Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 3 4 9 4
Số người đang truy cập
8 3
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Một buổi truyền thông PCSR cho dân di biến động
Quảng Trị: Cần chú trọng và mở rộng biện pháp phòng chống sốt rét cho quần thể di biến động

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, sốt rét vẫn là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho con người. Mặc dầu thu được nhiều thành tựu trong công tác phòng chống sốt rét như giảm mắc, giảm chết khoảng 50% so với khi bước vào thế kỷ 21 nhưng tình hình sốt rét trên thế giới đang chững lại, năm 2016 trên toàn cầu có khoảng 3 tỷ người có nguy cơ mắc sốt rét và 91 quốc gia vẫn còn lưu hành sốt rét, có 216 triệu ca mắc và 445.000 ca tử vong mà nguyên nhân chính là do công tác đầu tư cho sốt rét giảm, ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc đang ngày càng lan rộng, muỗi kháng ít nhất với một lớp hóa chất diệt, dân cư di biến động lớn trong khi công tác bảo vệ cho nhóm đối tượng này gặp nhiều khó khăn. 

Tại Việt Nam, báo cáo mới nhất của Viện Sốt rét- Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương cho biết thời gian gần đây Việt Nam không xảy ra dịch sốt rét, tỉ lệ mắc và tử vong do sốt rét liên tục giảm hàng năm. Cụ thể, so với năm 2011, tỉ lệ mắc sốt rét trên 1.000 dân năm 2011 giảm 84,6%, số bệnh nhân sốt rét giảm 81,6%, số trường hợp tử vong do sốt rét giảm 57,1%. Không có dịch sốt rét xảy ra.Tỉ lệ mắc sốt rét trên 1.000 dân năm 2017 so với năm 2013 giảm hơn 77%, số bệnh nhân sốt rét giảm hơn 76%, số ký sinh trùng sốt rét giảm 72,6%.Mỗi năm có hàng triệu người dân sống trong vùng sốt rét lưu hành được bảo vệ bằng biện pháp phòng chống muỗi sốt rét (phun tồn lưu và tẩm màn bằng hóa chất diệt muỗi) và hàng chục nghìn bệnh nhân được cấp thuốc điều trị sốt rét miễn phí. Tuy nhiên, hiện nay,tình hình bệnh sốt rét lại đang có nguy cơ quay lại tại một số tỉnh như: Bình Phước, Gia Lai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị… do có nhiều người mang ký sinh trùng sốt rét mà nguyên nhân là do tình trạng di biến động dân cư giữa các vùng, hoạt động giao lưu qua biên giới với các nước có dịch sốt rét lưu hành hiện nay rất cao. Người dân có tập quán đi làm rừng, rẫy thường ngủ lại trong rừng nhưng không sử dụng màn tránh muỗi đốt, trong số ca sốt rét ghi nhận có đến gần ½ số ca nhiễm là ngoại lai.

Tại Quảng Trị, số liệu thu thập từ Trung tâm Y tế các huyện thị trong toàn tỉnh số ca nhiễm sốt rét trong năm 2017 là 251 (tăng 253, 2 % so với cùng kỳ năm 2016), trong số này có tới 102 ca nhiễm là do giao lưu (chiếm tới 41,63%), hàng năm có hàng ngàn lượt người (năm 2017 có 1537 lượt người) đi rừng, ngũ rẫy giao lưu qua lại biên giới vì nhiều lý do khác nhau như làm nương rẫy, khai thác lâm thổ sản và số lượng người giao lưu cao điểm trùng với đỉnh cao của mùa truyền bệnh sốt rét (từ tháng 5 đến tháng 9 tương ứng với số người là 289;184,139,188) với số ca nhiễm từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2017 là: 11,31,20, 17 mà nguyên do là điều kiện sinh sống tại các lán trại tạm bợ không được bảo vệ bằng phun hóa chất, không mang màn đi theo và không ngủ màn nên dễ bị phơi nhiễm với sốt rét. Hơn nữa,vì lý do là di dân bất hợp pháp nên cán bộ y tế không thế năm được đầy đủ số lượng người thực sự và khó tiếp cận với đối tượng này để truyền thông và tư vấn vể các biện pháp phòng chống sốt rét. Bên cạnh đó, phần lớn dân di cư là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thời gian làm việc trong ngày thường kéo dài từ sáng sớm cho đến tối muộn để kịp thu hoạch hay tiết kiệm thời gian nên dễ bị muỗi đốt người. Ngoài ra, những nơi đến là những nơi thuộc vùng sâu, vùng xa khoảng cách đến các dịch vụ y tế như trạm y tế thường xa và khi bị sốt rét thường chậm trong điều trị ( thời gian từ khi bị sốt đến khi được phát hiện >= 2 ngày chiếm 41,17 % số ca nhiễm) nên nguy cơ tử vong cho đối tượng này là rất lớn và là nguyên nhân lây lan dịch bệnh tại chỗ khi họ trở về địa phương trong khi trung gian truyền bệnh là muỗi Anophelles sẵn có tại các vùng sốt rét lưu hành.Trong khi đó, một số lượng lớn người từ đồng bằng vào buôn bán làm ăn tại các vùng sốt rét khi bị sốt chủ quan không đến các cơ sở y tế trong khi tại các cơ sở y tế tuyến xã không có các phương tiện chẩn đoán sốt rét như kính hiển vi hay test chẩn đoán nhanh nên việc phát hiện bệnh nhân này thường là ở tuyến huyện, tỉnh.


Muỗi Anophlles dirus- trung gian truyền bệnh sốt rét ở rừng và bìa rừng

Để phòng chống sốt rét cho nhóm đối tượng này, đòi hỏi sự quan tâm vào cuộc của chính quyền các cấp, các ban ngành đoàn thể. Cần chú trọng kết hợp với Đồn biên phòng trong các vùng biên giới có dân giao lưu lớn ở các xã vùng Lìa như Xy, Thanh… để năm bắt đối tượng giao lưu và thực hiện các biện pháp quản lý.Với y tế, các chuyên gia khuyến cáo cần tăng cường củng cố mạng lưới y tế đặc biệt là tuyến xã thôn trong việc đẩy mạnh công tác truyền thông và tư vấn cho nhóm đối tượng đích là đàn ông, người lớn (trong số 102 ca nhiễm do đi rừng, ngũ rẫy, ngoại lai có 66 ca chiếm hơn 60% ở nhóm đối tượng này) cần phải mang theo màn và ngũ màn có tẩm hóa chất, dùng kem xua muỗi, mặc áo quần dài tay để tránh muỗi đốt, nên nghỉ làm sớm trước khi trời chập choạng để tránh phơi nhiễm với muỗi. Bên cạnh đó, thời gian tới cần đảm bảo thực hiện thường xuyên công tác giám sát, phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, quản lý ca bệnh, quản lý đối tượng dân di biến động, đặc biệt đối với người dân thường xuyên đi rừng, ngủ rẫy, người trở về từ các nước, các nơi có sốt rét lưu hành.Thực hiện điều trị bệnh nhân sốt rét đúng thuốc, đủ liều có giám sát trực tiếp của cán bộ y tế (DOTs) theo quy định của Bộ Y tế để tránh nguy cơ kháng thuốc. Ngoài ra, các địa phương, các ngành cần nỗ lực vận động và chủ động đầu tư kinh phí cho công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét.

Sốt rét là một bệnh lây truyền từ người này sang người khác khi bị muỗi đốt. Biểu hiện ban đầu của bệnh là rét run - sốt nóng - sau đó vã mồ hôi. Nhưng có nhiều trường hợp mắc sốt rét không có cơn sốt điển hình, người bệnh chỉ cảm thấy ớn lạnh hoặc gai rét đặc biệt là người mới bị nhiễm lần đầu, người già, trẻ nhỏ, người đã từng mắc sốt rét hay bị bệnh nặng, mãn tính. Vì vậy, để phòng chống bệnh sốt rét, người dân cần tránh bị muỗi đốt. Để tránh mắc và tử vong do sốt rét thì những người đi làm ở vùng rừng núi cần mang theo màn để ngủ, trước khi đi nên đến cơ sở y tế để được cấp thuốc tự điều trị phòng khi bị sốt rét ở xa cơ sở y tế và khi trở về từ vùng rừng núi nên đến cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, nếu có bị sốt rét sẽ được điều trị kịp thời.

Ngày 04/05/2018
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Trung tâm Y tế dự phòng Quảng Trị)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích