Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 1 4 5 1 9
Số người đang truy cập
4 5 8
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Ô nhiễm môi trường và cái giá phải trả bằng chính mạng sống của trẻ em
Trả giá cho môi trường bị ô nhiễm: 1,7 triệu trẻ em tử vong mỗi năm

Trả giá cho môi trường bị ô nhiễm: 1,7 triệu trẻ em tử vong mỗi năm

Ngày 6/3/2017| GENEVA.Tổ chức Y tế thế giới (WHO):Cái giá phải trả cho môi trường bị ô nhiễm 1,7 triệu trẻ em tử vong mỗi năm (The cost of a polluted environment: 1.7 million child deaths a year, says WHO).WHO cho biết hơn 1/4 số ca tử vong trẻ em < 5 tuổi do môi trường không lành mạnh với những nguy cơ ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời, khói thuốc lá, nước không an toàn, thiếu vệ sinh và vệ sinh không đầy đủ sẽ tước đoạt mạng sống của 1.7 triệu trẻ em < 5 năm mỗi năm.

Ô nhiễm môi trường và cái giá phải trả cho tỷ lệ tử vong ở trẻ em

Báo cáo đầu tiên của WHO, Kế thừa một thế giới bền vững: Atlas về sức khoẻ trẻ em và môi trường(Inheriting a Sustainable World: Atlas o­n Children’s Health and the Environment) cho thấy phần lớn các nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở trẻ em từ 1 tháng đến 5 tuổi bao gồm tiêu chảy, sốt rét và viêm phổi do môi trường không đảm bảo như tiếp cận nước sạch và nhiên liệu nấu ăn sạch.TS. Margaret Chan, Tổng giám đốc WHOcảnh báo: "Môi trường ô nhiễm có nguy cơ gây tử vong,nhất là với trẻ em nhỏ docác cơ quan nội tạng,hệ hô hấp và hệ thống miễn dịch cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh làm chúng đặc biệt dễ bị tổn thương với nguồn không khí và nguồn nước bị nhiễm bẩn".Các phơi nhiễm độc hại có thể bắt đầu ngaytừ thời kỳ mang thai làm tăng nguy cơ đẻ non,ngoài ra khi trẻ sơ sinh và trẻ em nhỏ tiếp xúc với không khí trong nhà và ngoài trời,hít phải khói thuốc thụ động(second-hand smoke) thì chúng có nguy cơ cao bị viêm phổi (pneumonia) trong thời thơ ấu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp mãn tính như hen phế quản (asthma). Tiếp xúc với ô nhiễm không khí cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và ung thư.


Atlas
về sức khoẻ trẻ em và môi trường của WHO mới được phát hành

Hơn một thập kỷ sau khi WHO công bố Atlas về sức khoẻ và môi trường của trẻ em năm 2004, Atlas mới này không chỉ đơn giản mang tính cập nhật mà còn là một bản đánh giá chi tiết hơn về những thách thức liên tục và mới nổi với sức khoẻ môi trường của trẻ em. Trong phiên bản mới ban hành này,WHO đã tính đến những thay đổi trong các mối nguy hiểm môi trường nghiêm trọng đối với sức khoẻ trẻ em trong 13 năm qua do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, toàn cầu hoá và biến đổi khí hậu cũng như những nỗ lực trong ngành y tế để giảm bớt sự phơi nhiễm môi trường của trẻ. Kế thừa một thế giới bền vững? Atlas về sức khoẻ và môi trường của trẻ em” phù hợp với Chiến lược toàn cầu về sức khoẻ của phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niên”(Global Strategy for Women’s, Children’s and Adolescents’ Health)được WHO phát hành năm 2015 nhấn mạnh tất cả trẻ em đều xứng đáng có cơ hội để phát triển trong một môi trường an toàn và lành mạnh (every child deserves the opportunity to thrive, in safe and healthy settings). Cuốn Atlas này nhằmthúc đẩy tầm quan trọng của việc tạo ra môi trường bền vững và giảm bớt sự phơi nhiễm của trẻ em với các nguy cơ biến đổi môi trường,phạm vi rộng của các SDGs cung cấp một khuôn khổ thực hiện và cải thiện cuộc sống của tất cả trẻ em. Để đạt được mục tiêu này, WHO khuyến khích tiếp tục thu thập và theo dõi tiến bộ về SDGs để phát hiện các mối nguy hiểm môi trường toàn cầu hiện nay với sức khoẻ trẻ em và xác định các hành động cần thiết để đảm bảo không ai còn lại phía sau (to show the current range of global environmental hazards to children’s health and identify necessary action to ensure that no o­ne is left behind).


Báo cáo đánh giá tác động môi trường với sức khỏe trẻ em

Song hành với báo cáo trên đây, WHO phát hành một báo cáo có tiêu đề “Đừng ô nhiễm tương lai của tôi! Tác động của môi trường với sức khoẻ trẻ em” (Don't pollute my future! The impact of the environment o­n children's health) cung cấp một cái nhìn tổng quan về tác động của môi trường với sức khoẻ trẻ em minh chứng phạm vi thách thức qua. 5 nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em < 5 tuổi liên quan đến môi trường(Top 5 causes of death in children under 5 years linked to the environment) mỗi năm bao gồm 570.000 trẻ em < 5 tuổi tử vong các bệnh nhiễm trùng hô hấp như viêm phổi do ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời, hít phải khói thuốc thụ động; 361.000 trẻ em < 5 tuổi tử vong vì tiêu chảy do hậu quả của nguiồn nước bị nhiễm bẩn, thiếu vệ sinh và vệ sinh không đầy đủ; 270.000 trẻ em chết trong tháng đầu tiên của cuộc đời kể cả sơ sinh thiếu thángtừ các điều kiện ô nhiễm môi trường có thể phòng ngừa được thông qua tiếp cận với nước sạch, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trườngtại các cơ sở y tế cũng như giảm ô nhiễm không khí;200.000 trẻ em <5 tuổi bị bệnh sốt rét có thể bị ngăn ngừa thông qua các hoạt độngmôi trườngnhư phá hủy các nơi muỗi đẻ hoặc che đậy các dụng cụ chứa nước uống; 200.000 trẻ em < 5 tuổi chết vì các tổn thương thụ động do môi trường như ngộ độc (poisoning), ngã và đuối nước (falls and drowning). Báo cáo nhấn mạnh nguyên nhân chính làm 5.9 triệu trẻ em < 5 tuổi tử vong trên toàn cầu trong năm 2015 do viêm phổi, trẻ sơ sinh, biến chứng trong tử cung, nhiễm trùng sơ sinh, dị tật bẩm sinh, tiêu chảy, thương tích và sốt rétlà do tình trạng ô nhiễm môi trường gây ra. WHO ước tính 26% trẻ em tử vong và 25% gánh nặng bệnh tật ở trẻ em < 5 tuổi trong năm 2012 có thể được ngăn chặn thông qua giảm thiểu các nguy cơ môi trường như ô nhiễm không khí, nước bẩn, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường không phù hợp hoặc phơi nhiễm hóa chất độc hại.Trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương trước các mối đe doạ về môi trường do cơ quan nội tạng, hệ hô hấp và hệ thống miễn dịch của cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh,các phơi nhiễm độc hại có thể bắt đầu vào đầu thai kỳ. Hơn nữa, cho con bú sữa mẹ có thể là một nguồn tiếp xúc quan trọng đối với các hóa chất nhất định ở trẻ sơ sinhnhưng không có nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ và phát triển theo khuyến cáo của WHO. Ngoài ra còn phụ thuộc vào tầm vóc cơ thể, trẻ em ăn nhiều thức ăn, uống nhiều nước hơn và hít thở không khí nhiều hơn người lớn hoặc các hành vi nhất định như đưa tay và đồ chơi vào miệng, chơi đùa ngoài trời có thể làm tăng phơi nhiễm của trẻ với các chất gây ô nhiễm môi trường.


Sức khỏe và tính mạng trẻ thơ phụ thuộc vào môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng

Các mối đe dọa môi trường đang diễn ra và đang nổi lên với sức khoẻ trẻ em (Ongoing and emerging environmental threats to children’s health), TS. Maria Neira, Giám đốc khoay tế công cộng, định tố về môi trường và xã hội (Department of Public Health, Environmental and Social Determinants of Health) của WHO cho biết: "Môi trường ô nhiễm gây hậu quả nặng nề với sức khoẻ của con em chúng ta,đầu tư loại bỏ các nguy cơ môi trường sức khoẻ như cải thiện chất lượng nước hoặc sử dụng nhiên liệu sạch hơn sẽ mang lại lợi ích lớn cho sức khoẻ".Chẳng hạn, các mối nguy về môi trường đang nổi lên như chất thải điện tử và vật liệu điện (như điện thoại di động cũ) được tái chế không đúng cách để trẻ em phơi nhiễm độc chất có thể dẫn đến tình trạng suy giảm, thâm hụt sự chú ý, tổn thương phổi và ung thư. Việc tạo ra chất thải điện tử và vật liệu điện dự báo sẽ tăng khoảng 19% trong giai đoạn 2014-2018 lên 50 triệu tấn vào năm 2018. Tình trạng biến đổi khí hậu, nhiệt độ và mức độ carbon dioxide đang tăng lên làm tăng phát triển phấn hoa (favouring pollen) liên quan đến tỷ lệ bệnh hen gia tăng ở trẻ em. Trên thế giới, 11-14% trẻ em từ 5 tuổi trở lên hiện nay được báo cáo các triệu chứng hen suyễn và khoảng 44% trong số này phơi nhiễm môi trường ô nhiễm không khí, khói thuốc lá thụ động,tình trạng nấm mốc và ẩm ướt trong nhà (indoor mould and dampness) làm bệnh hen suyễn nặng hơn ở trẻ em.Trong các hộ gia đình thiếu các dịch vụ cơ bản như nước sạch và vệ sinh hoặc ô nhiễm khói do sử dụng nhiên liệu không sạch như than đá hoặc phân để nấu ăn và sưởi ấm, trẻ em có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy và viêm phổi tăng lên.Trẻ em cũng bị phơi nhiễm với các hóa chất độc hại thông qua thực phẩm, nước, không khí và các sản phẩm xung quanh. Các chất như florua, chì và thuốc trừ sâu thủy ngân, chất ô nhiễm hữu cơ dai dẳng và các chất khác trong hàng hoá sản xuất, cuối cùng tìm đường vào chuỗi thức ăn. Trong khi xăng pha chì đã được loại bỏ ở hầu hết các nướcnhưngtình trạng chì vẫn còn phổ biến trong sơn ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ.


Hãy thực hiện một môi trường an toàn và lành mạnh cho trẻ em

Thực hiện mộtmôi trường an toàn cho trẻ em(Making all places safe for children)

Giảm ô nhiễm không khí trong và ngoài nhà, cải thiện nước sạch, vệ sinh và cải thiện vệ sinh bao gồm cả các nhà hộ sinh, bảo vệ phụ nữ mang thai khỏi khói thuốc lá thụ động và xây dựng môi trường an toàn hơn có thể ngăn ngừa tử vong và bệnh tật ở trẻ em. Cụ thể, nhiều cơ quan chính phủ có thể cùng thực hiện cải thiện các vấn đề.

Nhà ở: đảm bảo nhiên liệu sạch để sưởi ấm và nấu ăn, không có mốc hoặc sâu bệnh, loại bỏ các vật liệu xây dựng không an toàn và sơn chì (Housing: Ensure clean fuel for heating and cooking, no mould or pests, and remove unsafe building materials and lead paint).

Trường học: cung cấp vệ sinh và vệ sinh an toàn, không có tiếng ồn, ô nhiễm và khuyến khích dinh dưỡng tốt (Schools: Provide safe sanitation and hygiene, free of noise, pollution and promote good nutrition).

Cơ sở y tế
:
đảm bảo nước sạch, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, điện năng đáng tin cậy (Health facilities: Ensure safe water, sanitation and hygiene,reliable electricity).

Quy hoạch đô thị: tạo thêm không gian xanh, đi bộ an toàn và đi xe đạp (Urban planning: Create more green spaces, safe walking and cycling paths).

Vận tải: giảm phát thải và tăng vận tải công cộng (Transport: Reduce emissions and increase public transport).

Nông nghiệp: giảm sử dụng thuốc trừ sâu độc hại và không có lao động trẻ em (Agriculture: Reduce the use of hazardous pesticides and no child labour).

Công nghiệp: quản lý chất thải nguy hại và giảm sử dụng hoá chất độc hại (Industry: Manage hazardous waste and reduce the use of harmful chemicals).

Y tế: giám sát kết quả sức khoẻ và giáo dục về các tác động và phòng ngừa sức khoẻ môi trường (Health sector: Monitor health outcomes and educate about environmental health effects and prevention).

Trong các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), các quốc gia đang thực hiện một số mục tiêu hướng dẫn các biện pháp can thiệp cho sức khoẻ môi trường của trẻ em cũng như chấm dứt tử vong có thể phòng ngừa được của trẻ sơ sinh và trẻ em < 5 tuổi vào năm 2030. Cùng với SDG 3ảm bảo cuộc sống lành mạnh và nâng cao phúc lợi cho tất cả mọi người), cần tăng cường thực hiện các SDGs khác có nguy cơảnh hưởng sức khoẻ trẻ em như cải thiện nguồnnước, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch giảm ô nhiễm không khí và đảo ngược biến đổi khí hậu (reverse climate change).


Hãy kịp hành động can thiệp ô nhiễm không khí trước khi nó thay đổi chính bạn

Bảo vệ môi trường trong Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs)

Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), bảo vệ môi trường là một trong các SDGs đến năm 2030 với 6 chỉ tiêu cơ bản bao gồm ngăn chặn suy thoái, bảo vệ và cải thiện môi trường đô thị và công nghiệp; ngăn chặn suy thoái, bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn và nông nghiệp; tiến hành qui hoạch, thực thi từng bước các qui hoạch môi trường, phát triển bền vững đã duyệt cho các sông lớn và vừa; ngăn chặn, đề phòng suy thoái môi trường tự nhiên, qui hoạch phát triển bền vững các vùng ven biển trọng điểm; bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên đa dạng sinh học; tăng cường khả năng kiểm soát, phòng chống thiên tai và tai biến môi trường. Theo đó, khung chính sách và nguyên tắc bảo vệ môi trường tập trung vào 7 vấn đề chủ yếu bao gồm nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân (nhà ở, cây xanh, năng lượng hấp thụ, điện, dịch vụ, cơ sở hạ tầng, việc làm, an sinh xã hội); bảo vệ môi trường nằm trong kế hoạch phát triển chung, chi phí môi trường được đưa vào phân tích GDP; bảo vệ đa dạng sinh học và các hệ sinh thái đang suy thoái; sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên; ngăn ngừa ô nhiễm, kiểm soát ô nhiễm; quản lý di sản văn hóa và cảnh quan thiên nhiên; giảm thiểu tốc độ tăng dân số.


Bảo vệ môi trường là bảo vệ mạng sống của con em chúng ta và cho chính chúng ta

Như vậy bảo vệ môi trường đồng nghĩa với một môi trường sống lành mạng cứu mạng sống của hàng triệu người, nhất là trẻ em nhỏ mỗi năm do vậy giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống cho thanh niên, học sinh sinh viên và cộng đồng được xem là vấn đề cấp thiết nhất hiện nay.Chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển bền vững (SDGs) chỉ có thể đạt được khi thực hiện có hiệu quả các giải pháp chống ô nhiễm môi trường đã đề ra như sử dụng năng lượng sạch để giảm thiểu khói bụi. Chiến lược để cải thiện môi trường và ngăn ngừa bệnh tật: sử dụng công nghệ và nhiên liệu sạch trong nấu ăn, nhiệt và ánh sáng có thể giảm nhiễm trùng và các bệnh hô hấp mạn tính, các bệnh tim mạch và bỏng;cải thiện nguồn nước sạch, điều kiện vệ sinh và rửa tay sạch có thể giảm thiểu các bệnh tiêu chảy. Áp dụng triệt để “Luật không khói thuốc lá” để giảm thiểu hút thuốc lá và hút thuốc thụ động làm giảm các bệnh tim mạch, nhiễm trùng đường hô hấp. Cải thiện giao thông và quy hoạch đô thị, xây dựng nhà ở tiết kiệm năng lượng giúp giảm các bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí và tăng cường việc tập thể dục.Thông qua chương trình nước sạch của WHO đã xác định được vị trí và các mối nguy hại cho an toàn nước sạch, hợp tác quốc gia để hành động chống lại sự ô nhiễm môi trường sống toàn cầu đang ngày càng trở nên nghiêm trọng do chính con người là “thủ phạm” hàng đầu gây ra.

Ngày 09/03/2017
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WHO và IPCC)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích