Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 4 4 7 7
Số người đang truy cập
1 3 3
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Viêm da do côn trùng đốt-chích: biểu hiện lâm sàng đến phòng bệnh

Trong thời gian vừa qua, tại các cơ sở khám chữa bệnh đã tiếp nhận rất nhiều ca bệnh có biểu hiện triệu chứng viêm da, thậm chí bội nhiễm, nhiễm trùng nặng hoặc nhiễm trùng huyết nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân và gây tử vong. Các tác nhân đó có thể là muỗi, ve, bọ chét, chấy, rận,…có thể đốt, chích, gây dị ứng da và phản ứng viêm tại chỗ nghiêm trọng. Một số có thể là trung gian truyền bệnh, có thể không phải là trung gian truyền bệnh.

Các động vật không có xương sống là những vector hay trung gian truyền bệnh rất phổ biến. Mỗi vector là một sinh vật có thể làm lan rộng bệnh từ vật chủ này sang vật chủ khác. Các động vật không xương sống có thể làm lan rộng các tác nhân gây bệnh như vi khuấn, virus, đơn bào theo hai cơ chế chính: hoặc là thông qua con đường đốt người lan rộng một số bệnh như như sốt rét và sốt xuất huyết thông qua muỗi đốt, hay bệnh Chagas thông qua con bọ họ Triatoma đốt hay dịch typhus lan rộng qua chấy rận trên cơ thể con người.

Nhiều động vật không xương sống chịu trách nhiệm lây truyền bệnh. Có lẽ muỗi được biết đến nhiều nhất và lây truyền bệnh rộng nhất ở vùng nhiệt đới, bao gồm cả bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và sốt vàng. Một nhóm các vector lớn khác là ruồi. Ruồi cát (sandfly) lây truyền bệnh Leishmaniasis do đơn bào Leishmania spp và rồi tsetse lây truyền đơn bào Trypansomes (Trypanosoma brucei gambienseTrypansoma brucei rhodesiense) gây bệnh ngủ ở châu Phi (sleeping sickness). Ve và chấy rận hình thành một nhóm động vật không xương sống khác. Vi khuẩn Borrelia burgdorferi gây bệnh Lyme lây truyền bởi ve và các thành viên thuộc nhóm vi khuẩn giống Rickettsia lây truyền qua chấy rận. Chẳng hạn, chấy rận trên cơ thể người truyền vi khuẩn Rickettsia prowazekii gây bệnh hay dịch typhus.


Hình 1

Mặc dù, các bệnh lây truyền qua vector là động vật có xương sống như một mối đe dọa đặc biệt đến các châu lục ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ - song ở đó đã có những biện pháp phòng chống cụ thể cho từng loại bệnh. Dươi đây là một danh sách các bệnh lây truyền qua động vật có xương sống.

Bệnh

Vector

Vi sinh vật gây bệnh

Vật chủ

Triệu chứng

Vùng lưu hành

Điều trị, dự phòng

Bệnh ngựa ở châu Phi

Culicoid midge

Virus Orbivirus

Equids

Sốt, hội chứng nhầy ở tim và phổi

Châu Âu và châu Phi

Tiêm chủng vaccine

Bệnh do Babesia spp.

Ve

Đơn bào Babesia

Con ngườI và gia súc

Sốt rồi nước tiểu đỏ

Nam Âu và châu Phi

Kháng sinh

Bệnh lưỡi xanh

Culicoid midge

Virus Orbivirus

Gia súc và cừu

Sốt, tiết nước bọt, sưng mặt và lưỡi

Châu Âu và châu Phi

Tiêm vaccine

Bệnh Chagas

Bọ Triatomine

Đơn bào Trypanosoma cruzi

 

Triệu chứng nhẹ rồi viêm tim, não

Trung và Nam Mỹ

Thuốc chống ký sinh trùng, điều trị triệu chứng

Sốt Dengue

Muỗi

Flavivirus

 

Sốt, đau khớp

Cận nhiệt đới và Nam Âu

Điều trị triệu chứng và hõ trợ

Viêm não do ve

Ve

Virus viêm não

 

Viêm màng não và triệu chứng cúm

Trung và bắc Âu

Phòng bệnh và tiêm vaccine

Bệnh do virus Heartland virus

Ve

Heartland virus

 

Sốt, suy nhược, nhức đầu, đau cơ, tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn, giảm tiểu cầu và đau khớp

Missouri và Tennessee (Mỹ)

Điều trị hỗ trợ

Bệnh do Leishmania

Ruồi cát

Leishmania

 

Sốt, tổn thương lách, gan và thiếu máu

Nam bán cầu và quốc gia Trung Đông

Điều trị nhiễm trùng

Bệnh Lyme

Ve

Vi khuẩn Borrelia burgdorferi

Người và hươu nai

Ban đỏ trên da dạng mắt bò (Bull's-eye) quanh vết đốt, sốt, run lạnh, đau cơ thể, đau đầu, đau khớp, đôi khi có vấn đề thần kinh

Châu Âu, bắc Phi và bắc Mỹ

Phòng bệnh và dùng kháng sinh

Sốt rét

Muỗi

Plasmodium

Con người

Đau đầu, sốt cao

Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới

Phòng bệnh và dùng thuốc chống sốt rét

Dịch hạch

Bọ chét

 

Chuột, người

 

 

Phòng bệnh và dùng kháng sinh

Bệnh Pogosta hay
sốt
Karelian

Muỗi

Sindbis virus

 

Ban đỏ ở da, sốt và viêm khớp nặng

Scandinavia, Pháp và Nga

Không biết

Bệnh do Rickettsia:
Typhus
rickettsial

Ve, chấy

Loài vi khuẩn Rickettsia

 

Sốt, xuất huyết quanh vết đốt

Toàn cầu

Phòng bệnh và dùng kháng sinh

Bệnh ngủ châu Phi

Ruồi Tsetse

Trypanosoma brucei

Động vật có vú hoang dại, gia súc, con người

Sốt, đau khớp, sưng hạch lympho, rối loạn giấc ngủ

Cận sa mạc Sahara, châu Phi

Nhiều thuốc khác nhau

Giun chỉ bạch huyết

Muỗi

Wuchereria bancrofti

Con người

Sốt, sưng viêm các chi

Africa, Asia.

Nhiều thuốc khác nhau

Bệnh West Nile virus

Muỗi

Virus West Nile

Chim, con người

Sốt, đau đầu, ban đỏ ở da và đau toàn thân

Châu Phi, châu Á, Bắc Mỹ và Nam-Đông Âu

Không có thuốc sẵn

Một số bệnh lý da do côn trùng gây ra

Theo một nghiên cứu của Bệnh viện Da liễu Hà Nội, đến 60% bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng viêm da tiếp xúc do côn trùng đốt vào buổi sáng. Ban đầu chỉ là những biểu hiện hơi ngứa rát, căng da, biểu hiện đỏ một vùng da và sau đó thành một đám hơi nề, đỏ cộm thành vệt, trên đó nổi những mún nước to nhỏ không đều. Sau đó từ 1 - 3 ngày, những mụn nước đó to thành phỏng nước, phỏng mủ. Lúc này, nhiều người bệnh ngoài biểu hiện tại chỗ còn có biểu hiện ngây ngấy sốt, khó chịu, nổi hạch, đau vùng cổ, nách, bẹn.


Hình 2

Với tổn thương do do viêm da tiếp xúc như thế này, người bệnh rất đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu. vùng tổn thương sâu phỏng mủ dễ nhiễm trùng và cũng có thể để lại sẹo. Ảnh: BS cung cấp. Trong số những bệnh nhân này, đại đa số vết phỏng, ngứa mất đi sau 3-5 ngày nhưng cũng có người bị tổn thương phỏng mủ rộng, sưng đau, sốt, bạch cầu tăng cao, người bệnh vô cùng đau đớn, khó chịu.

Bác sỹ Vũ Mạnh Hùng, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội cho biết, thời gian gần đây nhiều người tới viện khám vì toàn bộ vùng mặt ngứa đỏ lan tỏa, nổi mủ, hay mắt sưng húp, dọc cánh tay, chân có những vết bị “cày sâu” xuống tạo mủ như giời leo… khiến người bệnh vô cùng đau đớn, khó chịu. Đa phần người bệnh đều tự điều trị trước khi đến viện vì nghĩ mình bị zona thần kinh”.


Hình 3

Vào những ngày cao điểm, một ngày bệnh viện tiếp nhận 400-500 bệnh nhân có biểu hiện nổi cộm thành vệt đó, nhiều mụn nước to nhỏ và trong đó tới một nửa là được xác định là viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang và các loại côn trùng khác như bướm trắng cũng gây ngứa, dị ứng. Đáng nói, những trường hợp nhầm lẫn giữa bệnh zona và bệnh việm da tiếp xúc do côn trùng là khá phổ biến, rơi vào những người bị vết phỏng rộng, lan toả, nổi mủ và họ tự mua thuốc bôi điều trị. “Có những người bệnh bôi nhiều thuốc Acyclovir - một loại thuốc kem điều trị nhiễm virus Herpes spp. đến mức bị loét da, tổn thương da càng sâu hơn, lúc này việc điều trị càng lâu hơn. Việc điều trị không còn dừng lại ở thuốc bôi ngoài ra nữa mà thậm chí bệnh nhân phải dùng kháng sinh để phòng nhiễm trùng do tổn thương lan rộng, nổi mủ rất dễ nhiễm trùng”, BS Hùng nói.

  
Hình 4+5.
Tổn thương da do côn trùng đốt và bội nhiễm có thể xảy ra trên nền vết thương

Điều trị đúng cách

Với bệnh viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang (hay với nhiều loại côn trùng khác), việc điều trị chủ yếu là điều trị tại chỗ, tùy theo giai đoạn của bệnh. Ngay khi có dấu hiệu nổi vế đỏ, lấm tấm mụn nước nhỏ, tốt nhất dùng nước muối sinh lý rửa ngày 3-4 lần để trung hòa chất tiết của côn trùng. Sau đó, bôi các thuốc làm dịu da như hồ nước, hồ tetra-pred. Khi tổn thương khô thì bôi kem kháng sinh, hoặc kem kháng sinh kết hợp chống viêm là corticoid. Tuy nhiên, khi bôi vẫn không giảm nhanh triệu chứng và xuất hiện tổn thương lan rộng, nhiễm trùng toàn thân thì nhất định người bệnh phải đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống dị ứng hợp lý.


Hình 6

Theo chuyên gia về da, thẩm mỹ TS Nguyễn Viết Lượng (Viện Bỏng quốc gia), những tổn thương do viêm da tiếp xúc với côn trùng này cũng có thể để lại sẹo khiến chị em tự ti. Vì thế, khi xuất hiện những nốt phỏng đỏ, cần được bác sĩ tư vấn, điều trị để tránh tổn thương lan tỏa, sưng mủ. Trẻ em dễ bị tổn thương sâu, phỏng mủ nếu không kiêng gãi và không bôi thuốc đúng cách. Đặc biệt trẻ em là đối tượng bệnh dễ tiến triển nặng nhất do các em không chịu được ngứa, càng ngãi tổn thương càng lan rộng, sâu. Mức độ tổn thương tại chỗ cũng như những dấu hiệu toàn thân như ngây ngấy sốt, khó chịu, nổ hạch, đau… cũng khác nhau tùy mức độ tổn thương. Có người chỉ bị một vài con đốt, nhưng có người đến vài chục con gây tổn thương rất rộng, phù nề toàn bộ vùng mặt.

“Có lần, vừa tới viện thì nghe giúp việc gọi đang bắt taxi đưa con gái hai tuổi nhà mình vào viện cấp cứu. Hoảng hồn, một đằng thì vẫn lên taxi đi, một đằng lao lên xe máy để gặp giữa đường còn xem tình hình con. Khi gặp con trên taxi, nhìn thấy dọc chân con từ đùi xuống dưới bọng chân chi chít mụn nước nhỏ, mình hiểu ngay căn nguyên, cho taxi quay lại nhà và rửa sạch vết đốt cho con, bôi kem chống dị ứng, và uống thuốc kháng histamine, em bé dịu ngay.


Hình 7

Hóa ra, vì không để ý, người giúp việc cho con chơi dưới vườn hoa, đúng tổ kiến đỏ, kiến đốt con, nọc độc quá nhiều khiến con ngứa, bứt dứt, khó chịu, rồi ngây ngấy sốt bà giúp việc hoảng quá, vừa gọi điện cho mẹ vừa căp con vào viện”, một bác sĩ đang công tác tại viện Nhi TƯ chia sẻ.

Nếu không xử lý đúng, để bé gãi ngứa thì tổn thương trên da sẽ lan rộng và sâu hơn, thậm chí tạo mủ. Vì thế, khi có dấu hiệu trên, đặc biệt ở trẻ nhỏ tốt nhất nên đưa con tới viện khám để bác sĩ kê đơn và hướng dẫn cách xử lý. Nhưng việc quan trọng đầu tiên là rửa ngay vết đốt dưới vòi nước chảy để loại bỏ bớt nọc độc của côn trùng. Để ngừa viêm da tiếp xúc do côn trùng, cần kiểm tra quần áo, khăn trước khi mặc, rửa mặt, kiểm tra giường chiếu trước khi ngủ. Đề phòng côn trùng ào nhà có thể lắp lưới chống muỗi ở cửa sổ, cửa ra vào, không nên bật điện sáng trong phòng, mà bật điện sáng ngoài sân, hành lang để thu hút côn trùng.

Viêm da do tiếp xúc kiến ba khoang

Kiến khoang là loại kiến có kích thước nhỏ hơn hạt thóc có cánh bay, bụng thon nhọn đen, có một khoang màu đỏ, thuộc họ côn trùng. Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis, thuộc họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ Cánh cứng. Đây là loài côn trùng có thân mình thon, dài như hạt thóc (dài 1-1,2cm, ngang 2-3mm). Thân mình thường có màu vàng đỏ nhìn giống con kiến lửa.


Hình 8

Khi trời tối, các gia đình bật đèn sáng kiến bay vào bám trên các bức tường, giường, màn và bò cả lên người. Kiến này đốt rất đau và trong bụng chứa một chất độc giống như chất cantharidin ở sâu ban miêu. Gần đây, các nhà côn trùng học đã xác định là chất pederine có độc tính gấp 12-15 lần rắn hổ. Pederin có trong máu của kiến, thậm chí khi kiến chết khô 8 năm sau thì độc tính vẫn tồn tại.

Do cơ thể loài kiến này có chất độc và vi khuẩn cộng sinh nên  khi tiếp xúc với da tạo nên viêm da, thối thịt giống như bị tạt axít. Một số người không biết đã lấy tay giết kiến sau đó vô tình sờ lên mặt hoặc gãi lên da đã tạo thành những vết tổn thương dài. Hoặc thương tổn ở cẳng tay khi ngủ vắt tay lên trán làm tổn thương lan sang trán, thương tổn ở bắp chân lây sang mặt sau đùi khi ngồi xổm, thương tổn ở mặt gấp cẳng tay thì lan sang cánh tay khi gấp tay lại. Những thương tổn dạng như trên được gọi là “thương tổn hôn nhau” là dấu hiệu đặc thù chỉ có trong viêm da tiếp xúc do côn trùng.

Vị trí hay gặp ở vùng hở như: cổ, mặt, cánh tay, cẳng tay, cẳng chân, đôi khi cũng thấy ở thân mình vùng kín do kiến bám vào quần áo, khi mặc chúng tiếp xúc trực tiếp vào da. Tùy vào vị trí tiếp xúc mà có thể bị một hay nhiều tổn thương cùng lúc, bị đối xứng, bị nhiều nơi khác nhau trên cơ thể. Đây là những dấu hiệu quan trọng để phân biệt với bệnh zona. Tính chất của thương tổn là những ban đỏ, mụn nước, mụn mủ, chợt loét nông trên da cũng giống như viêm da do ấu trùng bướm nhưng ở cấp độ nặng hơn, có thể bị nhiều tổn thương trên da. Đau rát nhiều làm bệnh nhân lầm tưởng là bệnh zona.

Việc điều trị viêm da do kiến khoang không khó nhưng nếu không đúng có thể gây viêm nặng hơn, nhiễm khuẩn thứ phát và loét. Phương pháp điều trị tùy theo tổn thương và chủ yếu dùng thuốc bôi tại chỗ kèm thuốc kháng histamin đường uống.

Thuốc bôi tại chỗ:

-Khi mới tiếp xúc với độc tố của kiến chỉ có đỏ da và ngứa nên dùng nước muối sinh lý rửa nhẹ nhàng để làm sạch các chất bám lên da. Sau đó, dùng hồ nước bôi lên để làm mát da, dịu da. Khi đã nổi mụn nước, phỏng nước có thể bôi hồ nước, đắp dung dịch yaris giúp mát da, dịu da và làm khô, sạch tổn thương;

-Chỉ nên rửa nhẹ bằng nước sạch với xà phòng hoặc rửa bằng nước muối sinh lý. Sau đó bôi lên vùng da tổn thương bằng hồ nước để làm mát da, dịu da. Khi tổn thương khô, đóng vảy: bôi các loại thuốc kem có corticoid như Flucinar, Gentrisone, Fucicor;

-Nếu có xuất hiện mụn mủ dùng dung dịch màu như xanh methylen, Milian, Castellani bôi lên tổn thương giúp sát khuẩn, khô sạch tổn thương. Chú ý, khi bôi không nên dùng castellani cho trẻ em vì thuốc này có thể làm trẻ đau rát khi bôi;

-Khi tổn thương không còn chảy dịch, khô lại có thể sử dụng mỡ kháng sinh, diệt khuẩn kèm corticoid loại nhẹ và vừa (Fucidin-H, fucicort) để bôi, giúp tổn thương mau lành.

Thuốc uống:

-Thuốc kháng histamin thế hệ 1 như chlopheniramin, hydroxyzin, promethazin. Nhóm thuốc này có tác dụng chống ngứa, chống dị ứng;

-Thuốc kháng histamin thế hệ 2 có ưu điểm là không gây buồn ngủ, được dùng rộng rãi như cetirizin, astemizol, loratadin, desloratadin, fexofenadin. Tuy nhiên, cần thận trọng đối với những người có vấn đề tim mạch hoặc tiền sử bệnh tim mạch không được dùng một số thuốc trong nhóm astemizol vì nhóm này có thể làm loạn nhịp tim;

-Một số trường hợp hiếm gặpm, bệnh nặng, kèm thêm phản ứng dị ứng toàn thân thì cần điều trị đặc biệt. Có thể phải dùng corticosteroid toàn thân. Trường hợp bội nhiễm nặng cũng có khi phải dùng kháng sinh toàn thân.

Phòng bệnh bằng cách nào?

-Thực ra kiến 3 khoang không đáng lo ngại như những loài côn trùng đốt và hút máu truyền bệnh khác vì loài côn trùng này không tấn công người mà do con người vô tình tiếp xúc với chất độc trong cơ thể kiến gây nên viêm da dị ứng;

-Phòng kiến ba khoang bằng cách: nên đóng kín cửa, buông rèm, làm lưới ngăn côn trùng, buổi tối không nên ngồi gần các nguồn sáng như bóng đèn. Mặc quần áo dài, quan sát kỹ đồ vật trước khi sử dụng, giũ sạch khăn mặt, khăn lau, quan sát kỹ trước khi lau. Người dân có thể bẫy kiến 3 khoang bằng cách đặt một bóng đèn ở ngoài căn nhà, phía dưới có đặt chậu nước, kiến sẽ bị ánh sáng phản chiếu, thu hút đến và chết ở chậu nước đó. Hoặc có thể giết kiến trực tiếp thông qua các dụng cụ hỗ trợ như găng tay, vỉ bắt ruồi để tránh tiếp xúc trực tiếp độc tố của kiến tới da. Phun thuốc để diệt kiến nếu kiến phát triển trên diện rộng;

-Một số điểm chú ý khi bị kiến ba khoang đốt: (i) Không nghiền nát, chà xát kiến khi thấy kiến đậu trên cơ thể vì việc nghiền nát sẽ làm chất Pederin từ máu kiến dính vào da và gây tổn thương lan rộng; (ii) Tránh gãi hay chà mạnh vùng da bị tổn thương và không tiếp xúc vùng da lành với vùng da bệnh; (iii) Rửa sách vùng da bị kiến đốt bằng xà phòng càng nhanh càng tốt để loại bớt chất độc bám trên da; (iv) Trường hợp phát hiện kiến đậu trên người thì cần phủi nhẹ để loại kiến khỏi cơ thể;

-Cẩn thận kiểm tra các vật dụng như khăn mặt, quần áo, giường chiếu trước khi sử dụng. Vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc và các khu vực quanh nơi ở. Không phơi quần áo, khăn mặt ở bên ngoài mỗi khi có trời mưa vì đây là thời điểm kiến phát triển rất mạnh. Nếu phát hiện kiến cần nhẹ nhàng loại kiến khỏi nơi ở, sinh hoạt. Không được giết, đập hoặc tiếp xúc trức tiếp với kiến ở nơi ở. Nếu bị bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa da liễu khám bệnh để được tư vấn, điều trị đúng. Định kỳ 4-6 tháng phun thuốc diệt côn trùng khu vực nơi ở. Thường xuyên vệ sinh nhà ở, chăn màng, giường chiếu và các vật dụng sinh hoạt. Nằm màn khi ngủ, mặc áo dài tay hoặc găng tay khi đi làm việc nơi có kiến ba khoang;

-Viêm da tiếp xúc do kiến 3 khoang thường khỏi nhanh trong vòng 1 tuần nếu điều trị đúng cách. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên rửa nhẹ nhàng tại nơi tiếp xúc bằng nước muối sinh lý (9‰) ngay lúc vừa tiếp xúc để trung hòa hoặc giảm bớt các yếu tố dị ứng, kích ứng da, sau đó đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, không nên tự điều trị để tránh các biến chứng nặng hơn.

Chẩn đoán phân biệt tổn thương zona với viêm da do độc tố kiến và côn trùng

Bệnh zona thực chất là do virus có ái tính với thần kinh gây nên. Virus nhân lên trong các hạch thần kinh và theo các sợi thần kinh ra ngoài, gây bệnh ngoài da. Do đó, tổn thương chỉ bị một khúc bì do thần kinh đó chi phối và chỉ bị một bên, rất hiếm khi bị hai nơi hoặc đối xứng, hai bên. Còn viêm da do côn trùng thì tại vị trí tiếp xúc có thể bị nhiều nơi trên cơ thể. Thương tổn của zona là những mụn nước, bọng nước thành chùm thành nhóm như chùm nho, đau xuất hiện trước khi mọc mụn nước 1-2 ngày và thường có hạch vùng lân cận. Đặc biệt là không có thương tổn “hôn nhau” như ở viêm da tiếp xúc, chỉ bị zona sau khi đã bị thủy đậu, hiếm khi lây lan nên không thể nói là dịch zona và đời người cũng chỉ bị zona một lần hiếm khi bị zona lần hai. Nếu ai đó bị zona lần thứ hai thì nên kiểm tra tình trạng bệnh kỹ lưỡng xem có mắc bệnh khác không.

Tính chất đau của zona là đau như điện giật, đau từng cơn, khi tổn thương đã khỏi nhưng đau vẫn còn tồn tại khá lâu. Còn viêm da tiếp xúc thì chủ yếu là rát và ngứa âm ỉ không thành cơn và khi tổn thương thuyên giảm thì hết đau hoàn toàn.

Ngày 27/07/2017
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích