Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 28/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 3 8 7 7
Số người đang truy cập
5 7 0
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Vaccine: công cụ y tế công cộng hàng đầu

Tuần lễ tiêm chủng thế giới(World Immunization Week) năm 2017 diễn ra từ 24/4 đến 30/4 năm 2017 với chủ đề “Hiệu quả vaccine” (Vaccineswork) trong bối cảnh mô hình cơ cấu dịch bệnh nhiều biến đổi phức tạp, vaccine được cho là công cụ y tế công cộng hàng đầu bảo vệ người dân mọi lứa tuổi góp phần cứu sống hàng triệu mạng người, được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác nhận là một trong những can thiệp y tế thành công và hiệu quả nhất toàn cầu.

Hiệu quả vaccine (Vaccineswork)

Tuy nhiên, WHO cho biết hiện nay vẫn còn 19.4 triệu trẻ em trên thế giới chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đủ liều, với chủ đề “Hiệu quả vaccine” mục tiêu chủ yếu của “Tuần lễ tiêm chủng thế giới” năm 2017 nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng cấp thiết của việc tiêm chủng đầy đủ trong suốt cuộc đời và vai trò của nó để đạt được các “Mục tiêu phát triển bền vững” (SDGs) của Liên Hợp Quốc (UN) đến năm 2030. Từ những mục tiêu này “Tuần lễ tiêm chủng thế giới” được xem như một phần chiến dịch của WHO và các đối tác trong năm 2017nhằm làm nổi bậttầm quan trọng của tiêm chủng như một ưu tiên hàng đầu trong đầu tư y tế toàn cầu, tăng cường hiểu biết về các khâu hành động cần thiết đạt đượcKế hoạch hành động vaccine toàn cầu(Global Vaccine Action Plan_GVAP) quảng bá vai trò của tiêm chủng trong phát triển bền vững và an ninh y tế toàn cầu.


Hình 2

Trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu có nhiều thay đổi, nhiều dịch bệnh mới nổi, tái nổi hay lây truyền từ động vật sang người thì vai trò của tiêm chủng lại quan trọng hơn bao giờ hết. WHO cho rằng mở rộng tiếp cận tiêm chủng là rất quan trọng không chỉ để đạt được SDGs mà tiêm chủng định kỳ còn là một yếu tố cấu thành trong gói chăm sóc sức khỏe ban đầu và bao phủ sức khỏe toàn dân, đồng thời cung cấp chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ngay từ đầu đời và cơ hội sống khỏe mạnh cho tất cả trẻ em.



N
hân viên y tế Yemen cho trẻ emuống vaccine phòng bại liệt, ngày 21/2/2017

Tiêm chủng cũng là một chiến lược cơ bản nhằm đạt được sức khỏe ưu tiên khác như kiểm soát bệnh viêm gan virut, kiềm chế kháng kháng sinh, xây dựng nền tảng sức khỏe vị thành niên, phụ nữ mang thai, cải thiện chăm sóc trước sinh và sơ sinh. Theo đó, năm 2017 đánh dấu nửa chặng đường GVAP được Hội đồng Y tế thế giới (WHA) phê chuẩn vào tháng 5/2012 ngăn ngừa hàng triệu ca tử vong vì các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine vào năm 2020 thông qua tiếp cận tiêm chủng phổ cập ở 194 quốc gia thành viên của WHO. Mặc dù đã có những cải thiện và tăng cường giới thiệu vaccine mới toàn cầu nhưng mục tiêu loại trừ dịch bệnh như sởi, rubella, uốn ván thai phụ và trẻ sơ sinh đều chậm tiến độ; để tất cả mọi người khắp nơi có thể tồn tại và phát triển, các quốc gia phải nỗ lực phối hợp hơn nữa để đạt được các mục tiêu của GVAP vào năm 2020. Cùng với đó, những quốc gia đã đạt được hoặc có nhiều tiến bộ để đạt được các mục tiêu cũng cần duy trì những nỗ lực hành động này theo thời gian.


WHO/A. Zambrana. Trung tâm lưu trữ và phân phối vaccine tại Rio de Janeiro, Brasil

Vaccine-công cụ y tế công cộng hàng đầu

Theo VOA News, 6 năm trước đây 194 quốc gia thành viên của WHO đã thống nhất ký kết GVAP, một chiến dịch quy mô quốc tế cung cấp cho cộng đồng mọi lứa tuổi từ trẻ đến già quyền đượctiếp cận phổ biến vaccine cứu sinh mạng hàng triệu người bị nhiễm bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccinedự kiến kết thúc vào năm 2020.TS. Flavia Bustreo-Trợ lý Tổng giám đốc sức khoẻ gia đình, phụ nữ và trẻ em của WHO phát biểu: "Tiêm chủng và vaccine là những công cụ y tế công cộng hiệu quả nhất hiện nay. cho biết cách đây 35 năm, 13 triệu trẻ em bị thiệt mạng vì các bệnh có thể ngăn ngừa bằng vaccine, con số này đã giảm xuống còn 6 triệunhưng vẫn còn quá cao.


WHO/A. Zambrana. Phổ cập tiếp cận vaccine xuống tận cộng đồng

Hiện nay, 85% trẻ em được tiêm vaccine phòng sởi và các bệnh nguy hiểm chết người khác nhưng TS. Bustreo cho rằngcòn nhiều trẻ em đang cần những loại vaccine này: "Chúng ta cần tiêm chủng vaccine khoảng 90% được gọi là hiệu ứng cộng đồng(herd effect) nghĩa là bao phủ cho những trẻ em đã được tiêm chủng nhưng cũng đồng thời bao phủ làm giảm sự lây nhiễm cho các trẻ em không được tiêm chủng". Nhờ tăng cường chiến dịch tiêm phòng bại liệt (final push o­n polio) bệnh bại liệt sắpbị tiêu diệt hoàn toàn, hiện nay bệnh bại liệt chỉ tồn tại ở 2 vùng xung đột khó kiểm soát ở miền bắc Nigeria và dọc biên giới Pakistan-Afghanistan, năm 2016 có 37 ca so với 350.000 ca vào năm 1988 khi chiến dịch tiêu diệt bắt đầu nên cần có yêu cầu đặc biệt làtiêm phòng khẩn cấp cho tất cả trẻ em chống lại bệnh bại liệt.


WHO/A. Zambrana. Giai đoạn cuối chiến dịch tiêm chủng bao giờ cũng khó khăn với tất cả các bệnh

TS. David Nabarro từng làm việc trong một số chương trình sức khỏe của WHO,hiện nayđặc phái viên UN cho biết: "Giai đoạn cuối tiêu diệt bất kể bệnh nào cũng là khó nhất, nếu không thực hiện sẽ mất tất cả do vậy để làm điều đó bạn phải mang hết sức bình sinh và cam kết có thể mang lại kết quả cụ thể cùng sự cống hiến đặc biệt". Vaccine đã ngăn chặn hàng triệu người chết và rất nhiều trẻ em không bị bị tàn phế do dịch bệnh, năm 2020 là thời điểm kết thúc GVAP,UN muốn chứng kiếntất cả các quốc gia tăng cường tiêm chủng định kỳ cho trẻ emhoàn thành nỗ lực tiêu diệt bệnh bại liệt,khống chế các bệnh khác có thể phòng ngừa bằng vaccine cùng với định hướng tương lai là phát triển các loại vaccine mới cho các bệnh nguy hiểm chết người khác trong thế giới chúng ta.


Chương trình TCMR ở Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ năm 1985

Thành quả 32 năm tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam

Tại Việt Nam, Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) được triển khai từ năm 1981 do Bộ Y tế (MOH) chủ trì với sự hỗ trợ của WHO và Quỹ Nhi đồng UN (UNICEF) với mục tiêu ban đầu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em < 1 tuổi không mắc 6 bệnh truyền nhiễm phổ biến và tử vong cao. Từ năm 1985 tới nay, trải qua 32 năm chương trình TCMR chính thức đi vào hoạt động toàn bộ trẻ em < 1 tuổi trên toàn quốc đã có cơ hội được tiếp cận với vaccine; đến năm 2010 đã có 11 vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm cho trẻ em được đưa vào TCMR bao gồm vaccine phòng bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, sởi, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn, viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib với những mục tiêu chủ yếu: duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi luôn đạt mức cao trên 90% ở  quy mô tuyến huyện; nâng cao tỷ lệ hình thức tiêm chủng thường xuyên hàng tháng ở đơn vị tuyến xã, kết hợp chặt chẽ với hình thức tiêm chủng chiến dịch, gồm cả chiến dịch toàn quốc, chiến dịch theo khu vực hoặc chiến dịch nhỏ đáp ứng cho từng địa bàn (huyện, xã, nhà trường, khu dân cư...) có nguy cơ cao hoặc xảy ra dịch; tăng cường chỉ đạo, giám sát, hỗ trợ đối với những vùng triển khai tiêm chủng gặp nhiều khó khăn như ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.


Với độ bao phủ > 90% nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã bị loại trừ hoặc giảm thấp

Tranh thủ hỗ trợ quốc tế, đưa vào chương trình TCMR những vắc xin mới, lịch tiêm mới, kỹ thuật tốt hơn; tăng cường chất lượng dây chuyền lạnh; giám sát bệnh, giám sát an toàn tiêm chủng ở những địa bàn trọng điểm và trên toàn quốc, trong đó có trên 10 loại vaccine sản xuất trong nước được WHO và MOH phê duyệt đưa vào sử dụng. Sau 32 năm thựch hiện, hiệu quả TCMR với độ bao phủ hàng năm luôn trên 90% theo quy định của WHO đã thanh toán hoàn toàn bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005, các bệnh truyền nhiễm giảm thấp so với trước khi thực hiện chương trình.

 

Ngày 03/05/2017
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WHO, VOA và MOH)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích