Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 17/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 3 9 3 5 1
Số người đang truy cập
2 5
 Chuyên đề
Phòng chống bệnh cúm bằng thuốc Tamiflu

Tamiflu là loại thuốc thường được dùng để phòng chống bệnh cúm. Hiện nay dịch bệnh cúm đang bùng phát và có khả năng lây lan rộng ở nhiều quốc gia trên thế giới, gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe, kể cả tính mạng của cộng đồng người dân nếu không chủ động thực hiện các biện pháp khống chế hiệu quả. Vậy thuốc Tamiflu sử dụng để phòng chống bệnh cúmnhư thế nào ?

 

Đặc điểm của thuốc Tamiflu

Tamiflu là một biệt dược thuốc của Labo. Roche sản xuất từ sự phát minh của Labo. Gilead Science. Thuốc được chiết xuất từ cây “star anise” (cây hoa sao tán) chứa hoạt chất Oseltamivir là một chất kháng virus, có tác dụng ức chế men protein neuraminidase của cả virus cúm A và B, nhất là virus cúm A và ngăn chận sự nhân bản của chúng. Vì vậy thuốc được sử dụng để điều trị và dự phòng bệnh cúm thuộc type A và type B. Oseltamivir là chất ức chế men protein neuraminidase đầu tiên đã xác định hiệu lực, được sử dụng bằng đường uống và đưa ra thị trường tiêu thụ. Do nhu cầu sản xuất và tiêu thụ thuốc ngày càng nhiều, cây “star anise” là một loại thực vật có nguồn cung cấp nguyên liệu bị hạn chế nên các nhà nghiên cứu đang nỗ lực cố gắng tìm ra các phương pháp điều chế tổng hợp thuốc từ những nguyên liệu khác nhau nhằm đáp ứng sự tiêu thụ cần thiết của thị trường. Thuốc Tamiflu chứa hoạt chất Oseltamivir phosphate được sản xuất dưới dạng viên nhộng 75mg, thường đóng gói trong một hộp có một vỉ 10 viên thuốc. Hiện nay Tamiflu do Công ty F.Hoffmann, La Roche của Thụy Sĩ sản xuất với giá bán khoảng từ 380.000 đến 400.000 đồng một hộp 10 viên.
 

Tamiflu là loại thuốc được kê theo đơn, vì vậy cần tìm đến bác sĩ để khám, chẩn đoán bệnh, kê đơn thuốc, tư vấn và hướng dẫn sử dụng một cách cụ thể. Không được tự ý điều trị bằng thuốc Tamiflu mà không được kiểm soát vì có thể gây nên tình trạng kháng thuốc sớm.

Triệu chứng của bệnh cúm

Virus cúm tấn công và làm cho người bị nhiễm bệnh trong vòng từ một đến ba ngày. Triệu chứng sốt có thể xảy ra ở tất cả các lứa tuổi nhưng chỉ dựa vào triệu chứng sốt thì chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm cúm. Các triệu chứng cúm thông thường được xác định theo ba nhóm tuổi khác nhau gồm người lớn và trẻ em từ 5 tuổi trở lên, trẻ em dưới 5 tuổi và người cao tuổi.

Đối với người lớn và trẻ em từ 5 tuổi trở lên, các triệu chứng cúm chủ yếu được ghi nhận là sốt, lạnh, toát mồ hôi, ho, đau cơ và khớp, đau đầu, mệt mỏi, đau họng. Nếu có vài triệu chứng hoặc toàn bộ triệu chứng trên cần phải tìm đến bác sĩ ngay trong vòng 48 giờ.

Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, nếu thấy trẻ có các triệu chứng như sốt, nôn, tiêu chảy, sung huyết mũi và đau họng phải mời ngay bác sĩ chuyên khoa nhi để khám phát bệnh.

 
Đối với những người từ 50 tuổi trở lên, các triệu chứng cúm chính thường được ghi nhận là sốt trên 38oC, mệt mõi và yếu, ngạt mũi và lẫn lộn.

Những người mắc bệnh mãn tính, nhất là bệnh tiểu đường, tim mạch, HIV/AIDS và người từ 50 tuổi trở lên thường dễ bị mắc bệnh cúm và có thể bị biến chứng viêm phổi. Nhóm những người này cần được theo dõi một cách chặt chẽ và phải thông báo sớm cho bác sĩ mỗi khi có triệu chứng bệnh cúm. Khi bị nhiễm cúm, thời gian ủ bệnh thường là một tuần, trong thời gian này nếu nội tạng bị tổn thương sẽ rất nguy hiểm. Có thể ngay trong tuần đầu tiên, bệnh nhân có tổn thương ở phổi rất dễ có nguy cơ bị tử vong ngay.

Phòng chống bệnh cúm bằng Tamiflu

Tamiflu có tác dụng làm giảm các triệu chứngcủa bệnh cúm như mệt mỏi, đau đầu, sốt, ho và đau họng. Tamiflu cũng có thể ngăn ngừa được nhiễm virus cúm do tiếp xúc với bệnh nhân cúm. Thuốc có tác dụng tốt nhất trong vòng hai ngày kể từ khi có triệu chứng cúm, phải sử dụng thuốc liên tục trong 5 ngày. Cụ thể là uống Tamiflu, viên nhộng 75mg, uống hai lần trong một ngày và uống liên tiếp 5 ngày. Thuốc có thể uống lúc đói hoặc lúc no. Phải tuân thủ liệu trình điều trị trong 5 ngày dù sau vài ngày uống thuốc thấy các triệu chứng cúm có giảm. Điều trị đúng liệu trình sẽ loại trừ hẳn triệu chứng cúm, nếu ngừng thuốc giữa chừng thì các triệu chứng có thể tái phát. Để dự phòng nhiễm cúm sau khi tiếp xúc với bệnh nhân cúm, cần uống ngay Tamiflu trong vòng 2 ngày sau khi tiếp xúc và uống liên tục trong vòng 7 ngày. Cụ thể là lúc xảy ra dịch bệnh, người lớn và trẻ em từ 13 tuổi trở lên sau khi tiếp xúc, gần gũi với người bị nhiễm bệnh cần uống Tamiflu, viên nhộng 75mg, uống mỗi ngày và kéo dài ít nhất 7 ngày. Có thể điều trị dự phòng cho cộng đồng bằng thuốc Tamiflu trong suốt thời gian xảy ra dịch bệnh và phải kéo dài sáu tuần hoặc 42 ngày.

 
Tamiflu không thể thay thế được việc tiêm phòng vaccine cúm vì cách tốt nhất để phòng tránh bệnh cúm đối với những nhóm đối tượng có nguy cơ cao như người mắc bệnh mãn tính và người trên 50 tuổi là tiêm vaccine phòng chống bệnh cúm trước khi vào mùa thu và mùa đông. Khi đã được tiêm vaccine, hiệu quả bảo vệ phòng ngừa cúm không bảo đảm được hoàn toàn vì các chủng virus mà vaccine bảo vệ không phải là chủng đang lưu hành trong vùng sinh sống nên vẫn có thể bị mắc bệnh cúm ngay sau khi tiêm vaccine. Nếu người không tiêm vaccine hoặc khi vaccine chưa phát huy hiệu lực có thể yêu cầu bác sĩ kê đơn thuốc Tamiflu để phòng chống bệnh cúm, nhất là khi dịch bệnh bùng phát. Trường hợp phụ nữ có thai, người có cơ địa dị ứng không thể tiêm vaccine; có thể uống thuốc Tamiflu theo đơn thuốc được kê của bác sĩ cũng là một giải pháp để phòng ngừa bệnh cúm.

Trong khi dùng Tamiflu, một số phản ứng phụ có thể xảy ra với tỷ lệ khoảng 10% trên những đối tượng dễ mẫn cảm với thuốc như buồn nôn nhẹ, có thể bị nôn. Tuy nhiên nếu uống thuốc vào lúc no bụng thì các triệu chứng này có thể khắc phục được. Các phản ứng phụ khác cần chú ý như đau dạ dày, đau bụng, chảy máu mũi ở trẻ em, ho, chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ ... Khi phát hiện các tác dụng phụ của thuốc, cần thông báo và hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị. Nên uống một lượng nước vừa đủ khi uống thuốc để tránh tình trạng mất nước. Uống nước nóng cũng giúp làm giảm cảm giác đau do sung huyết. Có thể uống thêm thuốc Acetaminophen để hạ sốt và giảm đau. Tuyệt đối không cho trẻ em dưới 13 tuổi bị mắc bệnh cúm hay bất cứ bệnh nào gây nên triệu chứng sốt uống thuốc Aspirine để tránh nguy cơ bị phản ứng phụ nặng.

Kháng sinh không chữa được bệnh cúm vì nó chỉ có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên mà thôi. Trong khi đó bệnh cúm do loại virus hay còn gọi là siêu vi khuẩn gây ra, nó là loại vi sinh vật có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với vi khuẩn nên không thể điều trị bằng các loại kháng sinh. Vì vậy chỉ sử dụng thuốc chống virus như Tamiflu mới có thể điều trị được các bệnh do virus.

Để hạn chế các nguy cơ bị lây nhiễm bệnh cúm trong cộng đồng, biện pháp phòng ngừa tốt nhất là tránh xa những người có dấu hiệu bị nhiễm cúm, mang khẩu trang khi tiếp xúc, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không hút lại thuốc lá của người khác đã hút, có chế độ ăn uống phù hợp, ngủ đủ thời gian và uống nhiều nước ...

Ngày 11/05/2009
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh
Giám đốc Trung tâm PCSR-KST-CT Thừa Thiên Huế
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích