Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 18/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 4 9 8 8 6
Số người đang truy cập
3 4 2
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
WHO công bố danh mục 12 họ vi khuẩn nguy hiểm nhất đe dọa sức khỏe con người

Ngày 27/2/2017 | GENEVA-Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố danh mục đầu tiên về những “tác nhân gây bệnh ưu tiên” (priority pathogens) kháng thuốc kháng sinh bao gồm 12 họ vi khuẩn nguy hiểm nhất đe dọa sức khỏe con người (12 families of bacteria that pose the greatest threat to human health).


Theo WHO, danh mục này đã được soạn thảo tích cực nhằm hướng dẫn, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển (R & D) của thuốc kháng sinh mới như một phần nỗ lực của WHO giải quyết tình trạng kháng thuốc kháng sinh ngày càng tăng trên toàn cầu (global resistance to antimicrobial medicines). Danh mục này của WHO đặc biệt nhấn mạnh các mối đe dọa của vi khuẩn gram âm có khả năng kháng nhiều loại kháng sinh (gram-negative bacteria that are resistant to multiple antibiotics) đã được thiết lập khả năng tìm cách thức mới chống lại điều trị và có thể chuyển tải vật liệu di truyền cho phép các vi khuẩn khác dễ trở thành vi khuản kháng thuốc. TS. Marie-Paule Kieny. Trợ lý Tổng giám đốc hệ thống và đổi mới y tế (Health Systems and Innovation) của WHO cho biết: "Danh mục này là công cụ mới đảm bảo R & D đáp ứng nhu cầu y tế công cộng cấp thiết, tình trạng kháng kháng sinh đang tăng làm chúng ta ngày càng khó lựa chọn điều trị, nếu chỉ phó thác cho một mình tác động thị trường thì các loại thuốc kháng sinh mới cần thiết nhất sẽ không được phát triển đúng thời gian".


Critical: Acinetobacter baumannii-Tốp đầu danh mục vi khuẩn kháng kháng sinhở cấp độ nguy hiểm "critical priority"
(Photos: New antibiotics needed for these bacteria)

Căn cứ vào tính cấp thiết của nhu cầu về thuốc kháng sinh mới, danh mục này của WHO được chia thành 3 loại bao gồm ưu tiên nguy hiểm (critical priority), ưu tiên cao (high priority) và ưu tiên trung bình (medium priority).

- Nhóm ưu tiên nguy kịch (critical priority) là nhóm quan trọng nhất bao gồm các vi khuẩn đa kháng thuốc có mối đe dọa đặc biệt nghiêm trọng trong bệnh viện, nhà hộ sinh và những bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt như thở máy (ventilators) hay đặt catheter mạch máu. (blood catheters). Danh mục nhóm này bao gồm Acinetobacter, Pseudomonas và các loại Enterobacteriaceae khác nhau (Klebsiella, E. coli, SerratiaProteus) có thể gây nhiễm trùng cấp tính thường dẫn tới tử vong như nhiễm trùng máu (bloodstream infections) và viêm phổi (pneumonia). Các vi khuẩn trong nhóm này đã trở nên kháng với một số lượng lớnthuốc kháng sinh như carbapenems và cephalosporin thế hệ thứ III là các kháng sinh có sẵn tốt nhất hiện nay để điều trị vi khuẩn kháng đa thuốc (multi-drug resistant bacteria).

- Nhóm thứ hai và thứ ba trong danh mục - ưu tiên cao và trung bình (high and medium priority) có chứa những vi khuẩn gia tăng kháng thuốc khác gây ra các bệnh phổ biến hơn như lậu (gonorrhoea) và ngộ độc thực phẩm (food poisoning) do Salmonella.


3 cấp độ tác nhân gây bệnh ưu tiên của WHO trong R & D thuốc kháng sinh mới

Ưu tiên 1: Nguy hiểm (critical priority)

  • Acinetobacter baumannii, kháng carbapenem
  • Pseudomonas aeruginosa, kháng carbapenem
  • Enterobacteriaceae, kháng carbapenem, sinh ESBL

Ưu tiên 2: Cao (high priority)

  • Enterococcus faecium, kháng vancomycin
  • Staphylococcus aureus, kháng methicillin và kháng trung bình vancomycin
  • Helicobacter pylori, kháng clarithromycin
  • Campylobacter spp., kháng Fluoroquinolon
  • Salmonellae, kháng fluoroquinolon
  • Neisseria gonorrhoeae, kháng cephalosporin, kháng fluoroquinolone

Ưu tiên 3: Trung bình (medium priority)

  • Streptococcus pneumoniae, không nhạy cảm penicillin
  • Haemophilus influenzae, kháng ampicillin
  • Shigella spp., kháng fluoroquinolon

Các chuyên gia y tế G20 sẽ họp trong tuần này tại Berlin. Ông Hermann Grohe, Bộ trưởng Bộ Y tế Cộng hòa liên bang Đức cho biết: "Chúng ta cần thuốc kháng sinh hiệu quả cho hệ thống y tế nhưng phải chung tay hành động ngay từ ngày hôm nay để có ngày mai khỏe mạnh hơn vì vậy chúng ta sẽ thảo luận và nhấn mạnh với G20 về cuộc chiến chốngkháng kháng sinh. Danh mục các tác nhân gây bệnh ưu tiên toàn cầu đầu tiên của WHO là một công cụ mới quan trọng để đảm bảo an toàn, hướng dẫn nghiên cứu và phát triển các thuốc kháng sinh mới". Danh mục này nhằm thúc đẩy các chính phủ ban hành chính sách khuyến khích R & D khoa học cơ bản và tiên tiến được các cơ quan nhà nước cũng như khu vực tư nhân tài trợ và đầu tư trong phát hiện kháng sinh mới; danh mục này cũng cung cấp hướng dẫn cho các sáng kiến R & D mới như sáng kiến WHO/Thuốc điều trị các bệnh bị lãng quên (WHO/Drugs for Neglected Diseases initiative_DNDi); Quan hệ đối tác kháng sinh toàn cầu R & D (Global Antibiotic R&D Partnership) là tham gia phát triển không lợi nhuận các loại thuốc kháng sinh mới (not-for-profit development of new antibiotics).


Dày đặc các loại kháng sinh trên thị trường y tế cũng như thú y là nguyên nhân dẫn đến vi khuẩn kháng khánh sinh ngày càng nghiêm trọng
(Photo: WHO/Jim Holmes)

Bệnh lao (TB)-có sức đề kháng với điều trị truyền thống đã được phát triển trong những năm gần đây nhưng vi khuẩn lao không được WHO đưa vào danh mục này vì đã có mục tiêu riêng của chương trình chuyên khoa lao. Một số vi khuẩn khác cũng không nằm trong danh mục này như liên cầu (streptococcus) A và B và chlamydia vì có mức độ kháng thấp với điều trị và đến nay không có nguy cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng. Danh mục nàyđược phát triển trong sự hợp tác với Khoa các bệnh truyền nhiễm (Division of Infectious Diseases) thuộc Đại học Tübingen (Đức), sử dụng kỹ thuật phân tích quyết định nhiều tiêu chuẩn (multi-criteria decision analysis technique) được hiệu đính bởi một nhóm các chuyên gia quốc tế. Các tiêu chuẩn lựa chọn tác nhân gây bệnh trong danh mục này bao gồm các bệnh nhiễm trùng gây tử vong như thế nào (how deadly the infections they cause are); yêu cầu điều trị đòi hỏi có phải nằm viện dài ngày không (whether their treatment requires long hospital stays); mức độ kháng thuốc kháng sinh hiện có như thế nào khi cộng đồng thường xuyên cất giữ chúng (how frequently they are resistant to existing antibiotics when people in communities catch them); khả năng lây truyền giữa các loài động vật với nhau, từ động vật sang người và từ người sang người có dễ dàng không (how easily they spread between animals, from animals to humans, and from person to person); liệu họ có thể ngăn ngừa được không như thông qua vệ sinh tốt và tiêm phòng (whether they can be prevented e.g. through good hygiene and vaccination); có bao nhiêu phác đồ điều trị duy trì (how many treatment options remain); liệu thuốc kháng sinh mới trong chiến lược R & D có sẵn sàng điều trị được không (whether new antibiotics to treat them are already in the R&D pipeline).


Chiến lược R & D trong tìm kiếm kháng sinh mới rất quan trọng nhưng một mình nó chưa đủ
giải quyết được vấn đề kháng kháng sinh

Giáo sư Evelina Tacconelli, Trưởng Khoa các bệnh truyền nhiễm Đại học Tübingen là một trong những tác giả chính phát triển danh mục này phát biểu:."Kháng sinh mới nhắm mục tiêu điều trị các tác nhân gây bệnh ưu tiên trong danh mục này sẽ giúp làm giảm tử vong do nhiễm khuẩn kháng thuốc toàn cầu, bất kể chờ đợi nào lâu hơn sẽ gây ra vấn đề y tế công cộng xa hơn và ảnh hưởng gần hơn tới chăm sóc người bệnh". Trong khi có nhiều R & D là rất quan trọng nhưng một mình nó không thể giải quyết được vấn đề kháng kháng sinh do vậy cần phải phòng ngừa tốt hơn các bệnh nhiễm trùng, sử dụng hợp lý thuốc kháng sinh hiện có ở người và động vật cũng như bất kỳ loại kháng sinh mới nào được phát triển trong tương lai.

Ngày 02/03/2017
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WHO)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích