Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 1 8 9 0
Số người đang truy cập
1 5 1
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Một góc nhà của người dân sống tại Đắc Lắc
Đăk Lăk: Nguy cơ ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum kháng thuốc lan rộng

Hiện nay, tình hình bệnh sốt rét trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk diễn biến hết sức phức tạp, trong 6 tháng đầu năm 2019 của tỉnh đã ghi nhận 369 ca mắc sốt rét, trong đó số ca sốt rét tại tỉnh là 361 và ngoại tỉnh là 8 ca theo ghi nhận từ Quảng Bình: 04, Đắk Nông: 03 và và Phú Yên: 01 và đã ghi nhận 2 ca sốt rét ác tính do P. falciparum tổn thương đa phủ tạng đã được các cán bộ y tế tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, sự quan tâm của Sở Y tế và Trung tâm Phòng chống Sốt rét-KST-Côn trùng chỉ đạo xử trí và điều trị kịp thời, cứu sống bệnh nhân.

Tổng số KSTSR (+): 363 ca, gồm: P.f: 305 ca, P.v: 52 ca, Phối hợp: 06 ca), (trong đó KST nội tỉnh có 355 ca KST (+): (P.f: 299 ca, P.v: 50 ca, Phối hợp: 06 ca) và Ngoại tỉnh có 08 ca KST (+): (P.f: 06 ca và P.v: 02 ca);

Số ca sốt rét nội địa và ngoại lai tại tỉnh 06 tháng đầu năm 2019 có 355 ca, trong đó ca sốt rét nội địa là 238 ca (67,04%), số ca sốt rét ngoại lai là 117 ca (32,96%). Phân bố số ca sốt rét theo phân vùng dịch tễ sốt rét và can thiệp năm 2014: 361 ca sốt rét toàn tỉnh, trong đó số ca sốt rét thuộc vùng sốt rét lưu hành (SRLH) nặng là 100 ca (27,70%), vùng SRLH vừa là 181 ca (50,14%), vùng SRLH nhẹ là 74 ca (20,5%) và vùng nguy cơ sốt rét quay trở lại là 6 ca (1,66%).

Đối tượng măc tập trung chủ yếu là đối tượng nam, tuổi từ 15 - 45, thường xuyên đi rừng, ngủ rẫy, giao lưu biên giới, chiếm trên 80% số ca mắc. Đặc biệt, đã ghi nhận nhiều trường hợp tái phát, tái nhiễm ngày càng gia tăng với năm 2017 là 8,58% (45/525 ca), năm 2018 là 11,58% (89/768 ca) và 6 tháng đầu năm 2019 là 15,99 % (55/344). Có 5 ca mắc hay bị nhiễm đi nhiễm lại đến 3 lần và 1 ca mắc đến 4 lần trong vòng 6 tháng (chưa có bằng chứng sinh học phân tử phân tích trên các gen để chẩn đoán là tái nhiễm/ nhiễm mới hay tái phát).

Trước tình hình ký sinh trùng sốt rét có nguy cơ kháng thuốc ngày càng tăng và nguy cơ lan rộng trên địa bàn toàn tỉnh và sang các tỉnh khác do diện giao lưu rộng giữa Đăk Lăk với các tỉnh khác như Khánh Hòa, Phú Yên, Gia Lai và Đăk Nông, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã triển khai các hoạt động giám sát hiệu lực thuốc sốt rét dihydroartemisinine-piperaquine (DHA-PPQ) và chloroquine (CQ) trong điều trị sốt rét lần lượt do P. falciparumP. vivax chưa biến chứng, hoặc phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới, Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam triển khai các nghiên cứu đánh giá về ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc và báo cáo số liệu sơ bộ về Bộ Y tế đề nghị sử dụng thuốc sốt rét mới để ngăn chặn ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc.

Theo chỉ đạo của Viện đầu ngành, hằng năm sẽ có 2 đợt trọng điểm bệnh sốt rét gia tăng. Đợt 1 vào khoảng thời gian tháng 4-6 và đợt 2 vào tháng 9-11, hai mùa này là cao điểm của bệnh sốt rét, thường gây ra nhiều ca sốt rét nếu không được phòng chống và kiểm soát tốt. Mặc dù ngành y tế đã triển khai nhiều biện pháp như truyền thông giáo dục sức khỏe, giám sát dịch tễ, vector sốt rét, ca bệnh sốt rét, thực hiện cấp phát võng, màn tẩm hóa chất có hiệu quả cao, kem xua muỗi cho các đối tượng đi rừng ngủ rẫy, giao lưu biên giới kịp thời.


Ts.Bs. OTso.SaToKo. Chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (người ngồi giữa -bên trái)
làm việc với Trung tâm Phòng chống Sốt rét-KST-CT Đăk Lắk về tình hình sốt rét và sốt rét kháng thuốc

Đặc biệt là hoạt động phun, tẩm hóa chất phòng chống véc tơ tại 7 huyện trọng điểm gồm Ea Kar, M’Đrắk, Ea’Hleo, Ea Súp, Buôn Đôn, Cư’ Mgar, Krông Năng tích cực và đúng thời điểm, nhưng sự phối hợp của các ban, ngành đoàn thể và hưởng ứng của người dân và cộng đồng chưa cao, riêng các điểm ở huyện Ea Kar người dân chưa hưởng ứng cao, tỷ lệ tẩm màn hóa chất chỉ đạt khoảng 60%.

Một số nguyên nhân có thể góp phần làm gia tăng số ca sốt rét tại địa phương đó là:

(1). Sự di biến động dân cư lớn nhưng không quản lý được, người dân đi đến các vùng SRLH nặng mắc SR trở về địa phương, do đi rừng, ngủ rẫy;

(2). Sự phục hồi của vector truyền bệnh, nhất là các vector chính qua điều tra côn trùng có vector chính tại vùng SRLH nhẹ mà trước đây không có;

(3). Người có nguy cơ SR chưa có biện pháp bảo vệ cá nhân tốt, ghi nhận tỷ lệ người bị SR nhiều lần (có trường hợp SR 3-4 lần/năm);

(4). Một số điểm thuận lợi cho vector phát triển như Vườn Quốc gia Yok Đôn, Khu bảo tồn Thiên nhiên Ea Sô, rất nhiều BNSR mắc khi đến khu vực này nhưng không thể can thiệp được.

(5). Kinh phí để phục vụ cho công tác phun, tẩm, kinh phí cho công tác truyền thông hầu như không có. Nhân lực hoạt động trong công tác phòng chống sốt rét thường xuyên thay đổi, vì hầu như cán bộ chuyên trách không tâm huyết với công tác này.


GS.TS. Trần Tịnh Hiền - Giám đốc lâm sàng Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng OUCRU tại Việt Nam làm việc
với tại Trạm Y tế xã Ea Sô, huyện EaKar, tỉnh Đăk Lắk về tình hình sốt rét kháng thuốc

Dự báo trong thời gian tới, nhất là các tháng cuối năm thì số ca mắc sốt rét sẽ tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt là ở các vùng sốt rét lưu hành. Đứng trước tình hình khó khăn như hiện nay, Trung tâm Phòng chống Sốt rét-KST-CT tỉnh đang triển khai đồng bộ các biện pháp: giám sát tỷ lệ sốt rét và quản lý tốt bệnh nhân mắc sốt rét; đẩy mạnh công tác phòng chống vec tơ, sắp tới trong tháng 8 tại bảy huyện trọng điểm để tiến hành phun, tẩm màn bằng hóa chất để phòng chống bệnh sốt rét. Bên cạnh sự vào cuộc của ngành y tế cần có sự phối hợp của chính quyền địa phương và đẩy mạnh truyền thông cho người dân cần nâng cao ý thức tự giác thực hiện hành vi phòng chống bệnh sốt rét. Chú trọng các đối với người thường xuyên đi rừng, ngủ rẫy, giao lưu biên giới, giao lưu dân cư với các tỉnh lân cận, cần sử dụng màn, võng, kem xua muỗi, sử dụng màn tẩm hóa chất do ngành y tế cấp. Khi có các triệu chứng mắc bệnh sốt rét phải tới cơ sở y tế gần nhất để khám xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng sốt rét và điều trị kịp thời.

Đặc biệt, với các dữ liệu nghiên cứu dựa trên chứng cứ qua:

-Nghiên cứu in vivo theo đề cương chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới thực hiện (2011-2018) của Viện Sốt rét-KST-CT TƯ, Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn cho thấy ký sinh trùng sốt rét P. falciparum giảm nhạy và kháng artemisinin và dẫn chất dihydroartemisinin tại ít nhất 6 tỉnh của Việt Nam gồm Bình Phước, Đăk Nông, Gia Lai, Quảng Nam, Khánh Hòa và Ninh Thuận. Trong đó, tại các điểm theo dõi liên tục của Gia Lai có tỷ lệ tồn tại ký sinh trùng ngày D3 tăng dần theo từng năm từ 2011-2016 là 11,3%; 22,8% và 24,3% như một chỉ điểm lâm sàng liên đới đến kháng thuốc;

-Nghiên cứu in vivo và sinh học phân tử của Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) phối hợp với Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn tại huyện Phú Thiện, Krông Pa, tỉnh Gia Lai thấy tỷ lệ tồn tại ký sinh trùng ngày D3 lên từ 11,3% lên 22,8% và 24,1%, nhiều ca bệnh có chỉ điểm phân tử kháng thuốc K13 và Plasmepsine 2/3 là 43%, trong đó đột biến quan trọng C580Y là 63%, thời gian làm sạch 50% dung khối ký sinh trùng trên 5,2 giờ 35%, một số ca tái xuất hiện lại ký sinh trùng trong vòng 42 ngày;

-Nghiên cứu về các chỉ điểm phân tử liên quan đến kháng thuốc trên các phân lập lâm sàng P. falciparum từ Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn phối hợp với Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) và Đơn vị Nghiên cứu Y học Hải quân Mỹ (NAMRU-2) từ năm 2017-2019 cho thấy tại tỉnh Đăk Lăk và Gia Lai cho thấy có chỉ điểm phân tử kháng artemisinine (đột biến gen K13 propeller) và kháng piperaquine (tăng bản sao Plasmepsine2/3 và đột biến ExoE415G) với tỷ lệ cao trên 50%, có nơi lên trên 75% có đồng thời cả hai loại đột biến này;

-Nghiên cứu đánh giá hiệu lực thuốc trên in vivo tại hai huyện Krông Năng và Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk (năm 2019) đến nay theo dõi 94 ca nhiễm P. falciparum theo dõi 42 ngày, có 68 ca theo dõi đến 42 ngày là 68, hiện kết quả vẫn đang tiếp tục theo dõi, tuy nhiên kết quả đã cho thấy tỷ lệ đáp ứng lâm sàng và ký sinh trùng đầy đủ (ACPR) chỉ có 23,5% (16/68), thất bại điều trị muộn là 76,5% (52/68). Dù chưa có số liệu phân tích PCR để phân biệt tái phát/ tái nhiễm, song tỷ lệ thất bại của thuốc DHA-PPQ trong điều trị bệnh nhân sốt rét chưa biến chứng trên in vivo rất cao (76,5%), đồng thời tỷ lệ ký sinh trùng ngày D3 cao trên 22%, thời gian sạch làm sạch 50% dung khối ký sinh trùng kéo dài hơn 5,2 giờ cao, đặc biệt số ca tái xuất hiện lại ký sinh trùng trong 42 ngày lên đến gần 60%;

Đối với các vùng có số ca mắc sốt rét cao, đặc biệt hai huyện trọng điểm Ea Kar và Krông Năng và có thể một số huyện khác trong tỉnh, Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn sẽ triển khai nghiên cứu đánh giá hiệu lực các phác đồ thuốc chống sốt rét có hiệu lực cao với ký sinh trùng sốt rét P. falciparum (đã nằm ttrong danh mục thuốc ưu tiên của Tổ chức Y tế thế giới 2015 và Bộ Y tế 2016, nhằm xác định các ứng viên thuốc mới để xử trí thay thuốc chống kháng.

Với mục tiêu và đang cùng với cả nước trong lộ trình tiến tới loại trừ sốt rét, hy vọng tỉnh Đắk Lắk sẽ hoàn thành mục tiêu không còn sốt rét vào năm 2028 mà Chính phủ đã cam kết với Tổ chức Y tế thế giới.

Ngày 01/08/2019
Tin, hình: Hoàng Hải Phúc
Giám đốc Trung tâm Phòng chống Sốt rét-KST-CT tỉnh Đăk Lăk
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích