Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 8 4 5 4
Số người đang truy cập
4 1 7
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Lấy mẫu xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét tại buôn Drang Phốk, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk. (Nguồn ảnh: Đình Thi, Báo Đại Đoàn kết)
Một số nét chính của diễn biến sốt rét trên toàn cầu và Việt Nam 2017-2018

Tình hình sốt rét trên toàn cầu 2017-2018

Báo cáo sốt rét toàn cầu (WHO, 2018) từ Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) vừa qua cung cấp số liệu cập nhật toàn diện về dữ liệu và xu hướng sốt rét từng khu vực và toàn cầu cho biết những năm qua có nhiều đầu tư về kinh phí, kỹ thuật vào chương trình Phòng chống và Loại trừ sốt rét (PC

Trong năm 2017, ước tính có khoảng 219 triệu ca SR xảy ra trên toàn thế giới, so với 239 triệu ca trong năm 2010 và 217 triệu ca trong năm 2016 [59]. Mặc dù số liệu biểu hiện so với năm 2010, thì trong năm 2017 có ít hơn khoảng 20 triệu ca nhưng diễn tiến tình hình sốt rét giai đoạn từ 2015-2017 cho thấy dường như không có sự tiến triển đáng kể nào trong việc giảm số ca SR toàn cầu được thực hiện trong khoảng thời gian này.


Hình 1.Tình hình sốt rét trên phạm vi toàn cầu. Nguồn: WHO, 2016

Hầu hết bệnh nhân sốt rét (BNSR) trong năm 2017 đều nằm trong khu vực châu Phi (92%), tiếp theo là các quốc gia khu vực Đông Nam Á (5%) và khu vực Đông Địa Trung Hải (2%), diễn tiến tiếp tục phức tạp trong năm 2017 và 2018 [17]. Tổng số 15 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Phi và Ấn Độ chiếm gần 80% gánh nặng toàn cầu. Năm quốc gia chiếm gần ½tất cả BNSR trên toàn cầu là Nigeria (25%), Congo (11%), Mozambique (5%), Ấn Độ (4%) và Uganda (4%). 10 quốc gia có gánh nặng SR cao nhất ở châu Phi báo cáo có sự gia tăng số BNSR vào năm 2017 so với năm 2016. Trong đó, Nigeria, Madagascar và Congo có sự gia tăng được ước tính cao nhất.

Ngược lại, Ấn Độ báo cáo ít hơn 3 triệu BNSR so với cùng kỳ, giảm 24% so với năm 2016. Rwanda đã ghi nhận giảm gánh nặng SR, với 430.000 BNSR và Ethiopia và Pakistan rõ rệt hơn 240.000 BNSR so với cùng kỳ. Tỷ lệ mắc mới giảm trong giai đoạn (2010-2017), từ 72 xuống còn 59 ca/1000 dân có nguy cơ, con số này thể hiện mức giảm 18% trong giai đoạn này, nhưng số ca/1000 dân số có nguy cơ vẫn ở mức 59 so với toàn cầu trong 3 năm [59].


Hình 2

Số liệu ở các nước Đông Nam Á tiếp tục cho thấy bệnh giảm từ 17 ca/1000 dân có nguy cơ trong năm 2010 xuống còn 7 vào năm 2017 (giảm 59%). Tất cả khu vực khác đều ghi nhận có ít tiến triển hoặc gia tăng tỷ lệ mắc. Khu vực châu Mỹ ghi nhận gia tăng BNSR, phần lớn là do việc lan truyền ở Brazil, Nicaragua và Venezuela. Tại châu Phi, tỷ lệ mắc mới vẫn duy trì ở 219 ca/ 1000 dân có nguy cơ.


Hình 3. Bản đồ phân bố các vùng đang tiến tới loại trừ sốt rét 2017-2018.Nguồn: WHO, 2018

P. falciparum là loài ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) phổ biến nhất trong khu vực châu Phi, chiếm 99,7% số BNSR ước tính vào năm 2017, cũng như trong khu vựcĐông Nam Á (62,8%), Đông Địa Trung Hải (69%) và Tây Thái Bình Dương (71,9%).Trong khi đó, loài P. vivax là KSTSR chủ yếu ở khu vực châu Mỹ, chiếm 74,1% số BNSR. Tuy nhiên, cơ cấu KSTSR này đến nay vẫn đang tiếp tục thay đổi theo từng quốc gia và vùng lãnh thổ.

Báo cáo năm 2018 gồm một phần về đánh giá tình trạng thiếu máu do SR, một tình trạng bệnh lý nếu không được điều trị,có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt là phụ nữ mang thai (PNMT) và trẻ em dưới 5 tuổi. Thiếu máu đã từng là một chỉ điểm quan trọng đo lường sự tiến bộ trong PCSR và tỷ lệ hiện mắc được dùng để đánh giá hiệu quả của các can thiệp.

Mặc dù tình trạng thiếu máu do hậu quả trực tiếp và gián tiếp của SR nhưng tỷ lệ thiếu máu trong các nhóm BNSR không được báo cáo liên tục như là một số đo về mức độ lan truyền và gánh nặng bệnh tật. Dữ liệu từ các cuộc điều tra hộ gia đình được tiến hành ở 16 quốc gia có gánh nặng cao tại châu Phi trong giai đoạn 2015-2017 cho thấy, trong số trẻ em trong độ tuổi dưới 5, tỷ lệ thiếu máu ở các mức độ khác nhau là 61%, thiếu máu nhẹ là 25%, thiếu máu vừa là 33% và thiếu máu nặng là 3% [45],[59]. Trong số trẻ em được xét nghiệm dương tính với KSTSR, tỷ lệ thiếu máu chung là 79%, thiếu máu nhẹ là 21%, thiếu máu vừa là 50% và thiếu máu nặng là 8%.


Hình 4

Năm 2017, ước tính có 435.000 ca TVSR trên toàn cầu so với 451.000 ca TVSR ước tính trong năm 2016 và 607.000 ca trong năm 2010. Trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm dễ bị tổn thương nhất liên quan SR. Trong năm 2017, trẻ em chiếm 61% (266.000 ca) trong số TVSR trên toàn cầu. Khu vực châu Phi chiếm 93% các trường hợp TVSR vào năm 2017.

Mặc dù châu Phi là nơi có số ca TVSR cao nhất vào năm 2017 và khu vực này cũng chiếm 88% số TVSR toàn cầu báo cáo vào năm 2017 (ít hơn 172.000 ca TVSR) so sánh với năm 2010. Gần 80% số ca TVSR toàn cầu trong năm 2017 tập trung ở 17 quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Phi và Ấn Độ, 7 trong số những nước này chiếm 53% tất cả ca tử vong toàn cầu gồm Nigeria (19%), Congo (11%), Burkina Faso (6%), Tanzania (5%), Sierra Leone (4%), Niger (4%), Ấn Độ (4%) [59].

Tất cả khu vực theo phân bố của TCYTTG ngoại trừ khu vực châu Mỹ ghi nhận sự sụt giảm số ca tử vong trong năm 2017 so với năm 2010. Sự sụt giảm lớn nhất xảy ra ở các khu vực Đông Nam Á (54%), Châu Phi (40%) và Đông Địa Trung Hải (10%). Mặc dù vậy, tỷ lệ giảm TVSR cũng chậm lại kể từ năm 2015, phản ánh lên các xu hướng ước tính về tỷ lệ mắc mới bệnh SR

Tình hình sốt rét tại Việt Nam năm 2017-2018

Tình hình sốt rét của Việt Nam hiện nay chỉ còn tập trung vào các khu vực miền Trung-Tây Nguyên và Nam Bộ-Lâm Đồng, các tỉnh phía Bắc có số mắc thấp hơn, chủ yếu là các ca ngoại lai từ nhóm dân di biến động và làm ăn tại các tỉnh có SRLH miền Trung-Tây Nguyên và Bình Phước, một số khác do lao động nước ngoài trở về nhưLào, Campuchia, Angola, Tanzania, Sudan, Nigeria.

Kết quả thực hiện PCSR và LTSR trên toàn quốc 12 tháng năm 2018 so sánh chỉ số SR với cùng kỳ năm 2017 cho thấy: Số BNSR toàn quốc giảm 18,3% (6.870/8.411), số KSTSR tăng 5,8% (4.813/4.548), tỷ lệ KSTSR/1.000 dân tăng 5,7%, số BNSR ác tính giảm 67,6% (12/37), số tử vong do SR giảm 5 ca (1/6) và không có dịch sốt rét xảy ra.

Bảng 1.1. Bệnh nhân st rétnăm 2018 so với cùng kỳ năm 2017 theo khu vực

TT

Khu vực

Năm 2018

Năm 2017

% tăng (+), giảm (-)

1

Miền núi phía Bắc

752

1.655

-54,56

2

Đồng bằng trung du Bắc bộ

592

1.040

-43,08

3

Khu IV cũ

579

971

-40,37

4

Ven biển miền Trung

962

1.079

-10,84

5

Tây Nguyên

2.538

2.060

23,20

6

Đông Nam Bộ

1.406

1.529

-8,04

7

Đồng bằng sông Cửu Long

41

77

-46,75

 

Toàn quốc

6.870

8.411

-18,32

Tiếp tục tập trung cao những vùng sốt rét lưu hành (SRLH) nặng, sốt rét kháng thuốc và các đối tượng nguy cơ cao, củng cố các yếu tố bền vững, ngăn chn sốt rét quay trở lại tiến tới LTSR. Số BNSR phân theo từng khu vực trong năm 2018 so với năm 2017 cho thấy Trừ khu vực Tây Nguyên, các khu vực khác đều có số BNSR giảm so với năm 2017. Đặc biệt, các khu vực miền núi phía Bắc, đồng bằng Trung du Bắc bộ, Khu IV cũ và Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long số BNSR giảm trên 40%.

Tây Nguyên là khu vực duy nhất có số BNSR gia tăng (23,2%) và đây là năm thứ 2 liên tiếp BNSR tăng ở khu vực này. Năm 2016 (1.440 ca), năm 2017 (2.060 ca), 2018 (2.538 ca).Năm 2017 tăng 43,1% (2.060/1.440) so với cùng kỳ 2016; năm 2018 tăng 23,20% (2.538/2.060) so với cùng kỳ 2017.Phân bố BNSR theo tháng toàn quốc năm 2018 so với năm 2017 và trung bình các tháng 5 năm 2013-2017 cho thấy sBNSR trong các tháng năm 2018 cao ở các tháng cuối năm (tháng 9 đến tháng 12) và các tháng đầu năm (tháng 1 đến tháng 3). BNSR giảm và duy trì mức 400-500 ca các tháng giữa năm (tháng 4 đến tháng 8) [2].

So với các tháng năm 2017, BNSR các tháng năm 2018 thấp hơn, các tháng năm 2017 thấp nhất 558 ca vào tháng 1, các tháng còn lại cao trên 600 ca và cao nhất vào tháng 12 năm 2017 với 1.043 ca. So với giai đoạn (2013-2017), số BNSR các tháng năm 2018 thấp hơn đáng kể, trung bình tháng giai đoạn (2013-2017) thấp ở các tháng 2 đến tháng 8, thấp nhất vào tháng 4 (1.287 ca) và cao nhất 10, 11, 12 và tháng 1 hàng năm (trên 1.700 ca).


Hình 5

Về diễn biến số BNSR và KSTSR giai đoạn (2009-2017) cho thấy số mắc giảm dần đều qua giai đoạn 10 năm (2009-2018) với số BNSR cao nhất là 60.867 ca, số lượng BNSR bắt đầu giảm từ năm 2010 (54.297) xuống còn 35.406 bệnh nhân năm 2013 và giảm dần qua các năm; năm 2018 BNSR là 6.870, giảm 88,71% so với năm 2009. Số KSTSR từ năm 2009 duy trì mức cao đến năm 2014 (16.130 ca, 15.752 ca) và giảm nhiều từ 2015-2016. Số KSTSR tăng liên tiếp trong 3 năm gần đây với năm 2016 (4.161 ca), năm 2017 (4.548 ca), 2018 (4.813 ca).

Số KSTSR năm 2018 giảm ở các khu vực, riêng Tây Nguyên tăng 27,18% so cùng kỳ năm 2017. Năm 2018, bệnh nhân có KST tăng ở 14 tỉnh Bắc Kạn tăng 1 ca (5/4), Hòa Bình tăng 2 ca (4/2), Hà Nội tăng 3 ca (16/13), Nghệ An tăng 8,33% (26/24). Khu vực miền Trung: Đà Nẵng tăng 3 ca (5/2), Thừa Thiên Huế tăng 8 ca (15/7), Phú Yên tăng 376,47% (324/68), Bình Định tăng 18,42% (45/38), Bình Thuận tăng 2 ca (102/100).

Khu vực Tây Nguyên có Gia Lai tăng 30,76% (1.101/842), Kon Tum tăng 26,42% (134/106), Đăk Lăk tăng 46,29% (768/525). Số lượng KSTSR 10 tỉnh cao nhất chiếm 89,03% tổng số KST toàn quốc (4.285/4.811) như Bình Phước 1.243 ca, Gia Lai 1.101 ca, Đắk Lắk 768 ca, Phú Yên 324 ca, Đăk Nông 218 ca, Lâm Đồng 175 ca, Kon Tum 134 ca, Khánh Hòa 125 ca, Bình Thuận 102 ca, Quảng Bình 95 ca. Trong đó, KSTSR tập trung chủ yếu ở 3 tỉnh chiếm 64,66% (3.112/4.813) là Bình Phước, Gia Lai và Đắk Lắk.

BNSR ác tính của toàn quốc năm 2018 giảm 25 ca so với cùng kỳ năm 2017 (12/37), khu vực miền Bắc (1 ca), ven biển miền Trung (5 ca), khu vực Tây Nguyên (3 ca), Đông Nam bộ (1 ca), Đồng bằng Cửu Long (2 ca). Các tỉnh có số BNSR ác tính cao nhất thuộc vùng SRLH nặng như Bình Phước, Gia Lai, Khánh Hòa.

Số BNSR tử vong hàng năm giai đoạn 2009-2011 ở ngưỡng cao (14-27 ca), cao nhất là năm 2009 với 27 ca. Trong 5 năm gần đây, số tử vong do SR ở ngưỡng dưới 6 ca (1-6 ca) do công tác phát hiện và điều trị đã được tăng cường, bên cạnh biện pháp can thiệp bằng phun tồn lưu và tẩm màn hóa chất cũng như việc cung cấp màn tẩm hóa chất tồn lưu dài đã được chú trọng ở các quần thể nguy cơ trong vùng SRLH. Số tử vong năm 2018 giảm 5 ca so với năm 2017 (1/6).

Bảng 1.2. Các tỉnh/ thành có số KSTSR cao nhất năm 2018 vàso với 2017

TT

Tỉnh

KSTSR

năm 2018

Tỷ lệ KSTSR/

1.000 dân

Tỷ lệ KSTSR/

1.000 dân số SRLH

KSTSR năm 2017

% KSTSR tăng (+), giảm (-)

1

Bình Phước

1.243

1,28

1,51

1.352

-8,06

2

Gia Lai

1.101

0,76

1,13

842

+30,76

3

Đắk Lắk

768

0,40

0,52

525

+46,29

4

Phú Yên

324

0,34

1,03

68

+376,47

5

Đắk Nông

218

0,36

0,40

262

-16,79

6

Lâm Đồng

175

0,14

0,26

149

+17,45

7

Kon Tum

134

0,23

0,31

106

+26,42

8

Khánh Hoà

125

0,10

0,65

144

-13,19

9

Bình Thuận

102

0,08

0,15

100

+2,00

10

Quảng Bình

95

0,10

0,23

122

-22,13

Hai tỉnh có KSTSR cao nhất là Bình Phước và Gia Lai, có 6 tỉnh tăng KSTSR so với cùng kỳ năm 2017 như Gia Lai tăng 30,76%, Đăk Lăk tăng 46,29%, Phú Yên tăng 376,47%, Lâm Đồng tăng 17,45%, Kon Tum tăng 26,42%, Bình Thuận tăng 2%. Số lượng KSTSR năm 2018 cao nhất ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Đây cũng là nơi có 3 tỉnh có KSTSR cao nhất trong toàn quốc Bình Phước, Gia Lai và Đắk Lắk. Số lượng KSTSR khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ chiếm 77,93% (3.751/4.813) so với tổng số KSTSR cả nước.

Điểm đặc biệt cần lưu ý là số BNSR từ năm 2017-2018 cao nhất ở các tỉnh Tây Nguyên có liên quan trên nhóm dân nguy cơ cao như đi rừng, ngủ rẫy và có liên quan công việc dài ngày trong rừng để lấy mật o­ng, phong lan, lấy gỗ, thu hoạch theo vào mùa vụ của từng vùng ở vùng giáp ranh giữa 3 tỉnh Phú Yên, Đăk Lăk và Gia Lai (vùng giao thoa giữa rừng quốc gia Yok Đôn) [2]. Năm 2018, cả nước có 4.813 bệnh nhân có KSTSR, trong đó P. falciparum chiếm 61,62%, P. vivax chiếm 36%, nhiễm phối hợp chiếm 2%. Cơ cấu KSTSR trong năm 2018 có sự khác nhau giữa các khu vực: Khu vực miền Bắc có 104 KSTSR, trong đó có 61 KST P. falciparum chiếm 58,65%; 38 KST P. vivax chiếm 36,54%; 2 ca P. malariae chiếm 1,92%, 2 ca P. ovale chiếm 1,92%, 1 KST phối hợp chiếm 0,96%. Khu vực miền Trung và Tây Nguyên có 3.315 KSTSR, trong đó: 2.103 ca P. falciparum chiếm 63,44%; 1.181 ca P. vivax chiếm 35,63%; 7 ca P. malariae chiếm 0,21%, 24 KST phối hợp chiếm 0,72%. 

Khu vực miền Nam có 1.394 ca KSTSR, trong đó có 802 ca P. falciparum chiếm 57,53%; 532 ca P. vivax chiếm 38,16%, 2 ca P. malariae chiếm 0,14%, 58 ca nhiễm phối hợp chiếm 4,16%. Tỷ lệ P. falciparum cao (58-63%) ở tất cả khu vực, do một số yếu tố như việc quản lý bệnh nhân trên các đối tượng di biến động gặp khó khăn và sốt rét kháng thuốc việc điều trị gặp khó khăn vì hiện chưa có thuốc thay thế.

Diễn biến KSTSR năm 2018: KSTSR tăng vào tháng 2 (465 ca) sau đó giảm dần đến tháng 6 (195 ca) giống chu kỳ năm 2017. KSTSR những tháng cuối năm tăng đến tháng 11 (645 ca), tuy nhiên giảm mạnh vào tháng 12, đây là diễn biến khác biệt so với những năm trước đây. KSTSR năm 2018 ở mức cao hơn so với 2017. Số KSTSR trung bình các tháng năm 2018 thấp hơn các tháng giai đoạn 2013-2017. Diễn biến khác biệt: tăng cao ở tháng 2 và giảm thấp ở tháng 12 so với giai đoạn 5 năm trước 2013-2017.

Bảng 1.3. Phân bố ký sinh trùng sốt rét nội địa theo khu vực

TT

Khu vực

KSTSR

Nội địa

Tỷ lệ (%)

1

Miền núi phía Bắc

24

18

75

2

Đồng bằng trung du Bắc Bộ

19

0

0

3

Khu IV cũ

61

0

0

4

Ven biển miền Trung

919

331

36

5

Tây Nguyên

2.396

1685

70,3

6

Đông Nam Bộ

1.355

1089

80,4

7

Đồng bằng Sông Cửu Long

39

9

23,1

 

Toàn quốc

4.813

3.132

65,10

KSTSR chủ yếu là tại nội địa với 3.132 ca chiếm 65% trong tổng số KSTSR toàn quốc. Khu vực miền Trung có tỷ lệ lây truyền tại chỗ thấp chỉ 36%. Khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có tỷ lệ cao 70-80% ca KSTSR lây truyền tại chỗ.

Toàn quốc ghi nhận 4.813 ca có KSTSR, trong đó có 392 ca ngoại lai từ châu Phi, Lào và Campuchia, chiếm 8,15% trong tổng số KSTSR toàn quốc. Các tỉnh có KSTSR ngoại lai như Bình Phước (212 ca), Gia Lai (197 ca), Quảng Bình (69 ca), Đăk Lăk (51 ca), Quảng Trị (43 ca). KSTSR ngoại lai từ nước ngoài chủ yếu từ Angola (Châu Phi), Lào và Campuchia.

KSTSR ngoại lai từ Châu Phi năm 2018 có 43 ca, phân bố ở các tỉnh, thành Hà Nội (14 ca), Nghệ An (12 ca), Hà Tĩnh (9 ca), Thái Nguyên (2 ca), Quảng Ninh (2 ca), Bắc Ninh (2 ca), Thanh Hóa (1 ca), Tiền Giang (1 ca). KSTSR ngoại lai từ Lào: 104 ca, phân bố ở các tỉnh: Quảng Bình (40 ca), Quảng Trị (37 ca), Nghệ An (5 ca), Hà Tĩnh (4 ca), Thừa Thiên-Huế (8 ca), Kon Tum (3 ca), TP. Đà Nẵng (1 ca), An Giang (1 ca). KSTSR ngoại lai từ Campuchia 245 ca, phân bố ở các tỉnh: Bình Phước (197 ca), Tây Ninh (12 ca), Gia Lai (7 ca), Hà Tĩnh (7 ca), Đăk Lăk (5 ca), Quảng Bình (3 ca), Nghệ An (3 ca), TP. Đà Nẵng (2 ca), Vĩnh Long (2 ca), Thanh Hóa (1 ca), Đồng Tháp (1 ca).

Bảng 1.4. Các tỉnh có ký sinh trùng sốt rét ngoại lai năm 2018

TT

Tỉnh

Tổng KSTSR

KST ngoại lai

Châu Phi

Lào

Campuchia

Trong nước

1

Bình Phước

1.243

212

0

0

197

15

2

Gia Lai

1.101

197

0

0

8

189

3

Quảng Bình

95

69

0

40

3

26

4

Đắk Lắk

768

51

0

0

5

46

5

Quảng Trị

93

43

0

37

0

6

6

Nghệ An

26

26

12

5

3

6

7

Hà Tĩnh

26

26

9

4

7

6

8

Hà Nội

16

16

14

0

0

2

9

Tây Ninh

42

14

0

0

12

2

10

Thừa T Huế

15

11

0

8

0

1

11

Thanh Hoá

9

9

1

1

1

6

12

Kon Tum

134

7

0

3

0

4

 

Tổng

3.568

681

36

98

236

309

Diễn biến sốt rét toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng có thể thay đổ hàng năm về diện mạo ca bệnh, ký sinh trùng sốt rét, người lành mang ký sinh trùng không có triệu chứng như một ổ chứa tiềm tàng và nguy hiểm trong cộng đồng nếu chúng ta không đánh giá một cách triệt để bài bản thì khó có thể loại trừ ổ chứa như thế và cứi thế tiếp tục lan truyền bệnh sốt rét trong cộng đồng. Ngoài ra, kháng thuốc và kháng hóa chất do KSTSR và muỗi sốt rét cũng như biện pháp và phương cách khó kiểm soát các nhóm dân có nguy cơ cao mắc sốt rét như nhóm dân di biến động, giao lưu biên giới, đi rừng, ngủ rẫy và ở lại dài ngày trong khu vực rừng có lưu hành sốt rét, đây có thể tiếp tục là rào cản

Ngày 05/04/2019
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích