Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 13/10/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 3 8 2 2 3 2 6
Số người đang truy cập
1 8 2
 Chuyên đề
Tại sao chỉ số Gamma-Glutamyl Transferase (GGT) đôi khi tăng cao trên bệnh nhân mắc bệnh sán lá gan lớn

GIỚI THIỆU

Gamma-Glutamyl Transferase (GGT) là một trong 3 loại enzyme ganquan trọng cùng với hai loại enzymeđể đánh giá chức năng gan là AST và ALT. GGT không chỉ có trong gan mà còn xuất hiện ở thận, lách, tuyến tuỵ, ruột non, gan. GGTcó vai trò quan trọng để chẩn đoán tình trạng ứ mật ở gan và có giá trị hơn các enzym khác vì nó rất nhạy cảm với sự thay đổi tình trạng ứ mật. Hoạt độ của GGT tăng trong một số tình trạng bệnh lý của gan như là viêm gan mãn, tổn thương gan do rượu, viêm gan virus, ung thư gan di căn. Xét nghiệm GGT còn có vai trò quan trọng trong việc xác định nguyên nhân gây tăng alkalin phosphate (ALP). Thông thường, cả ALP và GGT đều tăng trong bệnh lý liên quan đường mật và các bệnh về nhu mô gan. Duy chỉ có ALP tăng trong các bệnh về xương. Do đó, tăng ALP ở những người có mức GGT bình thường thì việc tăng ALP có nguyên nhân phần lớn là do bệnh về xương.

Gamma-Glutamyl Transferase (GGT) là một enzyme hầu hết gắn ở màng tế bào, có tác dụng tạo ra các isopeptid của glutamat với các amino acid tự do khác, giải phóng dipeptid cysteinyl-glycin từ glutathion (GSH). Cả 2 peptid đi vào bào tương, ở đó cysteinyl-glycin được thủy phân thành amino acid tự do (cystein và glycin) do dipeptidase xúc tác. Peptid của y-glutamyl với amino acid khác được bẻ gãy bởi enzyme đặc hiệu là cyclotransferase. Enzyme này giải phóng amino acid khác và biến đổi gốc glutamat thành 5-oxoprolin (hay còn gọi là acid pyrolidon carboxylic). Dưới tác dụng của 5-oxoprolinase và ATP, 5-oxoprolin tạo thành glutamat và glutamat tái tổng hợp lại glutathion theo chu trình y-glutamyl.


Hình 1. Chu trình chuyển hóa của gamma glutamyl

Vai trò chủ yếu của enzyme GGT là để vận chuyển amino acid qua màng. Mặc dù vận chuyển amino acid qua vòng y-glutamyl tiêu tốn năng lượng mất 3 ATP để vận chuyển 1 amino acid, nhưng nó là cần thiết khi cần vận chuyển nhanh và cường độ vận chuyển cao ở thận hay ở cơ quan nào đó đối với aminoacid nào đó, đặc biệt cystein và glutamin.GGT có ở nhiều mô, song chỉ có hoạt độ đáng kể ở thận, tụy, gan, lách và ruột non. Hoạt độ ở tế bào ống thận lớn hơn tụy 12 lần và lớn hơn gan 25 lần.Enzyme GGT là một trong những enzyme có vai trò quan trọng để chẩn đoán tình trạng ứ mật ở gan. GGT cũng tăng trong bệnh tụy, nhồi máu cơ tim đặc biệt quan trọng ở dạng không có triệu chứng rõ ràng. Vì GGT được đào thải qua gan - đường mật, nên định lượng GGT giúp cho việc phát hiện tình trạng ứ mật. Ngoài ra, tính thấm của màng tế bào gan bị rối loạn và tốc độ tổng hợp GGT trong gan đặc biệt tăng do sự cảm ứng enzyme, như trong trường hợp nghiện rượu.


Hình 2. Mô tả hình ảnh thương tổn đường mật trong và ngoài gan do sán lá gan nhỏ

NGUYÊN NHÂN GÂY TĂNG ENZYME GGT

Một số nguyên nhân gây tăng nồng độ GGT huyết thanh:

-Bệnh lý gan mật: Mọi tổn thương tế bào gan, đặc biệt là trong hội chứng ứ mật, dẫn đến cảm ứng tổng hợp enzyme, GGT tăng rõ trong ứ mật, rất nhạy và phát hiện sớm;

-Bệnh viêm gan B, viêm gan C, viêm gan D, viêm gan cấp do bất kỳ nguyên nhân nào, gan nhiễm mỡ;

-Bệnh sán lá gan lớn (do Fasciola hepatica hay Fasciola gigantica) trong pha đường mật hay mạn tính thường có biểu hiện tăng enzyme GGT và khi đó có thể sán kẹt hoặc gây viêm đường mật, bít tắc và có thể có vàng da nhẹ, thậm chí có những ca chảy máu đường mật; bệnh sán lá gan nhỏ (do Opisthorchis viverrini hay Chlonorchis sinensis) có thể gây hậu quả ung thư biêu mô đường mật (cholangicarcinoma) cũng gây tăng đường mật;

-Cảm ứng tổng hợp enzyme: Do nghiện rượu (dùng quá nhiều rượu bia và các chất kích thích trong một thời gian dài), bệnh nhân đang dùng thuốc trầm cảm, chống động kinh, thuốc ngủ, chống tăng huyết áp, tiểu đường, gút, chống đau thắt, ngừa thai đường uống và do sự ứ mật;

-Bệnh lý liên quan đến ứ mật, vàng da tắc mật, đái tháo đường, bệnh về tuyến tụy, sốt rét, bệnh phổi, bệnh tự miễn ở ruột non;

-Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn các thực phẩm có hại cho gan như đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ, chất béo;

-Tinh thần căng thẳng kéo dài, thức khuya cũng làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động gan;

-Nguyên nhân khác: Nhồi máu cơ tim, suy tim, sung huyết, tiểu đường, viêm tụy cấp.


Hình 3.Tế bào gan khỏe mạnh (T) và tế bào gan bị thương tổn (P) làm tăng GGT

CHỈ SỐ XÉT NGHIỆM GGT BÌNH THƯỜNG VÀ TĂNG

Người bình thường có chỉ số enzyme GGT nằm trong khoảng < 60 UI/L. Tuy nhiên mỗi giới tính khác nhau thì chỉ số cũng khác nhau, cụ thể là:Nữ giới (từ 11 - 50 UI/L); Nam giới (từ 7-32 UI/L). Vậy chỉ số xét nghiệm enzyme GGT có các mức độ tăng như sau:

-Tăng GGT mức độ nhẹ: Khi tăng cao gấp > 1-2 lần;

-Tăng GGT mức độ vừa: Khi tăng cao > 2 - 5 lần;

-Tăng GGT mức độ nặng: Khi tăng hơn 5 lần.

Đặc biệt, khi chỉ số enzyme GGT tăng lên tới 5.000UI/L cho thấy bệnh nhân đã bị mắc bệnh gan mật cấp hoặc ung thư gan, cần khảo sát toàn bộ hệ gan mật tìm nguyên nhân.

Đặc biệt, chú ý một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm enzyme GGT như trường hợp không sử dụng các thuốc làm tăng tạm thời enzyme GGT trong vòng 24 giờ như thuốc phenytoin, phenobarbital,...Đặc biệt,bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng rượu bia, các chất kích thích trước khi lấy máu xét nghiệm bởi điều này sẽ gây sai lệch kết quả rất lớn.

Nếu enzyme GGT tăng cao đồng thời xét nghiệm các enzyme gan khác bất thường, điều này cho thấy tế bào gan đang vấn đề. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể kiểm soát chỉ số này một cách hiệu quả dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Đầu tiên dựa vào lâm sàng và thực hiện thêm một số xét nghiệm về gan mật khác để có cơ sở nguyên nhân tổn thương gan.

Nếu men gan tăng nguyên nhân do tắc mật thì cần phải có biện pháp can thiệp phù hợp. Hạn chế ăn những đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thực phẩm đóng hộp được chế biến sẵn, hạn chế sử dụng dầu mỡ động vật, thay vào đó chúng ta có thể sử dụng dầu thực vật, dầu ô liu.Chế độ dinh dưỡng hợp lý cần phải được thực hiện đồng thời với lối sống khoa học. Hạn chế thức khuya, lao động, làm việc vừa phải, tránh gây quá sức với tế bào gan. Khi tinh thần căng thẳng stress không chỉ ảnh hưởng xấu đến gan mà nó còn tác động đến rất nhiều cơ quan bộ phận khác. Cần phải tạo cho bản thân sự thư giãn, thoải mái sau giờ làm việc, uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.

Đối với tăng enzyme gan nói chung và GGT nói riêng trong bệnh sán lá gan nhỏ hoặc sán lá gan lớn thì có thể phục hồi hoàn toàn lần lượt đối bằng cách dùng thuốc điều trị đặc hiệu praziquantel (PZQ) triclabendzole (TCBZ), trừ khi chúng đã dẫn đến xơ hóa và ung thư biểu mô đường mật và ung thư tế bào gan.


Hình 4. Một số yếu tố dẫn đến ung thư biểu mô đường mật, kể cả sán lá gan nhỏ

Ngày 20/11/2023
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
(Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích