Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Finance & Retail Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Đảng
Công đoàn-Nữ công
Đoàn thanh niên
Thể thao-Văn nghệ
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 9 1 2 4 0
Số người đang truy cập
1 9 8
 Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Bảng kiểm của WHO nhắm mục tiêu về các nguyên nhân chính gây tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh tại các cơ sở y tế

Ngày 4/12/2015 | GENEVA. BBC News-Bảng kiểm của WHO nhắm mục tiêu về các nguyên nhân chính gây tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh tại các cơ sở y tế (WHO checklist targets major causes of maternal and newborn deaths in health facilities). Trên thế giới, phần lớn các trường hợp tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh xảy ra xung quanh thời điểm sinh, thường trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi sinh con mà hầu hết các trường hợp tử vong này đều có thể phòng ngừa.

"Bảng kiểm về an toàn khi sinh và hướng dẫn thực hiện" (Safe Childbirth Checklist and Implementation Guide) mới của WHOnhắm mục tiêu về những nguyên nhân chính của các biến chứng và tử vong mẹ và trẻ sơ sinh bao gồm cả xuất huyết sau sinh (post-partum haemorrhage), nhiễm trùng (infection), đẻ khó (obstructed labour), tiền sản giật (preeclampsia) và ngạt khi sinh (birth asphyxia). Trong số hơn 130 triệu ca sinh mỗi năm, WHO ước tính có khoảng 303.000 bà mẹ tử vong, 2,6 triệu cathai chết lưu và 2.7 triệu trẻ sơ sinh khác tử vong trong vòng 28 ngày đầu sau sinh. Phần lớn các trường hợp tử vong này xảy ra ở những nơi có nguồn lực hạn chế và thường thiếu người đỡ đẻ có kỹ năng, "Có quá nhiều phụ nữ và trẻ em vẫn bị chết trong khi sinh con từ những nguyên nhân có thể phòng ngừa mà thường liên quan đến chất lượng chăm sóc kém", Tiến sĩ Marie-Paule Kieny-Trợ lý Tổng giám đốc WHO về hệ thống y tế và đổi mới (Health Systems and Innovation) cho biết: "Bảng kiểm về an toàn khi sinh của WHO sẽ giúp nhân viên y tế thực hiện theo các tiêu chuẩn chăm sóc cần thiết cho mỗi lần sinh". Bảng kiểm được phát triển và thử nghiệm trong quan hệ đối tác với Ariadne Labs, một trung tâm kết hợp của Brigham và bệnh viện bà mẹ và Trường Đại học Y tế công cộng Harvard TH Chan và nhận được sựhỗ trợ từ Quỹ Bill & Melinda Gates, tổng hợp các khuyến cáo và các hướng dẫn của WHO dựa trên bằng chứng hiện có thành một công cụ duy nhất đặt bên cạnh giường bệnh nhắm vào việc cải thiện sự tuân thủ các thực hành tốt nhất, bao gồm cả truyền thông thích hợp xung quanh thời điểm sinh con. "Chúng ta biết từ các lĩnh vực y tế khác như phẫu thuật rằng một bảng kiểm các thực hành tốt nhất được thực hiện đúng sẽ khuyến khích một nền văn hóa làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và làm việc theo quy tắc dẫn đến sự chăm sóc tốt hơn", Giám đốc điều hành Ariadne Labs-Tiến sĩ Atul Gawande, một bác sĩ phẫu thuật và là giáo sư tại Đại học y tế công cộng Harvard cho biết: "Chúng tôi tin rằng công cụ đơn giản và chi phí thấp này có thể tạo ra một sự khác biệt đối với phụ nữ và trẻ sơ sinh ở khắp nơi trên toàn thế giới". Bảng kiểm xác định 4 điểm tạm dừng mỗi điểm tương ứng với một khoảng thời gian cụ thể trong dòng chảy làm việc bình thường của một nhân viên y tế: khi người mẹ được nhập viện, chỉ cần trước khi giúp sức (hoặc trước khi sinh mổ), trong vòng 1 giờ sau khi sinh và trước khi người mẹ và trẻ sơ sinh được xuất viện. Những điểm dừng này cho phép người hộ sinh thực hiện "bảng kiểm" (checks) của họ tại những thời điểm khi đó họ không chỉ bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh chống lại các biến chứng nguy hiểm mà còn tại thời thuận tiện nhất trong dòng chảy công việc của họ. Ví dụ, trong giai đoạn "ngay sau khi sinh" (soon after birth), các nhân viên đỡ đẻ nên kiểm tra để đảm bảo chắc chắn rằng người mẹ không bị chảy máu bất thường hoặc không có nhiễm trùng và bà mẹ đã bắt đầu cho con bú và tiếp xúc da với da. Trong giai đoạn "trước khi ra viện" (before discharge) nhân viên y tế phải xác nhận rằng bà mẹ và trẻ sơ sinh đã ở lại tại cơ sở ít nhất 24 giờ sau khi sinh, huyết áp của người mẹ là bình thường và em bé được nuôi dưỡng tốt.
 

Thử nghiệm thực địa (Field testing)

Giống như bảng kiểm về an toàn trong phẫu thuật của WHO, sáng kiến bảng kiểm an toàn lúc sinh của WHO đã được thiết lập với sự tham vấn với chuyên viên y tế, các chuyên gia an toàn cho bệnh nhân, các chuyên gia sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh và bệnh nhân trên toàn thế giới. Bảng kiểm lần đầu tiên được triển khai thí điểm cho khả năng sử dụng tại 9 quốc gia ở châu Phi và châu Á, sau đó nó được tiến hành thử nghiệm tại bang Karnataka, Ấn Độ, nơi tuân thủ các khuyến nghị thực hành tại mỗi lần sinh tăng từ mức trung bình của 10 trong số 29 thực hành trước khi giới thiệu bảng kiểm tới mức trung bình là 25 trong số 29 thực hành sau khi bảng kiểm được giới thiệu. Như một bước xa hơn trong phát triển bảng kiểm, WHO công bố sự hợp tác bảng kiểm về an toàn lúc sinh để khám phá khả năng tồn tại và thực tế sử dụng của công cụ này trong các nơi khác nhau trên thế giới. Từ năm 2012-2015, 34 nhóm từ 29 quốc gia đã đăng ký và tham gia cộng tác, các bài học kinh nghiệm từ các dự án đã được sử dụng trong việc phát triển hướng dẫn thực hiện. Một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên (randomized controlled trial) được gọi là BetterBirth hiện đang được tiến hành tại hơn 100 bệnh viện ở bang Uttar Pradesh, Ấn Đ, bởi Ariadne Labs, Trường Đại học Y tế công cộng Harvard TH Chan và Quỹ Bill & Melinda Gates. Các mục tiêu của cuộc thử nghiệm nhằm đo lường tác động của can thiệp dựa trên bảng kiểm về người mẹ, thai nhi, trẻ và sự sống còn của sơ sinh và tác hại nặng ở mẹ. Cuộc thử nghiệm sẽ được hoàn thành vào năm 2017.

Global priority (Ưu tiên toàn cầu)

Nhân viên y tế có tay nghề cao đã xuất hiện ở mọi lần sinh như một ưu tiên toàn cầu và phụ nữ ở các vùng có nguy cơ cao đang ngày càng được khuyến khích và động viên sinh đẻ tại các cơ sở y tế, tuy nhiên trong thực tế thường bắt gặp chất lượng chăm sóc nghèo nàn tại cơ sở y tế. Mùa thu này, tất cả các nước đã đồng ý về một loạt các mục tiêu mới về phát triển bền vững (SDGs) giai đoạn 2016-2030, trong đó bao gồm một mục tiêu làm giảm đáng kể tử vong của bà mẹ và tử vong sơ sinh trên toàn cầu. Để thúc đẩy chương trình nghị sự này, WHO và các đối tác cũng đã đưa ra một chiến lược toàn cầu mới cho sức khỏe phụ nữ, sức khỏe của trẻ em và thanh thiếu niên 'giai đoạn 2016-2030, một lộ trình cho các nước đầu tư những gì dựa trên bằng chứng và các hành động được yêu cầu nhằm chấm dứt những cái chết có thể phòng ngừa ở phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niên và cải thiện sức khỏe tổng thể của họ và hạnh phúc. “ Đồng ý với các SDGs và chiến lược toàn cầu mới, các nhà lãnh đạo đã cho thấy rằng sức khỏe của phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niên là những ưu tiên hàng đầu”, Tiến sỹ Flavia Bustreo-Trợ lý Tổng giám đốc của WHO về sức khỏe gia đình, sức khỏe của phụ nữ và trẻ em cho biết: ”Bây giờ là thời điểm để biến chiến lược này thành hành động, Bảng kiểm về an toàn lúc sinh là một công cụ thực hành mà có thể góp phần cải thiện chất lượng chăm sóc cho các bà mẹ và trẻ sơ sinh”. WHO hiện đang phát triển phiên bản bảng kiểm và hướng dẫn thực hiện bằng tiếng Pháp và Tây Ban Nha, sau đó là các phiên bản bằng các ngôn ngữ khác. Trong sự hợp tác với các đối tác toàn cầu, WHO sẽ tập trung vào việc mở rộng quy mô thực hiện bảng kiểm bằng cách cung cấp hỗ trợ cho các quốc gia và các cơ sở y tế.

 

Ngày 16/12/2015
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích