Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 19/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 1 9 9 1 3 5
Số người đang truy cập
1 0 0 2
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Một phân tích đa trung tâm về kháng thuốc sốt rét trong quần thể Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax tại Việt Nam (2007-2017)

Hơn một thập niên qua, thế giới đã có nhiều tiến bộ quan trọng chống lại căn bệnh sốt rét-vốn dĩ từ lâu được xem là “vua của các bệnh truyền nhiễm”, song trong năm 2016 cũng còn 91 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu báo cáo có 216 triệu ca, tăng hơn 5 triệu ca so với năm 2015. Số ca tử vong trên toàn cầu là 445.000 tương đương năm 2015.

Khu vực châu Phi chiếm 90% số ca mắc và tử vong sốt rét trên thế giới (WHO, 2017). Dù đã có sự can thiệp tích cực của biện pháp phòng chống vector, song hành cùng chẩn đoán và điều trị thuốc hiệu quả nhưng sốt rét vẫn cướp đi sinh mạng hàng ngàn người trên toàn cầu, chủ yếu trẻ em nhỏ và phụ nữ mang thai ở châu Phi. Đồng thời, gần đây cho thấy nhiều thách thức và có nguy cơ đe dọa các thành quả do tình trạng côn trùng kháng hóa chất và ký sinh trùngsốt rét kháng thuốc.

Thành quả các chiến lược phòng chống sốt rét đạt được không thể không kể đến tác dụng của thuốc sốt rét, nên công tác giám sát thường quy tình hình nhạy kháng thuốc là một trong những điểm then chốt làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Tình trạng ký sinh trùng Plasmodium falciparum đa kháng thuốc (kháng với nhiều loại thuốc) lan rộng nghiêm trọng trên thế giới và khu vực Tây Thái Bình Dương là một trở ngại kỹ thuật cho việc lựa chọn thuốc điều trị hiên nay. Hiện tượng kháng artemisinin và artesunate tại khu vực biên giới Thái Lan - Campuchia và đến nay cả Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam và Lào trong 5 năm qua cho thấy thuốc giảm nhạy và kháng thuốc như thể cảnh báo sớm chúng ta đang mất dần “vũ khí tối ưu nhất” chống lại ký sinh trùng sốt rét. Việt Nam chia sẻ một dải biên giới dài với Campuchia, Plasmodium falciparum đã kháng cao với chloroquin, fansidar, mefloquin và giảm đáp ứng với nhiều loại thuốc hiện dùng, kể cả nhóm thuốc phối hợp ACTs có hiệu lực đang dùng.


Hình 1

Vấn đề đánh giá đáp ứng ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum với một số thuốc sốt rét hiện đang sử dụng và thử nghiệm thuốc sốt rét mới là một yêu cầu cần thiết, nhất là theo dõi đáp ứng chủng Plasmodium falciparum tại một số vùng sốt rét lưu hành nặng, phát hiện sớm tình trạng và diễn tiến kháng. Mặc dù, artemisinin và dẫn xuất ra đời và đưa vào áp dụng đã giúp chống đa kháng do Plasmodium falciparum từ những năm 1990, song nhược điểm lớn nhất là tái phát sớm sau điều trị cao cũng như giảm nhạy trên in vitro, cùng với một số ca thất bại trên lâm sàng.

Đứng trước các dấu cảnh báo, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo các quốc gia nên dùng sang phác đồ phối hợp có artemisinin (ACTs). Thuốc phối hợp dihydroartemisinin-piperaquin phosphat được Bộ Y tế đưa vào danh mục thuốc sốt rét thiết yếu từ năm 2007 tại Việt Nam, đến nay thời gian trên 5 năm và xuất hiện kháng tại một số tỉnh miền Nam, miền Trung-Tây Nguyên. Trước viễn cảnh kháng thuốc và giảm nhạy đối với nhiều dẫn suất của artemisinin và thuốc phối hợp có artemisinin tại các khu vực biên giới Campuchia, Thái Lan, Myanmar (WHO, 2011) thì việc một nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu lực thuốc phối hợp này với sốt rét Plasmodium falciparum là hết sức quan trọng.


Hình 2

Các nghiên cứu đa trung tâm tiến hành đánh giá hiệu lực các thuốc được tiến hành trên 10 năm (từ năm 2007-2017) dựa trên đề cương chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới. Liệu trình chuẩn 3 ngày liên tiếp của dihydroartemisinin-piperaquin (DHA-PPQ) theo đề cương của Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2005 và WHO, 2009 có cải tiến), theo dõi 42 ngày. Phân tích phân tử và giải trình tự bộ gen P. falciparum tại các vị trí / vùng gen đặc biệt nhằm xác định đột biến gen K13 vùng cánh quạt được tiến hành tại các Viện Pasteur (Campuchia), Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Mahidol (Băng Cốc - Thái Lan), hay Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng ĐH Oxford tại thành phố Hồ Chí Minh (OUCRU - Hồ Chí Minh), Khoa Sinh học phân tử (Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn -IMPE Quy Nhơn, Việt Nam), Khoa vi sinh học (Đại học Sassari, Ý). Số liệu cho thấy trong trong thời gian 2007-2017, một số vùng lưu hành sốt rét đã thay đổi cơ cấu giữa P. vivax/P. falciparum. Hiệu lực thuốc DHA-PPQ đối với P. falciparum vẫn còn cao qua thông số đáp ứng lâm sàng và ký sinh trùng đầy đủ (95-100%) ở Bình Phước và Gia Lai; 97,7% ở Quảng Nam; 100% ở các điểm Đăk Nông, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Quảng Trị, nhưng thời gian làm sạch ký sinh trùng kéo dài hơn tại một số điểm và có sự tồn tại ký sinh trùng thể vô tính sau 3 ngày điều trị hơn 10% (11,3-50%), trong số ca đó phát hiện nhiều kiểu hình đột biến Kelch13 propeller, đặc biệt loại đột biến C580Y, R539T xác định khẳng định kháng.


Hình 3

Đến thời điểm này, Tổ chức Y tế thế giới xác nhận KSTSR P. falciparum đã xác định kháng theo định nghĩa thực hành (WHO, 2015) tại ít nhất 5 tỉnh miền Trung-Tây Nguyên (Đăk Nông, Gia Lai, Quảng Nam, Khánh Hòa) và Đông Nam Bộ (Bình Phước) như một trở ngại kỹ thuật trong lộ trình phòng chống và loại trừ sốt rét.

Hiện tại, các tỉnh giáp ranh với các tỉnh xác định kháng thuốc như Ninh Thuận, Phú Yên, Đăk Lăk, Kon Tum, Bình Định, Lâm Đồng, Đồng Nai và Tây Ninh là một các tỉnh giáp ranh có nguy cơ không những với vùng có kháng thuốc trong nước mà còn có thể qua biên giới với Campuchia, Lào, nên sẽ khó tránh khỏi tình trạng này khi kháng thuốc lan rộng và dân di biến động làm ăn xa theo mùa vụ hặc quanh năm. Điều cần thiết nhất hiện nay là cần phải giám sát chặt chẽ tình trạng KSTSR kháng thuốc, nghiên cứu thử nghiệm thuốc sốt rét mới để ứng phó khi sốt rét do P. falciparum kháng lan rộng. Sự đầu tư kinh phí nghiên cứu và nghiên cứu để đưa ra các bằng chứng nhạy - kháng thuốc là rất cần thiết.


Hình 4

Đối với thuốc chloroquin, hiện nay vẫn được coi là thuốc đầu tay trong điều trị sốt rét sốt rét do P. vivax chưa biến chứng tại hầu hết các quốc gia có bệnh lưu hành, ngoại trừ Đông Timor, Campuchia, Indonesia, Papua New Guinea là các quốc gia xác định kháng thuốc lan rộng và cần phải dùng thuốc ACTs cho cả điều trị P. falciparumP. vivax, thì số quốc gia còn lại, kể cả Việt Nam thì thuốc vẫn còn hiệu lực cao với tỷ lệ đáp ứng lâm sàng và ký sinh trùng đầy đủ từ 97,15-100% tại các điểm nghiên cứu, song cần tiếp tục theo dõi về hiệu lực thuốc này vì 3 cơ sở:

(i) thuốc chloroquin đã sử dụng ở Việt Nam trên 65 năm với đa mục đích sử dụng gồm dự phòng, cấp thuốc tự điều trị và điều trị cho bệnh nhân sốt rét cả lâm sàng và xác định có ký sinh trùng nên phạm vi sử dụng rộng, thời gian dài sẽ không tránh khỏi tăng áp lực thuốc và kháng thuốc;

(ii) Các quốc gia láng giềng gần và xa hơn đã có bằng chứng kháng thuốc với nhiều tỷ lệ khác nhau từ 0,8-21% thì thời gian không xa sẽ xảy ra kháng thuốc tại các tỉnh giáp ranh, đặc biệt các vùng vốn dĩ đã có P. falciparum kháng thuốc chloroquin trong lịch sử;

(iii) Các nghiên cứu gần đây của tác giả Phan Trần Giáo ở Bình Thuận (2002),Phạm Vĩnh Thanh và Nguyễn Vân Hồng ở Quảng Nam (2015), Huỳnh Hồng Quang ở Gia Lai (2017) và Đỗ Mạnh Hà và Bùi Quang Phúc ở Khánh Hòa (2018) cho thấy có một tỷ lệ < 5% thất bại ký sinh trùng muộn như một chỉ điểm lâm sàng giảm nhạy thuốc chloroquin nên cần cảnh giác và tiếp tục đầu tư nghiên cứu theo dõi.


Hình 5

Song song với đánh giá hiệu lực thường quy về thuốc sốt rét đang sử dụng thì việc nghiên cứu phát triển các thuốc sốt rét mới tiềm năm thay thế thuốc cũ là một khía cạnh luôn luôn đáng kích lệ và do các tập đoàn dược phẩm lớn cùng với các Viện nghiên cứu chuyên ngành đánh giá các giai đoạn theo trình tự các thử nghiệm lâm sàng là hết sức cần thiết để đến khi kháng thuốc xảy ra thì chúng ta còn có vũ khí thay thế, cứu lấy tính mạng của bệnh nhân và song hành cùng với chiến lược phòng chống và loại trừ sốt rét từ đây đến năm 2013.

Ngày 22/01/2018
TS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích