Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 1 3 2 1
Số người đang truy cập
4 2 8
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Giải pháp ngăn chặn không để tử vong do sốt rét trong thời điểm hiện nay

Theo thông báo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới, mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống sốt rét (PCSR) nhưng căn bệnh này vẫn ảnh hưởng cho 212 triệu người và 429.000 người tử vong trển toàn cầu. Sốt rét vẫn còn lưu hành tại 97 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và khoảng 3 tỷ người vẫn còn sống trong các vùng lưu hành sốt rét ở các mức độ khác nhau. Bệnh gây ra nhiều tác động sức khỏe đối với con người và để lại những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế- xã hội, ảnh hưởng chủ yếu đến những nơi chậm phát triển, người nghèo, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em dưới 5 tuổi và cứ hai phút trên trái đất này có một đứa trẻ chết vì sốt rét, nhất là tại các quốc gia châu Phi.

Xác định sốt rét là căn bệnh truyền nhiễm có số ca mắc lớn, nên ngành y tế tỉnh Quảng Trị đã chú trọng dành một nguồn lực lớn để đầu tư như kiên cố hóa các trạm y tế xã, nhiều vật tư phục vụ cho công tác chẩn đoán và điều trị như test chẩn đoán nhanh, kính hiển vi, thuốc sốt rét các loại về tận cơ sở, mạng lưới y tế thôn bản đã được đào tạo và đào tạo lại hàng năm, phủ khắp các bản làng, hầu hết các trạm Y tế xã đều đã có bác sỹ, chú trọng và đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, kết hợp các lực lượng y tế trên địa bàn tại các huyện miền núi như quân y Đoàn kinh tế- quốc phòng 337, trạm Y tế quân dân y kết hợp tại xã Adơi, Xy, Ba tầng, Tà rụt… đã góp phần vào công tác chăm sóc sức khỏe nói chung và phòng chống sốt rét nói riêng. Bên cạnh ngân sách hàng năm từ chính quyền các cấp thì nguồn lực đầu tư cho công tác y tế, đặc biệt là sốt rét từ các Dự án Quỹ Toàn cầu phòng chống sốt rét, Dự án phòng chống sốt rét quốc gia, Dự án Việt Nhật, Việt- Mỹ với hàng trăm ngàn võng màn, màn tẩm hóa chất diệt muỗi tồn lưu lâu dài (LLINs) được cấp miễn phí cho dân nghèo sống trong các vùng sốt rét lưu hành nặng, giao lưu qua biên giới, hàng chục ngàn test chẩn đoán nhanh (RDTs) cùng với mạng lưới kính hiển vi và các loại thuốc sốt rét có hiệu lực cao đã góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ y tế các tuyến trong giám sát dịch tể, phòng chống côn trùng truyền bệnh và điều trị cho bệnh nhân.

Nhờ vậy, mà công tác phòng chống sốt rét trên địa bàn tỉnh nhà thu được nhiều thành tựu đáng kế, số ca mắc giảm dần qua từng năm trong 5 năm liền từ 1121 ca vào năm 2011 xuống còn 1072 ca (2012), 672 ca (2013), 513 ca (2014) 149 ca (2015) và tính đến cuối năm 2016 cả tỉnh Quảng Trị chỉ ghi nhận được 71 ca, đặc biệt là huyện Hướng Hóa (32 ca), Đa Krông (4 ca), không có tử vong do sốt rét, các ổ bệnh được khống chế kịp thời không để lan rộng. Những tiến bộ trong công tác PCSR trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là đáng trân trọng.

Thành tựu này có được là nhờ có sự quan tâm và đầu tư thích đáng từ Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế; sự chỉ đạo kịp thời của chính quyền các cấp, sự nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ y tế tỉnh nhà và sự tham gia hưởng ứng tích cực của người dân trong công tác PCSR. Tuy nhiên, Quảng Trị vẫn còn là một trong số các tỉnh trọng điểm của cả nước về sốt rét với diễn biến phức tạp, dân số sống trong vùng lưu hành chiếm khoảng 30%, tập trung vào hai huyện trọng điểm là Hướng Hóa, Đa Krông với các xã thuộc vùng sốt rét lưu hành nặng và vừa; những nơi này đa số là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện đi lại còn khó khăn do địa hình là đồi núi nên khoảng cách từ thôn/ bản của một số xã đến trạm y tế hay các cơ sở y tế còn xa hàng chục km với hàng giờ liền đi bộ.

Do môi trường và điều kiện sinh sống của người dân, biến đổi khí hậu gây ra thời tiết diễn biến thất thường, mưa nắng xen kẽ tạo điều kiện cho muỗi Anopheles sinh sống và phát triển, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe và truyền thông thay đổi hành vi chưa thường xuyên, tỷ lệ ngủ màn thấp không chỉ ở các đối tượng giao lưu mà ngay cả người dân sinh sống tại chỗ, nên bệnh sốt rét lây lan nhanh và dễ gây nhiễm cho các nhóm đối tượng đích như là trẻ em và phụ nữ, người giao lưu qua biên giới khai thác gỗ, trồng chuối, làm nương rẫy mang ký sinh trùng sốt rét ngoại lai về dẫn đến gia tăng số ca nhiễm tại chỗ làm cho công tác phòng chống sốt rét trong thời điểm hiện tại gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là việc ngăn chặn tử vong.

Những diễn biến sốt rét gần đây đang gây ra mối lo ngại lớn. Tính đến ngày 01 tháng 9 năm 2017, toàn tỉnh ghi nhận được 156 ca sốt rét tại 59 thôn/ 29 xã/ 4 huyện nhưng chủ yếu tập trung tại các xã thuộc vùng sốt rét lưu hành nặng của hai huyện Hướng Hóa và Đa Krông.



Tẩm màn phòng chống sốt rét tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

Trong khi việc khống chế sốt rét cần phải tiến hành bằng các biện pháp chuyên môn kỹ thuật, bằng cách gia tăng áp lực lên quần thể muỗi truyền bệnh sốt rét như phun tồn lưu trong nhà và tẩm màn bổ sung tại các vùng có ca lây nhiễm tại chỗ thì việc ngăn chặn tử vong do sốt rét tại thời điểm hiện tại là vấn đề đáng quan tâm vì sốt rét có miễn dịch đặc hiệu nhưng không bền vững.

Bên cạnh việc sàng lọc sớm bệnh nhân có sốt với bất kể lý do gì bằng các kỹ thuật hiện có như test chẩn đoán nhanh, lam máu nhuộm giêm sa soi dưới kính hiển vi, đảm bảo thuốc sốt rét đặc hiệu vào tận dạ dày bệnh nhân theo đúng chủng loại, thể ký sinh trùng thì việc theo dõi diễn biến bệnh trong quá trình điều trị là rất quan trọng.

Theo báo cáo từ các Trung tâm Y tế huyện cho biết đa số ca nhiễm là loài P. falciparum (79,2%) nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời trong vòng 24 giờ thì nguy cơ diễn biến thành sốt rét ác tính và tử vong là điều khó tránh khỏi. Hơn nữa, số người nhiễm KSTSR là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 88,3% (136/154), đi làm ăn xa như đi rừng, ngũ rẫy, giao lưu qua biên giới chiếm 55,8% - với thời gian kể từ khi bị nhiễm sốt rét đến cơ sở y tế trung bình trong vòng 24 giờ đầu chỉ chiếm 22,7%, trẻ em dưới 15 tuổi là 46 ca (29,8%); điều trị tại trạm Y tế xã là 55,8% - nơi đa phần bệnh nhân chỉ đến khám và nhận thuốc điều trị tại nhà và chỉ trở lại cơ sở y tế khi hết thuốc mà không hết bệnh hay trở nặng.

Số ca có mật độ ký sinh trùng sốt rét có biểu hiện nặng chiếm tới 51,2% (79/154) phải điều trị bằng thuốc artesunate tiêm lọ 60 mg hay điều trị tại các cơ sở tuyến huyện (BVĐK huyện), tuyến tỉnh (BVĐK tỉnh) 44,2%. Điều này phản ánh việc ngăn chặn nguy cơ tử vong gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, tại các vùng không có sốt rét lưu hành hoặc lưu hành nhẹ như thành phố, thị xã, đồng bằng, miền biển; với nhiều lý do khác nhau người dân khi đi vào vùng sốt rét lưu hành nặng, đặc biệt là Hướng Hóa và Đa Krông khi trở về địa phương cũng có nguy cơ nhiễm sốt rét mà chủ quan nên không đến hoặc đến các cơ sở y tế chậm, đặc biệt tại những nơi này công tác phát hiện ký sinh trùng bằng kính hiển vi và test chẩn đoán nhanh là không phải lúc nào cũng sẵn có. Do đó, các cán bộ y tế tuyến cơ sở cần chú trọng đến tiền sử mắc bệnh sốt rét trong vòng 2 năm trở lại đây và việc giao lưu vào các vùng sốt rét lưu hành trong vòng 14 ngày đối với các ca bệnh có sốt mà họ sinh sống tại các vùng đồng bằng, thành thị vì các triệu chứng của bệnh sốt rét đôi khi không điển hình và dễ nhầm lẫn với các bệnh gây sốt khác như sốt siêu vi, sốt xuất huyết hoặc có một sự nhiễm kết hợp nhiều bệnh. Chú trọng khâu dinh dưỡng cho bệnh nhân là trẻ em, phụ nữ mang thai, người bị sốt đã nhiều ngày không ăn uống được, bệnh lý nền sẵn có trên nhiều bênh nhân dễ gây ra hạ đường huyết, chuyển bệnh nhân lên tuyến trên kịp thời nếu bệnh trở nặng hoặc xuất hiện các dấu hiệu đe dọa tính mạng bệnh nhân.


Quân Y Bộ đội biên phòng truyền thông phòng chống sốt rét cho dân bản

Điều cần quan tâm hiện nay là đẩy mạnh các loại hình truyền thông thích hợp để người dân khi bị sốt hãy đến ngay các cơ sở y tế, hướng dẫn người bệnh uống thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc và điều quan trọng hơn là theo dõi chặt diễn biến bệnh sau hai ngày uống thuốc mà không đỡ hoặc bệnh nặng lên thì hãy quay trở lại các cơ sở y tế ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ngày 14/09/2017
Ths.Bs Lê Thạnh
TTYTDP Quảng Trị
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích