Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 1 5 2 4
Số người đang truy cập
2 9 1
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Trẻ bơi lội sặc nước có nguy cơ bị phù phổi cấp do đuối nước cạn dẫn đến tử vong (ảnh internet)
Đề phòng phù phổi cấp do đuối nước cạn dẫn đến tử vong

Sắp đến kỳ nghỉ hè, các phụ huynh thường cho con em đi tắm ở sông, biển, hồ bơi và theo học các khóa huấn luyện bơi lội. Một vấn đề ít được chú ý là trong quá trình bơi lặn gắng sức trẻ có thể bị sặc nước, mặc dù không có biểu hiện dấu hiệu nguy hiểm nhưng sau đó có khả năng dẫn đến biến chứng phù phổi cấp khá nguy kịch do đuối nước cạn hay còn gọi là đuối nước thứ cấp; nếu không được phát hiện và xử trí can thiệp kịp thời thì trẻ có thể tử vong.

Đuối nước cạn có thể dẫn đến phù phổi cấp

Có thể nói biến chứng phù phổi cấp do sặc nước là hậu quả của đuối nước cạn. Đây là tình trạng xảy ra khi nạn nhân trong quá trình bơi lội đã hít vào một lượng nước nhỏ lúc gắng sức làm sặc nước, kích thích các cơ ở đường hô hấp gây nên hiện tượng co thắt và tạo ra sự khó thở; một phần nước được tích tụ lại ở phổi có thể dẫn đến phù phổi cấp sau đó. Theo các nhà khoa học, đuối nước cạn chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 1 - 2% các trường hợp bị đuối nước và thường xuất hiện trong thời gian từ 1 đến 24 giờ sau khi bị sặc nước lúc gắng sức do bơi lội ở trong nước. Nguyên nhân gây nên phù phổi cấp do sặc nước từ đuối nước cạn là do khi trẻ đang bơi lội, chơi đùa ở trong nước vô tình hít phải một lượng nước nhỏ vào đường hô hấp tạo nên phản xạ sặc nước để tống nước ra ngoài hoặc những trường hợp suýt chết vì đuối nước nhưng được cứu kịp lên bờ. Sau những cơn ho sặc sụa, trẻ có thể trở lại trạng thái bình thường, vẫn bơi lội hay chơi đùa một cách tự nhiên nhưng khoảng nhiều giờ sau đó trẻ vẫn còn có biểu hiện triệu chứng ho, khó thở, có tiếng khò khè với những bóng nước xuất hiện ở trong miệng thì phải chú ý vì một phần nước nhỏ được hít vào trong phổi lúc ban đầu chưa gây nên biểu hiện triệu chứng nguy kịch; về sau phổi bị kích thích tiết ra nhiều chất dịch hơn dẫn đến hiện tượng phù phổi cấp sẽ làm trẻ khó thở hoặc không thể thở được xảy ra như triệu chứng của cơn hen phế quản nặng, nếu không được xử trí cấp cứu kịp thời có thể gây tổn thương ở não.

Cảnh báo nguy hiểm của đuối nước cạn

Khi gặp trường hợp trẻ trong khi bơi lội gắng sức không may hít phải một lượng nước nhỏ vào đường hô hấp và bị sặc nước với các biểu hiện triệu chứng khó thở, đau ngực hoặc ho dữ dội; cảm thấy rất mệt mỏi, có thay đổi hành vi một cách đột ngột... cần phải cảnh báo sự nguy hiểm. Thực tế những dấu hiệu này không phải lúc nào cũng dễ dàng phát hiện, nhất là đối với các trẻ nhỏ vì bình thường trẻ có thể có cảm giác khó chịu hay mệt mỏi khi tắm và bơi lội ở môi trường trên nắng dưới nước trong thời gian dài. Vì vậy cần chú ý đến các dấu hiệu này vì chúng có thể xuất hiện khoảng vài giờ sau khi bị sặc nước do chỉ cần một lượng nước nhỏ lọt được vào đường hô hấp cũng có thể gây nên tình trạng đuối nước cạn. Trong vòng từ 1 đến 72 giờ sau khi bị sặc nước, nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, khó thở; biểu hiện sự khó chịu, cáu gắt, nóng giận, hung dữ hoặc ho nhiều, mệt nhiều; có dấu hiệu nói lắp, chậm chạp, lờ đờ, giảm nhận thức... thì phải đưa ngay trẻ đến bệnh viện sớm để được xử trí cấp cứu điều trị kịp thời nhằm hạn chế tử vong do phù phổi cấp. Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần theo dõi trạng thái sau khi trẻ đi bơi lội về trong khoảng thời gian vài ngày, nếu thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng đau đầu, khó thở, tức ngực, tím tái, mạch nhanh... phải sơ cứu và đưa trẻ đến ngay bệnh viện, mọi sự chậm trễ sẽ không bảo đảm an toàn cho tính mạng của trẻ. Thực ra đuối nước cạn và đuối nước thông thường có điểm giống nhau là đều có tổn thương ở phổi dẫn đến hiện tượng phổi không cung cấp đủ khí oxy cho cơ thể, đặc biệt là não, trong trường hợp nặng nạn nhân có thể tử vong; điểm khác nhau là đuối nước thông thường khi trẻ rơi xuống nước bị ngạt thở do đuối nước và được vớt lên, còn đuối nước cạn khi trẻ đã ra khỏi nước với trạng thái hoàn toàn bình thường nhưng sau đó mới xuất hiện các triệu chứng của đuối nước thông thường.

Cảnh báo đuối nước cạn

Như trên đã nêu, sau khi trẻ đi tắm và bơi lội bị sặc nước, phụ huynh cần theo dõi và giám sát chặt chẽ trong khoảng thời gian từ vài giờ đến vài ngày. Nếu trẻ có biểu hiện triệu chứng ho, khó thở, đau tức ngực, mệt lả người... thì phải đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được xử trí cấp cứu điều trị kịp thời, mọi sự chậm trễ sẽ rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến tử vong do phù phổi cấp. Cần lưu ý về yếu tố thời gian xử trí can thiệp sau khi được phát hiện vì khi phù phổi cấp đã xảy ra thì nguy cơ tử vong là điều không thể tránh khỏi. Mặc dù tỷ lệ trẻ bị đuối nước cạn chiếm tỷ lệ thấp khoảng 1 - 2% trong các trường hợp đuối nước nhưng phụ huynh và người lớn không nên chủ quan, lơ là mà phải theo dõi, giám sát chặt chẽ khi trẻ bơi lội hoặc tập bơi lội; cần cho trẻ học bơi lội đúng phương pháp để rèn luyện kỹ năng phản ứng tốt trong môi trường nước như nhắm mắt bơi lội khi không có kính bảo vệ hoặc khi ở dưới nước, biết cách thổi nước ra và biết giới hạn về sức lực của mình, không được hoảng loạn khi bị sặc nước... Có thể nói trẻ bị sặc nước khi bơi lội rất dễ có nguy cơ bị đuối nước cạn dẫn đến phù phổi cấp gây tử vong để luôn cảnh báo.

Ngày 20/06/2018
BS. NGUYỄN VÕ HINH  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích