Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Finance & Retail Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Đảng
Công đoàn-Nữ công
Đoàn thanh niên
Thể thao-Văn nghệ
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 3 8 7 8 4
Số người đang truy cập
1 0 5 9
 Hoạt động Đảng & Đoàn thể
UN: Tử vong mẹ đã giảm 44% từ năm 1990

Ngày 12/11/2015. | GENEVA | NEW YORK. Liên Hiệp Quốc (UN)-Tử vong mẹ đã giảm 44% từ năm 1990 (Maternal deaths fell 44% since 1990-UN). Theo báo cáo của các cơ quan thuộc UN (WHO, UNICEF, UNFPA) và nhóm ngân hàng thế giới (World Bank Group) công bố vào ngày 12/11 thì tử vong mẹ đã giảm 44% kể từ năm 1990.

Theo báo cáo cuối cùng trong một loạt báo cáo cho thấy tiến bộ đạt được trong các mục tiêu phát triển thiên niên (MDGs), ước tính tử vong mẹ trên toàn thế giới đã giảm từ khoảng với 532.000 ca vào năm 1990 xuống còn 303.000 trong năm naytương đương với một tỷ lệ tử vong mẹ trên toàn cầu (MMR) của 216 bà mẹ chết trên 100.000 trẻ đẻ sống, giảm so với 385 vào năm 1990.Tỷ lệ tử vong ở bà mẹ được định nghĩa là cái chết của một người phụ nữ khi mang thai, sinh con hoặc trong vòng 6 tuần sau khi sinh."Các mục tiêu MDGsđã kích hoạt những nỗ lực chưa từng có nhằm làm giảm tử vong mẹ", Tiến sĩ Flavia Bustreo,Trợ lý Tổng giám đốc WHO về sức khỏe gia đình, phụ nữ và trẻ em cho biết: "Trong 25 năm qua, nguy cơ tử vong của một người phụ nữ do các nguyên nhân liên quan đến mang thai đã giảm gần một nửa là tiến bộ thực sự mặc dù không đủ,chúng ta biết rằng hầu như có thể chấm dứt những cái chết này vào năm 2030 và đây là những gì chúng ta cam kết sẽ làm việc nhằm hướng tới điều này". Tiến sĩ Babatunde Osotimehin, Giám đốc điều hành UNFPA, Quỹ Dân số UNcho biết để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi phải nỗ lực nhiều hơn nữa: "Nhiều quốc gia có tỷ lệ tử vong mẹ cao sẽ mang đến tiến bộ rất ít, thậm chí sẽ rơi lại vào phía sau trong vòng 15 năm tới nếu không cải thiện số lượng hiện tại của nữ hộ sinh có sẵn và các nhân viên y tế khác có kỹ năng hộ sinh, nếu không tạo ra một sự thúc đẩy lớn ngay bây giờ thì vào năm 2030 một lần nữa chúng ta sẽ phải đối mặt với một mục tiêu không đạt được trong việc làm giảm tử vong mẹ". Các phân tích trong các xu hướng về tử vong mẹ: 1990-2015-ước tính bởi WHO, UNICEF, UNFPA, WBG và Ban dân số UN đang được công bố đồng thời trên Tạp chí y học The Lancet.Đảm bảo tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao trong thời gian mang thai và sinh con đang giúp cứu mạng sống,các biện pháp can thiệp y tế thiết yếu gồm thực hành vệ sinh tốt để giảm nguy cơ nhiễm trùng; tiêm oxytocin ngay sau khi sinh để giảm nguy cơ chảy máu nặng; xác định và giải quyết các tình trạng có nguy cơ gây tử vong như cao huyết áp do thai kỳ; và đảm bảo tiếp cận các dịch vụ sức khỏe tình dục và sinh sản và kế hoạch hóa gia đình cho phụ nữ.

Thành tựu không đồng đều (Uneven gains)

Mặc dù những cải thiện trên toàn cầu thì chỉ có 9 quốc gia đạt được mục tiêu MDG 5 trong việc làm giảm tỷ lệ tử vong mẹ ít nhất là 75% từ năm 1990 đến năm 2015,những quốc gia này là Bhutan, Cabo Verde, Campuchia, Iran, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Maldives, Mông Cổ, Rwanda và Timor-Leste. Mặc dù có những tiến bộ quan trọng này, MMR ở một số trong những nước này vẫn còn cao hơn so với trung bình toàn cầu. "Như chúng ta đã thấy với tất cả các MDGs liên quan đến sức khỏe, việc tăng cường hệ thống y tế cần phải được bổ sung với sự chú ý đến các vấn đề khác nhằm làm giảm tử vong mẹ", Phó Giám đốc điều hành của UNICEF, Geeta Rao Gupta cho biết: "Trình độ học vấn của phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt là những người thiệt thòi nhất là chìa khóa để họ và con cái họ tồn tại, giáo dục cung cấp cho họ những kiến ​​thức để thay đổi những thực hành truyền thống gây nguy hiểm cho họ và con cái của họ". Đến cuối năm nay, khoảng 99% các ca tử vong mẹ trên toàn thế giới sẽ xảy ra tại các khu vực đang phát triển, và chỉ riêng vùng cận Saharan Châu Phi chiếm 2 trong 3 số ca tử vong (66%). Nhưng ở đó có một sự cải thiện lớn: vùng cận Saharan châu Phi cho thấy giảm gần 45% với MMR, từ 987 xuống còn 546 trong 100.000 ca sinh sống từ năm 1990 đến năm 2015. Sự cải thiện lớn nhất so với bất kỳ khu vực nào được ghi nhận ở Đông Nam Á, nơi mà tỷ lệ tử vong mẹ đã giảm từ khoảng 95 xuống còn 27 trong 100.000 trẻ đẻ sống (giảm 72%). Trong các khu vực phát triển, tử vong mẹ đã giảm 48% từ năm 1990 đến năm 2015, từ 23 xuống còn 12 trong 100.000 trẻ đẻ sống.

Hoạt động hướng tới việc chấm dứt các ca tử vong mẹ có thể phòng ngừa (Working towards ending preventable maternal deaths)

Một Chiến lược mới trên toàn cầu cho sức khỏe phụ nữ, sức khỏe của trẻ em và thanh thiếu niên được đưa ra bởi Tổng thư ký UN vào tháng 9/2015 nhằm giúp đạt được mục tiêu đầy tham vọng trong việc giảm tử vong mẹ xuống ít hơn 70 trong 100.000 trẻ đẻ sống trên toàn cầu bao gồm trong các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) đòi hỏi gấp hơn ba lần tốc độ của sự tiến bộ từ việc cải thiện 2,3 % hàng năm về MMR mà đã được ghi nhận từ năm 1990 đến năm 2015 lên 7,5% mỗi năm bắt đầu từ năm tới. Chiến lược toàn cầu nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường vai trò lãnh đạo đất nước bằng việc huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế cho sức khỏe phụ nữ, trẻ em và sức khỏe vị thành niên. Điều rất quan trọng là tăng cường các hệ thống y tế để chúng có thể cung cấp chất lượng chăm sóc tốt trong tất cả các nơi, thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, và hỗ trợ các cá nhân và cộng đồng để thực hiện các quyết định về sức khỏe của họ và nhu cầu chăm sóc chất lượng mà họ cần, Chiến lược này nhấn mạnh sự chú ý đặc biệt là bắt buộc trong các cuộc khủng hoảng nhân đạo và ở những nơi mong manh vì tử vong mẹ có xu hướng tăng lên trong những bối cảnh này. "Mục tiêu của SDGs nhằm chấm dứt các ca tử vong mẹ vào năm 2030 là tham vọng và có thể đạt được nếu chúng ta nỗ lực hơn nữa", Tiến sĩ Tim Evans, Giám đốc Y tế, Dinh dưỡng và Dân số của WBG cho biết: "Việc gần đây phát động Quỹ tài chính toàn cầu trong hỗ trợ chương trình mỗi phụ nữ mỗi trẻ em, trong đó tập trung vào tài chính thông minh hơn, quy mô và bền vững sẽ giúp các quốc gia cung cấp các dịch vụ y tế thiết yếu cho phụ nữ và trẻ em".

Cần có các dữ liệu tốt hơn (Need for better data)

Ước tính tỷ lệ tử vong bà mẹ năm 2015 trình bày những tiến bộ to lớn đã đạt được hướng tới mục tiêuMDG5 về giảm tử vong mẹ cho thấy một xu hướng giảm mạnh trong những năm qua, đồng thời chúng ta đã nhìn thấy có dữ liệu nhiều hơn và tốt hơn đến từ nhiều nước khác nhau, nâng cao tính chính xác của các con số tuyệt đối. Những nỗ lực để tăng cường dữ liệu và trách nhiệm giải trình, đặc biệt là trong những năm qua đã giúp thúc đẩy sự cải thiện này, tuy nhiên còn rất nhiều việc phải làm để phát triển các hệ thống đăng ký hộ tịch và các yếu tố đầy đủ và chính xác bao gồm sinh, tử và nguyên nhân gây tử vong. Kiểm tra dữ liệu về tử vong mẹ và đánh giá cũng cần phải được thực hiện để hiểu tại sao, ở đâu và phụ nữ tử vong khi nào và những gì có thể được thực hiện để ngăn chặn các cái chết tương tự. Từ năm 2012, WHO, UNFPA và các đối tác đã phát triển đáp ứng và giám sát tử vong mẹ để xác định và thông báo kịp thời tất cả các ca tử vong mẹ, tiếp theo là xem xét lại các nguyên nhân và các phương pháp dự phòng tốt nhất. Một số lượng ngày càng tăng của các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình hiện nay đang thực hiện phương pháp này.

 

Ngày 01/12/2015
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích