Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 3 8 0 9 7
Số người đang truy cập
1 0 2 3
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Ảnh:Abid Katib.
Dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm

Một số thông tin chính

·Các thuốc trừ sâu thường được sử dụng để bảo vệ hoa màu, chống lại các loại côn trùng, nấm, cỏ dại và các loại côn trùng khác;

·Các thuốc trừ sâu có tiềm năng gây độc ở người và có thể tác động lên sức khỏe cấp tính hoặc mạn tính, lệ thuộc vàosố lượng và con đường mà con người bị phơi nhiễm;

·Một số hóa chất diệt côn trùng rẻ hơn, cũ hơn có thể vẫn còn tồn lưu trong đất và nguồn nước. Các hóa chất này đã bị cấm không cho phép sử dụng trong nông nghiệp tại các quốc gia phát triển, nhưng chúng vẫn còn dùng ở nhiều quốc gia đang phát triển;

·Con người đang đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe lớn nhất do phơi nhiễm với nhiều loại hóa chất diệt côn trùng tại nơi làm việc hoặc ỏ nhà hay ở trong vườn của họ;

·Các hóa chất diệt côn trùng đóng vai tò quan trọng trong sản xuất lương thực. Chúng bảo vệ hoặc làm tăng sản lượng và số lần vụ mùa trong năm trên cùng một vùng đất canh tác. Điều này đặc biệt quan trọng tại các quốc gia đối mặt với tích trữ thực phẩm;

·Để bảo vệ người tiêu dùng thực phẩm khỏi các tác dụng ngoại ý do hóa chất diệt côn trùng gây nên, Tổ chức Y tế thế giới đã tổng hợp các bằng chứng và phát triển các giới hạn hoặc ngưỡng tồn lưu tối đa cho phép theo quy định quốc tế.

Giới thiệu

Có hơn 1000 loại thuốc trừ sâu được sử dụng trên khắp thế giới để đảm bảo thực phẩm không bị hư hỏng hoặc bị phá hủy bởi sâu bọ. Mỗi loại thuốc trừ sâu có các đặc tính khác nhau và tác dụng gây độc cũng khác nhau. Nhiều loại thuốc trừ sâu cũ hơn, rẻ hơn (không có bằng sáng chế), như dichlorodiphenyltrichloroethane (DDT) và lindane, có thể tồn lưu trong đất và nước trong nhiều năm. Những hóa chất này đã bị cấm tại các quốc gia đã ký Công ước Stockholm năm 2001 - một hiệp ước quốc tế nhằm loại bỏ hoặc hạn chế việc sản xuất và sử dụng các chất hữu cơ gây ô nhiễm dai dăng.

Độc tính của một loại thuốc trừ sâu phụ thuộc vào chức năng và các yếu tố khác. Ví dụ, các thuốc trừ sâu có khuynh hướng độc hại hơn với con người so với thuốc diệt cỏ. Cùng một hóa chất có thể có những tác dụng khác nhau ở các liều khác nhau (bao nhiêu phần chất hoá học mà một người bị phơi nhiễm). Nó cũng có thể phụ thuộc vào con đường mà sự phơi nhiễm xảy ra trên con người (như nuốt, hít phải, hoặc tiếp xúc trực tiếp với da).

Hiện nay, không có loại thuốc trừ sâu nào được phép sử dụng đối với thực phẩm trong thương mại quốc tế gây độc tính về di truyền (làm tổn thương DNA và điều này có thể gây đột biến hoặc ung thư). Tác động bất lợi từ các thuốc trừ sâu này chỉ xảy ra khi ở trên mức an toàn khi phơi nhiễm. Khi con người tiếp xúc với một số lượng lớn thuốc trừ sâu, điều này có thể gây ra ngộ độc cấp tính hoặc các ảnh hưởng sức khoẻ lâu dài, bao gồm ung thư và các tác dụng ngoại ý đối với vấn để sinh sản.

Mức độ của vấn đề

Thuốc trừ sâu là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do tự bản thân con người tự đầu độc, đặc biệt ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình. Do các loại thuốc trừ sâu mang độc tính về mặt bản chất và lây lan trong môi trường nên việc sản xuất, phân phối và sử dụng thuốc trừ sâu đòi hỏi phải có quy chế và kiểm soát nghiêm ngặt. Theo dõi thường xuyên dư lượng thuốc trong thực phẩm và môi trường cũng được yêu cầu. TCYTTG có hai mục tiêu liên quan đến thuốc trừ sâu:

·Cấm các loại thuốc trừ sâu độc hại lớn nhất đối với con người, cũng như thuốc trừ sâu tồn lưu lâu nhất trong môi trường;

·Bảo vệ sức khoẻ cộng đồng bằng cách thiết lập các giới hạn tối đa đối với dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm và nước.

Ai là đối tượng có nguy cơ?

Quần thể có nguy cơ cao nhất là những người tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu. Điều này bao gồm những người lao động trong nông nghiệp sử dụng thuốc trừ sâu và những người khác ở khu vực tại thời điểm phun và ngay sau khi thuốc trừ sâu được phun. Quần thể chung - những người không ở trong khu vực sử dụng thuốc trừ sâu - đang phải đối mặt với mức dư lượng thuốc trừ sâu thấp hơn đáng kể thông qua thực phẩm và nước.

Tác động trên phạm vi toàn cầu

Cơ quan Dân số của Liên Hợp Quốc ước tính vào năm 2050 sẽ có 9,7 tỷ người trên trái đất - nhiều hơn khoảng 30% số người so với năm 2017. Gần như tất cả sự gia tăng dân số này sẽ xảy ra ở các nước đang phát triển. Tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc (FAO) ước tính rằng, ở các nước đang phát triển, 80% sản lượng lương thực cần thiết tăng trưởng để theo kịp với tốc độ tăng trưởng dân số dự kiến ​​sẽ tăng từ năng suất và số lần trồng cây mỗi năm trên cùng một vùng đất. Chỉ có 20% sản lượng lương thực mới được kỳ vọng là do việc mở rộng đất canh tác.

Thuốc trừ sâu có thể ngăn ngừa thiệt hại lớn cho cây trồng và do đó sẽ tiếp tục đóng một vai trò trong nông nghiệp. Tuy nhiên, các tác động đối với con người và môi trường do phơi nhiễm với thuốc trừ sâu là mối quan tâm tiếp tục. Việc sử dụng thuốc trừ sâu để sản xuất lương thực cả cho người dân địa phương và để xuất khẩu, phải tuân thủ thực hành nông nghiệp tốt bất kể tình trạng kinh tế của một quốc gia. Nông dân nên hạn chế sử dụng lượng thuốc trừ sâu đến mức tối thiểu cần thiết để bảo vệ cây trồng của họ. Cũng có thể, trong một số trường hợp nhất định, sản xuất thực phẩm mà không sử dụng thuốc trừ sâu.

Đáp ứng của Tổ chức Y tế thế giới

Tổ chức Y tế thế giới phối hợp với Tổ chức Lương nông thế giới (FAO), chịu trách nhiệm đánh giá về các nguy cơ của thuốc trừ sâu đối với con người cả thông qua tiếp xúc trực tiếp và qua các chất dư thừa trong thực phẩm - và đề xuất các biện pháp bảo vệ thích hợp.

Các đánh giá nguy cơ đối với dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm được thực hiện bởi một nhóm chuyên gia quốc tế độc lập, cuộc họp chung của FAO/WHO về dư lượng thuốc trừ sâu (JMPR). Những đánh giá này dựa trên tất cả các dữ liệu được đệ trình bởi các quốc gia về thuốc trừ sâu trên toàn thế giới cũng như tất cả nghiên cứu khoa học được công bố trong các tạp chí chuyên nghành. Sau khi đánh giá mức độ nguy cơ, JMPR thiết lập các giới hạn về mức thu nhận an toàn để đảm bảo rằng số lượng người bị phơi nhiễm với dư lượng thuốc trừ sâu qua ăn uống strong uốt cuộc đời của họ sẽ không gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Việc thu nhận hàng ngày có thể được chấp nhận này được các chính phủ và các nhà quản lý nguy cơ quốc tế sử dụng, như Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm Codex (cơ quan thiết lập tiêu chuẩn liên chính phủ về thực phẩm), để xác định giới hạn dư lượng tối đa (MRLs) đối với thuốc trừ sâu trong thực phẩm. Các tiêu chuẩn Codex là tài liệu tham khảo cho thương mại quốc tế về thực phẩm, để người tiêu dùng ở khắp mọi nơi có thể tin tưởng rằng thực phẩm mà họ mua đạt được tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cho dù sản phẩm đó đã được sản xuất ở đâu. Hiện tại, có các tiêu chuẩn Codex cho hơn 100 loại thuốc trừ sâu khác nhau.

TCYTTG và Tổ chức Lương nông thế giới cùng nhau xây dựng Bộ Quy tắc quốc tế về Quản lý thuốc trừ sâu. Phiên bản mới nhất của khung tự nguyện đã được xuất bản vào năm 2014. Bộ quy tắc này hướng dẫn các nhà quản lý chính phủ, khu vực tư nhân, xã hội dân sự và các bên liên quan khác về các thực hành tốt nhất trong quản lý thuốc trừ sâu trong suốt vòng đời của chúng từ khi sản xuất đến khi loại bỏ.

Phòng chống

Không một ai bị phơi nhiễm với lượng thuốc trừ sâu an toàn. Những người phun thuốc trừ sâu để bảo vệ mùa màng, trong nhà, hay trong vườn nên có bảo hộ đầy đủ. Những người không trực tiếp tham gia vào việc phun thuốc trừ sâu nên tránh xa khu vực trong và ngay sau khi phun.

Thực phẩm được bán hoặc tặng (như viện trợ lương thực) phải tuân thủ các quy định về thuốc trừ sâu, đặc biệt về giới hạn dư lượng tối đa. Những người tự trồng thực phẩm cho mình khi sử dụng thuốc trừ sâu, hãy làm theo hướng dẫn sử dụng và tự bảo vệ mình bằng cách đeo găng tay và mặt nạ khi cần thiết.

Người tiêu dùng có thể hạn chế việc thu nhận lượng thuốc trừ sâu dư thừa bằng cách lột vỏ hoặc rửa trái cây và rau cải, điều này đồng thời cũng làm giảm các nguy cơ khác lây truyền qua thực phẩm như vi khuẩn có hại.

Ngày 26/07/2017
Ths.Bs Lê Thạnh
Biên dịch nguồn WHO, 2017
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích