Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 5 9 2 2
Số người đang truy cập
3
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại hai tỉnh Bình Định và Phú Yên năm 2018

Thực hiện Quyết định số 3468/QĐ-BYT ngày 07/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập 08 đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại các tỉnh/thành phố trọng điểm năm 2018, Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn đã thành lập đoàn kiểm tra số 07 giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết tại hai tỉnh Bình Định và Phú Yên trong 2 ngày (21-22/6/2018).

Tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống SXH tại Bình Định

Tình hình dịch bệnh SXH tại Bình Định

Tính đến ngày 15/6/2018, toàn tỉnh Bình Định ghi nhận 687 ca bệnh SXH, với 26 ổ dịch và không có ca tử vong. Ca bệnh phân bố ở 11 huyện/thành phố trong đó Quy Nhơn 309 ca, Tuy Phước 79 ca, Hoài Nhơn 79 ca, An Nhơn 66 ca, Phù cát 52 ca, Hoài Ân 37 ca, Tây Sươn 27 ca, Phù Mỹ 25 ca, Vân Canh 7 ca, Vĩnh Thạnh 6 ca và An Lão chưa ghi nhận ca bệnh. So với cùng kỳ năm 2017 số ca mắc giảm 177 ca (25,76%), số ổ dịch giảm 27 ổ dịch.

Diễn biến ca bệnh SXHD theo tuần năm 2018 so với 2017 như sau: từ tuần 1 đến tuần 5/2018 ca bệnh cao hơn so với năm 2017; từ tuần 6 đến tuần 23 ca bệnh thấp hơn nhưng vẫn còn ở mức cao.

Từ đầu năm đến nay, tổng cộng có 89 mẫu được xét nghiệm ELISA thì có 50 mẫu dương tính chiếm 56,2%. Phân lập 9 mẫu thì có 4 mẫu dương tính với D2 (Quy Nhơn 2, Phù Cát 1 và Hoài Nhơn 1).

Trong thời gian đến nhất là vào tháng 7 đến tháng 8 đây là đỉnh dịch thứ nhất trong năm, tình hình SXH trên địa bàn tỉnh sẽ gia tăng trở lại và dự báo sẽ tiếp tục tăng vào các tháng cuối năm khi có nhiều yếu tố thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát, đặc biệt là lượng mưa, độ ẩm tăng cao là điều kiện thuận lợi cho muỗi SXH phát triển.

Công tác phòng, chống dịch SXH tại Bình Định

Công tác chỉ đạo phòng, chống dịch SXH

Để chủ động phòng, chống dịch SXH, UBND tỉnh Bình Định và Sở Y tế đã ra nhiều văn bản chỉ đạo các ban ngành, địa phương trong việc phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh.


Đoàn công tác của Bộ Y tế làm việc tại Sở Y tế Bình Định

Các hoạt động chuyên môn

Công tác giám sát dịch bệnh SXH, kiểm tra công tác phòng chống dịch.

Ngành y tế đã tăng cường công tác giám sát dịch bệnh SXH chủ động, giám sát định kỳ hàng ngày, tuần tại tất cả các cơ sở điều trị, tại cộng đồng. Chủ động giám sát các ổ dịch SXH cũ, các điểm có yếu tố nguy cơ nhằm ngăn chặn bùng phát dịch bệnh tại các xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Sở Y tế đã chỉ đạo trung tâm YTDP giám sát và phản hồi các bệnh nhân vượt tuyến tại các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện trung ương, quân đội đóng trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức giám sát hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi chủ động tại các xã phường có nguy cơ cao và chủ động xử lý những điểm có chỉ số côn trùng tăng cao.

Trung tâm YTDP tỉnh phối hợp với Viện SR-KST-CT Quy Nhơn giám sát véc tơ và triển khai thí điểm “Đánh giá hiệu quả phòng chống véc tơ SXH bằng kỹ thuật phun mù nóng và phun ULV với hóa chất Permethrine 50EC” tại huyện Vân Canh.

Ngành y tế đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc liên quan phân công cán bộ trực dịch 24/24 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi và triển khai hoạt động phòng chống dịch xuống các địa phương trên địa bàn tỉnh. Hoạt động xử lý ổ dịch: Đã phát hiện và xử lý 26 ổ dịch SXH ở huyện/thị xã/thành phố đạt tỷ lệ 100%.

Công tác tập huấn và đào tạo

Sở Y tế đã triễn khai các văn bản hướng dẫn công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh, chẩn đoán, điều trị bệnh do SXH cho các đơn vị trực thuộc. Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh thường xuyên tập huấn, nâng cao năng lực trong chẩn đoán, điều trị bệnh SXH; tập huấn công tác báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm theo thông tư 54/2015/TT-BYT của Bộ Y tế.

Công tác truyền thông

Đã chủ động in ấn tờ rơi cung cấp cho các cơ sở y tế kịp thời. Triển khai nhiều hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức các chiến dịch truyền thông trực tiếp. Bên cạnh các website của Ngành y tế thì Sở Y tế cũng đã phối hợp với Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bình Định tăng cường công tác truyền thông phòng chống SXH cho cộng đồng.

Công tác thu dung, điều trị

Các cơ sở điều trị có kế hoạch tăng cương năng lực (nhân lực, trang thiết bị, hóa chất) trong thu dung, điều trị bệnh nhân SXH. Cập nhật, tập huấn phác đồ, chẩn đoán, điều trị bệnh SXHD cho nhân viên y tế; tổ chức giao ban, chỉ đạo tuyến để tăng cường năng lực khám, chẩn đoàn, điều trị bệnh nhân SXH cho tuyến dưới. Tổ chức tốt khâu tiếp nhận, phân loại bệnh nhân. Đảm bảo đủ thuốc, trang thiết bị vật tư y tế phục vụ công tác điều trị khi có dịch xảy ra. Tuy nhiên tại Bệnh viện đa khoa tỉnh chưa có hóa chất NS1 sử dụng trong chẩn đoán sớm bệnh SXH.


Đoàn công tác của Bộ Y tế làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Bình Định

Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã điều trị chuyên sâu về SXHD và điều trị đến cùng nên không có trường hợp vào chuyển viện lên tuyến trên.


Điều tra các chỉ số véc tơ SXHD ở thực địa




Các ổ bọ gậy thường thấy tại thực địa

Kết quả điều tra thực địa tại phường Nhơn Bình thành phố Quy Nhơn

Tính từ đầu năm đến 20/6/2018, Tp. Quy nhơn ghi nhận 315 ca SXHD, phân bố ở 20/21 phường/xã, 4 ca SXH nặng với 13 ổ dịch và không có ca tử vong. Trong đó, phường Nhơn Bình ghi nhận 38 ca SXHD tăng 35 ca so với cùng kỳ năm 2017. Tình hình bệnh nhân và ổ dịch SXH ở thành phố Quy Nhơn cũng như phường Nhơn Bình đều tăng cao ở tháng 01 đến tháng 02 số ca mắc có giảm.

Trung tâm y tế thành phố và các trạm y tế xã/phường được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền các cấp, đã triển khai tích cực các hoạt động phòng chống dịch bệnh SXH trên địa bàn.

Kết quả điều tra các chỉ số véc tơ SXH tại phường Nhơn Bình cho thấy: DI: 0,57 (con/nhà), AHI: 33,3%, CI: 21,5%, BI: 47, HI: 33,3%, PI: 12,5 (con/nhà). DCCN có bọ gậy gồm chum vại (14,3%), xô thùng (42,91%), lọ hoa (14,3%), Phế thải 14,3%, lốp xe 7,1% và dụng cụ vệ sinh 7,1%.

Một số thuận lợi, khó khăn trong phòng, chống SXHD tại Bình Định

Thuận lợi

UBND tỉnh và các cấp quan tâm tạo điều kiện thuận lợi, ban hành các văn bản chỉ đạo và sớm cấp kinh phí ngay từ đầu năm; sự phối hợp giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể trong việc triển khai các biện pháp phòng chống SXH.

Ngành y tế tổ chức kịp thời và đầy đủ các hoạt động phòng chống dịch bệnh. Có kế hoạch triển khai phòng chống chủ động SXH và phương án đáp ứng dịch bệnh nếu xảy ra.

Khó khăn

- Ý thức tự kiểm tra và loại trừ ổ chứa lăng quăng bọ gậy của của người dân còn hạn chế, trong khi đó ổ chứa nước có bọ gậy đa dạng gây khó khăn trong quá trình xử lý. Đặc biệt dụng cụ chứa nước ngoài nhà nhiều nên khi gặp trời mưa sẽ tạo ra nhiều ổ chứa nước, điều này sẽ làm cho chỉ số bọ gậy tăng. Một số hộ dân chưa hợp tác tốt với y tế khi tổ chức phun hóa chất diệt muỗi (không mở cửa khi tổ chức phun hóa chất).

- Hiện nay thời tiết diễn biến bất thường đó những những ngày nắng thì xen kẽcó một vài ngày mưa là điều kiện thuận lợi cho muỗi SXH phát triển làm gia tăng khả năng lây lan dịch bệnh.

- Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác phòng, chống dịch, còn coi đó là nhiệm vụ của y tế, chưa chủ động hỗ trợ kinh phí để tổ chức diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi.

- Một số địa phương triển khai các hoạt động diệt bọ gậy lăng quăng chưa thật sự hiệu quả, cụ thể tại phường Nhơn Bình thành phố Quy Nhơn khi Đoàn kiểm tra giám sát thì chỉ số BI : 47 vượt ngưỡng nguy cơ cao theo Quy định. Điều này một lần nữa cho thấy công tác phòng chống véc tơ tại phương Nhơn Bình chưa tốt.

Tình hình dịch bệnh và phòng chống SXH tại Phú Yên

Tình hình dịch bệnh SXHD tại Phú Yên

Tính đến tuần thứ 23 năm 2018, toàn tỉnh Phú Yên ghi nhận 13 ổ dịch với 350 ca mắc trong đó có 02 ca nặng (trên 15 tuổi ở TX Sông Cầu) và không có ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2017, số mắc giảm 30,6% nhưng so với số ca mắc giai đoạn 2011-2015 thì số ca mắc năm 2018 vẫn cao hơn. Số ca mắc ghi nhận tại 9/9 huyện/thành phố. Trong đó huyện Phú Hòa có số ca mắc cao nhất (99 ca), huyện Sơn Hòa có ca mắc tăng nhiều nhất (tăng 280% so với năm 2017) và huyện Tuy An có ca mắc thấp nhất (giảm 78,5% so năm 2017).

Số ca mắc ghi nhận cao nhất vào tháng 1/2018 (100 ca) sau đó giảm dần nhưng đến tháng 5/2018 số ca mắc tăng cao trở lại với 78 ca. Mặc dù số mắc chung toàn tỉnh có giảm so với cùng kỳ nhưng khi phân tích từng xã thì một số xã tăng cao. Cụ thể số ca mắc tại huyện Tây Hòa năm 2018 giảm so với cùng kỳ năm 2017, tuy nhiên một số xã tại huyện Tây Hòa lại tăng cao, cụ thể tại xã Hòa Mỹ Đông ghi nhận 31 ca tăng 22 ca so với cùng kỳ năm 2017.

Kết quả giám sát huyết thanh – virus: Số mẫu xét nghiệm Mac-Elisa là 29 mẫu chiếm 8,9% (đạt chỉ tiêu đề ra). Trong số 29 mẫu xét nghiệm thì có 6 mẫu dương tính chiếm 20,7%.

Cũng giống như tỉnh Bình Định, trong thời gian đến nhất là vào tháng 7 đến tháng 8 đây là đỉnh dịch thứ nhất trong năm, tình hình SXH trên địa bàn tỉnh Phú Yên sẽ gia tăng trở lại và dự báo sẽ tiếp tục tăng vào các tháng đến nhất là vào tháng 7 và tháng 8/2018 khi có nhiều yếu tố cho dịch bệnh bùng phát, đặc biệt là có những cơn mưa trái mùa làm gia tăng các ổ chứa nước, tăng độ ẩm là điều kiện thuận lợi cho muỗi SXH phát triển.

Công tác phòng, chống dịch SXH tại Phú Yên

Công tác chỉ đạo phòng, chống dịch SXH

Để chủ động phòng, chống dịch SXHD, UBND tỉnh Phú Yên, Sở Y tế đã ra nhiều văn bản chỉ đạo các ban ngành, địa phương trong việc phòng, chống dịch trên địa bàn.


Đoàn Bộ Y tế làm việc tài Sở Y tế tỉnh Phú Yên

Các hoạt động chuyên môn

Công tác giám sát dịch bệnh SXH, kiểm tra công tác phòng chống dịch.

TTYTDP tỉnh triển khai điều tra, giám sát véc tơ SXHD hàng tháng ở các xã trọng điểm và xã chứng. Tổ chức lồng ghép giám sát véc tơ hằng tháng cùng với nội dung kiểm tra, đánh giá hoạt động của cộng tác viên.

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã chỉ đạo Trung tâm Y tế các huyện/Tx/Tp tăng cường công tác giám sát ca bệnh ở Bệnh viện huyện/Tx/Tp và cộng đồng.

Hoạt động xử lý ổ dịch: Ngành y tế khoanh vùng ổ dịch, xử lý kịp thời ổ dịch một cách triệt để, khống chế không để dịch lan rộng theo đúng qui định của Bộ Y tế (trước 48 giờ) và 100% ổ dịch đã được xử lý. Toàn tỉnh có 13 ổ dịch đã được xác minh thông báo kịp thời, xử lý diệt bọ gậy và phun hóa chất theo qui định của Bộ Y tế.

Công tác tổng vệ sinh diệt bọ gậy và phun hóa chất chủ động lần 1 đã triển khai ở một số huyện. Tổng số hóa chất đã sử dụng: 195 lít (phun ổ dịch và chủ động).

Tăng cường công tác giám sát bệnh nhân SXHD ở Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh thường xuyên hàng tuần (3-4 ngày/tuần) và ở các Bệnh viện huyện/Tx/Tp. Phản hồi kịp thời cho các địa phương có bệnh nhân biết để giám sát ở cộng đồng và xử lý kịp thời.

Công tác khám chữa bệnh của các Trạm y tế, bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh triển khai kịp thời về mọi mặt: chuẩn bị đầy đủ thuốc men, trang thiết bị để xử lý điều trị kịp thời bệnh nhân SXHD. Đồng thời làm test nhanh, lấy mẫu xét nghiệm Mac-Eliza và phân lập vi rút. Trung tâm Y tế các huyện/tx/Tp đã phối hợp với Bệnh viện tổ chức tập huấn về giám sát, chẩn đoán và điều trị SXHD; Cử cán bộ tham dự các lớp tập huấn về phòng, chống dịch bệnh của tuyến trên tổ chức.

Công tác tập huấn và đào tạo

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh triển khai các văn bản hướng dẫn công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh SXH cho các địa phương. Ngoài ra một số ca bộ chuyên trách tham gia tập huấn do Viện Pasteur Nha trang tổ chức

Công tác truyền thông

Đã chủ động in ấn tờ rơi cung cấp cho các cơ sở y tế kịp thời. Triển khai nhiều hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức các chiến dịch truyền thông trực tiếp.

Công tác thu dung, điều trị

Các cơ sở điều trị có kế hoạch tăng cường năng lực (nhân lực, trang thiết bị, hóa chất) trong thu dung, điều trị bệnh nhân SXH với mục tiêu để không có ca tử vong xảy ra. Bệnh viện có kế hoạch tập huấn phác đồ, chẩn đoán, điều trị bệnh SXHD cho nhân viên y tế; tổ chức giao ban, chỉ đạo tuyến để tăng cường năng lực khám, chẩn đoàn, điều trị bệnh nhân SXH cho tuyến dưới.


Đoàn công tác làm việc tại Sở Y tế Phú Yên.

Kết quả điều tra thực địa tại xã Hòa Mỹ Đông huyện Tây Hòa

Tính từ đầu năm đến 20/6/2018, huyện Tây Hòa ghi nhận 107 ca SXHD, phân bố ở tất cả các xã/thị trấn. Trong đó xã Hòa Mỹ Đông ghi nhận số ca mắc cao nhất với 32 ca (tăng 22 ca so với năm 2017).

Trung tâm Y tế đã điều tra véc tơ SXH tại xã Hòa Mỹ Đông hàng tháng và đã triển khai chiến dịch diệt bọ gậy và phun hóa chất chủ động lần 1 tại các xã/thị trấn có nguy cơ bùng phát dịch SXH.

Trung tâm Y tế huyện Tây Hòa đã xử lý 6 ổ dịch SXH tại 5 xã/thị trấn tăng 01 ổ dịch so với cùng kỳ năm 2017. Các ổ dịch đã được xử lý kịp thời trong vòng 48 giờ kể từ khi thông báo ổ dịch.

Các đợt điều tra véc tơ SXH cho thấy, chỉ số DI từ tháng 1/2018 đến tháng 4/2018 thấp nhưng đến tháng 5/2018 chỉ số DI: 0,5 con/nhà đạt ngưỡng nguy cơ cao theo quy định Bộ Y tế. Như vậy, chỉ số DI tăng cùng với đó là số ca mắc tăng cao từ tháng 5/2018.

Kết quả điều tra các chỉ số véc tơ SXH tại xã Hòa Mỹ Đông cho thấy: DI: 0,17 (con/nhà), AHI: 10%, CI: 6,2%, BI: 17, HI: 13,3%, PI: 5,5 (con/nhà). DCCN có bọ gậy gồm xô thùng, máng nước gia cầm, phuy và dụng cụ vệ sinh.

Điểm điều tra côn trùng này là khu vực có nhiều ca mắc nhất và vào ngày 16/6/2018 Trung tâm Y tế huyện phối hợp với Trạm Y tế, các ban ngành đoàn thể thôn đã tiến hành vệ sinh môi trường diệt bọ gậy lăng quăng. Như vậy, qua kết quả kiểm tra của đoàn công tác cho thấy, chiến dịch vệ sinh môi trường đã yêu cầu do các chỉ số điều tra thấp dưới ngưỡng nguy cơ, chính điều này đã làm cho tình hình dịch bệnh đến ngày 22/6/2018 ổn định và chưa ghi nhận ca mắc mới.

Một số thuận lợi, khó khăn trong phòng, chống SXHD

Thuận lợi

Nhờ sự chỉ đạo của UBND các cấp và ngành Y tế Phú Yên đã tập trung tăng cường chỉ đạo công tác điều tra, giám sát bệnh nhân, véc tơ truyền bệnh, lấy máu xét nghiệm, và xử lý ổ dịch SXHD đúng theo quy định, điều trị kịp thời những bệnh nhân SXHD. UBND tỉnh đã hỗ trợ kinh phí cho hoạt động tổng vệ sinh DBG và PHC chủ động ở các xã trọng điểm.

Khó khăn

Thời tiết mưa nắng xen kẽ, người dân có thói quen chứa nước để dùng nên tạo thuận lợi cho muỗi đẻ trứng và vẫn còn thờ ơ trong công tác tổng vệ sinh DBG chủ động, tạo điều kiện côn trùng truyền bệnh SXHD phát triển.

Công tác diệt bọ gậy, lăng quăng triển khai chưa triệt để và thiếu sự tham gia, phối hợp của các ban ngành, đoàn thể và người dân.

Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền các cấp với ngành y tế địa phương dẫn đến hiệu quả các chiến dịch chưa cao. Công tác tham mưu của một số Trạm y tế với UBND xã chưa cao, do vậy mà chưa huy động tốt các ban ngành khác tham gia.

Đội ngũ y bác sĩ tại các bệnh viện nhất là Bệnh viện Sản-Nhi còn thiếu, do vậy khi số ca mắc tăng cao nguồn nhân lực sẽ không đáp ứng đủ. Cũng như không có đơn nguyên về điều trị SXH.

Kiến nghị của đoàn công tác

Đề nghị UBND các tỉnh tiếp tục chỉ đạo ngành Y tế và UBND các huyện/thị xã/thành phố trên địa bàn tỉnh tập trung nguồn lực cho phòng chống bệnh SXH; các ban ngành, đoàn thể và người dân hỗ trợ, hợp tác phối hợp với ngành y tế sớm triển khai các kế hoạch, biện pháp phòng chống chủ động SXH trước khi dịch bệnh gia tăng vào tháng 7 và tháng 8 cũng như những tháng cuối năm. Đặc biệt chủ trọng vào những thời điểm có nguy cơ bùng phát dịch như sau mỗi trận mưa, trước đỉnh dịch cũng như vào những tuần có số mắc tăng cao.

Các Sở Y tế chỉ đạo cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và các bệnh viện chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc, kinh phí cho phòng chống dịch. Trung tâm y tế dự phòng tỉnh cần thành lập các đoàn công tác phối hợp với y tế địa phương triển khai ngay vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy/lăng quăng, nhất là tại các điểm có số ca mắc tăng cao, các ổ dịch cũ.

Đa dạng các hình thức truyền thông tại các cộng đồng dân cư khác nhau để tăng thêm tính hiểu quả của biện pháp truyền thông. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và các Trung tâm Y tế huyện/thị/thành phố tăng cường truyền thông trên truyền hình, đài phát thanh địa phương cho người dân vệ sinh môi trường, lật đổ dụng cụ chứa nước không cần thiết quanh nhà, diệt lăng quăng/ bọ gậy.

Các Viện, Bệnh viện khu vực tăng cường tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, hỗ trợ giám sát dịch bệnh cho các địa phương trong phòng chống véc tơ cũng như đáp ứng phòng chống dịch.

Ngày 01/07/2018
TS.Nguyễn Xuân Quang, ThS.Đỗ Văn Nguyên  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích