Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 8 4 8 8
Số người đang truy cập
3 4 4
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa loại trừ sốt rét
Những hoạt động cốt lõi trước ngưỡng cửa loại trừ sốt rét

Trước bối cảnh sốt rét toàn cầu ngày càng có nhiều nước hướng tới loại trừ sốt rét thì ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực miền Trung-Tây Nguyên lộ trình loại trừ sốt rét từ 2020 đến 2025 cũng hoàn toàn khả thi khi con số giảm mắc và giảm tử vong sốt rét xuống đến mức thấp nhất so với nhiều năm trước đây. Trước ngưỡng cửa loại trừ chúng ta cần có những kiến ​​thức cũng như thực hành tốt nhất hướng tới mục tiêu "không còn ca bệnh(getting to zero) để WHO có thể xem xét cấp chứng nhận loại trừ.

Hướng dẫn mới về loại trừ sốt rét của WHO

Đáp ứng xu thế sốt rét toàn cầu và khuyến khích các quốc gia hướng tới loại trừ sốt rét, đầu tháng 4/2017 Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã công bố một hướng dẫn mới về loại trừ sốt rét (WHO releases new guidance o­n elimination) gọi là“Khung loại trừ sốt rét” (Framework for malaria elimination) được chính thức công bố tại một diễn đàn toàn cầu với sự tham dự của các nhà quản lý chương trình quốc gia từ E2020, một nhóm 21 quốc gia mà theo phân tích của WHO có khả năng sẽ không còn ca sốt rét nội địa (zero indigenous cases of malaria) vào năm 2020. Khác với khung hướng dẫn loại trừ trước đây (năm 2007) chỉ tập trung vào các quốc gia có sốt rét lan truyền thấp và vừa, hướng dẫn mới ghi nhận sự lan truyền sốt rét đại diện cho một quá trình liên tục được thiết lập để hỗ trợ tất cả các quốc gia lưu hành sốt rét, các hoạt động của chương trình nhấn mạnh qua mức độ lan truyền từ rất cao đến rất thấp. Khung hướng dẫn mới của WHO được coi là quy trình hợp lý để nhận được sự chứng nhận của WHO về loại trừ sốt rét và làm rõ ngưỡng lan truyền trở lại, đồng thời cung cấp hướng dẫn mới về thiết lập các mục tiêu và hệ thống để xác định các vùng không còn sốt rét trong phạm vi quốc gia làm cơ sở cần thiết để chứng nhận là quốc gia loại trừ sốt rét cùng một số cập nhật khác như tổng quan các yêu cầu quan trọng để đạt được và duy trì loai trừ, một danh mục đầy đủ các thay đổi quan trọng của khung mới.


Hình 1

 Tiêu chuẩn và lộ trình loại trừ sốt rét theo khung mới của WHO

Theo khung mới của WHO, loại trừsốt rét(malariaelimination)làmgián đoạn sựlantruyềntại chỗtới0 (zero) số ca hiện mắc nộiđịa(incidence of indigenous cases) của một loài ký sinh trùng sốt rétđặc biệtđược xác định trong một khu vực địa lý xác địnhvà cầncó biện pháp ngăn chặnsự thiết lập tái lantruyền(prevent re-establishment of transmission).Tiêu diệt sốt rét(malariaeradication)là giảm vĩnh viễn đến 0(zero) vềtỷ lệhiệnmắcsốt rét(incidence of malaria infection) toàn cầudo tất cả các loài ký sinh trùng sốt rét ở người, khitiêu diệt sốt rétthành côngthìcác biện pháp can thiệp không còn cần thiết nữa. Theo đó, các quốc gia nằm ở cácthờiđiểm khác nhau dọc theolộ trình hướng tới loại trừ,mức độ tiến bộsẽ phụ thuộc vào sức mạnh của hệ thống y tế quốc gia, mức độ đầu tưphòng chốngsốt rét và một số yếu tố khácnhưđịnhtốsinh học,môi trường, xã hội, nhân khẩu học, chính trị và kinh tế của một quốc gia cụ thể.Các nỗ lực loạitrừsốt rét doBYtế(MOH)cácnước có sốt rétlưu hànhtriển khai hành động,khi tiến gần đến loại trừhọ tiếp tục nhận đượcsựhỗ trợ kỹ thuật từ WHO và các đối tác, trong một số trường hợpnhận được sựhỗ trợ tài chính từ Quỹ Toàn cầu và các nhà tài trợ khácnhưnghầu hết các nỗ lực loạitrừđượcđầu tưchủ yếu thông qua các nguồn lực trong nước.


Theo Báo cáo sốt rét thế giới của WHO năm 2016,gánh nặng sốt rét toàn cầu vẫn tập trung chủ yếu ở châu Phi

- các quốc gia có tỷ lệ sốt rét cao (high burden countries)hoặcvừa thìcác chương trình quốc giaphòng chốngsốt rét(NMCP)nhằm mục đích tối đa hóa việc giảmsố ca mắc và tử vong dosốt rétiều này có thể đạt được bằng cách cung cấpviệc tiếp cậnvào góicác công cụ hiệu quả theokhuyến cáo của WHO đểphòngngừa, chẩn đoán và điều trị sốt rét cho tất cả những người có nguy cơ mắc bệnh. Gói công cụ này bao gồm kiểm soát vector đảm bảo chất lượng,hóa trị liệu dự phòng,xét nghiệmchẩn đoán và điều trị cáccasốt rétxác địnhcó thể làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc và tử vong.Thước đosựthành công là giảm tỷ lệ mắcmới dosốt rét và tỷ lệ tử vong sốt rét,các quốc gia có gánh nặng cao cũng có thể tiến tớiloại trừsốt rét bằng cách tăng cường và tối ưu hóa các biện pháp phòng chống và điều trị sốt rét và tăng cường hệ thống giám sát sốt rét.


Việt Nam là một trong những quốc gia tiềm năng hướng tới loại trừ sốt rét

- Ở các quốc gia đang tiếngầntới loạitrừ(countries approaching elimination),tăng cườnghệ thống giám sát có thể giúp đảm bảo mọicanhiễm đều được phát hiện, điều trị và báo cáo lên hệ thống giám sát sốt rét quốc gia,bệnh nhân cóký sinh trùng sốt rét (tức là kết quả xét nghiệm dương tính trong phòngxétnghiệm) nên được điều trị kịp thời bằng các thuốc sốt rét hiệu quả và ngăn ngừasựlâynhiễmtrở lại trong cộng đồng. Ở một số quốc gia đangđến gầnloạitrừ, có một tỷ lệ lớn các trường hợp được tìm thấy trong số nhữngquần thể di biến độngsống ở các khu vực khó tiếp cận, thường là gần biên giới quốc tế,các ca bệnh nhập khẩu (imported case)s bởi các du khách và người di cưphải được xác định và điều trị nhanh chóng.


Hướng dẫn phòng chống và loại trừ sốt rét của WHO

Như vậy, ngoại trừ 21 nước (E2020) có khả năng được WHO xem xét cấp giấy chứng nhận loại trừ sốt rét vào năm 2020, Việt Nam có thể được xếp vào nhóm nước thứ hai là các quốc gia đang tiếngầntới loạitrừ(countries approaching elimination), có thể phấn đấu để WHO xem xét cấp giấy chứng nhận loại trừ sốt rét vào năm 2025. Vậy những hoạt động cần thiết trước khi bước vào ngưỡng cửa loại trừ là gì, chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ.


Bộ Y tế chỉ đạo tích cực hành động hướng đến loại trừ sốt rét

Những hoạt động cần thiết khi bước vào ngưỡng cửa loại trừ sốt rét

Mục tiêu loại trừ sốt rét theo quy định của WHO là giảm số ổ bệnh sốt rét xuống zero, giảm số ca mắc sốt rét nội địa (lưu hành tại chỗ) xuống zero, các cơ sở y tế và các hoạt động giám sát sốt rét đủ khả năng phát hiện và cắt đứt lan truyền sốt rét nếu xảy ra.


Phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị sốt rét kịp thời

Phát hiện sớm, chẩn đoán sớm và điều trị sốt rét kịp thời

Phát hiện, chẩn đoán sớm bệnh nhân sốt rét bằng lấy máu xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét cho tất cả những người nghi mắc sốt rét đến cơ sở y tế khám bệnh (phát hiện bệnh thụ động) và trong các đợt điều tra/giám sát dịch tễ sốt rét (phát hiện chủ động). Điều trị sớm, đúng và đủ liều (đúng loại thuốc sốt rét, đủ liều, đủ ngày…); điều trị cắt cơn sốt kết hợp với điều trị chống lây lan đối với sốt rét do P.falciparum và điều trị tiệt căn đối với sốt rét do P.vivax cùng các loại ký sinh trùng sốt rét khác có mặt ở Việt Nam theo phác đồ qui định của Bộ Y tế (MOH). Các ca bệnh sốt rét do P.falciparum phải sử dụng trị liệu phối hợp dựa vào artemisinin (ACTs) để hạn chế kháng thuốc và tăng hiệu lực điều trị. Đối với sốt rét do P.vivax ngoài việc điều trị cắt cơn sốt và diệt giao bào bằng thuốc chloroquine theo quy định, cần chú trọng điều trị tiệt căn diệt thể ẩn (hypnozoites) bằng primaquine 14 ngày tại cộng đồng. Cấp thuốc tự điều trị (stan-by treatment) cho các đối tượng di biến động (dân di cư tự do, dân đi rừng, làm rẫy và ngủ rẫy, giao lưu biên giới) bằng thuốc phối hợp ACTs trong 3 ngày để họ có thể sử dụng khi có sốt nhưng phải đảm bảo giám sát chặt chẽ.


Thách thức trong quản lý sốt rét dân di biến động ở Việt Nam

Quản lý và giám sát ca bệnh

Ghi nhận thường xuyên tình hình bệnh nhân sốt rét và xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét tại các cơ sở y tế, điểm kính hiển vi theo qui định của chương trình quốc gia phòng chống và loại trừ sốt rét. Phản hồi kết quả xét nghiệm và điều trị cho y tế cơ sở sau các đợt điều tra dịch tễ lấy máu xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét tại địa phương để quản lý điều trị ca bệnh kịp thời. Khai báo ngay ca bệnh sốt rét bất kể họ từ đâu đến hoặc điểm tiếp xúc đầu tiên của họ với cơ sở y tế. Điều tra ca bệnh sốt rét ngay khi có khai báo phát hiện được người nhiễm ký sinh trùng sốt rét ít nhất từ 1-2 ngày để phân loại ca bệnh, ổ bệnh; điều tra đối tượng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng sốt rét và phát hiện ca bệnh chủ động ở ổ bệnh có thể cung cấp các thông tin để phân loại ca bệnh và ổ bệnh; điều tra và phân loại ổ bệnh để xác định nguồn gốc, phạm vi và phân loại ổ bệnh. Giám sát thường xuyên hiệu lực thuốc sốt rét và tình hình ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc tại các điểm theo dõi (Sentinel) theo hướng dẫn kỹ thuật của WHO; giám sát hoạt động và chất lượng xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét bằng kính hiển vi kể cả chất lượng hoạt động của điểm kính, chất lượng xét nghiệm bằng kính hiển vi (đánh giá bằng quan sát, bảng kiểm, bộ lam mẫu). Kiểm tra kết quả xét nghiệm bằng kính hiển vi hàng tháng 4 cấp (xã, huyện, tỉnh, trung ương) theo quy định 100% lam dương tính và lam nghi ngờ, 10% lam âm lấy ngẫu nhiên.


Kiểm tra kỹ thuật soi phát hiện ký sinh trùng sốt rét tại các tuyến y tế

Khi số ca sốt rét tiệm cận tới 0 (rezo) thì toàn bộ lam máu đã xét nghiệm phải được kiểm tra lại tại phòng xét nghiệm chuẩn ở tuyến trên,cập nhật, bổ xung cơ sở dữ liệu dựa trên hệ thống thông tin địa lý (GIS) về ca bệnh và muỗi Anopheles; định loại gen thường qui (routine genotyping) các ca ký sinh trùng để xây dựng một ngân hàng các phân lập ký sinh trùng trong nước đồng thời xây dựng một ngân hàng các chủng ký sinh trùng sốt rét cho quốc gia, gắn kết với cơ sở dữ liệu của khu vực hoặc toàn cầu; theo dõi giám sát sự thay đổi của môi trường sinh địa cảnh, khí hậu thời tiết, các yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến sự lan truyền sốt rét và các biện pháp loại trừ bệnh sốt rét; điều tra, đánh giá các chỉ số sốt rét và việc đạt các mốc quan trọng để chuyển giai đoạn từ loại trừ sốt rét sang đề phòng sốt rét quay trở lại.


Các biện pháp phòng chống véc tơ sốt rét góp phần giảm thấp tỷ lệ bệnh

Phòng chống và giám sát vector sốt rét

Biện pháp phun tồn lưu hóa diệt muỗi trong nhà (IRS) áp dụng ở các vùng sốt rét lưu hành nặng nhằm làm giảm lan truyền sốt rét bằng diện bao phủ cao, biện pháp dùng màn hóa tẩm chất thường qui (ITNs) hoặc màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu (LLINs) được sử dụng như là biện pháp bổ sung trong những hoàn cảnh cụ thể do địa phương đề xuất tại các ổ bệnh sốt rét. Biện pháp IRS, LLINs hoặc kết hợp cả hai biện pháp này nhằm làm giảm lan truyền sốt rét ở những ổ sốt rét dai dẳng hoặc những ổ sốt rét mới xuất hiện. Giám sát sự thay đổi sinh thái vector trong quá trình sử dụng hóa chất diệt côn trùng, nhất là muỗi truyền bệnh kháng hóa chất diệt hiện dùng. Giám sát thường xuyên hiệu lực của hóa chất diệt côn trùng đang sử dụng và muỗi truyền bệnh kháng hóa chất diệt muỗi tại các điểm theo dõi cố định hoặc tại các điểm nghi ngờ theo hướng dẫn kỹ thuật của WHO.


Truyền thông giáo dục phòng chống sốt rét nâng cao ý thức tự bảo vệ của cộng đồng

Truyền thông giáo dục và xã hội hóa phòng chống sốt rét

Truyền thông giáo dục được coi là biện pháp thứ 3 (cùng với điều trị bệnh nhân sốt rét, phòng chống vector sốt rét) nhằm nâng cao kiến thức và hành vi loại trừ sốt rét của cũng như ý thức tự bảo vệ phòng chống sốt rét của cộng đồng khi sống hoặc vào vùng sốt rét lưu hành qua các hình thứcvà vật liệu truyền thông phù hợp với từng dân tộc, địa phương.


Ngày sốt rét thế giới (WMD) hàng năm là một trong những hoạt động xã hội hóa sốt rét

Theo đó, biện pháp tổ chức và xã hội hóa sốt rét nhằm thúc đẩy kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) phòng chống sốt rét của cộng đồng. Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống và loại trừ sốt rét các cấp, đảm bảo hoạt động có hiệu quả và đánh giá kết quả thường xuyên; chỉ đạo phối hợp liên ngành các tổ chức đoàn thể, cộng đồng tích cực hợp tác với y tế triển khai các biện pháp loại trừ sốt rét, nhất là biện pháp truyền thông giáo dục nâng cao ý thức tự bảo vệ của cộng đồng. Xã hội hoá hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét với sự tham gia của tất cả các ban, ngành, đoàn thể, y tế tư nhân và cá nhân. Khuyến khích các tổ chức chính trị xã hội, y dược tư nhân tham gia truyền thông giáo dục phòng chống sốt rét, khám và điều trị bệnh sốt rét; khuyến khích y tế tư nhân tham gia phát hiện và điều trị sốt rét tại cộng đồng như cấp test chẩn đoán nhanh (RDTs), cấp thuốc sốt rét vàtư vấn sốt rét cộng đồng.

 

Ngày 29/04/2017
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích