Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 4 3 7 5
Số người đang truy cập
2 9 7
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Bệnh ho gà gia tăng ở trẻ em nhỏ một số tỉnh/thành phía Bắc so với cùng ký năm trước
Bệnh ho gà và tăng cường phòng chống dịch bệnh ho gà

Bệnh ho gà (pertussis hoặc whooping cough) là bệnh lây truyền đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis gây nên, tốc độ lây lan nhanh có thể dẫn đến tử vong. Những tháng đầu năm 2017 bệnh có xu hướng tăng cao hơn so với cùng kỳ 2016 ở trẻ nhỏ từ 2-3 tháng tuổi chưa được tiêm chủng vaccine, chủ yếu ở khu vực phía Bắc do điều kiện thời tiết chuyển lạnh, độ ẩm cao. Ngày 6/3/2017, Bộ Y tế đã có Công văn 905/BYT-DP chỉ đạo tăng cường phòng chống dịch bệnh ho gà trong phạm vi toàn quốc.   

 Bệnh ho gà

Đặc điểm dịch bệnh

Theo “Cẩm nang phòng chống bệnh truyền nhiễm” do Bộ Y tế (MOH) phát hành, bệnh ho gà (Pertussis) thuộc nhóm B trong “Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm” có mã số bệnh ICD-10 A37:Whooping cough. Tác nhân gây bệnh ho gà ở người Bordetella pertussis thuộc giống Bordetella, có hình thái trực khuẩn hai đầu nhỏ, thuộc vi khuẩn có kích thước nhỏ nhất, không di động, gram (-); phát triển tốt trên môi trường thạch máu Bordet-Gengou với khuẩn lạc điển hình. Khả năng vi khuẩn tồn tại trong môi trường bên ngoài có sức đề kháng rất yếu, vi khuẩn sẽ bị chết trong 1 giờ dưới tác dụng của nhiệt độ, ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc thuốc sát khuẩn thông thường. Mọi người đều có cảm nhiễm với bệnh và sau khi mắc bệnh thường được miễn dịch lâu dài, đôi khi mắc bệnh lần hai có thể do B. parapertussis. Đến nay vẫn chưa biết rõ kháng thể miễn dịch ho gà của mẹ truyền cho con qua rau thai như thế nào?. Bệnh ho gà vẫn là một bệnh chủ yếu ở trẻ em, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở trẻ < 5 tuổi lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp có các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng bệnh nhân khi ho, hắt hơi. Tính lây truyền rất cao ngay sau khi bị phơi nhiễm với giọt nước bọt của bệnh nhân, nhất là đối với những người sinh hoạt trong cùng một không gian khép kín lâu dài như hộ gia đình, trường học… Tỷ lệ mắc bệnh trong số những người trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân trong cùng gia đình (attack rates) 90-100%. Nguồn truyền bệnh ho gà duy nhất là bệnh nhân, không có nguồn lây truyền ở người lành mang trùng hoặc người bệnh trong thời kỳ lại sức, thời gian ủ bệnh thường từ 7 đến 20 ngày.Bệnh ho gà lây truyền mạnh nhất trong thời kỳ đầu viêm long, sau đó tính lây truyền giảm dần và sẽ mất đi sau 3 tuần mắc bệnh, mặc dù lúc này cơn ho vẫn còn dai dẳng, nếu được điều trị kháng sinh có hiệu lực thì thời gian lây truyền được rút ngắn và thông thường khoảng 5 ngày.


Cơn ho gà điển hình ở trẻ em < 5 tuổi

Về lâm sàng,ho gà được MOH xếp vào nhóm bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp (ICD-10 A37) thường gặp ở trẻ nhỏ; bệnh khởi đầu không sốt hoặc sốt nhẹ, viêm long đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho. Cơn ho diễn biến ngày càng nặng thành cơn ho kịch phát trong 1-2 tuần, kéo dài 1-2 tháng hoặc lâu hơn. Biểu hiện cơn ho đặc trưng: ho rũ rượi không kìm nén được, sau đó thở rít như tiếng gà ngáy, cuối cơn ho chảy nhiều đờm dãi trong suốt và nôn mửa. Phân loại ca bệnh bao gồm 2 loại: Ca bệnh lâm sàng: ho rũ rượi từng cơn liên tục, kéo dài, sau cơn ho có lúc ngừng thở, tím tái; thở rít vào sau mỗi cơn ho; nôn sau cơn ho, thoạt đầu nôn thức ăn, rồi đến nước dãi trong suốt; sau mỗi cơn ho trẻ mệt bơ phờ, mình đẫm mồ hôi và thở gấp; xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng rất cao từ 15.000 - 50.000/mm³, chủ yếu là lympho. Ca bệnh xác định: phân lập vi khuẩn ho gà (+) hoặc xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp đối với dịch tiết từ mũi họng bệnh nhân. Chẩn đoán phân biệt với các bệnh phó ho gà (Bordetella parapertussis) giống ho gà nhưng bệnh thường nhẹ và hiếm gặp; không có miễn dịch chéo giữa hai bệnh B. parapertussis và B. pertussis; bệnh viêm VA và amydan mãn tính; bệnh viêm phế quản-phổi bội nhiễm của bệnh ho gà. Xét nghiêmj mẫu bệnh phẩm dịch tiết hầu họng, mũi; phương pháp xét nghiệm: phân lập vi khuẩn ho gà trên môi trường nuôi cấy chuyên dụng và phản ứng kháng thể huỳnh quang trực tiếp.


Ảnh chụp kính hiển vi khuẩn Bordetella pertussis kỹ thuật nhuộm Gram
(Nguồn: US CDC).

Bệnh ho gà xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới và thường xảy ra ở trẻ em, trước khi có vaccine bệnh ho gà phát triển mạnh và bùng nổ thành dịch có tính chu kỳ khoảng 3 - 4 năm ở nhiều nước nhưng sau hơn 40 năm sử dụng vaccine đồng thời với nâng cao đời sống và chăm sóc sức khoẻ, tỷ lệ mắc bệnh ho gà trên thế giới đã giảm xuống từ 100 đến 150 lần vào năm 1970. Tuy nhiên, ở thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ XX, tỷ lệ mắc ho gà lại tiếp tục gia tăng; từ 1992-1994 có 15.286 ca bệnh được báo cáo với tỷ lệ tử vong 0,2%; trong đó 50% bệnh nhân chưa được tiêm chủng vaccine ho gà, trong khi kết quả điều tra dịch tễ học cho thấy số mắc thật sự còn cao hơn số được báo cáo và miễn dịch bảo vệ được tạo thành của vắc xin toàn tế bào ho gà bị suy giảm nhanh nên vẫn bị mắc bệnh. Ở Châu Mỹ La Tinh, tỷ lệ tiêm vaccine ho gà tăng lên làm giảm số mắc từ 120.000 (năm 1980) xuống 40.000 (năm 1990). Ở Anh và Thụy Điển, tỷ lệ mắc bệnh tăng vì tỷ lệ tiêm phòng ho gà giảm. Ở Việt Nam, bệnh ho gà lưu hành ở mọi nơi trong cả nước. Khi chưa thực hiện Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR), bệnh ho gà thường xảy ra và phát triển thành dịch ở nhiều địa phương, đặc biệt nghiêm trọng ở miền núi là nơi có trình độ kinh tế-xã hội phát triển thấp. Trong vụ dịch, bệnh thường diễn biến nặng, dễ tử vong do bị bội nhiễm, gây biến chứng viêm phổi, viêm phế quản-phổi, nhất là ở trẻ em < 5 tuổi và trẻ suy dinh dưỡng; dịch có tính chu kỳ khoảng 3-5 năm. Từ năm 1986, Chương trình TCMR được phát triển rộng khắp trong cả nước. Tất cả trẻ < 1 tuổi được phổ cập gây miễn dịch cơ bản bằng 3 liều vaccine bạch hầu-ho gà-uốn ván (Diphtherria-Tetanus-Pertussis_DTP). Sau nhiều năm tiêm vắc xin DTP, tỷ lệ mắc và chết của bệnh ho gà đã giảm rất rõ rệt do tỷ lệ tiêm chủng DTP được duy trì ở mức trên 95% với chất lượng tiêm chủng được cải thiện nên tỷ lệ mắc trung bình của cả nước.


Tiêm chủng vaccine là biện pháp hiệu quả nhất phòng ngừa bệnh ho gà ở trẻ em

Các biện pháp phòng chống

Không quy định kiểm dịch biên giới. Biện pháp dự phòng bao gồm tuyên truyền giáo dục sức khoẻ như cung cấp các thông tin cần thiết về bệnh ho gà cho cộng đồng, đặc biệt là các bà mẹ, thầy cô giáo biết để cộng tác với cán bộ y tế phát hiện sớm bệnh, biết cách ly, phòng bệnh và cộng tác với cán bộ y tế cho con đi tiêm vắc xin DTP. Vệ sinh phòng bệnh nhà ở, nhà trẻ, lớp học, vườn trẻ... phải thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng; tại nơi có ổ dịch ho gà trước đây cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bệnh có cơn ho gà điển hình, nhất là đến khoảng thời gian chu kỳ của bệnh dịch ở địa phương; tổ chức tiêm chủng vaccine DTP đầy đủ theo Chương trình TCMR. Biện pháp chống dịch về tổ chức, thành lập Ban chống dịch do lãnh đạo chính quyền làm trưởng ban, lãnh đạo y tế địa phương làm phó ban thường trực và các thành viên khác có liên quan như: y tế, giáo dục, công an, hội phụ nữ, hội chữ thập đỏ...; các thành viên trong Ban chống dịch được phân công nhiệm vụ để chỉ đạo và huy động cộng đồng thực hiện tốt công tác chống dịch; đối với vụ dịch nhỏ cần giành một số giường bệnh trong một khu riêng ở khoa lây bệnh viện để cách ly và điều trị bệnh nhân. Nếu có dịch lớn thì có thể thành lập bệnh xá dã chiến trong cộng đồng. Về chuyên môn, những trường hợp mắc bệnh ho gà nhẹ có thể cách ly, theo dõi và điều trị tại nhà dưới sự giám sát của cán bộ y tế xã; những trường hợp mắc bệnh ho gà nặng, bị bội nhiễm và có biến chứng cần được cách ly và điều trị tại trạm y tế xã hoặc bệnh viện. Cách ly đối với những trường hợp bệnh được xác định lâm sàng, những trường hợp bệnh nghi ngờ cũng không nên cho tiếp xúc với trẻ nhỏ, nhất là những trẻ chưa được gây miễn dịch. Thời gian cách ly khoảng 3 tuần kể từ khi xuất hiện viêm long, nếu được dùng kháng sinh có hiệu lực thì thời gian cách ly ít nhất 5 ngày nhưng bệnh nhân vẫn phải tiếp tục điều trị kháng sinh đủ liều trong 14 ngày. Bệnh ho gà có vắc xin phòng bệnh hiệu quả tốt, cần tiêm vaccine ho gà đơn hoặc vaccine hỗn hợp (DPT) cho trẻ theo lịch của TCMR. Xử lý môi trường, sát trùng tẩy uế đồng thời đối với dịch mũi họng và các đồ dùng bị nhiễm bẩn của bệnh nhân. Nguyên tắc điều trị đặc hiệu sớm để diệt vi khuẩn và giảm lây nhiễmbằng erythromycin với liều 50 mg/kg/ngày trong 14 ngày nhưng không làm giảm triệu chứng, trừ khi điều trị sớm trong thời kỳ ủ bệnh hoặc thời kỳ đầu viêm long; cho nhập viện sớm bệnh nhi < 1 tuổi để theo dõi cơn ho ngạt thở và ngừng thở ngạt, hút đờm dãi, thở oxy, bù nước và bù dinh dưỡng là rất cần thiết; chống bội nhiễm bằng amoxycillin hoặc cephalosporin. Điều trị biến chứng thần kinh, chống co giật, chống phù và suy hô hấp.


Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường quản lý và phát hiện kịp thời bệnh ho gà ở trẻ em

Tăng cường phòng chống dịch bệnh ho gà

Ngày 06/3/2017, Bộ Y tế (MOH) đã có Công văn số 905/BYT-DP chỉ đạo tăng cường phòng chống dịch bệnh ho gà trong phạm vi toàn quốc theo một số nội dung:

(1) Thực hiện triệt dể việc tiêm vaccine cho trẻ, tổ chức rà soát đối tượng thuộc diện tiêm chủng mở rộng trên địa bàn, thông báo cho đối tượng tham gia tiêm chủng đúng lịch, đủ liều đặc biệt là vaccine có chứa thành phần ho gà, tránh bỏ sót đối tượng, đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng các vaccine trong tiêm chủng mở rộng đạt tối thiểu 95% ở phạm vi xã/phường. Thực hiện tiêm bổ sung ngay trong tháng dối với các trường hợp trì hoãn tiêm chủng, kiên quyết xóa các vùng lõm trong tiêm chủng.

(2) Thực hiện giám sát chủ động, xét nghiệm, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, cách ly kịp thời không để dịch bùng phát. Tổ chức tốt công tác thu dung, cấp cứu, diều trị bệnh nhân,. Triển khai mạnh mẽ các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, các trường học, lớp học, nhà trẻ đảm bảo môi trường thông thoáng, sạch sẽ, có đủ ánh sáng và giữ vệ sinh cá nhân để đề phòng nguy cơ lây truyền bệnh.

(3) Tăng cường truyền thông vận động người dân đưa trẻ đi tiêm vaccine phòng bệnh đúng lịch, dủ liều, tránh tình trạng trì hoãn, chờ đợi tiêm vaccine,. Chỉ đạo đăng tải các khuyến cáo phòng chống dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân chủ động cùng với ngành y tế phát hiện sớm bệnh, cách ly, điều trị và tiêm chủng đầy đủ.

(4) Bố trí đủ kinh phí để triển khai hiệu quả công tác tiêm chủng thường xuyên và tiêm chủng phòng chống dịch tại địa phương khi cần thiết.

(5) Tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo kịp thời công tác tiêm chủng và phòng chống dịch bệnh, tập trung các khu vực có nguy cơ cao, các địa bàn có tỷ lệ tiêm chủng thấp, chưa quản lý tốt đối tượng tiêm chủng để chủ động ngăn chặn dịch bệnh ho gà cúng như các dịch bệnh tường gặp trong mùa đông-xuân.


Theo US CDC, một quốc gia như Hoa Kỳ hiện nay vẫn xuất hiện hàng chục nghìn ca mắc
và hàng chục ca tử vong vì bệnh ho gà mỗi năm

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (US CDC) cách tốt nhất để ngăn ngừa ho gà là tiêm chủng vaccine, US CDC cho biết trước khi vaccine ho gà xuất hiện rộng rãi vào những năm 1940s, khoảng 200.000 trẻ em bị bệnh mỗi năm ở Hoa Kỳ và khoảng 9.000 người chết vì nhiễm trùng; hiện nay vẫn còn khoảng 10.000-40.000 trường hợp được báo cáo mỗi năm nhưng tiếc rằng con số tử vong vẫn lên đến 20. Thuốc tiêm chủng ho gà được khuyến cáo cho mọi lứa tuổi, theo đó trẻ sơ sinh và trẻ em nên được 5 liều DTaP để bảo vệ tối đa mỗi liều ở các thời điểm 2, 4, 6 tháng; 15 đến 18 tháng và lại 4 đến 6 năm. Tại Hoa Kỳ, vaccine ho gà cho trẻ sơ sinh và trẻ em được khuyến cáo có tên DTaP (dự phòng bạch hầu, uốn ván và ho gà), tuy nhiên sự bảo vệ của vaccine đối với 3 bệnh này mất dần theo thời gian. Trước năm 2005, chỉ có loại vaccine tăng cường (nhắc lại) bảo vệ 2 bệnh uốn ván và bạch hầu (gọi là Td) đã được khuyến cáo cho thiếu niên và người lớn mỗi 10 năm. Ngày nay có loại vắc xin tăng cường cho trẻ lớn, thiếu niên và người lớn có tác dụng bảo vệ trước 3 bệnh uốn ván, bạch hầu và ho gà (Tdap). Điều dễ dàng nhất đối với người lớn cần làm là tiêm Tdap thay vì mũi Td tăng cường chống uốn ván định kỳ tiếp theo mà họ dự định tiêm mỗi 10 năm. Liều Tdap có thể được tiêm sớm hơn mốc 10 năm.


Thử nghiệm PCR nước bọt phát hiện trực khuẩn ho gà

Theo MOH, hiện nay ở Việt Nam, vaccine dự phòng ho gà được sử dụng là Quinvaxem (dự phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib). Cùng với sự tăng cường phòng chống dịch bệnh ho gà của ngành y tế trên đây, MOH khuyến cáo người dân đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vaccine phòng bệnh ho gà (DTP Quinvaxem) đủ liều, đúng lịch; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh ho gà trẻ phải nghỉ học, cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

 

Ngày 14/03/2017
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo MOH, USCDC)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích