Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 07/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 0 3 6 1 9 0
Số người đang truy cập
1 4 0
 Chuyên đề
Muỗi cát (sand fly) và vai trò truyền bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang nổi tại Việt Nam

            Muỗi cát (sand fly) đóng vai trò như các trung gian truyền nhiều loại tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có thể gây thành dịch nếu không kiểm soát và giám sát chặt chẽ Bệnh do muỗi cát gây ra (sandfly-borne diseases/ sandfly-transmitted diseases), đặc biệt là tác nhân virus và ký sinh trùng đơn bào. Trong đó, virus lây truyền thông qua muỗi cát gồm virus trong nhóm Bunyavirus, Phleboviruses và ít nhất có 45 loại virus có liên quan đến bệnh truyền nhiễm trên toàn cầu. Một số Phleboviruses truyền qua muỗi, hay ve (như bệnh lý Rift Valley fever, Crimean-Congo haemorrhagic fever).

Các bệnh truyền nhiễm liên quan khác nhau từ muỗi cát phân bố khác nhau tùy thuộc vùng địa lý có lưu hành tác nhân gây bệnh đó.

Muỗi cát là những động vật chân đốt thuộc lớp côn trùng, bộ hai cánh, họ Psychodidae và phân họ Phlebotominae. Chúng hút máu người và động vật đồng thời truyền các tác nhân gây bệnh như vi rút và ký sinh trùng. Từ lâu đã được biết đến với vai trò là các vector truyền Leishmaniacó thể cả Trypanosoma spp. cũng như các tác nhân truyền bệnh khác cho con người và động vật. Vì muỗi cát nhỏ, có điều kiện sống thuận lợi tại các vùng nhiệt đới, nóng ẩm, bóng tối, nhiều chất hữu cơ đóng vai trò như thức ăn của ấu trùng và nơi đẻ của chúng là hốc cây, vùng đất do động vật đào và dưới đám lá chết. Muỗi cát cái có miệng sắc nhọn dùng để hút máu, trong khi con đực chỉ lấy vùng ẩm có sẵn nguồn thức ăn và hút mồ hôi.


Hình 1. Cấu trúc của Leishmania spp. và tổn thương do Leishmania spp.


Với hơn 90 loài muỗi cát (phlebotomine sandflies) có thể lây truyền 20 loài Leishmania spp. khác nhau, gây nên một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với số ca mới mỗi năm là 700.000-1 triệu ca, nhiều biến chứng và di chứng, hoại tử nhiều mô và cơ quan cơ thể người, trong đó đặc biệt là thể phủ tạng hay bệnh Kala-Azar có tỷ lệ tử vong rất cao, có thể trên 95% số ca & ở các nước Đông Nam Á được xem có lưu hành đầy đủ thể da, da niêm mạc, phủ tạng (WHO, 2020). Ngoài ra, hình thái lâm sàng, đặc biệt thể da-niêm mạc, các thầy thuốc lâm sàng của bệnh đôi khi khó phân biệt với bệnh Whitmore do vi khuẩn gram âm Burkholderia Pseudomallei và bệnh do bào tử nấm đen Mucormycetes trên vùng da niêm mạc của bệnh nhân đang sống trong vùng bệnh lưu hành, nhất là khi bệnh nhân có tình trạng suy giảm miễn dịch.


Hình 2. Nhiễm đơn bào Leishmania spp. và nhân lên trong các tế bào

Gần đây, một nghiên cứu đã đánh giá và mô ta về muỗi cát (Diptera: Psychodidae) và thực trạng nhiễm Flavivirus, Leishmania tại 6 tỉnh miền Bắc Việt Nam, đóng góp quan trọng dữ liệu về phân bố dịch tễ của ít nhất 5 giống và 13 loài muỗi cát, trung gian truyền bệnh, xác định mang hai tác nhân virus và ký sinh trùng đơn bào gây bệnh ở người mở ra định hướng nghiên cứu mở rộng hơn trong tương lai, giúp các nhà dịch tễ, côn trùng, sinh học & sinh học phân tử và nhà lâm sàng truyền nhiễm thêm bệnh sử, nhận ra thêm căn nguyên bệnh truyền nhiễm đang nổi tại Việt Nam, nhất là khi nhiệt độ trái đất ấm dần lên và nhiệt độ tăng 1,5-1,70C và sẽ là điều kiện thời tiết tốt cho tăng quần thể muỗi cát do khi đó rút ngắn chu kỳ phát triển của muỗi cát, nếu đồng thời dân di biến động giữa các nước láng giềng tăng đi vào vùng bệnh lưu hànhthì có thể tạo ra các tình hình bệnh sẽ phức tạp hơn.

Ngoài ra, dù các loài muỗi cát này thường sống trong các hang động và ít ở khu vực dân cư nhưng hiện đã có bằng chứng có mặt ở bên ngoài hang động và chuồng động vật nuôi ở vùng lưu hành, nên có thể đây là vấn đề mới cần quan tâm khía cạnh sức khỏe du lịch (travel health) khi trào lưu di lịch sinh thái của du khách trong nước và nước ngoài ngày càng vào đông các khu vực như thế. Bên cạnh đó còn giúp tăng cường chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, giảm biến chứng, phục hồi thẩm mỹ, giảm di chứng và tử vong thấp nhất cho bệnh nhân, nhất là khi quần thể chó và lợn dịch chuyển từ các vùng lưu hành sang các vùng khác, bệnh truyền nhiễm đang nổi này sẽ chuyển thành dịch như Ethiopia cách nay 1 tháng.


Hình 3. Xét nghiệm các mẫu máu để tìm tác nhân và định loài Leishmania spp.

Ở Việt Nam, muỗi cát lần đầu được ghi nhận vào năm 1935 và kể từ đó đã ghi nhận được ít nhất 12 loài muỗi cát phân bố từ Bắc tới Nam. Trong đó,loài Ph. argentipes là vector truyền Leishmania donovani gây thể nội tạng ở người (Visceral Leishmaniasis-VL) và Post Kala azar Dermal Leishmaniasis (PKDL). Với sự có mặt của vector, các trường hợp bệnh do ký sinh trùng Leishmania spp. cũng xuất hiện ở Việt Nam được ghi nhận rải rác trên cả bệnh nhân thường và bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Năm 2018, tại BVĐK Trung ương Huế, một bệnh nhân ở Quảng Bình nhiễm Leishmania spp. đồng nhiễm HIV/AIDS với các triệu chứng sốt cao, suy dưỡng, đau bụng, tiêu chảy, viêm phổi, gan và lách to sau khi được điều trị và đã hồi phục, hiện nay bệnh nhân vẫn khỏe mạnh.

Vào cuối tháng 12/2023 một vụ dịch do Leishmania spp. gây ra tại Somalia của Ethiopia đang được Tổ chức Y tế thế giới quan tâm, Tại Việt Nam, việc giám sát các trường hợp bệnh do Leishmaniaspp. chưa được thực hiện một cách hệ thống, số mắc được ghi nhận đơn lẻ tại các CSYT, thiếu các kỹ thuật cần thiết để xét nghiệm Leishmania spp.Việc xác định ca bệnh bằng nhuộm giêm sa, hay bằng phương pháp PCR, tuy nhiên các phương pháp này chưa đủ để định loài Leishmaniaspp. gây bệnh chính xác. Đồng thời, các nghiên cứu về Leishmaniaspp. và muỗi cát ở Việt Nam hiện chưa được quan tâm, mặc dù trước đó đã ghi nhận và công bố, đồng thời trong nhiều năm qua có sự báo cáo rải rác các ca bệnh. Đặc biệt, gần đây, nhóm nghiên cứu của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, đứng đầu nhóm nghiên cứu là GS.TS. Vũ Sinh Nam, đã tiên phong trong tiến hành nghiên cứu lại vấn đề y tế này bao hàm nhiều nội dung về cả khía cạnh sinh học và vi sinh học, và trong nghiên cứu có sự phối hợp với các chuyên gia y tế tại Montpellier (Pháp) để phân tích nhiều khía cạnh chính xác hơn về trung gian truyền bệnh muỗi cát tại miền Bắc Việt Nam. Việc nghiên cứu đóng góp nhiều giá trị khoa học y sinh học, vừa mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới về bệnh lây truyền do muỗi cát, nhất là tác nhân Leishmaniaspp. đang dần trở thành một trong các bệnh truyền nhiễm nhiệt đới mới nổi,có thể gây thành dịch với gánh nặng về y tế rất lớn đã từng được Tổ chức Y tế thế giới đã kêu gọi các nước cần phải kiểm soát và ngăn chặn kịp thời.

Câu hỏi đang còn bỏ ngõ để định hướng nghiên cứu về muỗi cát ở Việt Nam?

1.Liệu quần thể muỗi cát có thể trở nên lưu hành rộng rãi trong khu vực ngoài hang động, để từ đó phát sinh thành dịch bệnh do Leishmania spp. hay tác nhân virus khác không?

2.Ngoài hai tác nhân là virus, Leishmania spp. ra thì có tác nhân nào gây bệnh truyền nhiễm mà muỗi cát mang không? Điều này nếu làm rõ sẽ giúp chúng ta tiếp tục cảnh báo, kể cả ca bệnh nội địa và ca bệnh ngoại lại vào Việt Nam?

3.Làm thế nào để có số liệu minh chứng muỗi cát có nhạy cảm? hay kháng với hóa chất diệt côn trùng hiện nay không?

Để cập nhật thông tin, chúng tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức liên quan đến trung gian truyền bệnh muỗi cát, tác nhân gây bệnh Leishmania spp. và Trypanosoma spp.


Một số tài liệu tham khảo liên quan:

1.Emily R Adams et al.,(2012). Leishmaniasis direct agglutination test: Using pictorials as training materials to reduce inter-reader variability and improve accuracy. PLoS Negl Trop Dis, 20126(12):e1946.

2.Amir Ahmad Akhavan et al.,(2010). Leishmania species: Detection and identification by nested PCR assay from skin samples of rodent reservoirs. Exp Parasitol. 2010 Dec; 126(4): 552–556.

3.M. Akhoundi et al.,(2017). Leishmania infections: Molecular targets and diagnosis.Mol Aspects Med. (57):1-29.

4.M. Akhoundi et al.,(2016). A historical overview of the classification, evolution, and dispersion of Leishmania parasites and sandflies.PLoS Negl Trop Dis. 10(3):e0004349.

5.Mohammad Akhoundi et al.,(2013).Molecular characterization of Leishmania spp. in reservoir hosts in endemic foci of zoonotic cutaneous leishmaniasis in Iran. Folia Parasitol (Praha) 2013 Jul;60(3):218.

6.J. Alvar et al.,(2012). Leishmaniasis worldwide and global estimates of its incidence. PLoS o­ne, 7(5):e35671.

7.Chamnarn Apiwathnasorn et al.,(2011).Cavernicolous species of phlebotomine sand flies from Kanchanaburi province with an updated species list for Thailand.Southeast Asian J Trop Med Public Health. 42(6):1405-1409.

8.AM Aransay et al.,(2000). Phylogenetic relationships of phlebotomine sandflies inferred from small subunit nuclear ribosomal DNA.Insect Molecular Biology, 9(2):157-168.

9.Kifaya Azmi et al.,(2010).Identification of Old World Leishmania species by PCR-RFLP of the 7 spliced leader RNA gene and reverse dot blot assay. Trop Med Int Health, 2010 Aug;15(8):872-8015(8):872-880.

10.Y Ba et al.,(1999). Phlebotomus of Senegal: Survey of the fauna in the region of Kedougou: Isolation of arbovirus.Bulletin de la Societe de Pathologie Exotique, 92(2):131-135.

11.DC Barker et al.,(1987). DNA diagnosis of human leishmaniasis. Parasitology today. 3(6):177-184.

12.Frank L Basiye et al.,(2010). Sensitivity and specificity of the Leishmania OligoCtest and NASBAoligochromatography for diagnosis of visceral leishmaniasis in Kenya. Trop Med Int Health, 2010 Jul;15(7):806-10.

13.Esther Bensoussan et al.,(2006). Comparison of PCR assays for diagnosis of cutaneous leishmaniasis. J Clin Microbiol. 2006 Apr;44(4):1435-1439.

14.Constança Britto et al.,(1998). Conserved linkage groups associated with large-scale chromosomal rearrangements between Old World and New World Leishmania genomes. Gene, 222(1):107-117.

15.Cinzia Cantacessi et al.,(2015). The past, present, and future of Leishmania genomics and transcriptomics. Trends Parasitol, 2015 Mar;31(3):100-8

16.G.M.L. Carvalho et al.,(2017). Molecular detection of Leishmania DNA in wild-caught Phlebotomine sand flies (Diptera: Psychodidae) from a cave in the state of Minas Gerais, Brazil.Med Entomol. 54(1):196-203.

17.JJ Castilla, M Sanchez-MorenoC MesaA Osunaet al.,(1995). Leishmania donovani: In vitro culture and [1-H] NMR characterization of amastigote-like forms. Mol Cell Biochem, 142(2):89-97.

18.Marcello Ceccarelli et al.,(2014). Detection and characterization of Leishmania (Leishmania) and Leishmania (Viannia) by SYBR green-based real-time PCR and high resolution melt analysis targeting kinetoplast minicircle DNA. PLoS o­ne, 13;9(2):e88845

19.Elisa Cupolillo et al.,(1995). Intergenic region typing (IRT): A rapid molecular approach to the characterization and evolution of Leishmania. Mol Biochem Parasitol;73(1-2):145-55.

20.MRB Da Silva, C H N CostaM A P Oliveiraet al.,(2015). Evaluation of an rK39-based immunochromatographic test for the diagnosis of visceral leishmaniasis in human saliva. Trop Biomed, 2015 Jun;32(2):247-56

21.Simonne De Doncker et al.,(2005). A new PCR-ELISA for diagnosis of visceral leishmaniasis in blood of HIV-negative subjects. 99(1):25-31.

22.Daniela de Pita-Pereira et al.,(2008). Detection of natural infection in L. cruzi and L. forattinii (Diptera: Psychodidae) by Leishmania infantum chagasi in an endemic area of visceral leishmaniasis in Brazil using a PCR multiplex assay. Acta Trop,2008 Jul;107(1):66-9107(1):66-69.

23.J Depaquit et al.,(2007). Chinius junlianensis(Leng, 1987; Diptera:Psychodidae): New morphological data, 101(2):181-184.

24.Anna Dostálová, Petr Volf (2012). Leishmania development in sand flies: Parasite-vector interactions overview.Parasites vectors. 5(1);1-12.

25.Tim Downing et al.,(2012). Genome-wide SNP and microsatellite variation illuminate population-level epidemiology in the Leishmania donovani species complex. Infect Genet Evol, 2012 Jan;12(1):149-59.

26.A Dweik et al.,(2007). Evaluation of PCR-RFLP based o­n ITS-1 and Hae III for the detection of Leishmania species, using Greek canine isolates and Jordanian clinical material. Ann Trop Med Parasitol, 2007Jul;101(5):399-407.

27.S Esseghir, PD Ready, RBen-Ismail (2000). Speciation of Phlebotomus sandflies of the subgenus Larroussius coincided with the late Miocene-Pliocene aridification of the Mediterranean subregion. Biological Journal of the Linnean Society. 70(2):189-219.

28.Gamou Fall et al.,(2021). First detection of the West Nile virus Koutango lineage in sandflies in Niger.Pathogens. 10(3):257.

29.Octavio Fernandes et al.,(1994). Mini-exon gene variation in human pathogenic Leishmania species. Mol Biochem Parasitol. 66(2):261-271.

30.Fabiano B Figueiredo et al.,(2010). Canine visceral leishmaniasis: study of methods for the detection of IgG in serum and eluate samples. Rev Inst Med Trop Sao Paulo, 2010 Jul-Aug;52(4):193-6.

31.Eunice AB Galati, Fredy Galvis-Ovallos, Phillip Lawyeret al.,(2017). An illustrated guide for characters and terminology used in descriptions of Phlebotominae (Diptera, Psychodidae). Parasite, 2017; 24-26

32.Jean-Pierre Gangneux et al.,(2003). Prospective value of PCR amplification and sequencing for diagnosis and typing of old world Leishmania infections in an area of nonendemicity. J Clin Microbiol.; 41(4): 1419-1422.

33.Leslie S Gay et al.,(1996). The promoter for the ribosomal RNA genes of Leishmania chagasi. Mol Biochem Parasitol;77(2):193-200.

34.Mehrdad Ghasemian et al.,(2014). Development and assessment of loop-mediated isothermal amplification assay for the diagnosis of human visceral leishmaniasis in Iran. Iran J Parasitol.9(1):50.

35.Cely Cristina Martins Gonçalves et al.,(2002). Evaluation of antigens from various Leishmania species in a Western-blot for diagnosis of American tegumentary leishmaniasis. Am J Trop Med Hyg; 66(1):91-102.

36.Laetitia Ninove, Gregory Moureau, Shelley Cook, Remi N. Charrel (2010). Flavivirus RNA in Phlebotomine Sandflies.Vector-borne and zoonotic Diseases, 10(2):195-197.

37.Eva Harris, G KroppA BelliB Rodriguez et al.,(1998). Single-step multiplex PCR assay for characterization of New World Leishmania complexes. J Clin Microbiol; 36(7):1989-95.

38.Andrew Haydock et al.,(2015). RNA-seq approaches for determining mRNA abundance in Leishmania.Parasite Genomics Protocols, Springer, 207-219.

39.Carolina Hernández et al.,(2014). Identification of six New World Leishmania species through the implementation of a high-resolution melting genotyping assay. Parasit Vectors7(1):1-7.

40.P. J. Hotez et al.,(2004). Combating tropical infectious diseases: Report of the disease control priorities in developing countries project.Clin Infect Dis. 38(6):871-8.

41.Milan Jirkù et al.,(2006). Development of a direct species-specific PCR assay for differential diagnosis of Leishmania tropica. Diagn Microbiol Infect Dis, 2006 May;55(1):75-955(1):75-79.

42.H Johnson et al., (1991). The identification of female sandflies of the subgenus Larroussius by the morphology of the spermathecal ducts.Parassitologia,(33):1.

43.Alicia Jorquera et al.,(2005). Multiplex-PCR for detection of natural Leishmania infection in Lutzomyia spp. captured in an endemic region for cutaneous leishmaniasis in state of Sucre, Venezuela. Mem Inst Oswaldo Cruz 2005 Feb;100(1):45-8.

44.Mohd Shahar Khadri et al.,(2008). First description of the male of Phlebotomus betisi Lewis and Wharton, 1963 (Diptera: Psychodidae). 57(3):295-299.

45.R. Killick-Kendrick, R. Lainson, J.A Rioux, V.M Sarjanovaet al.,(1986).The taxonomy of Leishmania-like parasites of reptiles. Coll. int. CNRS/INSERM, 1984). IMEEE, Montpellier, 1986, 143-148.

46.Katrin Kuhls et al.,(2007). Multilocus microsatellite typing reveals genetically isolated populations between and within the main endemic regions of visceral leishmaniasis. Microbes Infect, 2007 Mar;9(3):334-343.

47.Katrin Kuhls et al.,(2005). Analysis of ribosomal DNA internal transcribed spacer sequences of the Leishmania donovani complex. 7(11-12):1224-1234.

48.Awanish Kumar et al.,(2010).Amplified fragment length polymorphism (AFLP) analysis is useful for distinguishing Leishmania species of visceral and cutaneous forms. Acta Trop,2010 Feb113(2):202-206.

49.Laurence Lachaud et al.,(2002). Comparison of six PCR methods using peripheral blood for detection of canine visceral leishmaniasis. 40(1):210-215.

50.Richard P Lane (1993). Sandflies (Phlebotominae).Medical insects and arachnids, Springer,78-119.

51.N Léger, J Depaquit, FGay (2010). Chinius eunicegalatiae n.sp.(Diptera; Psychodidae): A cavernicolous sandfly from Laos. Annals of Tropical Medicine Parasitology, 104(7):595-600.

52.Nicole Léger, Jérôme Depaquit, Frédérick Gay (2012). Description of the sandfly species Chinius samarensis n.sp.(Psychodidae; Diptera) from the Philippines. Pathogens global health, 106(6):346-351.

53.Yan JiaLeng (1987). A preliminary survey of phlebotomine sandflies in limestone caves of Sichuan and Guizhou provinces, South-West China, and description and discussion of a primitive new genus Chinius. Annals of Tropical Medicine Parasitology, 81(3):311-317.

54.D. Lewis (1982). A taxonomic review of the genus Phlebotomus (Diptera: Psychodidae). Bull Brit Mus Nat Hist, 45(2):121-209.

55.D. Lewis (1987). Phlebotomine sandflies (Diptera: Psychodidae) from the oriental region. Systematic Entomology,(12):163-180.

56.D.Lewis (1978). The Phlebotomine sandflies (Diptera: Psychodidae) of the oriental region.Bull Br Mus (Natural History),(37):217-343.

57.DJ Lewis, ALDyce (1988). Taxonomy of the Australasian Phlebotominae (Diptera: Psychodidae) with revision of genus Sergentomyia from the region.Invertebrate Systematics. 2(6):755-804.

58.DJ Lewis et al.,(1977).Proposals for a stable classification of the phlebotomine sandflies (Diptera: Psychodidae). Systematic Entomology, 2(4): 319-332.

59.Lixia Li, Jiping LiHongtao JinLimin ShangBo Liet al.,(2012). Detection of Leishmania donovani infection using magnetic beads-based serum peptide profiling by MALDI-TOF MS in mice model. Parasitol Res, 2012 Mar110(3):1287-1290.

60.Elsy Nalleli, Loría-Cervera, Fernando José, São Paulo,Andrade-Narváez (2014). Animal models for the study of leishmaniasis immunology. Revista do Instituto de Medicina Tropical. 56(1):1-11.

61.Julius Lukeš, Hassan Hashimi, Alena (2005). Unexplained complexity of the mitochondrial genome and transcriptome in kinetoplastid flagellates. Current genetics Zíková. 48(5):277-299.

62.Julius Lukeš et al.,(2007). Evolutionary and geographical history of the Leishmania donovani complex with a revision of current taxonomy. Proceedings of the National Academy of Sciences. 104(22):9375-9380.

63.Z. R. Lun et al.,(2015).Visceral leishmaniasis in China: An endemic disease under control. Clin Microbiol Rev. 28(4):987-1004.

64.C. Maia, J. Depaquit (2016). Can Sergentomyia (Diptera: Psychodidae) play a role in the transmission of mammal-infecting Leishmania? Parasite, (23):55.

65.Francesca Mancianti, N Meciani (1988). Specific serodiagnosis of canine leishmaniasis by indirect immunofluorescence, indirect hemagglutination, counterimmunoelectrophoresis. American Journal of Veterinary Research, 49(8):1409-1411.

66.Jutta Marfurt et al.,(2003). Diagnostic genotyping of Old and New World Leishmania species by PCR-RFLP. 46(2):115-124.

67.Jose María Requena et al.,(1997). Genes and chromosomes of Leishmania infantum. Mem Inst Oswaldo Cruz.92(6):853-858.

68.P Minodier et al.,(1997). Rapid identification of causative species in patients with Old World leishmaniasis. J Clin Microbiol. 35(10):2551-2555.

69.AM Montalvo et al.,(2012).Three new sensitive and specific heat-shock protein 70 PCRs for global Leishmania species identification. Eur J Clin Microbiol Infect Dis. 201231(7):1453-1461.

70.MA Morales et al.,(2001). Molecular tracking of infections by Leishmania infantum.Trans R Soc Trop Med Hyg. 200195(1):104-107.

71.Javier Moreno, Jorge Alvar (2002).Canine leishmaniasis: Epidemiological risk and the experimental model. Trends in Parasitology, 18(9):399-405.

72.G Moureau, S TemmamJ P GonzalezG GrardX de Lamballerie (2007). A real-time RT-PCR method for the universal detection and identification of flaviviruses.Vector-borne and zoonotic Diseases, 7(4):467-478.

73.Frédérique Muller, Jérôme Depaquit, Nicole Léger (2007). Phlebotomus (Euphlebotomus) mascomai n.sp.(Diptera-Psychodidae). Parasitology research. 101(6):1597-1602.

74.Abedelmajeed Nasereddin, Charles L Jaffe (2010). Rapid diagnosis of Old World Leishmaniasis by high-resolution melting analysis of the 7SL RNA gene. Journal of clinical microbiology. 48(6):2240-2242.

75.Ho Dang Trung Nghia et al.,(2012). Aetiologies of central nervous system infection in Viet Nam: A prospective provincial hospital-based descriptive surveillance study.PLoS o­ne. 7(5):e37825.

76.Harry A Noyes et al.,(1998). A nested-PCR-based schizodeme method for identifying Leishmania kinetoplast minicircle classes directly from clinical samples and its application to the study of the epidemiology of Leishmania tropica in Pakistan. J Clin Microbiol, 1998 Oct36(10):2877-2881.

77.Samwel Odiwuor et al.,(2011). Leishmania AFLP: Paving the way towards improved molecular assays and markers of diversity. Infect Genet Evol,2011 Jul 11(5):960-967.

78.Fred R Opperdoes et al.,(2016). Comparative metabolism of freeliving Bodo saltans and parasitic trypanosomatids. J Eukaryot Microbiol, 2016 Sep63(5):657-678.

79.Tereza C Orlando et al.,(2002). Intergenic and external transcribed spacers of ribosomal RNA genes in lizard-infecting Leishmania: Molecular structure and phylogenetic relationship to mammal-infecting Leishmania in the subgenus Leishmania (Leishmania). Mem Inst Oswaldo Cruz, 2002 Jul97(5):695-701.

80.M Paiva-Cavalcanti et al.,(2010). Comparison of real-time PCR and conventional PCR for detection of Leishmania infantum infection: A mini-review. J. Venom. Anim. Toxins incl. Trop. Dis, 16(4):537-542.

81.WS Patton, Hindle (1926). The North Chinese species of the genus Phlebotomus. Proc. Roy. Soc (B):405-412.

82.PP J Fauna SSSR Perfil’ev (1968). Phlebotomidae. Translation of Perfil’ev, 1966 Diptera: Family Phlebotomidae. (93):1-382.

83.Pham Trung Tien (2018). A case report of leismaniasis and HIV coinfection in Hue Central hospital, the 8th Asean Conference of Tropical Medicine and Parasitology (ACTMP) 2018.

84.Atchara Phumee et al.,(2017).Detection of an unknown Trypanosoma DNA in a Phlebotomus stantoni (Diptera: Psychodidae) collected from Southern Thailand and records of new sand flies with reinstatement of Sergentomyia hivernus. Med Entomol. 54(2):429-434.

85.R Piarroux et al.,(1993). Isolation and characterization of a repetitive DNA sequence from Leishmania infantum: Development of a visceral leishmaniasis polymerase chain reaction. Am J Trop Med Hyg, 1993 Sep, 49(3):364-369.

86.R Polseela et al.,(2011).Distribution of cave-dwelling phlebotomine sand flies and their nocturnal and diurnal activity in Phitsanulok province, Thailand. Southeast Asian J Trop Med Public Health. 42(6):1395-1404.

87.Laurence, Quate L.W (1962). A review of the Indo-Chinese phlebotominae (Diptera: Psychodidae). Pacific Insects. 4(2):251-267.

88.Anthea Ramos et al.,(1996).Detection and identification of human pathogenic Leishmania and Trypanosoma species by hybridization of PCR-amplified mini-exon repeats. Exp Parasitol, 1996 Apr82(3):242-250.

89.Christophe Ravel et al.,(2006). First report of genetic hybrids between two very divergent Leishmania species: Leishmania infantum and Leishmania major. Int J Parasitol, 2006 Nov36(13):1383-1388.

90.Dan S Ray et al., (1989). Conserved sequence blocks in kinetoplast minicircles from diverse species of trypanosomes. Molecular and Cellular Biology,9(3):1365-1367.

91.PD Ready, B Pesson (1999).Hybridization, introgression and distribution of vectorial traits.International Symposium o­n Phlebotomine Sandflies III.

92.JA Rioux (1990). Taxonomy of Leishmania: Use of isoenzymes. suggestions for a new classification.  Ann Parasitol Hum Comp,65(3):111-125.

93.Philippe Rispail, Nicole Léger (1998). Numerical taxonomy of Old World Phlebotominae (Diptera: Psychodidae): Restatement of classification upon subgeneric morphological characters. Memórias do Instituto Oswaldo Cruz. 93(6):787-793.

94.Matthew B Rogers et al.,(2011). Chromosome and gene copy number variation allow major structural change between species and strains of Leishmania. Genome Res, 2011 Dec, 21(12):2129-2142.

95.Giti Sadeghian et al.,(2013). Evaluation of leishmanin skin test reaction in different variants of cutaneous leishmaniasis. Indian J Dermatol, 2013 May58(3):239.

96.Jovana Sadlova et al.,(2015). Xenodiagnosis of Leishmania donovani in BALB/c mice using Phlebotomus orientalis: A new laboratory model.Parasit Vectors, 2015 8(1):1-8.

97.Poonam Salotra et al.,(2001). Development of a species-specific PCR assay for detection of Leishmania donovani in clinical samples from patients with Kala-Azar and post Kala-Azar dermal leishmaniasis. J Clin Microbiol, 2001 Mar39(3):849-854.

98.Gabriele Schönian et al.,(2003). PCR diagnosis and characterization of Leishmania in local and imported clinical samples. Diagn Microbiol Infect Dis, 2003 Sep47(1):349-358.

99.Gabriele Schönian et al.,(2001). Genetic heterogeneity in the species Leishmania tropica revealed by different PCR-based methods. Trans R Soc Trop Med Hyg,95(2):217-224.

100.AK Seccombe, Paul Donald Ready, LM Huddleston (1993).A catalogue of Old World phlebotomine sandflies (Diptera: Psychodidae, Phlebotominae). Transactions of The Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene, Vol.88, Issue 6, Nov-Dec. 1994, 717.

101.Massila Wagué Senghor et al.,(2016). Transmission of Leishmania infantum in the canine leishmaniasis focus of Mont-Rolland, Senegal: Ecological, parasitological and molecular evidence for a possible role of Sergentomyia sand flies. PLoS Negl Trop Dis. 10(11):e0004940.

102.M Khadri Shahar et al.,(2011). Studies of Phlebotomine sand fly (Diptera: Psychodidae) populations in limestone areas and caves of western Malaysia.Southeast Asian J Trop Med Public Health, 42(1):83-93.

103.John Alexander Sinton (1929). Notes o­n some Indian species of the genus Phlebotomus. Indian Journal of Medical Research. Part XXIV. Phlebotomus barraudi n. sp. 16(3).

104.John Alexander Sinton (1931). Notes o­n some Indian species of the genus Phlebotomus, part XXVII,Phlebotomus bailyi n.sp. Indian Journal of Medical Research. (17): 821-829.

105.Suradej Siripattanapipong et al.,(2018). Detection of DNA of Leishmania siamensis in Sergentomyia (Neophlebotomus) iyengari (Diptera: Psychodidae) and molecular identification of blood meals of sand flies in an affected area, Southern Thailand. Journal of medical entomology. 55(5):1277-1283.

106.AJ Smyth et al.,(1992). Rapid and sensitive detection of leishmania kinetoplast DNA from spleen and blood samples of Kala-Azar patients. Parasitology, 105(2):183-92.

107.Barbara Sollner-Webb, Edward B Mougey (1991). News from the nucleolus: rRNA gene expression. Trends in biochemical sciences. 16:58-62.

108.Manuel Soto et al.,(2004).Cell-cycle-dependent translation of histone mRNAs is the key control point for regulation of histone biosynthesis in Leishmania infantum.Biochem J, 2004 May 1379(3):617-625.

109.Pimpilad Srisuton, Padet Siriyasatien (2019).Prevalence of Leishmania and Trypanosoma in sand flycollected in endemic areas of leishmaniasis, Thailand, Chulalongkorn University.

110.Kenneth D Stuart et al.,(2005). Complex management: RNA editing in trypanosomes. Trends Biochem Sci, 2005 Feb30(2):97-105.

111.Nancy R Sturm et al.,(2001). Diplonema spp. possess spliced leader RNA genes similar to the Kinetoplastida. J Eukaryot Microbiol, 48(3):325-331.

112.Nancy R Sturm, Larry Simpson (1991). Leishmania tarentolae minicircles of different sequence classes encode single guide RNAs located in the variable region approximately 150bp from the conserved region. Nucleic acids research. 19(22):6277-6281.

113.Jedsada Sukantamala et al.,(2017). Unexpected diversity of sandflies (Diptera: Psychodidae) in tourist caves in Northern Thailand. Mitochondrial DNA a DNA Mapp Seq Anal. 28(6):949-955.

114.Nishi Suman Gupta (2011). Visceral leishmaniasis: Experimental models for drug discovery. The Indian journal of medical research. 133(1):27.

115.Shyam Sundar (2002). Laboratory diagnosis of visceral leishmaniasis:Clinical Rai and diagnostic laboratory immunology. Clin Diagn Lab Immunol,951-958.

116.Oskar J BulletinTheodor (1948). Classification of the Old World species of the subfamily Phlebotominae (Diptera, Psychodidae). Entomological Research. 39(1):85-115.

117.Michel Tibayrenc et al.,(1993). Genetic characterization of six parasitic protozoa: Parity between random-primer DNA typing and multilocus enzyme electrophoresis. Proc Natl Acad Sci USA, 1993 Feb 1590(4):1335-1339.

118.Silvia RB Uliana et al.,(1996). Structural and functional characterization of the Leishmania amazonensis ribosomal RNA promoter. Mol Biochem Parasitol1996 Feb-Mar;76(1-2):245-55

119.GJ Van Eys et al.,(1992). Sequence analysis of small subunit ribosomal RNA genes and its use for detection and identification of Leishmania parasite. Mol Biochem Parasitol;51(1):133-42

120.Petr Volf et al.,(2007). Increased transmission potential of Leishmania major/Leishmania infantum hybrids.International Journal for Parasitology. 37(6):589-593.

121.Tran Hai Son, Vu Sinh Nam, Tran Vu Phong, Tran Cong Tu, Tran Nhu Duong, Dang Duc Anh, NguyenThi Yen, Vu Thi Lieu, Ngo Khanh Phuong, Nguyen Viet Hoang, Cécile Cassan, Nguyen Van Chau, NilRahola, Anne-Laure Bañuls (2019).Sand flies:A potential vectors of Leishmania in Vietnam.Chulalongkorn University, Bangkok, Thailand. The 1st International Research Forum o­n Leishmaniasis.

122.Paul Williams (1993). Relationships of phlebotomine sand flies (Diptera).Memórias do Instituto Oswaldo Cruz. 88(2):177-183.

123.Regional office for South-East Asia World Health Organization (2012). Intercountry consultaiton o­n elimination of Kala-Azar in the South-East Asia Region: Kolkata, India, 9-10 Nov.2011, New Delhi.

124.Shaofeng Yan et al.,(1999). Characterization of the Leishmania donovani ribosomal RNA promoter.Mol Biochem Parasitol, 15103(2):197-210.

125.David G Young and Margo A Duran (1994). Guide to the identification and geographic distribution of Lutzomyia sand flies in Mexico, the West Indies, Central and South America (Diptera: Psychodidae), Walter Reed Army Inst of research washington DC.

126.David G Young, Phillip G Lawyer (1987). New World vectors of the leishmaniases. Current topics in vector research, Springer, 29-71.

127.DG Young, PVPerkins (1984). Phlebotomine sand flies of North America (Diptera: Psychodidae).Mosquito News. 44(2):263-304.

128.Adrian M Zelazny et al.,(2005). Evaluation of 7SL RNA gene sequences for the identification of Leishmania spp. Am J Trop Med Hyg,72(4):415-420.

129.Herve G Zeller (1994). First isolations of arboviruses from Phlebotomine sand flies in West Afxica. Am. J. Trop. Med. Hyg. 50(5):570-574.

130.Eva Zemanová et al.,(2004). Genetic polymorphism within the Leishmania donovani complex: Correlation with geographic origin. Am J Trop Med Hyg,70(6):613-617.

131.M.J. Espy et al., (2006). Real-time PCR in clinical microbiology: Applications for routine laboratory testing.Clin Microbiol Rev. 19(1):165-256.

132.Luke Maxfield; Jonathan S. Crane et al., (2022). Leishmaniasis. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/

133.Guyatt GH, Oxman AD, Vist GE, et al. GRADE: an emerging consensus o­n rating quality of evidence and strength of recommendations. BMJ (Clinical research ed) 2008;336(7650):924-6. 

134.Magill A. Principles and practice of infectious diseases. 8th ed. Philadelphia, PA: Elsevier; 2015. Leishmania species. Chapter 277;3091-107.

135.World Health Organization . Vol. 949. Geneva, Switzerland: WHO; 2010. Control of the leishmaniases. World Health Organization technical report series. xii-xiii, 1-186.

136.300. Sundar S, Mehta H, Suresh AV, Murray HW. Amphotericin B treatment for Indian visceral leishmaniasis: conventional versus lipid formulations. Clin Infect Dis. 2004;38:377-83. 

137.Laguna F, Videla S, Jimenez-Mejias ME, et al. Amphotericin B lipid complex versus meglumine antimoniate in the treatment of visceral leishmaniasis in patients infected with HIV: a randomized pilot study. J Antimicrob Chemother. 2003;52:464–8. 

Ngày 21/02/2024
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
(Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích