Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 16/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 3 2 2 0 7
Số người đang truy cập
1 0 2
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Chúng ta có nên lo lắng về viêm gan E?

Viêm gan siêu vi E (do Hepatitis E virus) ít được báo chí đề cập nhiều so với những người anh em nổi tiếng A, B và C, nhưng các nhà virus học tại Đại học Stellenbosch nói rằng chúng ta nên cảnh giác về sự lây truyền của virus này đang thay đổi như thế nào.Ngày Thế giới phòng chống viêm gan được kỷ niệm vào ngày 28 tháng 7 hàng năm.

Bệnh viêm gan E (do virus HEV) gây ra là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm gan virus cấp trên toàn thế giới. Nhiễm bệnh thường biến mất trong vòng vài tuần, nhưng đôi khi nó gây suy gan cấp, có thể gây tử vong. Phần lớn bệnh lây lan qua đường phân-miệng và cho đến gần đây được coi là một căn bệnh nhiễm trùng chủ yếu ảnh hưởng đến người dân ở các khu vực kém phát triển- những người không tiếp cận được với nước sạch và điều kiện vệ sinh tốt.

Tuy nhiên, hình ảnh đó đang bắt đầu thay đổi. Các nhà khoa học đã bắt đầu nhận thấy sự thay đổi từ viêm gan siêu vi E như là một bệnh của người nghèo thành một bệnh có thể ảnh hưởng đến những người giàu có ở các nước phát triển.


Hình 1

Cơ chế lây truyền có vẻ như đang thay đổi vì HEV đang nổi lên như một bệnh virus lây truyền từ động vật. Ở các nước phát triển, các bác sĩ đã từng nhìn thấy HEV ở những người du lịch trở về từ các vùng lưu hành. Tuy nhiên, hiện nay thì con người nhiễm bệnh này từ lợn và các sản phẩm thịt lợn (thông qua việc ăn thịt hoặc phân ô nhiễm) ở các quốc gia như Anh và Pháp.

Tiến sĩ Tongai Maponga, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ thuộc Khoa virus y học tại trường Đại học Stellenbosch (SU) dành sự quan tâm đặc biệt đến viêm gan virus và thuộc một nhóm các nhà nghiên cứu tại SU, mô tả trường hợp nhiễm HEV mãn tính đầu tiên ở một bệnh nhân nhiễm HIV tại Nam Phi. Ông nói HEV có khả năng trở thành một bệnh nhiễm trùng mãn tính, đặc biệt ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

Đây là một nguy cơ ở Nam Phi, nơi có nhiều bệnh nhân nhiễm HIV. “Chúng tôi đã mô tả bệnh nhân HIV đầu tiên bị HEV mãn tính vào năm 2012. Sau khi bắt đầu điều trị bằng liệu pháp kháng virus, bệnh nhân có men gan tăng lên (biểu hiện của bệnh gan). Các nguyên nhân có khả năng rõ hơn về vấn đề này đang được cân nhắc và điều đó chỉ mất khoảng gần một năm để chúng tôi nghĩ đến việc xét nghiệm HEV.


Hình 2

Điều đáng quan tâm là sự xuất hiện kiểu gen của HEV. Viêm gan E như một bệnh của người nghèo thường liên quan đến các kiểu gen 1 và 2, nhưng ở bệnh nhân này bị nhiễm kiểu gen 3, cũng là kiểu gen lưu hành trên lợn, do đó cho thấy căn bệnh này lây truyền từ động vật. Sau đó, chúng tôi đã phát hiện thêm 4 trường hợp nhiễm HEV. Đây có thể là một con số nhỏ nhưng điều đó có nghĩa là vấn đề ngày càng trở nên phổ biến trong cộng đồng lớn hơn. Các bệnh nhân cấy ghép cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng mãn tính vì họ nhận liệu pháp điều trị ức chế miễn dịch để giảm thiểu sự thải ghép. Vào năm 2015, các nhà nghiên cứu SU đã mô tả trường hợp nhiễm HEV đầu tiên với kiểu gen 3 ở một bệnh nhân ghép thận, chỉ vài tháng sau khi cấy ghép.


Hình 3

TS. Maponga cho biết trước khi phẫu thuật cấy ghép, bệnh nhân được sàng lọc các virus viêm gan siêu vi như HBV và HCV nhưng người ta có xu hướng không nghĩ đến HEV, do đó có thể không được chẩn đoán và không bị nghi ngờ. Hiện nay có một số ca bệnh khác được mô tả trong tài liệu nghiên cứu. Trong một nghiên cứu ở châu Á, một bệnh nhân cấy ghép gan với các men gan liên tục tăng đã được phát hiện bị nhiễm HEV từ một con lạc đà. Một nghiên cứu khác được công bố vào đầu năm 2017 đã điều tra tình trạng nhiễm HEV trong số những người hiến máu ở Western Cape. TS. Maponga cho biết họ phát hiện các kháng thể cho thấy một số người hiến máu đã bị phơi nhiễm với HEV""nhưng may mắn là chúng tôi không thấy các axit nucleic của virus hoặc kháng nguyên có thể cho biết họ đã bị nhiễm bệnh.

Nghiên cứu này cho thấy có một sự khác biệt về tỷ lệ huyết thanh giữa virus viêm gan A và HEV. Viêm gan A lan truyền qua đường phân-miệng. Nếu HEV lây lan chủ yếu thông qua cơ chế tương tự, thì tỷ lệ hiện mắc của nó sẽ được dự kiến ​​sẽ tương tự lẫn nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ này là không giống nhau - tỷ lệ virus HEV thấp hơn. Ngoài ra, tỷ lệ hiện nhiễm huyết thanh của HEV khác nhau tùy thuộc vào nhóm chủng tộc, trong đó cao nhất ở các người hiến tạng có chủng tộc hỗn hợp và thấp nhất trong các người hiến tạng da đen. Điều này có thể phản ánh rằng các nhóm có tình trạng kinh tế xã hội cao hơn và tiêu dùng thịt cao hơn có tỷ lệ virus HEV cao hơn.


Hình 4

Nghiên cứu hợp tác với Đại học Cape Town liên quan đến việc xét nghiệm 16 đàn lợn thương phẩm chuyên cung cấp thịt lợn cho Cape Town đã tìm ra bằng chứng cho thấy các động vật ở tất cả trang trại này đã bị phơi nhiễm hoặc bị nhiễm virus HEV. Nếu một số lợn của chúng ta có HEV thì nguy cơ người tiêu dùng thịt lợn có thể mắc bệnh. Chúng tôi không nói rằng con người không nên ăn thịt lợn nhưng nông dân phải chăm sóc lợn và đảm bảo rằng những virus này không có mặt trong nguồn cung thực phẩm. Họ cũng phải ngăn ngừa ô nhiễm môi trường: bạn không muốn nước thải từ các chuồng lợn đổ vào nguồn nước. Điều này là một lo lắng ở những khu vực nghèo hơn, nơi người ta có thể uống nước từ sông. Phức tạp thêm bức tranh trong thực tế là HEV không chỉ giới hạn ở lợn như những con vật chủ. Thịt của heo rừng và các loại động vật khác có thể bị nhiễm virus, cũng như các mặt hàng hải sản. Tuy nhiên, phạm vi của các vật chủ có thể đã không được mô tả đầy đủ; xác định đây là một lĩnh vực quan trọng của nghiên cứu HEV đang diễn ra. 

Ngày 16/08/2017
Ths.Bs Lê Thạnh biên dịch
Nguồn: sciencedaily.com
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích