Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 6 0 0 7
Số người đang truy cập
4 9 0
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Credit: Illustration by Kimberly Carne /Fred Hutch News Service
Sốt rét nhiễm nhau thai khi mang bầu có thể tác động tới hệ miễn dịch của đứa trẻ về sau

Ngày 9/5/2017. Sốt rét nhiễm nhau thai khi mang bầu có thể tác động tới hệ miễn dịch của trẻ về sau (When malaria infects the placenta during pregnancy, baby's future immunity can be affected). Một nghiên cứu của các Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson cùng các đồng nghiệp cho thấy rằng các tế bào của một người mẹ có thể trực tiếp đóng vai trò như là một phần của hệ miễn dịch của đứa trẻ, dù sau khi sinh

Nghiên cứu mới này cho thấy mẹ bị nhiễm sốt rét trong quá trình mang thai có thể truyền nhiều hơn các tế bào của mình cho đứa con và thay đổi nguy cơ nhiễm bệnh về sau của đứa trẻ, nhau thai ngăn chặn một số tác nhân lây nhiễm bệnh nhưng dễ dàng đưa o-xi và dinh dưỡng tới cho đứa trẻ, đồng thời cho phép trao đổi độc nhất các tế bào giữa bà mẹ và đứa trẻ được biết đến như là “microchimerism”. Nhóm nghiên cứu được chủ trì bởi TS. Whitney Harrington, chuyên gia bệnh truyền nhiễm nhi khoa Bệnh viện Nhi Seattle Đại học Washington và Ts. J. Lee Nelson- nhà nghiên cứu cứu microchimerism từ Fred Hutch đã tìm hiểu việc làm thế nào sốt rét có thể thay đổi sự chia sẻ tế bào giữa bà mẹ-đứa trẻ xảy ra trong quá trình mang thai. Phần lớn các em bé mang một lượng rất nhỏ các tế bào bên ngoài có được từ mẹ chúng, khoảng vài tế bào người mẹ trong mỗi 100.000 tế bào nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ Tanzania bị nhiễm sốt rét khi mang thai và sốt rét đã nhiễm vào nhau thai có bằng chứng cho thấy có nhiều hơn rất nhiều các tế bào người mẹ vào thời điểm sinh ra- trung bình khoảng 1%, với một vài trường hợp thậm chí là lớn hơn 10%.Mức độ tế bào người mẹ xuất hiện trong máu đứa trẻ gia tăng đã làm các nhà nghiên cứu ngạc nhiên, Harrington nhấn mạnh rằng sự nhiễm bệnh dẫn đến những thay đổi trong các protein nhau thai kiểm soát lưu thông tế bàocho phép nhiều tế bào người mẹ hơn đi vào bào thai, thậm chí tác động về sau của sự thay đổi này còn khiến họ ngạc nhiên hơn nữa vìchỉ khoảng một nửa có khả năng bị bệnh sốt rét chứng tỏ những tế bào chuyển từ bà mẹ sang có thể mang lại sự bảo vệ chống lại căn bệnh.Harrington cho biết có hai lời giải thích phù hợp với điều đang xảy ra hoặc là các tế bào miễn dịch của người mẹ trực tiếp phát hiện và hành động đối với ký sinh trùng sốt rét trong cơ thể đứa trẻ, hoặc là chúng đang hoạt động gián tiếp bằng cách dạy cho hệ miễn dịch của đứa trẻ làm thế nào phát hiện và phản ứng với mầm bệnh.

Các nhà nghiên cứu đã xét nghiệm 53 mẫu máu dây rốn (umbilical cord) từ phụ nữ có thai và con của họ trong một nghiên cứu trước đó tại Muheza, Tanzania từ 2002 đến 2006,khoảng một nửa số phụ nữ có sốt rét nhau thai và khoảng một nửa những bà mẹ nhiễm bệnh này có sốt rét viêm nhau thai (inflammatory placental malaria) trong đó nhau thai bị nhiễm rất nặng và có thể ngưng hoạt động bình thường.Trong nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu đã tập trung xem xét lượng DNA người mẹ trong máu dây rốn của những đứa trẻ. Harrington cho biết nó chính là biểu hiện mức độ microchimerism người mẹ mà đứa trẻ có vào thời điểm sinh, dù không rõ mức độ này có thể duy trì bao lâu sau khi sinh, những bà mẹ có sốt rét nhau thai đã sinh ra những đứa trẻ có microchimerism người mẹ cao hơn trung bình và những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ có sốt rét viêm nhau thai thậm chí còn có mức độ trung bình cao hơn.Trong các nghiên cứu tương lai, các nhà khoa học dự định tìm hiểu làm thế nào mà các tế bào bà mẹ và đứa trẻ tương tác để tác động đến nguy cơ sốt rét về sau, mức độ cao các tế bào người mẹ có duy trìtrong cuộc đời đứa trẻ hay không và trong bao lâu, và làm thế nào trạng thái microchimerism của một người tác động tới độ nhạy của họ tới các bệnh trẻ em khác.Sốt rét là bệnh gây tử vong hàng đầu ở các nước thu nhập thấp và trung bình nhất là trẻ em.Tổ chức Y tế thế giới (WHO)ước tính khoảng 429.000 người tử vong mỗi năm do sốt rét, đa số các ca tử vong này xảy ra ở vùng Cận hoang mạc Sahara châu Phi.

Ngày 25/05/2017
CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Biên dịch từ Science Daily)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích