Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 28/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 3 3 3 5
Số người đang truy cập
4 3 0
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Giải pháp chiến lược của WHO trong cuộc chiến sốt rét toàn cầu

Loại trừ sốt rét toàn cầu (Global malaria elimination) là chỉ tiêu cần đạt đến năm 2030 theo Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc (UN). Tuy nhiên,những tiến bộ gần đây trong cuộc chiến sốt rét đã thúc đẩy các chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra thảo luận mới về mục tiêu cuối cùng chống sốt rét ở cấp độ cao hơn là Tiêu diệt sốt rét toàn cầu (Global malaria eradication) cùng giải pháp chiến lược trọng tâm vàocác bệnh do vector truyền.

Theo đó, tiêu diệt sốt rét đã được đưa vào chương trình nghị sự cuộc họp Ban điều hành của WHO lần thứ 141 (malaria eradication o­n the agenda at the 141st WHO Executive Board meeting). Ngoài việc làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc sốt rét(morbidity) và tử vongsốt rét (mortality), 17 quốc gia đã loại trừ sốt rét tức là không có ca sốt rét nội địa từ 3 năm trở lên kể từ năm 2000 và6 trong số 17 quốc gia này này đã được WHO chứng nhận không còn sốt rét (certified malaria-free).



Chiến lược tiêu diệt sốt rét dài hạn đã được đưa vào Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG) đến năm 2015

Loại trừ hay Tiêu diệt ? (Elimination”or “Eradication” ?)

Vào tháng 8/2016 theo yêu cầu của Nguyên Tổng Giám đốc TS. Margaret Chan, WHO đã thành lập một nhóm chuyên gia tư vấn để phân tích các kịch bản sốt rét trong tương lai (future scenarios for malaria) bao gồm cả tiêu diệt sốt rét.Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêu diệt sốt rét (The Strategic advisory group for malaria eradication_SAG) đã xây dựng một báo cáo đầu tiên làm rõ các thuậtngữ hiện tại về "loại trừ" và "tiêu diệt", đồng thời khẳng định cam kết của WHO về tiêu diệt sốt rét dài hạn không rõ ngày kết thúc. Tại cuộc họp Ban điều hành (EB) vào 1/6/2017 tại Geneva, các chuyên gia WHO đánh giá cao bản báo cáo và việc thành lập nhóm tư vấn, họ yêu cầu Tổng giám đốc WHO thông báo lại cho EB sau khi nhiệm vụ của SAG đã hoàn thành. Theo SAG, loại trừ sốt rét hoàn toàn mang tính khả thi vì chỉ mang tính tương đốikhác với tiêu diệt sốt rét khó khả thi ở các vùng nhiệt đới luôn tồn tại các yếu tố lan truyền tự nhiên sốt rét, nhất là khu vực châu Phi.

- Loại trừ sốt rét (Malaria elimination) là sự gián đoạn lan truyền sốt rét tại địa phương giảm tới 0 các trường hợp sốt rét nội địa (reduction to zero incidence of indigenous cases) của ký sinh trùng sốt rét trong một khu vực địa lý xác định là kết quả của các biện pháp can thiệp, cần tiếp tục có các biện pháp ngăn chặn sự tái lập lan truyền sốt rét.

- Tiêu diệt sốt rét (Malaria eradication) là giảm vĩnh viễn số trường hợp mắc sốt rét ở người trên phạm vi toàn thế giới do kết quả các biện pháp can thiệp và các biện pháp này không còn cần thiết sau khi đã đạt được thành công.


Nguyên Tổng Giám đốc WHO trao chứng chỉ loại trừ sốt rét cho Maldives và Sri Lanka

               Để xác định hướng đi cần thiết cho các chiến lược này, nhìn lại lịch sử sốt rét và kết quả cuộc chiến sốt rét toàn cầu đến nay các chuyên gia nhận thấy sốt rét có thể "xóa sổ" hoàn toàn ở các nước ôn đới và hàn đới như châu Âu, châu Đại dương, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á nhưng lại rất khó bị tiêu diệt ở các nước nhiệt đới, nhất là châu Phi do không thể cắt đứt lan truyền tại chỗ. Những bằng chứng này cũng là tâm điểm cho phiên thảo luận kéo dài hơn một giờ của EB cùng 28 quốc gia tham dự mặc dù ủng hộ rộng rãi sáng kiến ​​này của WHO nhưng lại băn khoăn về đích đến cuối cùng của tiêu diệt sốt rét còn "bỏ ngỏ", thay mặt cho Ban thư ký WHO TS. Ren Minghui lưu ý rằng một số đối tác đã đề xuất mục tiêu lý thuyết "tiêu diệt sốt rét" vào năm 2040, thậm chí còn được gọi là "Mục tiêu của UN" (United Nations goal) nhưng WHO không mặn mà với mục tiêu đó (WHO has set no such target).SAG gồm 13 nhà lãnh đạo nổi tiếng và các nhà khoa học đại diện cho một loạt nguyên tắc và địa lý được hỗ trợ bởi đại diện các trung tâm hợp tác của WHO, nhân viên WHO và các bên liên quan chủ yếu khác.Trong cuộc họp gần đây nhất của SAG vào tháng 2/2017, các thành viên đã xác định một loạt công việc trong giai đoạn 2 năm tới bao gồm cắt giảm và mở rộng phạm vi các lĩnh vực sinh học (biological), kỹ thuật (technical), tài chính (financial), kinh tế-xã hội (socio-economic), chính trị (political) và môi trường (environmental). Theo kế hoạch, cuộc họp SAG tiếp theo của WHO sẽ được tổ chức tại New Delhi vào cuối tháng 11/2017.


Phạm vi sốt rét trên thế giới đanh bị thu hẹp nhờ các nỗ lực loại trừ sốt rét

Nỗ lực loại trừ sốt rét ở khu vực Đông Nam châu Á

Nỗ lực loại trừ sốt rét ở khu vựcĐông Nam châu Á

Ngày 2/6/2017, Bộ trưởng Y tế khu vực Đông Nam châu Á (SEARO) và các đối tác phát triển tụ họp tại Trụ sở WHO ở Geneva để kỷ niệm thành công loại trừ sốt rét ở Maldives và Sri Lanka,được 2 nước này đồng tổ chức trước thềm Hội nghị Y tế thế giới lần thứ 70 (WHA70) tạo cơ sở cho việc chia sẻ kinh nghiệm, chiến lược và bài học hữu ích thúc đẩy tiến trình loại trừ sốt rét trong toàn khu vực. Mặc dù nhiều quốc giađạt nhiều thành tựu quan trọng trong kiểm soát sốt rét đã được báo cáo nhưng vẫn cần nhiều việc hơn phải làm để loại trừ hoàn toàn dịch bệnh, phát biểu tại sự kiện vào ngày 22/5/2017 TS. Poonam Khetrapal Singh-Giám đốc Khu vực Đông Nam châu Á của WHO cho biết: "Đây là một vấn đề y tế công cộng mà WHO Đông Nam châu Á phải đối mặt mà không thể bỏ qua,hơn 230 triệu người trong khu vực vẫn có nguy cơ sốt rét cao-gần 1/4 dân số thế giới".


Đảo quốc xinh đẹp Maldives được WHO công nhận không còn sốt rét

Maldives là quốc gia đầu tiên trong khu vực đưa các ca bệnh sốt rét đến mức 0 (rezo), Chính phủ nước này đã đưa ra chương trình phòng chống sốt rét quốc gia (NMCP) chuyên sâu vào năm 1966 sau khi các cuộc điều tra cho thấy ở một số khu vực có tới 50% trẻ em nhỏ bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét,sử dụng cách tiếp cận dựa vào cộng đồng Maldives đã có thể mở rộng thành công việc cung cấp các công cụ phòng chống sốt rét trên chuỗi 1.192 hòn đảo.Ca bệnh sốt rét nội địa cuối cùngđược ghi nhận ở Maldives từ năm 1984 đến nayvẫn không có thêm ca sốt rét mới nào,trong 3 thập kỷ qua Maldives đã áp dụng các biện pháp giám sát mạnh mẽ và hệ thống đáp ứng nhanh (rapid response system) để ngăn chặn sốt rét phục hồi và quay trở lại, Maldives đã được WHO chính thức xác nhận không còn sốt rét vào năm 2015.


Đất nước Sri Lanka cũng được WHO công nhận loại trừ sốt rét

Sri Lanka đã giảm đáng kể gánh nặng sốt rét vào giữa thế kỷ 20 từ 2,8 triệu ca (năm 1946) xuống còn 17 ca(năm 1963) nhưng sau đó các biện pháp phòng chống sốt rét bị buông lỏng và dịch bệnh sốt rét trở lại,các vụ dịch sốt rét chính đã được báo cáo trong những năm 1980-1990,đến 1999 cả nước đã báo cáo hơn 250.000 ca bệnh được xác nhận.Vào đầu thế kỷ này, Sri Lanka tăng cường đáng kể kiểm soát vector sốt rét, giám sát và điều trị;tiếp tục mở rộng các biện pháp can thiệp qua các khoản tài trợ từ Quỹ Toàn cầu.Đến năm 2007, Sri Lanka chỉ có dưới 200 ca mắc bệnh sốt rét nội địa được báo cáo vào năm 2012. Thành tựu này đã được thực hiện bất chấp những thách thức do xung đột vũ trang kéo dài suốt 30 năm, Sri Lanka chính thức được WHO công nhận loại trừ sốt rét vào tháng 9/2016.

Tại sự kiện tuần trước ở Geneva, Bộ trưởng Bộ Y tế từ Maldives và Sri Lanka cho rằng những thành công của họ một phần là nhờ cam kết chính trị mạnh mẽ, chính sách mạnh mẽ và các chiến lược dựa vào bằng chứng (evidence-based strategies), một nhóm đối tác được cam kết sâu sắc và phối hợp ở mọi cấp độ từ cộng đồng. 2 Bộ trưởng đã đánh giá cao TS. Khetrapal Singh-Giám đốc khu vực của SEARO, TS. Margaret Chan-Nguyên Tổng giám đốc của WHO và TS. Mark Dybul-Giám đốc Điều hành của Quỹ Toàn cầu vì sự hỗ trợ của họ trong việc giúp đỡ các quốc gia không bị sốt rét.


Bộ trưởng Y tế 2 nước được WHO chứng nhận loại trừ sốt rét (Sri Lanka và Maldives)
trao các dùi trống tượng trưng cho cuộc chiến sốt rét cho đại diện các nướckhác ở Đông Nam châu Á.
WHO/Marie de Lutz

Một cam kết khu vực(A regional commitment)

              Tại buổi gặp mặt trước thềm WHA70, các Bộ trưởng y tế nhắc lại cam kết khu vực (Ministers of health reiterate regional commitments). Trong những năm gần đây, khu vực Đông Nam châu Á đã biến thủy triều thành cơn sốt rét.Từ năm 2010 đến năm 2015, tỷ lệ khu vực ước tính các ca sốt rét ước tính và tử vong lần lượt giảm lần lượt là 54% và 46%.Khi được hỏi liệu bệnh sốt rét sẽ được loại bỏ trong khu vực vào năm 2030, TS. Khetrapal Singh cho biết: "Chúng tôi có mọi lý do để hy vọng". Bộ trưởng Bộ Y tế và đại diện các quốc gia thành viên của SEARO tham dự sự kiện vào ngày 22/5/2017, đã được 2 Bộ trưởng Y tế Sri Lanka và Maldives trao những cây dùi bằng gỗ tượng trưng cho khu vực đang tiến lên phía trước trong cuộc chiến chống sốt rét. Tiếp theo là Bhutan phấn đấu loại trừ với mục tiêu không còn ca sốt rét nội địa vào đầu năm 2018; Nepal và Timor Leste dự kiến ​​sẽ loại trừ sốt rét vào năm 2020;các quốc gia còn lại trong khu vực đang nỗ lực thúc đẩy mạnh mẽ chiến lược quốc gia loại trừ sốt rét làm cho tiến bộ hướng đến loại trừ ổn định. Tiến sĩ Dybul, phát biểu nhân sự kiện này: "Sốt rét đã xảy ra hàng ngàn năm nay nhưng thực sự chúng ta có thể loại bỏ nó ra khỏi hành tinh-điều đó khá phi thường,tất cả các bạn đang đẩy nhanh tiến độ và sẽ cho chúng tôi chứng kiếnkết quả đạt được thế nào".“Chứng nhận loại trừ sốt rét” (Certification of malaria elimination)là sự công nhận chính thức của WHO về tình trạng sốt rét của một quốc gia,WHO cho phép chứng nhận này khi một quốc gia đã chứng minh chuỗi lây truyền của tất cả ký sinh trùng sốt rét ở người bị gián đoạn trong phạm vi quốc gia ít nhất 3 năm liên tiếp.


Các chuyên gia y tế kêu gọi các công cụ mới để giải quyết các bệnh do vector truyền

Nỗ lực tìm kiếm công cụ giải quyết các bệnh do vector truyền

WHO cho biết ngày 12/5/2017 tại Madrid, các chuyên gia y tế đã kêu gọi tăng cường nỗ lực tìm kiếm những công cụ tiên tiến để giải quyết các bệnh do vector truyền (vector-borne diseases)như sốt rét và virus Zika, đồng thời nghiên cứu thêm cách sử dụng tốt nhất các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ mới một khi trở nên có sẵn.Theo đó, trong một cuộc hội thảo kéo dài 2 ngày về đổi mới công cụ kiểm soát vector (conference o­n innovation in vector control tools), các đại biểu tham dự đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của sự đổi mới gắn liền với đáp ứng kiểm soát vector toàn cầu hiệu quả trong bối cảnh sự kháng với hóa chất diệt côn trùng(insecticide resistance) đang làm suy yếu các biện pháp bảo vệ như phun tồn lưu trong nhà (IRS) và màn tẩm hóa chất diệt muỗi (ITNs).Hội nghị đã tập hợp các bên liên quan chính từ cộng đồng kiểm soát vector y tế công cộng (public health vector control community) bao gồm các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ, nhà sản xuất, viện nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách và quản lý chương trình quốc gia để thảo luận các công cụ kiểm soát vector tiên tiến ở các giai đoạn khác nhau của nghiên cứu và phát triển.


Các đại biểu và chuyên gia y tế tham dự phiên họp về đổi mới công cụ kiểm soát vector

Các bệnh sốt rét, sốt xuất huyết dengue, sốt vàng da (yellow fever) và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (neglected tropical diseases_NTDs) đều lây truyền qua "vectors" như muỗi, ve, ruồi và bọ chét. Nhiều trong các bệnh truyền qua vector này, kể cả sốt rét gây tử vong nhiều nhất đều có thể phòng ngừa. TS. Antoni Plasència, Tổng giám đốc Viện sức khoẻ toàn cầu Barcelona (ISGlobal), một viện nghiên cứu do Quỹ Ngân hàng "la Caixa" hỗ trợ cho biết các công cụ kiểm soát vector có vai trò thiết yếu trong kiểm soát và loại bỏ các bệnh do vector truyền: "Tiến bộ trong tương lai chống lại những bệnh này đang bị đe dọa vì sự kháng hóa chất diệt côn trùng ngày càng tăng, sự lây truyền bệnh cả trong và ngoài nhà do vậy nghiên cứu và phát triển là các yếu tố chìa khóa tìm ra giải pháp để vượt qua những thách thức này".Sự tồn tại dai dẳng của sốt rét, nhất là căn bệnh này gây tử vong chủ yếu ở trẻ em < 5 tuổi cùng sự bùng phát của dịch bệnh do virus Zika và bệnh sốt vàng đã làm cho các công cụ mới trở nên tập trung hơn.Các bệnh do vector truyền chiếm gần 1/5tất cả các bệnh truyền nhiễm toàn cầu và gây ra hơn 1 triệu ca tử vong mỗi năm, kiểm soát vector bao gồm một loạt các biện pháp can thiệp phòng ngừa sốt rét và các bệnh do vector truyền khác.


UNITAID kêu gọi tăng cường nguồn tài trợ phòng chống các bệnh do vector truyền

Các chuyên gia và đại biểu tham dự hội nghị đã đưa ra một lời kêu gọi đề nghị tài trợ cho các can thiệp đẩy nhanh việc phát triển các công cụ kiểm soát vector mới ngăn chặn sốt rét.Thông qua các cuộc gọi đề xuất, Sáng kiến y tế toàn cầu của Liên Hợp quốc (UNITAID) mời những ý tưởng thông minh mới giúp giảm bớt các bệnh như HIV/AIDS, lao, sốt rét và tài trợ cho những hoạt động có triển vọng nhất.Lelio Marmora, Giám đốc điều hành của UNITAID cho biết: "Với lời kêu gọi của mình, chúng tôi hy vọng sẽ thúc đẩy tư duy sáng tạo và phát triển các công cụ mới phòng ngừa sốt rét và các bệnh do vector truyền khác, mô hình kinh doanh của UNITAID là đầu tư đổi mới và mở đường cho các đối tác mở rộng các sản phẩm hoặc phương pháp tiếp cận sức khoẻ mới". Những thách thức và cơ hội liên quan đến các công cụ kiểm soát vector mới đã được thảo luận tại hội nghị bao gồm cả áp dụng sản phẩm và mở rộng quy mô tại các nước có dịch bệnh lưu hành, đại biểu tham dự cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiên cứu sớm và đánh giá hiệu quả của sản phẩm vào giai đoạn sau. Thời gian gần đây WHO đã kêu gọi tăng cường các nỗ lực phòng ngừa sốt rét và cứu mạng sống, ở vùng cận Sahara châu Phi-nơi chiếm 90%số ca mắc sốt rét toàn cầu đã có hơn 663 triệu trường hợp được phòng ngừa từ năm 2001 phần lớn là ITNs.


Gói dự phòng sốt rét của WHO đảm bảo cho các quốc gia hướng đến loại trừ sốt rét

TS. Pedro Alonso, Giám đốc Chương trình sốt rét toàn cầu (GMP) của WHO phát biểu tại hội nghị: "Chúng ta không còn nghi ngờ gì về phòng ngừa sốt rét, theo ước tính 80% số ca sốt rét vùng cận Sahara châu Phi trong 15 năm qua là do kiểm soát vector, với sự kháng hóa chất diệt côn trùng ngày càng tăng, sự đổi mới sẽ rất quan trọng để phát triển các công cụ chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa mới bao gồm các công cụ kiểm soát vector".Kiểm soát vector có tiềm năng mang lại lợi ích đáng kể về sức khoẻ cộng đồng khi 80% trong số 663 triệu ca mắc sốt rét đã được ngăn chặn ở vùng cận Sahara châu Phi trong giai đoạn 15 năm(2001-2015) là do sử dụng mần tẩm thuốc diệt muỗi tồn lưu lâu (LLINs),ITNs và IRS.

Ngày 06/06/2017
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WHO và WHA)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích