Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 0 5 2 5
Số người đang truy cập
8 3 0
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Dị ứng mỹ phẩm trên da cần chẩn đoán phân biệt với bệnh ký sinh trùng

Dị ứng mỹ phẩm (Cosmetic/ Makeup allergies) trên da cần chẩn đoán phân biệt với bệnh ký sinh trùng, nhân đây chúng tôi xin tổng hợp và chia sẻ về dị ứng mỹ phẩm với các biểu hiện da thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về da khác nếu không điều tra về tiền sử dùng mỹ phẩm đó.

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt khoa học y học cùng với công nghệ làm đẹp phát triển đáng kể trong việc tạo ra nhiều loại công cụ chăm sóc sắc đẹp và các chế phẩm và mỹ phẩm làm đẹp cho không những phụ nữ mà còn cho cả đấng nam nhi như một nhu cầu không thể thiếu hiện nay, giúp cho làn da vốn dĩ đã đẹp ngày càng đẹp hơn hoặc chưa đẹp sẽ càng thêm đẹp, góp phầm chống lão hóa và mang lại tuổi thanh xuân lúc xế chiều. Thế nhưng, các chế phẩm mỹ phẩm ấy có thể chiết suất từ thiên nhiên hoặc từ tổng hợp các hóa chất qua nhiều công nghệ tiên tiến….cũng là các chất lạ sơ với cơ thể của con người, nên việc nhạy cảm và dẫn đến dị ứng là vấn đề sức khỏe trên thực hành lâm sàng về bệnh da liễu và ký sinh trùng vẫn hay gặp. Song, một số chẩn đoán và điều trị đôi khi vẫn còn nhầm lẫn và mang tính bao vây.

Một cuộc khảo sát quốc tế mới đây cho thấy, trong số 1.000.000 lượt người dùng mỹ phẩm, có 680 lượt bị phản ứng phụ. Trên thực tế, con số người dùng mỹ phẩm bị dị ứng còn lớn hơn nhiều, nhưng ở mức độ chưa phải đến bác sĩ điều trị. Thống kê của các phòng khám da liễu cho biết, có khoảng 10% số người dùng mỹ phẩm bị dị ứng, có thể do dùng quá liều lượng, dùng sai phương pháp, mỹ phẩm có nhiều chất bay hơi và sử dụng mỹ phẩm xung quanh mắt.Mỹ phẩm trang điểm chủ yếu làm đẹp cho da, môi, móng, tóc; chỉ xử lý bề ngoài về thẩm mỹ mà ít có tác động đến da. Loại này sử dụng nhiều nhất và dùng hàng ngày để giao tiếp. Mỹ phẩm dùng cho bảo vệ da như kem chống nắng, các sản phẩm chống khô da, các sản phẩm làm chậm lại các biến đổi sinh lý da do tác động của thời gian, của ánh nắng, môi trường, hoá chất mà ta thường được biết đến là các sản phẩm chống lão hoá da. Các sản phẩm sửa chữa, điều trị khi thất bại trong bảo vệ và dự phòng, khi mắc một số bệnh da. Khi các tổn hại da xảy ra, cần dùng các sản phẩm này chăm sóc, khắc phục như kem dưỡng điều trị làm da tươi nhuận, tăng tái tạo tổ chức da, làm ẩm khi da quá khô, điều trị chống lão hóa, phục hồi và tăng sinh collagen. Một số bệnh da như eczema, bệnh vảy cá, vảy nến, bệnh trứng cá, da khô, da bị sạm, bị nám... là những bệnh cần sử dụng mỹ phẩm-dược mỹ phẩm phối hợp với các thuốc điều trị khác.

  
Mụn nước, mụn mủ bội nhiễm do dị ứng mỹ phẩm

Một số loại mỹ phẩm dễ gây kích ứng-dị ứng

Nhiều nghiên cứu y học cho thấy, những loại mỹ phẩm dễ gây dị ứng là nước hoa, thuốc kích thích mọc tóc, kem làm trắng da, kem chống nếp nhăn, thuốc nước hoặc kem chống mọc lông; thuốc làm đầu, nhuộm tóc, kem dưỡng tóc, hóa trang mặt, kem trứng cá, kem lót khi trang điểm, son môi, thuốc vệ sinh, kem tắm, thuốc chống nắng, thuốc khử mùi và giảm mồ hôi. Việc sử dụng mỹ phẩm để chăm sóc sắc đẹp đã trở nên thông dụng đối với mọi phụ nữ. Sau khi dùng mỹ phẩm, nếu bị dị ứng, sẽ thấy xuất hiện một hay nhiều hơn các triệu chứng sau đây:

-Viêm da dị ứng do mỹ phẩm biểu hiện da bị đỏ, có thể thấy những nốt sần đỏ, đôi khi là mụn nước nhỏ trên da, người bị dị ứng có thể ngứa nhẹ hoặc ngứa nhiều, hoặc có cảm giác dấm dứt trên da mặt rất khó chịu. Đây là biểu hiện thường gặp và cũng xuất hiện khá sớm khi sử dụng. Đây là phản ứng viêm da tiếp xúc do mỹ phẩm gây nên;

-Có những trường hợp sau khi bôi mỹ phẩm da bị phù nề, đỏ rực, chảy dịch. Đó là viêm da tiếp xúc dị ứng cấp tính. Phản ứng này có thể gặp do các loại mỹ phẩm dù đó là mỹ phẩm thuộc loại cao cấp rất nổi tiếng. Một số trường hợp dị ứng mỹ phẩm không xuất hiện ngay mà xảy ra chậm, sau nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần sau khi sử dụng.

-Đau rát vùng da vừa dùng mỹ phẩm;

-Ngứa theo từng đợt trong vòng 10 phút, thường mắc phải khi dùng mỹ phẩm trên da mặt;

-Mẩn ngứa, có thể lúc đầu mẩn ngứa ít rồi tiến triển nhiều, thành những nốt ban đỏ, mụn nước, hay gặp ở vùng xung quanh mắt;

-Da mặt bị sưng tấy, có khi cảm thấy tức ngực khó thở;

-Trên da có vết nám đen hoặc nám trắng do một số hóa chất hay chất chiết suất từ thực vật để lại dấu vết trên da khi phản ứng với ánh sáng;

-Viêm da dị ứng biểu hiện bằng mảng hồng ban ở vùng bôi mỹ phẩm, kèm theo mụn nước và ngứa. Nổi mề đay với những sẩn phù như vết nổi gồ trên mặt da như muỗi cắn kèm theo ngứa;

-Chàm tiếp xúc với các mảng hồng ban giới hạn rõ kèm theo mụn nước và ngứa;

-Da khô và tróc vẩy;


Hình 3

-Teo da là biến chứng hay gặp ở những người dùng nhóm thuốc có corticoid kéo dài;

-Sạm da là tình trạng tăng sắc tố sẫm màu. Lão hóa da với tình trạng nhăn da, đốm nâu, kh ô, nhám, tăng sừng;

-Có trường hợp nổi mụn trứng cá do bôi các loại mỹ phẩm làm bít các lỗ chân lông, gây ứ đọng chất bã nhờn;

-Móng tay, móng chân bị tróc, thay đổi màu, viêm nhức do thuốc sơn móng, rửa móng;

-Tóc khô giòn, dễ gãy, xơ cứng do các loại thuốc nhuộm tóc, uốn tóc;

-Ngoài ra, còn có ảnh hưởng đối với các bộ phận khác của cơ thể, có khi để lại di chứng lâu dài.

Ngoài bệnh lý dị ứng do mỹ phẩm thì còn có một số tai biến khác có thể xảy ra khi sử dụng mỹ phẩm như: Trứng cá do mỹ phẩm-đây cũng là tai biến hay gặp. Trứng cá có thể xuất hiện sớm khi sử dụng nhưng có thể muộn sau vài tuần lễ. Nhiều nghiên cứu cho thấy một số mỹ phẩm có chất gây nhân trứng cá, hơn nữa một số mỹ phẩm không rõ nguồn gốc đã cho thêm chất corticoides vào trong thành phần của mỹ phẩm. Trứng cá do mỹ phẩm là một thể trứng cá khó điều trị, đôi khi có những đợt bùng phát mạnh gây mụn mủ, các bọc trứng cá lớn. Điều trị thường phải được theo dõi rất chặt chẽ và trong thời gian dài nhiều tháng, thậm chí hàng năm.


Hình 4

Các tổn hại khác do mỹ phẩm có thể là sạm da, nám, khô da, da bị tổn hại và tăng cảm ứng với ánh nắng, da chóng bị lão hóa và thành vòng bệnh lý làm cho da già nhanh chóng. Khi đó, da không còn được tươi nhuận, mất độ bóng, giảm đàn hồi và nhăn nheo. Điều này có thể thấy được ở nhiều người sử dụng mỹ phẩm sớm từ khi còn rất trẻ và không được tư vấn đầy đủ về chọn mỹ phẩm phù hợp cho da của mình, không tẩy trang đúng và không có chế độ dưỡng da, phục hồi chức năng của da .


Hình 5

Nhìn chung, khi gặp phải tình trạng dị ứng mỹ phẩm, cơ thể bạn có thể xuất hiện:

-Nổi mụn: đây là tình trạng phổ biến nhất mà dị ứng mỹ phẩm mang đến. Lý giải cho hiện tượng này chính bởi việc sử dụng một số loại mỹ phẩm làm tăng tiết bã nhờn, bịt kín lỗ chân lông tao cơ hội cho vi khuẩn làm tổ phát triển thành mụn;

-Viêm da dị ứng: dấu hiệu này được nhận biết nếu trên da bạn xuất hiện từng mảng hồng ban, kèm theo mụn nhọt, mụn trứng cá và bỏng nước rất khó chịu. Tình trạng này xảy đến chứng tỏ hiện tượng dị ứng đã khá nghiêm trọng, nếu bạn không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng da làm ảnh hưởng tới sức khỏe.

-Mề đay: hiện tượng này cũng có thể xuất hiện nếu da bạn bị dị ứng với mỹ phẩm, nó khiến cho da bạn sẽ sưng nề, ban đỏ và kèm theo ngứa rát rất khó chịu.

-Lão hóa da: việc lạm dụng các loại mỹ phẩm trong thời gian dài có thể gây nên những dị ứng khiến da bạn trở nên khô ráp, tróc vảy, dễ bắt nắng gây nên nám sạm và đặc biệt là khiến da bạn bị nhăn, các đốm nâu xuất hiện ngày càng nhiều.

-Sốc phản vệ: hiện tượng này rất hiếm gặp những là nguyên nhân có thể gây nên tử vong cho người sử dụng. Nó khiến cho cơ thể cảm thấy khó thở, buồn nôn, phát ban và sưng đỏ trên da, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những ảnh hưởng cho các cơ quan khác.

Hàng này chúng ta tiếp xúc với rất nhiều loại mỹ phẩm khác nhau như: sữa rửa mặt, dung dịch tẩy trang, nước hoa hồng, kem chống nắng, chống nhăn, kem dưỡng ngày, dưỡng đêm, son môi, phấn má… nó đều có thể là những nhân tố mang đến những kích ứng, dị ứng cho làn da của bạn. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu bởi:

-Mùi thơm: một thống kê đã chỉ ra răng có đến hơn 5000 mùi thơm được sử dụng trong mỹ phẩm, các sản phẩm chăm sóc da, kem làm trắng da, dầu gội, nước hoa. Đây là nguyên nhân chủ yếu mang đến những kích ứng trên da của bạn sau khi sử dụng mỹ phẩm;

-Chất bảo quản: các loại chất bảo quản nhằm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn hay nấm có trong sản phẩm như: paraben, quaternium-15 dùng trong mỹ phẩm dành cho khuôn mặt hay sản phẩm chăm sóc da, formaldehyde có trong thành phần dầu gội, isothiazolinone, PPD-thuốc nhuộm tóc cũng là tác nhân chính gây nên hiện tượng này;

-Retinol: Đây là một trong những “chuẩn vàng” không thể thiếu cho công thức chống lão hóa, đẩy lùi tổn thương do ánh nắng và kích thích collagen. Tuy nhiên, chất này có thể gây nên những kích ứng cho da.

Ngoài ra tình trạng dị ứng sau sử dụng mỹ phẩm có thể đến do làn da nhạy cảm của bạn, việc chăm sóc sử dụng chưa đúng cách, lạm dụng mỹ phẩm trong thời gian dài hoặc việc sử dụng các loai mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.


Hình 6

Thái độ xử trí dị ứng mỹ phẩm

Nguyên tắc chung là tránh lạm dụng mỹ phẩm. Cần thử phản ứng trước khi sử dụng mỹ phẩm, nhất là những mỹ phẩm mới sử dụng lần đầu tiên. Phương pháp thử da ở mặt trong cánh tay: thoa mỹ phẩm vào vùng da ở mặt trong cánh tay để trong 24-48 giờ. Nếu không thấy dị ứng có nghĩa là bạn có thể dùng được loại mỹ phẩm đó. Phương pháp PUT là phương pháp xác định phản ứng chậm với mỹ phẩm: thoa mỹ phẩm lên vùng da mặt trong cánh tay 2 lần một ngày trong 2 tuần với diện rộng khoảng 5cm2. Nếu quá thời gian trên ở vùng da thoa thuốc không biểu hiện ngứa, hồng ban, nổi mụn nước... thì bạn hãy yên tâm dùng loại mỹ phẩm đó.

Không mua và dùng những mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Không bao giờ dùng lại loại mỹ phẩm đã từng gây dị ứng cho bạn. Chọn mua những loại mỹ phẩm mà bạn quen dùng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng tin cậy và không gây dị ứng. Không mua theo người khác hoặc sự giới thiệu của bạn bè. Nên mua chai mỹ phẩm có dung lượng lớn, dùng được tương đối lâu nhưng trong quá trình dùng phải bảo quản và giữ vệ sinh cẩn thận, tránh ánh nắng và nhiệt độ cao. Không dùng chung mỹ phẩm với người khác. Bạn cần nhớ rằng mỹ phẩm chỉ đem đến vẻ đẹp bên ngoài. Bạn muốn có một làn da khỏe đẹp cần chăm tập thể dục, giữ vệ sinh da tóc, uống đủ nước, ăn nhiều rau quả, trái cây, thức ăn chứa nhiều vitamin C, E.

Sau khi bôi mỹ phẩm, nếu thấy da bị nổi sẩn, ngứa, đỏ thì ngừng ngay lập tức, dùng vòi nước rửa cho mạnh để làm sạch mỹ phẩm trên da. Thông thường chỉ cần ngưng dùng mỹ phẩm thì các triệu chứng trên sẽ giảm dần và hết hẳn. Tuy nhiên, một số người có dị ứng ngày càng nặng hơn, nên cần phải được điều trị theo chỉ định bác sĩ. Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ mình bị dị ứng loại mỹ phẩm nào, thì đầu tiên là bạn phải ngừng sử dụng ngay loại mỹ phẩm đó. Khi ngưng dùng mà triệu chứng dị ứng vẫn còn thì phải ngừng tất cả các loại mỹ phẩm mà bạn đang dùng. Đến khi triệu chứng dị ứng khỏi hẳn, bạn có thể dùng từng loại một để xác định xem loại nào đã gây dị ứng cho bạn để loại trừ vĩnh viễn. Trường hợp bị dị ứng nặng cần đến khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Tuyệt đối không cố tình sử dụng mỹ phẩm tiếp tục hoặc tự chữa dị ứng vì có thể gây nguy hiểm cho bạn. Trường hợp bị viêm da tiếp xúc chỉ nên bôi ngắn ngày các thuốc có corticoid để tránh tác dụng phụ. Trường hợp nặng thì uống các thuốc kháng dị ứng theo chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể uống vitamin C liều cao.


Hình 7

Nguyên nhân nào dẫn đến dị ứng mỹ phẩm

Trước hết, chúng ta loại trừ các tai biến và bệnh lý gây ra do mỹ phẩm kém chất lượng, quá hạn dùng hay các mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ;

Căn nguyên sinh viêm da dị ứng mỹ phẩm là do phản ứng của cơ thể với mỹ phẩm; điều này trong y học gọi là phản ứng kháng nguyên-kháng thể. Dị ứng nguyên trong trường hợp này là mỹ phẩm, có thể là hoạt chất hoặc các tá dược sử dụng trong mỹ phẩm và kháng thể là do cơ thể tạo ra khi tiếp xúc với dị ứng nguyên. Phản ứng này xảy ra biểu hiện trên da là bệnh lý viêm da dạng eczema với các triệu chứng như phù nề, đỏ, mụn nước, ngứa... Yếu tố cơ địa dị ứng là một vấn đề cần quan tâm. Ngày nay, y học đã chứng minh được điều đó là do cơ địa dị ứng của người bệnh mà thường có yếu tố di truyền, gia đình. Do vậy, khi trong gia đình đã có người bị bệnh dị ứng như dị ứng mày đay, viêm da cơ địa, hen, viêm mũi dị ứng thì phải rất thận trọng khi chọn lựa và sử dụng mỹ phẩm. Cách phòng ngừa phản ứng này là người sử dụng bôi thử sau tai hoặc mặt trong cánh tay 3 ngày liên tục, nếu không bị dị ứng có thể sử dụng được. Cách này giúp cho người sử dụng có thể tránh được các tai biến có thể xảy ra mà nếu bôi trên mặt và bôi diện rộng sẽ gây nên những phản ứng dị ứng làm tổn hại da như đã đề cập ở trên. Việc cần làm ngay là ngừng sử dụng mỹ phẩm đó và có thể đến bệnh viện chuyên khoa dị ứng hoặc các cơ sở da liễu để thử test dị ứng, xác định rõ mỹ phẩm gây dị ứng và ngừng sử dụng dù đó là mỹ phẩm đắt tiền. Có thể bôi các thuốc chống dị ứng như các loại kem có corticoid nhưng không được bôi trong thời gian dài và lạm dụng vì thuốc này sẽ gây nhiều tai biến như phụ thuộc corticoid gây trứng cá, giãn mạch, đỏ da, teo da, mọc lông. Có thể uống thuốc chống dị ứng, vitamin C và nếu nặng, nên đến khám bác sĩ da liễu để được chữa trị đúng và hiệu quả.


Hình 8

Người tiêu dùng khi mua mỹ phẩm cần chú ý đến chất lượng, xuất xứ, hạn dùng. Lựa chọn loại mỹ phẩm phù hợp với làn da của bạn: trước khi sử dụng bất cứ loại mỹ phẩm nào bạn cần tìm hiểu kĩ về thành phần, nguồn gốc, hạn sử dụng, nên lựa chọn các loại mỹ phẩm càng ít hóa chất càng tốt, không màu, không mùi. Nên mua ở các cửa hàng có giấy phép kinh doanh, có chuyên gia tư vấn để vừa đảm bảo hàng thật, vừa được hướng dẫn sử dụng đúng. Mỹ phẩm phải phù hợp với da của mỗi người, nghề nghiệp và điều kiện sống, làm việc. Sử dụng mỹ phẩm tuỳ theo mùa, thời tiết, mỹ phẩm dùng ban ngày khác ban đêm. Chỉ nên sử dụng mỹ phẩm khi da bạn ở trong tình trạng khỏe mạnh, không bị viêm nhiễm khác để hạn chế những tác dụng phụ có thể xảy đến. Khi sử dụng các loại mỹ phẩm để trang điểm bạn cần rửa mặt thật sạch đồng thời tẩy trang thật kĩ để tránh gây bít lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội trú ngụ gây nên tình trạng dị ứng cho da. Không được lạm dụng các loại mỹ phẩm, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết. Trước khi sử dụng bất kỳ một loại mỹ phẩm nào bạn nên xem kỹ thành phần và nguồn gốc xuất xứ. Không nên dùng trực tiếp để thoa lên da mặt, bạn hãy thử trên lòng cổ tay để xem các phản ứng đáng tiếc có xảy ra hay không.Khi gặp phải tình trạng dị ứng mỹ phẩm việc trước hết bạn cần làm là ngưng sử dụng các loại mỹ phẩm đồng thời tiến hành rửa mặt sạch với nước nhằm tẩy trôi các chất độc hại trên da và ngăn chặn những tổn thương cho da có thể xảy đến. Tình trạng dị ứng sẽ giảm dần và biến mất khi bạn ngưng sử dụng các loại mỹ phẩm. Khoảng thời gian này bạn nên bổ sung cho cơ thể các loại rau củ quả, uống nhiều nước và hạn chế các loại thức ăn có chứa nhiều đường và chất kích thích, đặc biệt tránh để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, không sờ tay lên mặt. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn tiếp tục nặng thêm bạn nên cân nhắc sử dụng thuốc chống dị ứng để phòng tránh kịp thời những biến chứng có thể xảy đến cho làn da.Trong thực hành lâm sàng hàng ngày, các bác sỹ chuyên khoa ký sinh trùng vẫn thường gặp các bệnh nhân biểu hiện da khác nhau, cữ nghĩ đến bệnh lý do ký sinh trùng mà quên đi các vấn đề do dị ứng mỹ phẩm gây nên hay các bệnh lý chuyên ngành da liễu khác nhau. Do đó, bài viết trên cho thấy các biểu hiện lâm sàng của bệnh lý da do mỹ phẩm không khác gì so với các nguyên nhân khác. Do đó, các thông tin chia sẻ trên sẽ rất hữu ích và cần đặt ra vấn đề chẩn đoán phân biệt với các nhà lâm sàng.

Ngày 29/05/2017
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích