Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 2 9 2 7
Số người đang truy cập
3 9
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Một số điểm lưu ý trong chẩn đoán và điều trị sốt rét hiện nay tại các tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên

Xu hướng sốt rét giảm thấp về số ca xác định, số ca sốt rét ác tính và tử vong do sốt rét nên có thể ít khi đối mặt với ca bệnh sốt rét ở cả bác sỹ điều trị và xét nghiệm viên sốt rét cũng óc thể xảy ra sai, sót và xử trí chưa phù hợp với từng ca bệnh.

Qua thực tế công tác giám sát chất lượng phát hiện, chẩn đoán, điều trị và quản lý ca bệnh từ tuyến xã đến tuyến trung ương và triển khai nghiên cứu thực địa với các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng và đánh giá hiệu quả thuốc cho thấy có một số vấn đề liên quan đến sốt rét cần lưu ý:

1.Cần xem xét kết quả xét nghiệm qPCR hay ultra PCR trong bối cảnh sốt rét giảm thấp và dưới ngưỡng phát hiện Kính hiển vi (KHV) và test chẩn đoán nhanh và vấn đề đặt ra là làm thế nào kiểm chứng sự thật tồn tại KSTSR trong cộng đồng!

2.Phân bổ test chẩn đoán nhanh (RDTs) giúp hỗ trợ và chẩn đoán sốt rét sao cho thuận tiện và tiện ích trong chẩn đoán ca bệnh tại CSYT của mình, có thể làm lại thêm lần nữa nếu có dấu hiệu test RDTs bị hỏng hoặc nghi ngờ kết quả test không thống nhất, chứ không máy móc chỉ làm một lần mà kết luận ngay là không nên;

3.Hình ảnh siêu âm và X-quang của các ca OAP và viêm phổi lan tỏa trong sốt rét ác tính có thể lúc mới vào viện và sau khi điều trị sẽ có khác nhau về hình ảnh? Cần hội chẩn đa khoa phòng để xử trí ca bệnh phù hợp nhất;

4.Lập biên bản kiểm thảo tử vong để rút kinh nghiệm và chỉ đạo tuyến dưới khi có có tử vong có liên quan đến sốt rét hoặc ca SRAT do đển tuyến dưới muộn và xử trí chưa kịp thời;

 
Sử dụng song song cả kính hiển vi và test nhanh RDTs để làm thế nào giảm số ca và tỷ lệ sốt rét lâm sàng (SRLS) vì hiện nay một số đơn vị còn quá cao, nhưng không vì thế mà lạm dụng dùng test RDTs quá cao là không cần thiết. Nếu cứ lạm dụng test nhanh thì xét nghiệm viên sẽ quên hình ảnh hình thái học của các ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) cũng như các thể, chưa nói đến nhầm với hình thái của các vật thể giả KSTSR rất nguy hiểm cho bệnh nhân;

5.Ghi nhận kết quả và chẩn đoán lúc vào viện, lúc trong điều trị và lúc ra viện cần thống nhất cho đúng vì nhiều bệnh viện đã thống kê con số này từ tổng hợp các bệnh án ra viện sai rất nhiều;

6.Số liệu thống kê báo nên thống nhất giữa các khoa phòng (khoa khám bệnh, cấp cứu lưu, cấp cứu hồi sức, truyền nhiễm hay khoa nhiệt đới và phòng kế hoạch tổng hợp) để tránh số liệu báo cáo sai lệch quá lớn giữa các tuyến đã từng xảy ra;

7.Rà soát tất cả các điểm KHV trong địa bàn mình quản lý để có kế hoạch quản lý, phân bổ, thay thế và đào tạo cũng như sửa chữa, tránh tình trạng lãng phí các nguồn kính hiển vi hỏng hay không dùng từ ít để lâu thành hư hỏng nhiều hơn và "trùm khăn" trong thời gian dài ở trong điều kiện khí hậu ẩm, ấm và nóng dễ dẫn đến vi khuẩn ăn mòn thấu kính và các phụ kiện có độ chính xác không còn nữa;

8.Lập danh sách nhóm dân địa phương thường xuyên đi rừng ngủ rẫy hoặc di biến động các vùng SRLH trở về (nên có sự vào cuộc của chính quyền địa phương) để quản lý, xét nghiệm và điêu trị kịp thời coh từng ca bệnh, đưa ra các khuyến cáo về y tế du lịch phù hợp khi họ có ý định hoặc đang công tác trong vùng sốt rét lưu hành, tránh các biến chứng và tử vong đáng tiếc;

9.Đảm bảo người dân tiếp cận các dịch vụ y tế về chẩn đoán (CĐ) và điều trị (ĐT) sớm và kip thời, kể cả bảo hiểm y tế và không bảo hiểm y tế trong chăm sóc ca bệnh sốt rét tại cơ sở y tế;

10.Nhóm dân di biến động thường không có miễn dịch, hoặc bán miễn dịch nên rất dễ mắc sốt rét nặng và SRAT và dễ tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị, quản lý toàn diện kịp thời;

11.Khâu lấy lam máu giám sát sốt rét vẫn còn mang tính cách đối phó ở nhiều cán bộ, theo chỉ tiêu, chứ không lấy vào nhóm đích và nhóm đối tượng nguy cơ. Điều này cần lưu ý và khuyên của tuyến trên khi đi giám sát ca bệnh;

12.Chú trọng các bệnh nhân tư nước ngoài trở về (Angola, Kenya của châu Phi, Lào, Campuchia) vì nhiều tỉnh hiện nay số ca sốt rét ngoại lai quá cao, thậm chí chiếm trên 90% só ca SR ở tỉnh đó (Nghệ An, Hà Tĩnh) đến nhập viện tại BV Bạch Mai, BVĐK Nghệ An, Huế và Hà Tĩnh. Trong quá trình thăm khám và điều trị, cần chẩn đoán phân biệt các bệnh lý có sốt khác đã từng lưu hành tại châu Phi như sốt vàng, sốt do Ritkettsia, do Leptospira, thậm chí Ebola;

13.Chú ý các bệnh sốt đang lưu hành trong địa phương (Dengue, sốt rét, virus cúm) để loại trừ chứ không nên điều trị bao vây quá nhiều dẫn đến tăng áp lực thuốc, kháng thuốc lan rộng trong khi các thuốc mới chống kháng vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu và vaccine phòng bệnh còn xa;

14.Các địa phương nên cần rà soát lại các vấn đề nổi trội liên quan đến phòng chống và loại trừ sốt rét để tham mưu cho Sở y tế, UBND tỉnh và tuyến trên đến giải quyết kịp thời cho các vùng trọng điểm;

15.Rà soát và hiên nay Chương trình Quốc gia PCSR đang xem xét và có hướng thay đổi phác đồ điều trị sốt rét ACTs hiện nay có phù hợp không khi mà tỷ lệ KSTSR thể vô tính ngày D3 quá cao, cơ sở kháng thuốc đã khẳng định với các bằng chứng trên cả in vivo, sinh học phân tử (K13 propeller mutation và Plasmepsine 2/3).

Ngày 22/06/2018
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích