Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 2 2 1 5 6
Số người đang truy cập
1 6 5 6
 Hoạt động hợp tác
Bộ đội biên phòng Quảng Trị tuyên truyền về phòng chống sốt rét ở vùng biên giới
Làm gì để đánh bại sốt rét tại huyện Đakrông trong thời gian tới

Nhờ những nỗ lực và sự đầu tư to lớn trong nhiều năm liền của Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế và triển khai có hiệu quả các giải pháp phòng chống sốt rét (PCSR) một cách đồng bộ trên diện rộng của ngành y tế tỉnh nhà Quảng Trị cũng như sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, sự hưởng ứng tích cực của người dân nên công tác PCSR trên địa bàn Quảng Trị nói chung và Đa Krông nói riêng đã thu được nhiều thành tựu đáng kể giảm chỉ số mắc mới, giảm tử vong do sốt rét và khống chế không để dịch sốt rét xảy ra.

Tuy nhiên, Đa Krông đang đối mặt với những thách thức trong công tác PCSR trong thời gian tới trong việc thực hiện lộ trình loại trừ sốt rét (LTSR) trên địa bàn huyện nhà. Là một huyện miền núi với dân số khoảng 40.000 người, đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số, kinh tế gặp nhiều khó khăn và nguồn thu nhập chủ yếu của người dân từ ruộng nước, rẫy với các cây chủ lực như lúa, sắn, cây tràm, cây keo nên việc phơi nhiễm với muỗi Anopheles - trung gian truyền bệnh chính diễn ra thường xuyên, đặc biệt là vào các mùa cao điểm khi thu hoạch sản phẩm. Hơn nữa, có 13/14 xã của huyện Đa Krông thuộc vùng sốt rét lưu hành (SRLH) vừa và nặng, cần có các biện pháp can thiệp mạnh như phun thuốc tồn lưu trong nhà, tẩm màn cho quần thể có tỷ lệ ngủ màn cao.Tuy nhiên, công tác này còn gặp nhiều khó khăn vì cấu trúc nhà nhỏ,việc triển khai trên diện rộng trong một thời gian dài cùng với phong tục tập quán cũng như sự phối hợp của người dân không đồng đều nên tuy độ bao phủ về số nhà và số dân chiếm hơn 90% nhưng tỷ lệ bao phủ diện tích nhà ngủ bằng màn tẩm hóa chất còn chưa cao. Khoảng cách từ nhà dân đến các cơ sở y tế (CSYT) tại một số nơi còn xa hơn 2 giờ đi bộ nên việc đến trạm y tế (TYT) còn chậm góp phần làm gia tăng nguồn lây sốt rét ra cộng đồng, nguy cơ tử vong do sốt rét cao.

Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi thất thường do biến đổi khí hậu tạo ra nhiều vũng nước đọng làm cho muỗi Anopheles có điều kiện sinh sản và phát triển. Hai loài muỗi Anopheles truyền bệnh chính là An. dirusAn. minimus có mặt tại các nơi sốt rét lưu hành ở vùng sâu, vùng núi, vùng biên giới ít chịu tác động bằng biện pháp phun tồn lưu trong nhà, trong khi đó người dân chưa có thói quen ngủ màn thường xuyên và khi đi rừng, ngủ rẫy không mang theo màn, võng và bọc võng làm cho các đối tượng này dễ bị phơi nhiễm với sốt rét. Công tác xã hội hóa chưa được chú trọng, sự tham gia của các ban ngành trong công tác PCSR chưa được đẩy mạnh. Nguồn lực dành cho sốt rét giảm mạnh kể cả từ Trung ương và địa phương trong những năm gần đây nên một số hoạt động bị bỏ ngõ như đào tạo lại, can thiệp khi có biến động, giám sát sốt rét chưa rộng khắp và thường xuyên. Mạng lưới y tế cơ sở tuy đã được củng cố nhưng do nguồn lực hạn chế nên không được cập nhật các kiến thức mới về giám sát, chẩn đoán, điều trị sốt rét cũng như kỹ năng truyền thông với nhóm quần thể đích tại các cơ sở y tế cũng như tại cộng đồng khi thăm hộ gia đình hay hội họp nhóm, họp dân trên địa bàn nên trong năm 2017 toàn huyện Đa Krông ghi nhận có tới 34 ca nhiễm sốt rét (so với năm 2016 chỉ có 4 ca) tập trung tại một số xã, thôn buôn vùng sâu vùng xa như Đa Krông, Banang, Talong và điều này cho thấy tình hình sốt rét trong thời gian đến trên địa bàn huyện Đa Krông không những khó đạt được mục tiêu đề ra mà còn làm cho sốt rét có nguy cơ quay trở lại.

Trước tình hình trên, để thực hiện chiến lược phòng chống và loại trừ sốt rét giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 ban hành ngày 27 tháng 10 năm 2011 theo quyết định số 1920/QĐ-TTg của Về giải pháp quản lý: Tăng cường sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp trong tổ chức thực hiện phòng chống và loại trừ sốt rét: cần phải coi công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét là một trong các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội hàng năm của địa phương.Lồng ghép chương trình phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét vào các chương trình xóa đói, giảm nghèo, ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đảm bảo đầu tư thích hợp về kinh phí, nhân lực, vật lực và tăng cường về tổ chức bộ máy cho công tác phòng chống và loại trừ sốt rét. Củng cố hệ thống chỉ đạo, tổ chức triển khai phòng chống và loại trừ các tuyến, đặc biệt là mạng lưới y tế cơ sở xã và thôn bản;

Về giải pháp nhân lực: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực và trang thiết bị cho các tuyến; tập trung phát triển, củng cố và duy trì mạng lưới y tế cơ sở, đặc biệt là y tế thôn bản, y tế tuyến xã ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; đảm bảo đủ về số lượng,có chất lượng chuyên môn cao, thành thạo các kỹ năng phòng chống sốt rét, đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ làm công tác phòng chống sốt rét ở tất cả các tuyến;

Về giải pháp chuyên môn: Tăng cường các biện pháp phát hiện sớm và điều trị sốt rét kịp thời, đúng phác đồ của Bộ Y tế, chú trọng việc phát triển và duy trì hoạt động các điểm kính hiển vi ở tuyến xã, sử dụng hợp lý và có hiệu quả test chẩn đoán nhanh từ dự án Quỹ toàn cầu phòng chống sốt rét nhằm phát hiện sớm, khoanh vùng và xử lý các ổ bệnh không cho lây lan ra cộng đồng. Đảm bảo có đủ thuốc sốt rét có hiệu lực cao đến tận thôn bản. Tập trung xác định vùng trọng điểm và đầu tư có trọng tâm để khống chế sự lan truyền tại chỗ. Đẩy mạnh công tác giám sát dịch tể sốt rét, kịp thời thu thập thông tin để can thiệp sớm khi có biến động, coi giám sát là một can thiệp chính. Quản lý tốt các ca bệnh ngoại lai, đi nước ngoài về;

Về giải pháp truyền thông giáo dục sức khỏe và xã hội hóa: Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao nhận thức của người dân sống ở vùng có nguy cơ mắc bệnh sốt rét về các biện pháp phòng chống và loại trừ sốt rét. Chỉ tính riêng trong 2 năm 2016-2017, Dự án Quỹ Toàn cầu phòng chống sốt rét đã phân phối 25.600 màn đôi và 600 võng màn cho dân nghèo sống trong các vùng sốt rét lưu hành nặng, dân đi rừng, ngũ rẫy cho các xã của huyện Đakrông góp phần vào tỷ lệ bao phủ màn cho người dân. Do đó, cần thực hiện các biện pháp truyền thông thích hợp nhằm nâng cao tỷ lệ người dân ngủ màn thường xuyên và đúng cách vào mỗi đêm khi đi rừng, ngũ rấy hay tại nhà. Huy động sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể và người dân; chú trọng kết hợp quân dân y trên địa bàn vùng sâu, vùng biên giới, thực hiện tốt các chiến dịch truyền thông phấn đấu đến năm 2020 có trên 98% người dân sống trong các vùng sốt rét lưu hành biết được 4 thông điệp chính về sốt rét.

Thủ tướng Chính phủ và quyết định số 4717/QĐ-BYT ngày 11 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Kế hoạch phòng chống sốt rét giai đoạn 2015-2020 và phấn đấu tiến tới LTSR vào năm 2020 theo kế hoạch của Dự án Phòng chống sốt rét quốc gia, Đa Krông cần thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp sau:

Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, là gánh nặng bệnh tật nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng con người. Bệnh sốt rét lưu hành tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế, văn hóa của người dân và cả cộng đồng. Do vậy, phòng chống và LTSR phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài không chỉ riêng ngành y tế mà còn là nhiệm vụ của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, cần phải tăng cường huy động cộng đồng tham gia phòng chống và loại trừ sốt rét.

Tin rằng, với các cam kết chính trị mà chính quyền các cấp đưa ra và hướng dẫn người dân thực hiện, công tác PC và LTSR trừ sốt rét - một căn bệnh lâu đời nhất của nhân loại có thể phòng chống với các công cụ hiện có và có thể chữa khỏi sẽ thành công trong thời gian đến nhằm hưởng ứng thông điệp do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra nhân ngày thế giới phòng chống sốt rét 25 tháng 4 năm 2018 là Sẵn sàng đánh bại sốt rét, góp phần cùng cả tỉnh loại trừ căn bệnh này ra khỏi cộng đồng.

Ngày 04/05/2018
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Trung tâm Y tế dự phòng Quảng Trị)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích