh thái.

5.Các cơ chế quản lý và giám sát hiện nay, từ cấp độ toàn cầu đến cấp quốc gia và viện nghiên cứu, cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với mục đích hơn là thay thế chúng. Các cơ chế quản lý hiện tại cần được hỗ trợ về mặt tài chính để đảm bảo rằng chúng có hiệu quả.

6.Nên sử dụng các công cụ và quy trình đánh giá rủi ro được quốc tế công nhận để đánh giá độ an toàn. Các quyết định đánh giá GMMs phải tính đến những lợi ích tiềm năng đối với y tế về mặt kiểm soát dịch bệnh và không chỉ giới hạn trong nguy cơ tiềm ẩn về môi trường.

7.Cần phải có sự tham gia của cộng đồng để phát triển các biện pháp tiếp cận hiệu quả trong cuộc chiến với VDBs. Các cộng đồng phải tham gia vào việc lập kế hoạch và tiến hành các thử nghiệm thực địa trước khi đưa ra bất kỳ biện pháp can thiệp y tế công cộng mới nào. WHO nhìn nhận rằng các biện pháp để thu hút sự tham gia của các nhóm dân cư bị ảnh hưởng bởi VBDs là một ưu tiên trong nghiên cứu thực địa về GMMs.

Giới thiệu

Tuyên bố này của WHO được chuẩn bị để đáp ứng các yêu cầu từ các quốc gia thành viên và các đối tác thực hiện của mình về quan điểm của WHO đối với cả công tác nghiên cứu lẫn triển khai GMMs để giảm hoặc ngăn ngừa sự lây lan của VBDs. Người ta ghi nhận những tiến bộ đáng kể trong việc biến đổi gien của các vector muỗi để tạo ra những thay đổi sinh lý được thiết kế để hoặc là ngăn chặn quần thể muỗi địa phương hoặc là giảm tính nhạy của chúng đối với lây nhiễm và khả năng lan truyền các tác nhân gây bệnh. Các nhà khoa học hiện đang bắt đầu tiến hành nghiên cứu tại các quốc gia có bệnh lưu hành về tính khả thi của việc triển khai các biện pháp tiếp cận GMMs. Những tiến bộ này đã dẫn đến cuộc tranh luận phân cực về những lợi ích và nguy cơ của GMMs, trong đó mục đích đánh giá công nghệ mới này đôi khi dường như bị lãng quên. Thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn cho các quốc gia thành viên về các vấn đề liên quan đến y tế công cộng, WHO đã định hình lập trường của mình trong bối cảnh này và đưa ra quan điểm của mình về đánh giá GMMs như một biện pháp tiềm năng trong cuộc chiến chống lại VBDs. Tuyên bố định vị này được xây dựng để hỗ trợ việc ra quyết định ở các quốc gia thành viên, mặc dù cần thêm trợ giúp từ WHO và các đối tác khác ở một số quốc gia, phụ thuộc vào sự phát triển của GMMs. Các quốc gia thành viên và các đối tác thực hiện của họ được khuyến khích liên hệ với WHO tại địa chỉ geneticallymodifiedmosquitoes@who.int để đặt thêm bất kỳ câu hỏi nào. Trên cơ sở các phản hồi như vậy, WHO sẽ đăng tải tài liệu hỏi-đáp và có thể sửa đổi tuyên ngôn định vị này để làm rõ thêm nếu cần.

Bệnh do vector truyền: Gánh nặng hiện nay

VBDs là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người trên khắp thế giới. Các bệnh này gây ra bởi ký sinh trùng, vi-rút và vi khuẩn do muỗi, ruồi cát, bọ xít hút máu, ruồi đen, bọ ve, ruồi xê xê, ve bét, ốc sên và rận lây truyền sang người. Các bệnh do vector truyền chính chiếm khoảng 17% gánh nặng các bệnh truyền nhiễm ước tính trên toàn cầu và cướp đi hơn 700.000 mạng sống mỗi năm. Gánh nặng này cao nhất tại các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hơn 80% dân số trên toàn cầu sống ở các khu vực có nguy cơ mắc ít nhất là một bệnh do vector truyền chính và hơn một nửa có nguy cơ mắc hai hoặc nhiều hơn. Bệnh do vector truyền gây ra thiệt hại lớn cho các nền kinh tế và hạn chế sự phát triển ở cả nông thôn và thành thị.

Muỗi lây truyền nhiều bệnh VBDs quan trọng như sốt rét, sốt xuất huyết, giun chỉ bạch huyết, chikungunya, bệnh do vi-rút Zika, sốt Tây sông Nile, sốt vàng và viêm não Nhật Bản. Năm 2018, ước tính có khoảng 228 triệu ca mắc sốt rét trên toàn thế giới, với 405.000 ca tử vong. WHO cảnh báo rằng công tác phòng chống sốt rét đã bị đình trệ, đặc biệt là ở các khu vực có tỷ lệ mắc cao, và việc thanh toán sốt rét không thể đạt được chỉ với các biện pháp hiện tại (1, 2). Người ta lại kêu gọi đầu tư trở lạivào nghiên cứu và phát triển các công cụ mới nhắm vào các véctơ anopheline. Muỗi Aedes là loài xâm lấn, và phạm vi địa lý của chúng đã mở rộng trong vài thập kỷ qua ra trên 128 quốc gia, làm tăng nguy cơ lây truyền mầm bệnh có thể gây ra các bệnh vi rút và giun chỉ. Muỗi Culex cũng lây truyền nhiều loại mầm bệnh, ảnh hưởng đến cả người và gia súc. Nguy cơ nhiễm một số mầm bệnh do vi rút đặc biệt cao ở các thị trấn và thành phố nơi muỗi AedesCulex tìm kiếm các sinh cảnh nhân tạo để sinh sản ngay sát con người. Tỷ lệ mắc và tử vong gây ra bởi các mầm bệnh do muỗi truyền này cao bấtcân đối ở các nhóm dân cư nghèo hơn và những người sống sót sau những căn bệnh này có thể bị tàn tật hoặc biến dạng vĩnh viễn, gây thêm nhiều mất mát cho họ. Rất có thể gánh nặng của VBDs sẽ ngày càng tăng do hậu quả của đại dịch COVID-19 và kéo theo sự gián đoạn ở các dịch vụ y tế và các chương trình phòng chống véctơ.

Bản chất phức tạp, liên tục thay đổi của các mầm bệnh do véc tơ truyền gây khó khăn cho các dự đoán về tác động của các bệnh còn tồn tại, các bệnh tái nổi hoặc các bệnh mới đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, sẽ là hợp lý khi chắc chắn rằng sự xuất hiện của các bệnh VBDs mới và sự gia tăng thêm của các bệnh khác, đặc biệt là những bệnh do muỗi Aedes lây truyền có liên quan chặt chẽ đến các khu vực thành thị. Sự phức tạp và khó đoán như vậy cho thấy nhu cầu quan trọng đối với các phương pháp tiếp cận thích ứng, bền vững để ngăn chặn và giảm sự lây truyền mầm bệnh, gánh nặng bệnh tật và khai thác các biện pháp can thiệp mới.

Những con muỗi biến đổi gen

Những con muỗi biến đổi gen GMMs – còn được biết như là những con muỗi “tạo ra từ kỹ thuật di truyền”, “chuyển gen” hoặc “biến đổi gen sống”–được định nghĩa là những con muỗi có các đặc điểm di truyền được tạo ra từ công nghệ DNA tái tổ hợp làm thay đổi chủng giống, dòng giống hoặc quần thể theo cách thường được hướng đến để làm giảm sự lan truyền các bệnh ở người do muỗi truyền. GMMs cũng có thể mang các đặc điểm chỉ thị di truyền được tạo ra để giúp dễ dàng theo dõi chúng sau khi thả vào môi trường. Các thử nghiệm thực địa cho một số sản phẩm GMMs tự giới hạn cũng đã được phê duyệt từ cơ quan pháp lý (3–5); tuy nhiên, các sản phẩm GMMs nghiên cứu vẫn chưa thể sẵn sàng để thử nghiệm thực địa trong một vài năm tới (6).

Các hệ thống gene drive (phát động gen) kích thích thừa kế thiên vị các gen đặc trưng trong các quần thể muỗi đang lai giống. Các hệ thống này có thể được thiết kế để đảm bảo rằng các tác động của nó bị giới hạn về không gian và/hoặc thời gian hoặc rằng các chủng giống mới này được tạo ra và lan rộng chỉ ở bên trong trong quần thể địa phương, với kiểu hình được mong đợi sẽ duy trì trong quần thể đó (7). Các đặc điểm hứa hẹn này của các hệ thống gen drive tự duy trì đã mang lại nhiều hy vọng cho việc có thể bảo vệ lâu dài, khả thi trước sự lây nhiễm bệnh.

Đánh giá

Người ta khuyến nghị một lộ trình thử nghiệm từng bước nhằm đánh giá GMMs như là công cụ y tế công cộng tiềm năng (7, 8). Lộ trình như vậy bắt đầu từ khâu thử nghiệm khống chế trong phòng thí nghiệm (quản thúc vật lý), phòng nuôi côn trùng hoặc cơ sở nuôi nhốt trong nhà đến khâu thử nghiệm thực địa quản thúc về mặt vật lý hoặc về mặt sinh thái, trước khi chuyển sang giai đoạn phóng thích ra thực địa sau cùng. Lộ trình thử nghiệm này đã thể hiện rõ bản chất quan trọng của quyết định chuyển từ khâu thử nghiệm trong nhà có kiểm soát sang khâu thử nghiệm thực địa quản thúc tại các khu vực bệnh lưu hành, vì khả năng một số lượng muỗi nhỏ mang theo dạng gen drive này trốn thoát có thể làm thay đổi quần thể muỗi đích tại địa phương (9). Lộ trình thử nghiệm cũng bao gồm các khuyến nghị rằng các GMMs ứng viên được xem xét tiến tới bất kỳ cấp độ thử nghiệm thực địa nào cũng nên được đánh giá kỹ càng tất cả các mối nguy có thể có và chứng minh tính hiệu quả và phù hợp trong phòng thí nghiệm nhất quán với mục tiêu giảm bệnh như mong muốn.

Trong lộ trình phát triển và đánh giá theo giai đoạn, một sản phẩm GMM ứng viên đạt được sự phê chuẩn cần thiết để thử nghiệm thực địa ban đầu sẽ chỉ được phóng thích ra thực địa trên quy mô nhỏ tại một khu vực có các rào cản sinh thái giảm thiểu nguy cơ lan rộng. Sự thành công của các đợt phóng thích ban đầu sẽ được đánh giá chủ yếu dựa vào các biện pháp côn trùng học (7, 9); tuy nhiên vì lợi ích cho sức khỏe là mục tiêu sau cùng, nên cần xem xét tiềm năng đo lường tác động của bệnh tật trong suốt quá trình phát triển và đánh giá sản phẩm. Do đó, điều quan trọng là phải đặt ra các mục tiêu tác động côn trùng học cho các đợt phóng thích ban đầu có khả năng làm giảm tỷ lệ nhiễm mới về mặt lâm sàng như mong muốn trong các thử nghiệm lớn hơn sau này.

Tính an toàn

Lộ trình phát triển và đánh giá theo giai đoạn sẽ bao gồm sự xem xét liên tục chất lượng và tính an toàn cũng như hiệu lực của sán phẩm. Các sản phẩm GMMs nghiên cứu đáp ứng các tiêu chí hiệu lực phải trải qua thử nghiệm tính an toàn và đánh giá rủi ro phạm vi rộng. Các mục tiêu thích đáng để bảo vệ diện rộng đã được xác định là sức khỏe con người và động vật và sự đa dạng sinh học (10, 11). Các tiêu chí an toàn “go/no-go” (“chấp nhận/từ chối”) cho việc chuyển một sản phẩm GMM nghiên cứu sang thử nghiệm thực địa được đề xuất là “sẽ không gây hại gì thêm cho sức khỏe con người như các con muỗi tự nhiên có cùng nền tảng di truyền và không làm tổn hại gì thêm cho hệ sinh thái như các biện pháp can thiệp vector thông thường khác” (9). Do đó, nhân tố so sánh thích hợp cho các tác động có hại đến sức khỏe hay môi trường có thể hoặc là những con muỗi Anopheles gambiae chưa biến đổi hoặc là các loại thuốc diệt côn trùng (thuốc diệt con trưởng thành hoặc diệt ấu trùng) được sử dụng tại địa phương để phòng chống vector muỗi.

Có thể xem xét nhiều vấn đề rủi ro nhận thức được liên quan đến việc kiểm soát. Chúng bao gồm các khía cạnh về cấu trúc di truyền được tạo ra, chẳng hạn như vị trí kết hợp của nó, có thể ảnh hưởng đến sự ổn định giữa hai hoặc trong chính thế hệ di truyền của việc chỉnh sửa gen đó, nguy cơ các gen biến đổi lây truyền sang các sinh vật không phải là chủ đích, nguy cơ gia tăng lan truyền các bệnh khác, tính gây dị ứng hoặc độc tính, và hành vi đốt mồi (6). Điều quan trọng phải nhớ rằng mục đích của sự thay thế hoặc triệt tiêu quần thể là nhằm giảm thiểu số lượng muỗi vector xuống một mức không đủ để duy trì sự lan truyền mầm bệnh sốt rét, không phải là loại trừ loài vector này. Mô hình gần đây cho thấy rằng không có khả năng các chiến lược triệu tiêu quần thể loại trừ hoàn toàn các loài muỗi trong các điều kiện thực tế (12). An toàn đối với môi trường phải được xem xét xuyên suốt thử nghiệm thực địa. Có khả năng rằng một sinh vật không mong muốn khác có thể xâm lấn vùng sinh thái bị bỏ trống sau các chiến lược triệt tiêu hoặc thay thế quần thể đó, đây là một mối lo ngại nên được giải quyết bằng cách đánh giá rủi ro và theo dõi sau đợt phóng thích ban đầu.

Vai trò của WHO trong hỗ trợ các quyết định của quốc gia thành viên

Một số các cơ chế sẽ được sử dụng để hỗ trợ WHO hoàn thành nhiệm vụ của mình trong việc hướng dẫn cho các quốc gia thành viên về các vấn đề chính sách y tế, bao gồm việc đánh giá và phát triển tiềm năng GMMs. Nhằm cải thiện đánh giá tất các các loại biện pháp phòng chống vector, WHO đã rà soát lại quy trình đánh giá của mình trong năm 2017. Quy trình này hiện nay bao gồm hai lộ trình riêng biệt nhưng bổ sung cho nhau.

Các biện pháp can thiệp nằm trong nhóm đã được đề cập trong khuyến nghị chính sách của WHO sẽ được chỉ định cho “lộ trình thẩm định”, được giám sát bởi Nhóm thẩm định của WHO cho các sản phẩm phòng chống véc tơ (PQT-VCP). Trong lộ trình này, tính an toàn, chất lượng và hiệu quả côn trùng học của các biện pháp can thiệp được đánh giá. Không cần thử nghiệm dịch tễ học, vì tác động của biện pháp can thiệp đối với bệnh lây nhiễm hay bệnh tật - còn gọi là “giá trị sức khỏe cộng đồng” - đã được chứng minh là biện pháp can thiệp “đầu tay” nằm trong khuyến nghị chính sách của WHO. Sau khi chứng minh được tính an toàn, chất lượng và hiệu quả côn trùng học của một biện pháp can thiệp được chỉ định cho lộ trình thẩm định, biện pháp đó sẽ được chấp nhận và PQT-VCP sẽ thêm vào danh sách các sản phẩm đủ điều kiện.

Các can thiệp thuộc nhóm không nằm trong khuyến nghị chính sách của WHO, bao gồm cả GMMs, được chỉ định cho “lộ trình can thiệp mới” để xác nhận xem chúng có giá trị y tế công cộng hay không. Quá trình này được hỗ trợ bởi Nhóm tư vấn phòng chống véc tơ (VCAG) (https://www.who.int/vector-control/vcag/en/), vai trò của nhóm này là hướng dẫn các nhà phát triển sản phẩm, nhà đổi mới và nhà nghiên cứu trong việc tạo ra dữ liệu dịch tễ học và lựa chọn thiết kế nghiên cứu cho phép đánh giá giá trị y tế công cộng. Sau khi dữ liệu từ ít nhất hai nghiên cứu với kết quả dịch tễ học đã được đệ trình cho WHO, VCAG sẽ đánh giá giá trị y tế công cộng của biện pháp can thiệp và chia sẻ đánh giá này với WHO, tại đây nơi nó sẽ được đưa vào quy trình phát triển chính sách do Ủy ban Đánh giá Hướng dẫn (Guidelines Review Committee) giám sát (13). Để đánh giá giá trị y tế công cộng của GMMs, VCAG sẽ dựa trên khung hướng dẫn của Chương trình nghiên cứu và đào tạo đặc biệt của WHO về các bệnh nhiệt đới (WHO Special Programme for Research and Training in Tropical Diseases) và Quỹ cho Viện Y tế Quốc gia ( Foundation for the National Institutes of Health), được xuất bản lần đầu vào năm 2014 (7). Khung này hiện đang được sửa đổi và phiên bản cập nhật sẽ có vào cuối năm 2020. Đánh giá VCAG được PQT-VCP bổ sung bằng đánh giá về chất lượng, an toàn và hiệu quả côn trùng học của sản phẩm.

Một khi giá trị y tế công cộng, tính an toàn, chất lượng và hiệu lực côn trùng học của một biện pháp can thiệp mới đã được chứng minh, các phát hiện sẽ được một nhóm phát triển hướng dẫn WHO xem xét, nhóm này sau đó sẽ thiết lập các khuyến nghị chính sách WHO trong việc sử dụng biện pháp can thiệp này ở các quốc gia thành viên và một bảng biểu “bằng chứng tới quyết định” có liên quan (13). Trước khi bất kỳ khuyến nghị chính sách phòng chống vector mới nào được đưa ra chúng sẽ được Ủy ban cố vấn chính sách sốt rét (Malaria Policy Advisory Committee) (https://www.who. int/malaria/mpac/en/) và/hoặc Nhóm cố vấn kỹ thuật và chiến lược các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (the Strategic and Technical Advisory Group for Neglected Tropical Diseases) (https://www.who.int/neglected_diseases/stag/en/) đánh giá, phụ thuộc vào hình thức sử dụng dự định của biện pháp can thiệp.

Sự tham gia của các bên liên quan và cộng đồng

Bất kỳ cách tiếp cận hiệu quả nào để chống lại VBD đều cần sự tham gia mạnh mẽ, ý nghĩa của cộng đồng và các bên liên quan khác. Sự tham gia như vậy đặc biệt quan trọng đối với các biện pháp kiểm soát trên phạm vi toàn khu vực như GMM, vì rủi ro và lợi ích có thể ảnh hưởng đến một phần lớn dân số. Sự tham gia có ý nghĩa cũng có thể làm tăng hiệu quả của nghiên cứu và công tác phòng chống véc tơ. Tính cả tiếng nói của những người có thể ít được đại diện trong quá khứ, bao gồm cả người dân bản địa, là một ưu tiên để thúc đẩy thành công. Sự chấp nhận của cộng đồng đối với một biện pháp can thiệp là yếu tố then chốt dẫn đến thành công của nó.

1 .Available from: https://www.who.int/pq-vector-control/prequalified-lists/en/

Tuyên bố sau cùng

1.VBDs gây ra tỷ lệ tử vong và bệnh tật đáng kể và tạo ra gánh nặng kinh tế trên toàn cầu. WHO nhận thấy sự cấp thiết của việc phát triển và thử nghiệm các công cụ mới để chống lại VBDs và hỗ trợ nghiên cứu tất cả các công nghệ phòng chống mới tiềm năng, bao gồm cả GMMs.

2.WHO khuyến nghị phương pháp tiếp cận từng bước để thử nghiệm GMMs. Các cơ chế giám sát do WHO thiết lập cho các can thiệp kiểm soát véc tơ mới là phù hợp bên cạnh các cơ chế được thiết lập theo Công ước Đa dạng Sinh học (www.cbd.int); các cơ chế quốc gia và viện nghiên cứu cũng có thể áp dụng. Các biện pháp can thiệp kiểm soát véc tơ mới cần được đánh giá bằng các quy trình được quốc tế công nhận để đánh giá rủi ro, có tính đến lợi ích sức khỏe tiềm năng. Sự tham gia thực sự của cộng đồng, bao gồm cả dân số bản địa và ít đại diện, là ưu tiên trong các thử nghiệm thực địa của bất kỳ chiến lược kiểm soát bệnh do véc tơ truyền VBDs mới nào và của bất kỳ chiến lược can thiệp y tế công cộng mới nào.


References

1.World malaria report 2018. Geneva: World Health Organization; 2018 (https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/275867/9789241565653-eng.pdf).

2.Malaria eradication: benefits, future scenarios and feasibility. A report of the Strategic Advisory Group o­n Malaria Eradication. Geneva: World Health Organization; 2020 (https://apps.who.int/iris/bitstream/hand le/10665/331795/9789240003675-eng.pdf).

3.Carvalho DO, McKemey AR, Garziera L, Lacroix R, Donnelly CA, Alphey L, et al. Suppression of a field population of Aedes aegypti in Brazil by sustained release of transgenic male mosquitoes. PLoS Negl Trop Dis. 2015;9(7):e0003864.

4.Arrête No. 2018-453/MESRSI/SG/ANB portant autorisation de dissémination contrôlée de moustiques mâles stériles génétiquement modifiées dans le village de Bana ou de Souroukoudingan [Decree No. 2018-453/MESRSI/SG/ANB authorizing controlled release of genetically modified sterile male mosquitoes in the village of Bana or Souroukoudingan]. Ouagadougou: Ministry of Higher Education, Scientific Research and Innovation, National Biosecurity Agency; 2018.

5.Environmental Protection Agency. Issuance of an experimental use permit. Fed Reg. 2020;85(11):35307 (https://www.govinfo.gov/content/pkg/FR-2020-06-09/ html/2020-12372.htm).

6.James SL, Marshall JM, Christophides GK, Okumu FO, Nolan T. Toward the definition of efficacy and safety criteria for advancing gene drive-modified mosquitoes to field testing. Vector Borne Zoonot Dis. 2020;20(4):237–51.

7.Guidance framework for testing of genetically modified mosquitoes. Geneva: World Health Organization; 2014 (https://apps.who.int/iris/bitstream/ handle/10665/127889/9789241507486_eng.pdf).

8.Gene drives o­n the horizon: advancing science, navigating uncertainty, and aligning research with public values. Washington DC: National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; 2016.

9.James S, Collins FH, Welkhoff PA, Emerson C, Godfray HCJ, Gottlieb M, etal. Pathway to deployment of gene drive mosquitoes as a potential biocontrol tool for elimination of malaria in sub-Saharan Africa: Recommendations of a scientific working group. Am J Trop Med Hyg. 2018;98(6 Suppl):1–49.

10. Roberts A, Andrade PP, Okumu F, et al. (2017) Results from the workshop “Problem Formulation for the Use of Gene Drive in Mosquitoes”. Am J Trop Med Hyg 96:530-3.

11. Teem JL, Ambali A, Glover B, et al. (2019) Problem formulation for gene drive mosquitoes designed to reduce malaria transmission in Africa: results from four regional consultations 2016-2018. Malar J 18:347.

12. North AR, Burt A, Godfray HCJ (2019) Modelling the potential of genetic control of malaria mosquitoes at a national scale. BMC Biology 17:26.

13. WHO handbook for guideline development. Second edition. Geneva: World Health Organization; 2014 (https://apps.who.int/iris/handle/10665/145714).

Ngày 30/11/2020
Tổ Hợp tác quốc tế
(Biên dịch)
(Nguồn: https://www.who.int/)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích