Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 23/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Finance & Retail Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Đảng
Công đoàn-Nữ công
Đoàn thanh niên
Thể thao-Văn nghệ
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 9 3 0 9 9
Số người đang truy cập
1 3 8
 Hoạt động Đảng & Đoàn thể
WHO: Mức độ trầm trọng thực sự của thai chết lưu, tử vong mẹ và trẻ sơ sinh không được báo cáo đầy đủ

Ngày 16/8/2016 | GENEVA. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Mức độ trầm trọng thực sự của thai chết lưu, tử vong mẹ và trẻ sơ sinh không được báo cáo đầy đủ (True magnitude of stillbirths and maternal and neonatal deaths underreported).Hầu như tất cả trẻ em chết non và một nửa số tử vong trẻ sơ sinh không được ghi nhận trong giấy chứng sinh hoặc chứng tử nên không bao giờ được báo cáo hay điều tra bởi hệ thống y tế, kết quả là các quốc gia thường không biết số người chết hoặc nguyên nhân của những cái chết này 

Đo lường và rà soát tất cả các ca sinh tử là chìa khóa ngăn chặn thảm kịch trong tương lai(Counting and reviewing every birth and death is key to preventing future tragedies)

Thời điểm sinh nở thời điểm có khả năng nguy hiểm nhất với các bà mẹ và trẻ sơ sinh, mỗi năm toàn thế giới có 303.000 phụ nữ tử vong trong khi mang thai và sinh con; 2,7 triệu trẻ sơ sinh chết trong vòng 28 ngày đầu tiên và 2,6 triệu trẻ sơ sinh chết non.Hầu hết các tử vong do thai chết lưu và tử vong sơ sinh có thể phòng ngừa với việc chăm sóc sức khỏe chất lượng trong quá trình mang thai và sinh con; hầu như tất cả trẻ em chết non và một nửa số tử vong trẻ sơ sinh không được ghi nhận trong giấy chứng sinh hoặc chứng tử do đó không bao giờ được báo cáo hay điều tra bởi hệ thống y tế. Kết quả là các quốc gia thường không biết số người chết hoặc những nguyên nhân của những cái chết này và không thể có những hành động có hiệu quả và kịp thời để ngăn chặn những bà mẹ và những trẻ sơ sinh khác khỏi chết. "Chúng ta cần đảm bảo tất cả các trường hợp sinh và tử vong được tính đếm, chúng ta hiểu những gì cần phải làm để ngăn chặn những cái chết trong tương lai ở bất cứ nơi đâu", Ian Askew, Giám đốc bộ phận Sức khỏe sinh sản và nghiên cứu của WHO cho biết: "Bằng cách xem xét các nguyên nhân gây tử vong cho mẹ và trẻ sơ sinh, các nước có thể cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe, thực hiện những hành động khắc phục và ngăn chặn hàng triệu gia đình tránh chịu đựng nỗi đau mất mẹ và trẻ sơ sinh của họ".

Ra mắt 3 ấn phẩm mới(Launch of 3 new publications)

Hôm nay, WHO tung ra 3 ấn phẩm giúp các nước cải thiện dữ liệu của họ về thai chết lưu, tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Ấn phẩm đầu tiên: "Ứng dụng của WHO về phân loại bệnh quốc tế-10 trường hợp dẫn tới tử vong trong thời kỳ chu sinh" (ICD-PM) là một hệ thống tiêu chuẩn để phân loại thai chết lưu và tử vong sơ sinh. Hệ thống này giúp các nước kết nối thai chết lưu và tử vong sơ sinh góp phần tới các tình trạng bệnh lý ở phụ nữ mang thai, như tiểu đường hoặc cao huyết áp. Trước đây, không có hệ thống phân loại mà có thể được sử dụng ở tất cả các nước có thu nhập thấp, trung bình và thu nhập cao theo một cách nhất quán.

n phẩm thứ hai: "Tạo ra cách tính toán cho mọi em bé: Kiểm tra sổ sách và đánh giá về thai chết lưu và tử vong sơ sinh" (Making Every Baby Count: Audit and Review of Stillbirths and Neonatal Deaths) là một hướng dẫn để giúp các nước xem xét và điều tra tử vong các thể để họ có thể giới thiệu và triển khai thực hiện các giải pháp nhằm ngăn chặn những ca tử vong tương tự trong tương lai. Nó cũng kết hợp với sự phân loại của ICD-PM nhằm giúp các nước hoàn tất ít nhất một sự đánh giá về tử vong cơ bản giúp tổ chức một cuộc điều tra chiều sâu về các nguyên nhân và hoàn cảnh xung quanh cái chết. "Tử vong được xem xét mọi lúc là tiềm năng để nói về một câu chuyện về những gì có thể được thực hiện để cứu sống một người mẹ và em bé", TS. Anthony Costello, Giám đốc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và sức khỏe vị thành niên của WHO cho biết các báo cáo chính thức không đánh giá đúng mức độ trầm trọng thực sự của tử vong mẹ lên đến 30% trên toàn thế giới và 70% ở một số nước.

Ấn phẩm thứ ba: "Thời gian đáp ứng: một báo cáo trên toàn cầu thực hiện về đáp ứng và giám sát tử vong mẹ" (Time to respond: a report o­n the global implementation of maternal death surveillance and response) giúp các nước tăng cường quá trình xem xét tỷ lệ tử vong bà mẹ trong các bệnh viện và phòng khám. Tài liệu này cũng cung cấp hướng dẫn thiết lập một môi trường an toàn cho nhân viên y tế nhằm cải thiện chất lượng chăm sóc trong các bệnh viện và cách tiếp cận để ghi nhận số ca tử vong xảy ra bên ngoài hệ thống y tế như khi các bà mẹ đẻ tại nhà. Đáp ứng và giám sát tử vong mẹ (Maternal death surveillance and response_MDSR) là phương pháp tiếp cận tương đối mới để điều tra tử vong mẹ trong thời gian thực bằng một ủy ban xem xét tử vong mẹ (một nhóm các chuyên gia) để các cơ sở y tế sau đó có thể có những hành động khắc phục. Theo tiêu chuẩn của WHO, các ủy ban phải họp ít nhất hai lần một năm, tuy nhiên, hiện chỉ có 46% các nước đáp ứng được tiêu chuẩn này.

Tiến hành kiểm tra tỷ lệ tử vong và đánh giá là một chiến lược quan trọng trong việc làm giảm số ca tử vong có thể ngăn ngừa ở các bà mẹ và trẻ sơ sinh, giúp các nhà quản lý hệ thống y tế hiểu rõ nguyên nhân tử vong và những yếu tố góp phần vì vậy họ có thể có những hành động khắc phục nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc. Đồng thời là một cơ chế quan trọng đối với các nước có trách nhiệm đáp ứng các mục tiêu trong việc làm giảm tử vong mẹ và trẻ sơ sinh được đặt ra trong các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và chiến lược toàn cầu về sức khỏe phụ nữ, trẻ em và sức khỏe vị thành niên (Global Strategy for Women’s, Children’s and Adolescents’ Health). WHO cũng đang tham gia vào một nỗ lực của nhiều đối tác trên toàn cầu nhằm cải thiện chất lượng thông tin y tế về dữ liệu về sức khỏe bà mẹ và trẻ em, thông qua hợp tác dữ liệu y tế. Hơn 30 tổ chức y tế trên toàn cầu đang góp phần vào sự phát triển một gói hướng dẫn sử dụng thân thiện và các công cụ được thiết kế để tăng cường hệ thống thông tin y tế quốc gia.

Ngày 25/08/2016
Ths.Bs Lê Thạnh
(biên dịch từ who.int.com)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích