Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 19/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 0 0 2 0 2
Số người đang truy cập
1 0 3 5
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Sinh cảnh nhà rẫy thường gặp tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên
Phần 1. Sốt rét tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên năm 2019-Nguy cơ và thách thức

Trong những năm qua mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng chương trình phòng chống và loại trừ sốt rét (PCSR) ở Việt Nam nói chung và miền Trung-Tây Nguyên nói riêng đã thu được nhiều kết quả trong việc thực hiện các mục tiêu giảm chết, khống chế nguy cơ dịch xảy ra và duy trì các yếu tố bền vững. Tuy nhiên, khu vực miền Trung-Tây Nguyên vẫn phải tiếp tục đối mặt với các thách thức và khó khăn do đặc điểm sốt rét phức tạp tại khu vực này so với các tỉnh khu vực miền Bắc và miền Nam.

Trong năm 2019, công tác phòng chống sốt rét đã mang lại nhiều tiến bộ đạt được hướng đến mục tiêu loại trừ sốt rét vào năm 2030. Nhưng đây luôn là “điểm nóng” sốt rét của cả nước khi phần lớn số ca mắc và chết sốt rét đều tập trung ở khu vực này.

Các chỉ số sốt rét tăng nhẹ

Theo số liệu thống kê năm 2019 của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn so với cùng kỳ 2019 (Bảng 1), toàn khu vực miền Trung-Tây Nguyên, số BNSR năm 2019 tăng 22,39%, 10 ca SRAT tăng 2 ca so với cùng kỳ năm 2018 (2018 có 8 ca SRAT). Tuy nhiên không có tử vong và dịch sốt rét.

Bảng 1. Các chỉ số sốt rét năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018

Chỉ số sốt rét

So sánh 2019/2018

2019

2018

%(+/-)

Số BNSR

4062

3319

+ 22,39

Tỷ lệ BNSR/1000 DSC

0,24

0,20

+ 20,00

Tỷ lệ BNSR/1000 DS SRLH

0,62

0,52

+ 19,23

Số KSTSR

3992

3140

+ 27,13

Tỷ lệ % KSTSR/lam

0,45

0,38

+ 18,42

Tỷ lệ KSTSR/1000 DS SRLH

0,61

0,49

+ 24,49

Số sốt rét ác tính (SRAT)

10

8

+ 25,00

Số ca TVSR

0

0

0

Số vụ dịch SR

0

0

0

So với cùng kỳ năm 2018, BNSR toàn khu vực năm 2019 tăng 22,39%, trong đó miền Trung tăng 47,71%, Tây Nguyên tăng 12,05%. Một số tỉnh có số BNSR tăng cao là: Phú Yên 106,44% (từ 326 ca lên 673 ca); Bình Thuận 200,98% (từ 102 ca lên 307 ca); Gia Lai 59,67% (từ 1106 lên 1766 ca). Riêng tỉnh Đắk Lắk mặc dù 2018 tình hình sốt rét có biến động. Tuy nhiên, năm 2019 BNSR toàn tỉnh giảm 16,03% (từ 786 ca xuống 660 ca).

Bảng 2. Số BNSR, SRAT và TVSR năm 2019 so với cùng kỳ 2018

Địa điểm

BNSR

SRAT

TVSR

2019

2018

Số ca

(+;-)

%

(+;-)

2019

2018

%

(+;-)

2019

2018

%

(+; )

Quảng Bình

46

115

-69

-60,00

0

0

0

0

Quảng Trị

79

103

-24

-23,30

0

0

0

0

T.T- Huế

4

15

-11

-73,33

0

0

0

0

TP Đà Nẵng

2

6

-4

-66,67

0

0

0

0

Quảng Nam

81

66

15

22,73

0

0

0

0

Quảng Ngãi

9

20

-11

-55,00

0

0

0

0

Bình Định

72

50

22

44,00

0

0

0

0

Phú Yên

673

326

347

106,44

2

0

(+)

0

0

Khánh Hoà

95

125

-30

-24,00

1

4

-75,00

0

0

Ninh Thuận

53

34

19

55,88

0

0

0

0

Bình Thuận

307

102

205

200,98

2

1

100

0

0

Gia Lai

1766

1106

660

59,67

2

3

-33,33

0

0

Kon Tum

89

247

-158

-63,97

0

0

0

0

Đắk Lắk

660

786

-126

-16,03

2

0

(+)

0

0

Đắk Nông

126

218

-92

-42,20

1

0

(+)

0

0

Miền Trung

1421

962

459

47,71

5

5

0

0

0

Tây Nguyên

2641

2357

284

12,05

5

3

66,67

0

0

Toàn miền

4062

3319

743

22,39

10

8

25,00

0

0

Năm 2019, P.falciparum chiếm ưu thế với 71,22%, P.vivax chiếm 28,01%, phối hợp chiếm 0,73%, P.malariae chiếm 0,05%. Riêng tỉnh Quảng Nam, cơ cấu KSTSR P.vivax chiếm ưu thế với tỷ lệ 98,73%.

Bảng 3. Cơ cấu KSTSR năm 2019 khu vực miền Trung-Tây Nguyên

Địa điểm

KSTSR

P.falciparum

P.vivax

Phối hợp

P.malariae

(+)

%

(+)

%

(+)

%

(+)

%

Quảng Bình

39

11

28,21

28

71,79

0

0,00

0

0,00

Quảng Trị

72

13

18,06

59

81,94

0

0,00

0

0,00

T.T- Huế

4

1

25,00

3

75,00

0

0,00

0

0,00

TP Đà Nẵng

2

0

0,00

2

100

0

0,00

0

0,00

Quảng Nam

79

1

1,27

78

98,73

0

0,00

0

0,00

Quảng Ngãi

9

8

88,89

1

11,11

0

0,00

0

0,00

Bình Định

70

56

80,00

13

18,57

1

1,43

0

0,00

Phú Yên

673

597

88,71

75

11,14

1

0,15

0

0,00

Khánh Hoà

95

33

34,74

61

64,21

0

0,00

1

1,05

Ninh Thuận

53

44

83,02

9

16,98

0

0,00

0

0,00

Bình Thuận

307

187

60,91

118

38,44

2

0,65

0

0,00

Gia Lai

1763

1297

73,57

447

25,35

18

1,02

1

0,06

Kon Tum

52

16

30,77

36

69,23

0

0,00

0

0,00

Đắk Lắk

648

516

79,63

125

19,29

7

1,08

0

0,00

Đắk Nông

126

63

50,00

63

50,00

0

0,00

0

0,00

Miền Trung

1403

951

67,78

447

31,86

4

0,29

1

0,07

Tây Nguyên

2589

1892

73,08

671

25,92

25

0,97

1

0,04

Toàn miền

3992

2843

71,22

1118

28,01

29

0,73

2

0,05

Đánh giá kết quả các hoạt động phòng chống sốt rét năm 2019

Chỉ đạo chung

- Do tình hình sốt rét năm 2018 có nhiều diễn biến phức tạp, với dự báo năm 2019 có sự gia tăng sốt rét ở một số tỉnh MT-TN, vì vậy ngay từ đầu năm 2019 Viện đã đã gửi nhiều công văn đến các Sở Y tế, TTCDC/TTPCSR/TTYTDP và các bệnh viện tuyến tỉnh cảnh báo nguy cơ sốt rét, chỉ đạo tăng cường các biện pháp PCSR tại các địa phương; đồng thời Lãnh đạo Viện cùng các khoa/phòng liên quan đã trực tiếp chỉ đạo PCSR tại các tỉnh có tình hình sốt rét biến động như Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk, Đk Nông.....

- Tập trung chỉ đạo và triển khai các biện pháp khống chế các vùng sốt rét có biến động (dân di cư tự do, đi rừng, ngủ rẫy và giao lưu biên giới), mạng lưới y tế cơ sở đã tham gia tích cực các hoạt động kiểm soát sốt rét. Tuy nhiên, công tác phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, quản lý bệnh nhân sốt rét tại cơ sở còn nhiều khó khăn, nhất là vùng biên giới Việt Nam-Lào, Việt Nam-Campuchia do sự hợp tác biên giới trong kiểm soát sốt rét chưa đạt hiệu quả và chưa thường xuyên.

- Viện đã thành lập 03 đội đáp ứng nhanh theo Quyết định 5894/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn thiết lập và vận hành đội đáp ứng nhanh”.

- Trong năm 2019, cùng với sự hỗ trợ của Dự án RAI2E đã tập trung giám sát sốt rét tại các vùng trọng điểm, vùng biên giới, khống chế gia tăng sốt rét tại huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh (Phú Yên); huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận); huyện Krông Pa, Ayunpa, Ia Pa (Gia Lai); Krông Năng, Ea Kar (Đắk Lắk).

- Tăng cường chỉ đạo nâng cao chất lượng các biện pháp PCSR bao gồm phun tồn lưu hóa chất, tẩm màn, chú trọng những vùng có nguy cơ xảy dịch cao. Công tác giám sát dịch tễ vùng trọng điểm và chế độ giao ban hàng tháng từ tuyến dưới lên tuyến trên giữa xã, huyện, tỉnh được duy trì thường xuyên, nhờ đó thông tin được phân tích, kịp thời khống chế gia tăng sốt rét và nguy cơ xảy dịch.

Phòng chống véc tơ sốt rét

Viện đã cung cấp hoá chất phun, tẩm, đảm bảo cho các tỉnh triển khai đúng kế hoạch phun tồn lưu bảo vệ cho một số vùng trọng điểm cộng đồng. Trong năm 2019, khu vực miền Trung-Tây Nguyên đã phun hoá chất bảo vệ cho 245.933 dân, tẩm 282.824 màn bảo vệ cho 569.490 dân, bảo vệ bằng màn LLINs cho 249.184 dân.

- Công tác giám sát véc tơ được thực hiện tại 11 điểm thuộc 7 tỉnh và giám sát mức độ nhạy kháng với hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét.

Chẩn đoán, điều trị và quản lý thuốc sốt rét

- Viện đã cấp đủ thuốc cơ số thuốc sốt rét thiết yếu theo kế hoạch năm 2019 giúp cho công tác điều trị sớm bệnh nhân theo chỉ định. Phát huy hiệu quả hoạt động của các điểm kính hiển vi kết hợp với sử dụng test nhanh chẩn đoán nhằm hạn chế SRAT và TVSR. Đồng thời, Viện thường xuyên cử đoàn công tác đến giám sát công tác chẩn đoán và điều trị tại các tuyến điều trị, nhằm từng bước duy trì các yếu tố bền vững ưu điểm và khắc phục các điểm còn tồn tại trong chẩn đoán và điều trị, quản lý ca bệnh;

Truyền thông giáo dục và xã hội hoá PCSR

Công tác truyền thông giáo dục đạt hiệu quả là một trong những yếu tố bền vững cng cố thành quả PCSR, vì vậy công tác này được quan tâm, triển khai ở các địa phương.Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn tiến hành tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống sốt rét 25 tháng 4 tại tỉnh Phú Yên.

Đào tạo và đào tạo lại

- Phối hợp với Trường Đại học Tây Nguyên, Đại học Y Dược Huế, Học viện Quân Y 103, Viện Sốt rét-KST-CT TƯ giảng dạy chuyên ngành ký sinh trùng và hướng dẫn các học viên cao học. Viện liên kết với Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng đào tạo các lớp Cử nhân Kỹ thuật Y học hệ vừa học vừa làm. Được sự tài trợ từ Dự án CHAI và RAI2E, Viện đã tổ chức tập huấn triển khai tập huấn phần mềm eCDS-MMS trên toàn khu vực.Viện đã tổ chức 01 lớp tập huấn cấp chứng chỉ về kỹ thuật côn trùng y học và quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.

Nghiên cứu khoa học

- Năm 2019, Viện đã nghiệm thu 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và 19 đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng cấp cơ sở về các lĩnh vực dịch tễ, côn trùng, ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc, ký sinh trùng và đơn bào đường ruột, đường sinh dục, sinh học phân tử.

- Duy trì hoạt động sinh hoạt khoa học của các khoa chuyên môn và toàn Viện định kỳ một quý/01 lần để cập nhật cho đội ngũ cán bộ khoa học Viện về thông tin chuyên ngành cũng như tình hình kiểm soát dịch bệnh trong nước và thế giới.

Một số nguyên nhân và thách thức trong phòng chống và loại trừ sốt rét

Mặc dù các chỉ sốt rét giảm sâu nhưng chưa thật sự bền vững, nhất là ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên có đặc điểm tự nhiên và khí hậu thuận lợi cho bệnh sốt rét lưu hành và phát triển quanh năm; theo đó vùng trọng điểm sốt cũng là vùng rừng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo cao, dân trí thấp và chưa có ý thức tự bảo vệ phòng chống sốt rét, khi có sốt chưa chủ động đến cơ sở y tế để được khám và điều trị dẫn đến biến chứng nặng và tử vong. Cùng với đó, tình trạng di biến động dân số khó kiểm soát lớn (dân di cư tự do, dân đi rừng, làm rẫy/ngủ rẫy, dân giao lưu biên giới, làm thuê theo mùa vụ ở những vùng sốt rét lưu hành…), số liệu thống kê sốt rét hàng năm cho thấy hầu hết số ca mắc sốt rét và chết sốt rét trong cả nước hàng năm đều tập trung chủ yếu ở những đối tượng này.

Trong năm 2019, một số nguyên nhân và yếu tố làm gia tăng sốt rét tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên như sau:

- Gia tăng số người đi vào rừng, chủ yếu là nam giới, độ tuổi lao động, người lớn đi vào rừng để tìm lấy phong lan rừng, măng rừng, mật o­ng, cua đá về bán(một số ít nữ giới, người lớn có tham gia vào rừng nhưng chủ yếu lấy măng rừng và đi về trong ngày). Qua điều tra tại các huyện trọng điểm sốt rét ở huyện Krông Năng và Ea Kar của tỉnh Đắk Lắk, cho thấy trên 90% số BNSR trong đợt gia tăng có liên quan đến các chuyến đi lấy lan “giả hạc”.

- Người dân đi vào Khu bảo tồn Thiên nhiên Quốc gia Ea Sô theo từng nhóm 5-6 người, mỗi nhóm đi vào khoảng 5-6 ngày, chỉ dựng lán trại sơ sài bằng các tấm bạt phủ, không có vách bao quanh, chưa có các biện pháp bảo vệ đầy đủ nhưphòng chống véchay bảo vệ ca nhân và không mang theo thuốc SR, do đó nhóm dân nguy cơ này có tỷ lệ mắc sốt rét rất cao.

- Người dân không hoặc rất ít dùng màn loại màn tẩm hóa chất tồn lưu dài (LLINs)nhận được từ Chương trình/ Dự án cấp ở nhà họ khi ngủ để chống muỗi đốt mà họ thường mua các loại màn có màu hồng, có viền quanh trần màn có màu sắc khác nhau để dùng nhưng các màn này không có tẩm hóa chất và các gia đình đó cũng không mang ra cho cán bộ y tế tẩm vào các đợt chiến dịch phun tẩm tại cộng đồng nên hoàn toàn không có hiệu quả bảo vệ chống lại véc tơ.

- Các nhóm dân nguy cơ khi đi vào rừng cũng không có các trang thiết bị bảo hộ, phòng chống thích hợp và khi đi về lại không đến kiểm tra KSTSR tại các điểm sốt rét hoặc tại các cơ sở y tế;

- Phần lớn bệnh nhân sốt rét do nhiễm P. vivax đơn thuần hoặc phối hợp có P. vivax khi điều trị tại y tế cơ sở thường chỉ 3 ngày nằm viện (tại TTYT huyện) hoặc điều trị ngoại trú thì việc tuân thủ dùng thuốc primaquine phosphate tổng liều 14 ngày không đầy đủ, nên cũng góp phần ca tái phát trở lại là có thể xảy ra;

Mạng lưới y tế thôn bản (YTTB) tuy có phát triển về số lượng và thường được tập huấn nhưng chất lượng hoạt động còn chưa hiệu quả. Một số địa phương là trọng điểm sốt rét nhưng sự tham gia của đội ngũ YTTB trong công tác phát hiện, động viên khuyến khích người bệnh đến cơ sở y tếvẫn chưa cao, đặc biệt là việc tiếp cận các nhóm đối tượng đi rừng, ngủ rẫy.

Mặc khác, tại một số tỉnh có tình hình kháng thuốc ngày càng lan rộng, việc nghiên cứu các phác đồ có hiệu quả điều trị bệnh sốt rét cũng như các bệnh ký sinh trùng không chỉ đơn thuần là giải pháp cấp bách, mà còn là yêu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên ngành đủ năng lực điều trị bệnh nhân và kiểm soát dịch bệnh ngay từ tuyến y tế cơ sở;

Một thách thức lớn thường xảy ra trong quá trình phòng chống sốt rét là nảy sinh tư tưởng chủ quan khi dịch bệnh đang bị đẩy lùi, điều này không chỉ xảy ra ở cộng đồng mà còn ở các nhà quản lý khi có lúc chương trình sốt rét bị đe dọa xóa số, nguồn lực bị cắt giảm hoặc cung cấp nhỏ giọt không đảm bảo nhu cầu thực hiện, thiếu sự quan tâm chỉ đạo ở các vùng sốt rét giảm thấp.

Một số đề nghị

- Tăng cường công tác giám sát dịch tễ SR, triển khai biện pháp phòng chống sốt rét tích cực, đặc biệt tập trung vào các vùng có SR tăng cao, thường xuyên biến động.

- Mở rộng điều tra, sàng lọc chủ động và điều trị tất cả ca bệnh sốt rét (trường hợp bệnh) và xử lý ổ bệnh khi mới phát hiện;

-Giám sát các nhóm dân di biến động (làm rẫy, đi rừng và khai thác lâm thổ sản).Giám sát trọng điểm, chú trọng đến các vùng có SR kháng thuốc đã được ghi nhận;

- Hạn chế tối đa số ca sốt rét ác tính và tử vong do sốt rét ở nhóm đối tượng nguy cơ cao, dân di biến động thông qua truyền thông nguy cơ, thay đổi hành vi trong PCSR và phát hiện sớm, xử trí kịp thời các ca bệnh;

- Nâng cao chất lượng hoạt động các điểm kính hiển vi, kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở những điểm kính không hoạt động hiệu quả;Nâng cao công tác phát hiện, chẩn đoán và điều trị SR thông qua các đợt đánh giá chất lượng chẩn đoán và điều trị của tuyến trên, đồng thời các tuyến phải thường xuyên kiểm tra, rà soát lại cơ số thuốc sốt rét thiết yếu tại các tuyến, không để tình trạng thiếu thuốc, không có thuốc SR tại cơ sở điều trị từ tuyến xã đến tuyến trung ương;Tăng cường kiểm tra công tác lấy lam máu hoặc test chẩn đoán nhanh SR; kiểm tra sổ sách, phiếu báo cáo BNSR trong tháng ở các phòng khám khu vực/Trạm Y tế xã để quản lý và theo dõi ca bệnh; đánh giá thực chất tình hình sốt rét của địa phương. Đây là cơ sở dữ liệu cơ bản để báo cáo cho các tuyến huyện, tỉnh và trung ương để đánh giá số liệu và theo dõi diễn biến tình hình SR xác thực nhất;

-Kết hợp quân dân y trong phòng chống sốt rét, nhất là tại các trạm y tế quân dân y và y tế các đồn biên phòng dọc theo các tuyến biên giới;

Như vậy, mặc dù có nhiều khó khăn trong công tác phòng chống và loại trừ sốt rét, đặc biệt là những tác động củabiến đổi khí hậu, nhưng trong năm 2019, nhờ sự quan tâm đầu tư, chỉ đạo của Bộ Y tế, Chương trình PCsự nỗ lực của cán bộ chuyên ngành PCSR và toàn ngành y tế, các tỉnh trong khu vực và Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn nên đã nhanh chóng phối hợp tiến hành các hoạt động giám sát dịch tễ, kịp thời chỉ đạo các biện pháp khống chế sốt rét không để dịch xảy ra trong khu vực, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bệnh sốt rét gây ra.

 

Ngày 16/03/2020
Ban Biên tập Website  

Error page

Error


java.sql.SQLException: Column 'innerAdv' not found. at com.mysql.jdbc.ResultSet.findColumn(ResultSet.java:910) at com.mysql.jdbc.ResultSet.getInt(ResultSet.java:2353) at org.apache.jsp.vn.portal.InfoDetail_jsp._jspService(InfoDetail_jsp.java:2784) at org.apache.jasper.runtime.HttpJspBase.service(HttpJspBase.java:70) at javax.servlet.http.HttpServlet.service(HttpServlet.java:765) at org.apache.jasper.servlet.JspServletWrapper.service(JspServletWrapper.java:465) at org.apache.jasper.servlet.JspServlet.serviceJspFile(JspServlet.java:383) at org.apache.jasper.servlet.JspServlet.service(JspServlet.java:331) at javax.servlet.http.HttpServlet.service(HttpServlet.java:765) at org.apache.catalina.core.ApplicationFilterChain.internalDoFilter(ApplicationFilterChain.java:231) at org.apache.catalina.core.ApplicationFilterChain.doFilter(ApplicationFilterChain.java:166) at org.apache.tomcat.websocket.server.WsFilter.doFilter(WsFilter.java:52) at org.apache.catalina.core.ApplicationFilterChain.internalDoFilter(ApplicationFilterChain.java:193) at org.apache.catalina.core.ApplicationFilterChain.doFilter(ApplicationFilterChain.java:166) at org.apache.catalina.core.StandardWrapperValve.invoke(StandardWrapperValve.java:177) at org.apache.catalina.core.StandardContextValve.invoke(StandardContextValve.java:97) at org.apache.catalina.authenticator.AuthenticatorBase.invoke(AuthenticatorBase.java:543) at org.apache.catalina.core.StandardHostValve.invoke(StandardHostValve.java:135) at org.apache.catalina.valves.ErrorReportValve.invoke(ErrorReportValve.java:92) at org.apache.catalina.valves.AbstractAccessLogValve.invoke(AbstractAccessLogValve.java:698) at org.apache.catalina.core.StandardEngineValve.invoke(StandardEngineValve.java:78) at org.apache.catalina.connector.CoyoteAdapter.service(CoyoteAdapter.java:367) at org.apache.coyote.http11.Http11Processor.service(Http11Processor.java:639) at org.apache.coyote.AbstractProcessorLight.process(AbstractProcessorLight.java:65) at org.apache.coyote.AbstractProtocol$ConnectionHandler.process(AbstractProtocol.java:885) at org.apache.tomcat.util.net.NioEndpoint$SocketProcessor.doRun(NioEndpoint.java:1688) at org.apache.tomcat.util.net.SocketProcessorBase.run(SocketProcessorBase.java:49) at org.apache.tomcat.util.threads.ThreadPoolExecutor.runWorker(ThreadPoolExecutor.java:1191) at org.apache.tomcat.util.threads.ThreadPoolExecutor$Worker.run(ThreadPoolExecutor.java:659) at org.apache.tomcat.util.threads.TaskThread$WrappingRunnable.run(TaskThread.java:61) at java.lang.Thread.run(Unknown Source)