Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 2 8 5 8
Số người đang truy cập
3 1 9
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Dịch cúm gia cầm bao vây và ứng phó khẩn cấp của Việt Nam

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đại dịch cúm A(H7N9) ở người tại Trung Quốc đang diễn biến phức tạp và áp sát biên giới phía Bắc nước ta, trong khi Tổ chức Thú y thế giới (OIE) cho biết một số ổ dịch cúm A(H5N1) gia cầm ở Cambodia có nguy cơ xâm nhập biên giới Tây Nam. Trước sự bao vây của dịch cúm gia cầm, Bộ Y tế (MOH) đã ban hành vănbản số 672/BYT-DP ngày 17/2/2017 phòng dịch cúm lây truyền từ gia cầm sang người và có cuộc họp khẩn cấp ứng phó với dịch bệnh này tại Việt Nam.

TheoWHO, dịch cúm A(H7N9) đang diễn biến phức tạp ở 15 tỉnh/thành phố ở Trung Hoalục địa với số mắc gia tăng đột biếnvà tỷ lệ tử vong khoảng 40%, trong đó có 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây giáp biên giới phía Bắc nước ta. Trong khi theo OIE, tỉnh Sveyrieng (Cambodia) ở biên giới Tây Nam nước ta đã xảy ra một số ổ dịch cúm A(H5N1) trên gia cầm do vậy Bộ Y tế (MOH) nhận định khả năng xâm nhập dịch bệnh vào nước ta rất cao và đã có công văn gửi UBND các tỉnh/thành phố trong cả nước triển khai các hoạt động phòng chống dịch cúm lây truyền từ gia cầm sang người.


Hình 1

Dịch cúm gia cầmbao vây

Dịch cúm gia cầm đang bao vây nước ta cả ở các khu vực biên giới phía Bắc (Trung Quốc) và phía Nam (Cambodia), nguy cơ cao dịch bệnh xâm nhập vào trong nước là hiện hữu. Theo WHO, dịch bệnh cúm A(H7N9) có chiều hướng gia tăng tại Trung Quốc từ tháng 10/2016 tới nay với hơn 425ca mắc ở người chỉ trong vòng 2 tháng đầu năm 2017được ghi nhận tại 15 tỉnh/thành phố (An Huy, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quý Châu, Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô, Giang Tây, Liêu Ninh, Sơn Đông, Tứ Xuyên, Chiết Giang, Vân Nam vàQuảng Tây);trong đó, 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam giáp biên giới Việt Nam. Đây là là đợt dịch lớn nhất từ trước đến nay có tỷ lệ tử vong cao tới 50%. Hầu hết các mắc cúm gia cầm đều có tiền sử phơi nhiễm với gia cầm sống tại các chợ buôn bán gia cầm liên quan đến tiêu thụ, vận chuyển gia cầm hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm gia cầm mắc bệnh nhưng WHO cho rằng vẫn chưa có bằng chứng lây truyền thuận lợi từ người sang người.


Số ca mắc và tử vong do cúm A(H7N9) ở người tại Trung Quốc cao nhất từ trước tới nay

Trong khi đó theo OIE, Cơ quan thú y của Cambodia đã báo cáo với tổ chức này một dịch cúm gia cầm có chủng độc lực cao (HPAI) bùng phát do virus cúm A(H5N1) trong một bầy gia cầm thả vườn. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Cambodia gửi OIE thì dịch cúm A(H5N1) bùng phát ở Cambodia lần đầu tiên vào tháng 5/2016 ở một đàn gia cầm thả vườn ở Svay Riengphía Đông Nam Cambodia tiếp giáp với biên giới Việt Nam; trong đó có gia cầm mắc bệnh và chết bắt đầu từ 25/1/2017, từ đó kết quả thử nghiệm và điều tra cho thấyvirus lan rộng đã làm chết 68/390 con của đàn gà, những con còn lại trong đàn gà đều bị tiêu hủy. Các nhà chức trách cũng đã bắt đầu áp dụng các biện pháp di dời cách li và khử trùng các khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch cúm A(H5N1).

 
Việt Nam chủ động tiêm vaccine ngăn chặn dịch cúm A cho các đàn gia cầm

TheoMOH, đợt dịch bệnh cúm A(H7N9) này diễn ra lớn nhất và phức tạp nhất với tại Trung Quốc tỷ lệ tử vong khá cao. Mặc dù hiện nay nước ta chưa phát hiện ca bệnh cúm A(H7N9), A(H5N1) trên người nhưng vẫn ghi nhận một số ổ dịch cúm A(H5N1) trên gia cầm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(MARD)ghi nhận 4 ổ dịch cúm A(H5N1) và A(H5N6) trên đàn gia cầm tại 4 tỉnh Bạc Liêu, Nghệ An, Nam Định và Quảng Ngãi.Trong 2 tháng đầu năm 2017, Cục Thú y (MARD) đã ghi nhận 1 ổ dịch cúm A(H5N6) trên gia cầm ở xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi);3 ổ dịch cúm A(H5N1) tại các xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long (tỉnh Bạc Liêu); xã Diễn Thắng, huyện Diễn Châu(tỉnh Nghệ An) và xã Trực Thuận, huyện Trực Ninh (tỉnh Nam Định). Đáng chú ý là ngày 19/2/2017, UBND huyện Trực Ninh (tỉnh Nam Định) đã quyết định tiêu hủy 4.600 con gia cầm nhiễm cúm A(H5N1)tại 3 hộ dân thuộc xã Trực Thuận.

Cũng theo đại diện Cục thú y, hiện Việt Nam đã lấy hơn 200.000 mẫu xét nghiệm tại khoảng 100 chợ và các điểm tập kết có nguy cơ xảy ra dịch cao, nhưng không phát hiện trường hợp nào dương tính với với virus H7N9.


Trong khi các tỉnh phía Bắc tìm cách ngăn chặn cúm A(H7N9) từ Trung Quốc thì các tỉnh phía Nam
đang phải đối phó với dịch cúm A(H5N1) từ Cambodia

Như vậy, nước ta đang bị dịch cúm A(H7N9) áp sát ở biên giới phía Bắc (Trung Quốc) và dịch bệnh cúm A(H5N1) đe dọa ở biên giới Tây Nam (Cambodia). MOH nhận định mặc dù chưa có bằng chứng lây truyền cúm A(H7N9) từ người sang ngườinhưng do nước ta có giao lưu thương mại lớn với cả 2 quốc gia này ở khu vực biên giới (kể cả đường chính ngạch và tiểu ngạch), cùng với việc nhập lậu gia cầm và các sản phẩm gia cầm vào nước ta rất khó kiểm soátdo đó nguy cơ cả 2 chủng cúm A này xâm nhập vào nước ta rất cao.Để đối phó với sự bao vây và lây lan nhanh chóng của các chủng cúm gia cầm ở khu vực biên giới, Bộ Y tế ban hành công văn khẩn phòng chống cúm gia cầm lây sang người vào ngày 17/2/2017 và có cuộc họp khẩn cấp ứng phó với dịch cúm gia cầm vào 20/2/2017.


Các cơ quan chức năng kiểm soát nghiêm ngặt vận chuyển gia cầm

Ứng phó khẩn cấp của Việt Nam

Để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh cúm gia cầm xâm nhập vào nước ta và lây truyền sang người, ngày 17/2/2017 Bộ Y tế đã ban hành công văn số 672/BYT-DP yêu cầuUBND các tỉnh/thành phố trong cả nước chỉ đạo Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công an, bộ đội biên phòng tăng cường ngăn chặn, bắt giữ gia cầm nhập lậu qua biên giới, xử lý nghiêm các hộ kinh doanh trái phép, không để hiện tượng buôn bán, vận chuyển gia cầm và các sản phẩm gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường, đặc biệt tại các chợ đầu mối. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tăng cường giám sát chủ động trên các đàn gia cầmvà kịp thời thông báo cho ngành y tế địa phương khi phát hiện các ổ dịch để phối hợp triển khai các biện pháp xử lýcũng như ngăn ngừa lây truyền sang người. Chỉ đạo Sở Y tế:tai các cửa khẩu, tổ chức giám sát chặt chẽ để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; triển khai các biện pháp truyền thông cho hành khách xuất, nhập cảnh đi/đến vùng có dịch về các biện pháp phòng chống; tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp cấp tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng, lưu ý đối với các trường hợp có tiền sử tiếp xúc với gia cầm ốm, chết cần được lấy mẫu bệnh phẩm gửi về các Viện Vệ sinh dịch tễ/Viện Pasteur để xét nghiệm và triển khai kịp thời các biện pháp cách ly, điều trị,  phòng chống dịch; phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y chia sẻ thông tin về tình hình dịch cúm gia cầm tại địa phương để chủ động triển khai các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm sang người và xử lý ổ dịch khi có dịch xảy ra.


Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường tuyên truyền
các biện pháp phòng chống dịch, ngăn ngừa cúm gia cầm lây lan sang người

Chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch, ngăn ngừa cúm gia cầm lây lan sang người;vận động người dân hạn chế tiếp xúc với gia cầm ốm, chết và chất thải từ gia cầm; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn thông thường; chỉ ăn thịt gia cầm và các sản phẩm gia cầm đã được nấu chín kỹ, không ăn tiết canh, không sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; khuyến cáo người dân đi/đến từ vùng dịch bệnh cúm gia cầm chủ động theo dõi sức khỏe để phát hiện sớm, điều trị kịp thời hạn chế các biến chứng, tử vong.Chỉ đạo Sở Tài chính có kế hoạch cấp sớm kinh phí phòng, chống dịch cho các đơn vị y tế và các đơn vị tham gia công tác phòng, chống dịch ngay từ đầu năm để triển khai các hoạt động tăng cường giám sát, phòng, chống dịch chủ động; bố trí kinh phí dự phòng phục vụ công tác phòng chống dịch, sẵn sàng cấp bổ sung trong trường hợp xảy ra các ổ dịch cúm trên gia cầm, lây sang người và trên diện rộng. 


Bộ Y tế triệu tập cuộc họp với các cơ quan hữu quan ứng phókhẩn cấp với dịch cúm gia cầm vào ngày 20/2/2017

Sau khi ban hành văn bản nêu trên, ngày 20/2/2017 Bộ Y tế (MOH), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã họp khẩn bàn biện pháp ứng phó với dịch cúm gia cầm H7N9 và H5N1 đang có nguy cơ xâm nhập các khu vực biên giới.MOH yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur ở các khu vực trong cả nước tăng cường chẩn đoán trên các mẫu có nghi ngờ tại những địa phương giáp biên giới các nước đang xảy ra dịch để kịp thời phát hiện ca bệnh. Để chủ động phòng chống với cả 2 chủng cúm này ở người, MOH khuyến cáo người dân thường xuyên rửa tay với xà phòng;thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh;không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc;đảm bảo an toàn thực phẩm;khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.Để ứng phó dịch bệnh này trên các đàn gia cầm, MARD đã có công điện khẩn gửi các bộ, ngành và các tỉnh địa phương về việc tăng cường các biện pháp ngăn chặn vi rút cúm gia cầm A(H7N9) từ Trung Quốc; các chủng vi rút cúm khác xâm nhiễm vào Việt Nam. MARD yêu cầu các cơ quan liên quan nghiêm cấm vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới của các tổ chức, cá nhân và khu vực dân cư biên giới; tuyên truyền, giám sát, phát hiện đấu tranh và không tiếp tay cho hoạt động buôn bán tiêu thụ; khẩn trương rà soát, kiện toàn ban chỉ đạo chống dịch về người, lực, kinh phí ứng phó khi có dịch cúm gia cầm xảy ra; giám sát, phát hiện kịp thời sự xâm nhập của vi rút A(H7N9) từ Trung Quốc cũng như cúm A(H5N1) từ Cambodia.

 

Ngày 21/02/2017
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo MOH, MARD, WHO, OIE)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích