Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 9 0 1 1 1
Số người đang truy cập
9 7
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Nguy cơ nhiễm nấm, vi khuẩn và ký sinh trùng đơn bào amip Acanthamoeba spp. do dùng kính áp tròng

Kính áp tròng (contact lens) với nhiều kiểu màu và ứng dụng khác nhau không chỉ hỗ trợ khắc phục thị lực mà còn làm đẹp vì có thể chuyển màu cho đôi mắt nhưng nếu dùng không đúng cách thì có nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm và nhiễm ký sinh trùng đơn bào gây viêm loét giác mạc, thậm chí có thể gây mù lòa cho các bạn trẻ.

Theo xu hướng thời trang và làm đẹp cho giới trẻ hiện nay có thể phối cùng quần áo, giày dép và túi xách nữ trang thì kính áp tròng (contact lens) với nhiều kiểu màu và ứng dụng khác nhau không những giúp khắc phục thị lực cho đôi mắt mà còn làm đẹp bởi có thể chuyển màu cho đôi mắt theo màu xanh, nâu hay đỏ rất dị kỳ, không phù hợp với dân Á Đông. Về mặt tích cực, chúng có thể thấy thế kính cận để giúp thị lực nhìn tốt hơn, nhưng với nhu cầu làm đẹp cho đôi mắt thì vấn đề này các bạn trẻ ngày càng có xu hướng dùng nhiều, thậm chí có thể thay như thay áo quần, đồng hồ hay điện thoại. Nếu không dùng đúng cách và thật sự cần thiết thì nên tránh vì nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm và nhiễm ký sinh trùng đơn bào gây viêm loét giác mạc, thậm chí có thể gây mù lòa cho các bạn trẻ. Bài viết này nhằm chia sẻ thông tin dựa trên các ca bệnh đã được phát hiện trên thế giới và Việt Nam gần đây như một cảnh báo tác hại của chúng nếu chúng ta không tính đến phương diện nhiễm trùng là rất nguy hiểm cho đôi mắt.

Nhiễm nấm Fusarium spp.

Một bệnh nhân sống tại bang Michigan, Mỹ bị đau mắt dữ dội được phát hiện nguyên nhân do nhiễm nấm khi đeo kính áp tròng không đảm bảo vệ sinh. Cô buộc phải cấy ghép giác mạc để chữa trị mất thị lực sau nhiễm trùng nấm mắt. Bên cạnh đó, một ca bệnh người Anh đã phải khoét bỏ mắt trái do nhiễm nấm Fusarium vì đeo kính áp tròng. Các bác sĩ khuyến cáo, những người bị nhiễm nấm ở mắt do đeo kính áp tròng thường có triệu chứng đau mắt đỏ, chảy nước mắt, chói sáng và thị lực giảm. Nếu không được điều trị, sau ít nhất 2 tuần và nhiều nhất là 3 tháng, người bệnh sẽ bị sẹo giác mạc và mù tạm thời. Đối với loại nấm này đã từng xảy ra vụ dịch nhiễm trùng nhiều bang của nhiều quốc gia thông qua môi trường ô nhiễm nấm này vô cùng nguy hiểm.

 

Nhiễm vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu của Trường ĐH New York, Mỹ đã phát hiện ra việc đeo kính áp tròng làm thay đổi các vi khuẩn của mắt, làm cho môi trường trong mắt tương tự như bề mặt da, nên mắt dễ bị nhiễm trùng hơn. Kết luận này được đưa ra sau khi họ lấy bệnh phẩm về vi khuẩn ở mắt và bề mặt da của 58 người thì thấy những người đeo kính áp tròng mắt xuất hiện sự đa dạng các vi khuẩn ở da như Pseudomonas spp., Acinetobacter spp., Methylobacterium spp. và Lactobacillus spp. hơn so với những người không đeo kính áp tròng. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm kết mạc, viêm giác mạc do kính áp tròng đối với người sử dụng. Một phân tích được công bố bởi các chuyên gia tại Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết các bệnh liên quan đến viêm giác mạc do kính áp tròng vào khoảng 930 nghìn ca khám ngoại trú và khoảng 58 nghìn ca cấp cứu mỗi năm. Hiện nay, tại Mỹ có 41 triệu người đeo kính áp tròng và theo một cuộc điều tra do CDC thực hiện thì có đến 99% mắc ít nhất một sai lầm có thể gây nguy hại cho mắt. Những sai lầm này thường là sử dụng kính áp tròng quá thời gian khuyến cáo mà không thay thế, kết hợp mắt kính cũ và mới, không tháo kính áp tròng khi ngủ và là nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ nhiễm nấm, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn cho mắt. Hậu quả của những sai lầm này là tác hại lớn cho mắt, nhẹ thì là các biểu hiện viêm, ngứa, sưng, đỏ, nặng có thể là mù tạm thời hoặc phải khoét bỏ mắt.

Nhiễm ký sinh trùng Acanthamoeba spp.

Mặc dù hiếm gặp nhưng tình trạng nhiễm ký sinh trùng đơn bào tại mắt do kính áp tròng vẫn xuất hiện. Khi các kính áp tròng nhiễm Acanthamoeba spp. được gắn vào mắt người, Acanthamoeba spp. bắt đầu ăn mòn giác mạc, lớp ngoài cùng của nhãn cầu và tăng sinh. Hậu quả sẽ dẫn đến các triệu chứng mắt ngứa rát, chảy nước mắt sống, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng, sưng phồng mí trên và đau mắt. Acanthamoeba spp. là một trong những loại đơn bào phổ biến trong đất và thường tìm thấy trong nước ngọt và một số nơi khác. Các tế bào thì nhỏ, thường có kích thước 15-35μm chiều dài và có hình ovan hay tam giác khi chúng di động. Acanthamoeba spp. có thể hình thành thể bào nang không hoạt động và đề kháng với sự thay đổi nhiệt độ và độ pH. Các bào nang cũng đề kháng lại hệ thống miễn dịch của vật chủ, điều này giúp chúng tái xuất hiện nhiễm trùng. Hầu hết các loài sống tự do, nhưng một số khác lại gây nhiễm trùng cơ hội và tổn thương nghiêm trọng ở người và một số động vật khác.

 

Acanthamoeba castellanii có thể tìm thấy trong nhiều hệ sinh thái đất. Nó ăn mồi trên các vi khuẩn và cả nấm và đơn bào khác. Loài này có thể là ly giải vi khuẩn và sinh ra một loạt enzyme như cellulases hay chitinases, có thể góp phần trong quá trình phân cắt các chất hữu cơ trong đất, tạo nên mạng vi sinh vật phong phú. Các loài Acanthamoeba spp. được phân biệt chủ yếu dựa trên các bào nang, gồm có các loài sau đây đã từng gây nhiễm trùng ở người: A. astronyxis, A. byersi, A. castellanii, A. comandoni, A. culbertsoni, A. hatchetti, A. keratitis, A. lugdunensis, A. palestinensis, A. polyphaga, A. quina, A. rhysodes. Một số loài chưa xác định tiềm năng gây bệnh cũng đã được phát hiện và ghi nhận như A. divionensis, A. griffini, A. healyi, A. jacobsi, A. lenticulata, A. mauritaniensis, A. pearcei, A. pustulosa, A. royreba, A. terricola, A. triangularis A. tubiashi

Về hình thức nội cộng sinh của Acanthamoeba, cho thấy Acanthamoeba sp. chứa nhiều hình thức nội cộng sinh vi khuẩn đa dạng tương tự như tác nhân gây bệnh ở người, vì thế chúng được xem là các tác nhân gây bệnh đang nổi ở người tiềm tàng. Bản chất chính xác của sự cộng sinh và lợi điểm của chúng đang được làm rõ.

Đóng vai trò như một sinh vật kiểu mẫu, vì Acanthamoeba spp. không khác nhau nhiều về mức độ siêu cấu trúc với các tế bào động vật có vú khác, nó là một mô hình nghiên cứu về mặt sinh học tế bào rất tốt. Nghiên cứu về Acanthamoeba spp. là một khía cạnh quan trọng trong đánh giá vi trùng học tế bào, sinh học môi trường, tương tác tế bào, sinh học phân tử, sinh hóa và tiến hóa của vi sinh vật do vai trò của nó trong hệ sinh thái và khả năng bắt mồi do cơ chế thực bào, đồng thời amip này đóng vai trò như một trung gian truyền bệnh và là ổ chứa vi khuẩn, dẫn đến các tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng ở người. Ngoài ra, Acanthamoeba spp. còn được sử dụng rộng rãi để hiểu biết về sinh học phân tử của di động tế bào. Nhờ đặc tính đặc biệt của amip này, gần đây các viện nghiên cứu lớn trên thế giới như Viên Sức khỏe quốc gia Mỹ, Đại học Y Harvard, Đại học Y Johns Hopkins và Viện nghiên cứu sinh học Salk đã khám phát ra đặc tính của nhiều loại protein cần thiết cho sự di chuyển của tế bào, không chỉ cho amip mà còn liên quan đến nhiều loại tế bào vi sinh vật nhân thực khác, đặc biệt hệ thống miễn dịch và hệ thần kinh ở người.

Đặc điểm sinh học amip Acanthamoeba spp.

Acanthamoeba spp. thường tìm thấy trong các hồ, bể bơi, vòi nước và trong các máy điều hòa.

 

Hình 7. Chu kỳ sinh học và phát triển của Acanthamoeba spp. Nguồn: CDC, 2012

Số liệu điều tra gần đây cho thấy có mặt của các loài này cho thấy chúng xuất hiện và có mặt hầu hết mọi nơi như trong đất, nước ngọt, nước lợ, nước biển, hồ bơi, dụng cụ kính áp tròng, các dụng cụ nha khoa, máy thẩm phân phúc mạc, thận nhân tạp, các máy thông gió hay máy điều hòa nhiệt độ, các vùng nuôi cấy tế bào động vật có vú, rau quả, vùng mũi hầu họng của người, trên da và nhu mô phổi, nhu mô não của người và một số động vật khác.

Một số loài của Acanthamoeba, gồm có A. culbertsoni, A. polyphaga, A. castellanii, A. astronyxis, A. hatchetti, A. rhysodes, A. divionensis, A. lugdunensis, A. lenticulata được coi là có liên quan đến bệnh lý ở người.

 

Không giống như N. fowleri, loài Acanthamoeba spp. trong chu kỳ phát triển chỉ có hai giai đoạn, bào nang và thể tư dưỡng mà không có giai đoạn thể roi tồn tại trong chu kỳ. Các thể tư dưỡng sao chép thông qua quá trình gián phân (màng nhân không còn giữ nguyên vẹn). Các thể tu dưỡng là các thể gây nhiễm, mặc dù cả thể bào nang và tư dưỡng đều có thể đi vào trong cơ thể thông qua nhiều con đường khác nhau. Đường vào có thể là qua mắt, mũi họng, đường hô hấp dưới hay các vết loét và viêm trên vùng da nào đó. Khi Acanthamoeba spp. đi vào mắt, nó có thể gây nên tình trạng viêm giác mạc nghiêm trọng, ngược lại trên một số người khỏe mạnh mang kính áp tròng cũng dễ bị tình trạng này. Khi chúng vào trong đường hô hấp hay đi qua da, chúng xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương thông qua con đường hệ tuần hoàn, dẫn đến viêm não dạng u hạt do amip (granulomatous amebic encephalitis_GAE) hay bệnh lý nhiễm trùng toàn thân, lan rộng, nhất là các bệnh nhân suy giảm miễn dịch, khi đó bào nang và thể tư dưỡng của Acanthamoeba spp. có thể tìm thấy trong các mô

 

Sinh bệnh học do amip Acanthamoeba spp. ở người

- Viêm não tạo u hạt do Acanthamoeba spp.

Bệnh gây ra do tác nhân Acanthamoeba spp. gồm có viêm giác mạc do amip và viêm não do amip, đặc biệt là dạng viêm não u hạt do tác nhân này đi vào cơ thể qua vết thương rồi tấn công lên hệ thần kinh trung ương. Đây là các bệnh nhiễm trùng cơ hội do đơn bào và hiếm khi gây bệnh trên những người khỏe mạnh.

Khoảng 400 ca được báo cáo trên toàn thế giới với tỷ lệ sống sót chỉ 2 - 3%. Nhiễm trùng thường xảy ra trên các bệnh nhân suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, khối u ác tính, suy dinh dưỡng, Lupus ban đỏ hệ thống hoặc nghiện rượu. Đường vào cơ thể bệnh nhân thông qua các thương ở da, niêm mạc hoặc do hít phải các nang trong không khí vào đường hô hấp. Tiếp đó ký sinh trùng lan rộng theo đường máu vào hệ thống thần kinh trung ương. Acanthamoeba đi qua hàng rào máu não bằng cách nào đến nay vẫn chưa hiểu thấu đáo. Sự xâm nhập sau đó vào các mô liên kết và dẫn đến đáp ứng tiền viêm, dẫn đến tổn thương hệ thống thần kinh và bệnh nhân có thể chết trong vòng vài ngày sau đó. Sinh thiết giải phẩu tử thi cho thấy phù não nghiêm trọng và hoại tử xuất huyết nặng.

 

Các bệnh nhân biểu hiện triệu chứng bán cấp, gồm cả thay đổi tình trạng tâm thần kinh, nhức đầu, sốt, cứng cổ, động kinh và dấu chứng thần kinh khu trú như liệt thần kinh sọ não hoặc mất ý thức, hôn mê, tất cả đều tử vong trong vòng 1 tuần đến vài tháng. Do quá trình nhiễm loại ký sinh trùng rất hiếm và thiếu kiến thức cơ bản, nên thường không có chẩn đoán phù hợp ngay từ đầu để điều trị nhiễm trùng Acanthamoeba. Viêm giác mạc do Acanthamoeba trong quá khứ được quản lý bằng các thuốc kháng cholinergic, không kèm loại kháng sinh nào và/ hoặc loại thuốc chống ký sinh trùng nào đã được đưa ra thảo luận trong thời gian gần đây cho thấy hiệu quả trên lâm sàng do tác động của thuốc chống ký sinh trùng lên thụ thể muscarinic cholinergic.

 

Nhiễm trùng thường có các biểu hiện tương tự như các bệnh lý viêm màng não mềm do vi khuẩn, viêm màng não do lao hoặc viêm não do virus. Chẩn đoán nhầm thường dẫn đến sai lầm và điều trị không hiệu quả. Trong ca bệnh do Acanthamoeba spp. được chẩn đoán đúng, điều trị bằng amphotericin B, rifampicin, trimethoprim/ sulfamethoxazole, ketoconazole, fluconazole, sulfadiazine, albendazole chỉ là điều trị thăm dò.

Chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời cũng như nâng cao liệu pháp điều trị và hiểu biết về kýsinh trùng này như một yếu tố quan trọng nhằm nâng cao kết quả xử lý Acanthamoeba. Một bài báo gần đây ấn bản vào năm 2013 cho thấy các hiệu quả tin cậy do các thuốc được tổ chức Quản lý thực và dược phẩm chấp thuận với hiệu quả qua tỷ lệ diệt trên 90%. Các kết quả này là trên thử nghiệm in vitro, nhưng hiện các thuốc này đã được chấp thuận, nên nhiễm trùng ở người có thể điều trị bằng các chế phẩm đó sau khi đã tính toán cụ thể liều qua các thử nghiệm lâm sàng đầy đủ.

- Acanthamoebaspp. đóng vai trò ổ chứa tụ cầu vàng kháng methicillin

Tụ cầu vàng kháng thuốc methicillin (Methicillin-resistant Staphylococcus aureus_MRSA) là một tác nhân quan trọng tại bệnh viện do loại vi khuẩn này kháng với nhiều kháng sinh. Các khảo sát gần đây từ Đại học Bath chỉ ra MRSA có thể nhiễm và sao chép bên trong tế bào của amip Acanthamoeba polyphaga. Loài này lan rộng khắp trong môi trường. Vì amip A. polyphaga có thể hình thành bào nang, các bào nang nhiễm vi khuẩn MRSA có thể hoạt động như một phương thức lây truyền trong không khí. Ngoài ra, điều đáng lưu ý rằng bằng chứng với các tác nhân gây bệnh khác cho thấy các tác nhân xuất hiện nổi trội từ amip trở nên kháng với kháng sinh cao hơn và có độc lực cao hơn.

 

Acanthamoeba spp. đã được đánh giá để tăng số lượng MRSA lên gấp 1000 lần. Amip Acanthamoeba spp. đi vào cơ thể hoặc qua đường da hoặc qua đường mũi.

Tiếp sau đó, chúng đi đến hệ thần kinh trung ương, khi đó chúng sẽ ăn tế bào não. Sau khi ăn não, nó phân chia nhanh chóng, gây tổn thương viêm lan rộng phạm vi và đột ngột và dẫn đến tử vong cho bệnh nhân chỉ trong vài ngày.

Campylobacter spp. là một loại vi khuẩn gram âm được nhận ra trên phạm vi toàn cầu như một nguyên nhân phổ biến gây viêm ruột do vi khuẩn ở người. Loài A. castellanii là một loại đơn bào bị nghi ngờ đóng vai trò như một ổ chứa các tác nhân vi khuẩn như Campylobacter jejuni. Biến chứng nghiêm trọng của nhiễm trùng Campylobacter jejuni là phát triển thành hội chứng Guillain -Barré. Ngày càng có nhiều bằng chứng rằng việc chẩn đoán hội chứng Guillain - Barré có thể bao gồm các bệnh nguyên xuất phát từ các bệnh lý nền khác nên có thể hội chứng này là do căn bệnh đó gây nên và điều thực tế là nhiều xét nghiệm đã ghi nhận có mặt đồng thời sống sót của vi khuẩn Campylobacter jejuni trong nuôi cấy A. castellanii đã được báo cáo trong y văn.

- Viêm giác mạc do Acanthamoeba spp.

Khi hiện diện loài Acanthamoeba spp. trong mắt, có thể dẫn đến viêm giác mạc do amip (Acanthamoebic keratitis), tiếp đến loét giác mạc, thậm chí mù. Tình trạng này xảy ra hầu ở các đối tượng sử dụng kính sát tròng và không có chế độ sát trùng kính sát trùng thích hợp, điều này sẽ nghiêm trọng hơn khi họ không rửa tay trước khi dùng kính. Các giải pháp mang kính sát tròng đa mục đích thường không có hiệu quả chống lại Acanthamoeba spp., ngược lại các giải pháp dựa trên hydrogen peroxide có đặc tính khử trùng tốt.

Năm 2007, các tiến bộ về lĩnh vực mắt, các công ty cho ra các sản phẩm với giải pháp chokính sát tròng với chất ẩm hoàn chỉnh, nhưng điều lo lắng của các đối tượng dùng kính sát tròng áp dụng giải pháp này có nguy cơ viêm giác mạc do amip Acanthamoeaba spp. nhà sản xuất đã được cảnh báo sau khi Trung tâm CDC cho thấy 21 bệnh nhân ở Mỹ nhiễm trùng Acanthamoeba spp. sau khi sử dụng loại kính này trong một tháng trước khi được phát hiện.

Các biện pháp khắc phục

Bản chất kính áp tròng/ sát tròng là một hợp chất, nó có thể gây dị ứng, kích ứng với từng người. Các trường hợp bị khô mắt, viêm nhiễm mạn tính tại mi và giác mạc thì không nên đeo loại kính này. Vì vậy, nếu muốn đeo kính áp tròng, bạn cần đến chuyên khoa mắt để được tư vấn và làm giác mạc đồ nhằm tính toán độ cong của giác mạc, từ đó chọn kính phù hợp. Khi đã đeo kính áp tròng, bạn có thể bị đau rát do kính sai kích cỡ, có dị vật lọt vào mắt, kính bị hỏng, xước giác mạc, … thì cần đi khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, để tránh các nguy cơ trên cũng như hậu quả của nó, người sử dụng cần thực hiện:

-Luôn luôn rửa tay trước khi đeo kính sát tròng vào mắt;

-Cẩn thận chà xát mắt kính sát tròng bằng ngón tay trong dung dịch rửa để làm sạch kỹ lưỡng;

-Thay kính áp tròng 3 tháng/lần và đảm bảo vệ sinh mỗi mắt kính sau khi sử dụng;

-Tháo kính áp tròng trước khi ngủ và bảo quản trong hộp đựng riêng;

-Dung dịch bảo quản cũng cần được thay thế hàng ngày;

-Không đeo kính áp tròng khi bơi hoặc tắm vì khi tiếp xúc với nước có thể khiến mắt dễ bị tổn thương bởi vi sinh vật nguy hại;

 

Bên cạnh đó, người dùng cần lưu ý, không nên đeo kính áp tròng quá 8 giờ/ngày mà nên thay thế bằng kính gọng để mắt nghỉ ngơi, tái khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ hoặc theo thời gian sau 1 tháng đối với lần đeo đầu tiên và mỗi 6 tháng cho các lần tiếp theo. Trường hợp đeo kính mà xuất hiện các triệu chứng đỏ mắt, mờ, cộm thì cần đi khám ngay tại chuyên khoa mắt.

Ngày 26/04/2017
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích