Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 28/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 6 9 8 7 1
Số người đang truy cập
5 5 5
 Chuyên đề
Phần 1. Người mang ký sinh trùng sốt rét không triệu chứng: Ổ chứa tiềm tàng & khó khăn trong loại trừ sốt rét trên toàn cầu

Sốt rét hiện vẫn còn là vấn đề y tế công cộng và bệnh truyền nhiễm quan trọng trên toàn cầu, đặc biệt tại các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực cận sa mạc Sahara, châu Phi, Nam Mỹ và Tây Thái Bình Dương. Theo Báo cáo sốt rét thế giới năm 2017 cho thấy trong năm 2017, ước tính có khoảng 219 triệu ca sốt rét xảy ra trên toàn thế giới, so với 239 triệu ca trong năm 2010 và 217 triệu trường hợp vào năm 2016. Mặc dù, so với năm 2010, năm 2017 có ít hơn khoảng 20 triệu trường hợp nhưng dữ liệu trong giai đoạn (2015-2017) biểu hiện rằng không có sự tiến bộ đáng kể nào trong việc giảm số ca sốt rét toàn cầu được thực hiện trong khoảng thời gian này. Lần nữa cho thấy các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông, kể cả Việt Nam cho thấy dù số mắc sốt rét giảm đáng kể trong những năm gần đây, song chúng ta lại đang đối mặt với rất nhiều thách thức về mặt kỹ thuật như muỗi Anopheles spp. kháng hóa chất diệt, ký sinh trùng sốt rét Plasmodium spp. kháng thuốc có hiệu lực đang dùng, sốt rét trên nhóm dân đi rừng, ngủ rẫy và giao lưu thường xuyên qua biên giới các quốc gia Việt Nam - Lào - Campuchia rất phức tạp.

         Với câu hỏi đặt ra hiện nay theo mục tiêu LTSR của Việt Nam đến năm 2030 có thể bị trì hoãn do các thách thức trên là: Cơ cấu ký sinh trùng sốt rét tại Việt Nam bao gồm Plasmodium falciparumP. vivax, hoặc nhiễm phối hợp hai loài, trong khi đó các loài khác còn lại như P. malariae, P. ovale, P. knowlesi chiếm thấp hơn (<5%), việc điều trị với phác đồ thuốc phối hợp có artemisinin (ACTs) với sốt rét do P. falciparum có thể giúp kiểm soát tốt tình hình, tuy nhiên điều trị sốt rét do P. vivax lại là một khó khăn do bệnh nhân không tuân thủ dùng thuốc primaquin 14 ngày liên tiếp theo liều khuyến cáo của Bộ Y tế, có thể nguy cơ tán huyết trên người bệnh thiếu hoạt độ glucose 6 phosphate dehydrogenase (G6PD) vì điều tra một số quần thể dân đang sống tại vùng sốt rét lưu hành dao động từ 3-8%, hơn nữa một số quôc gia khuyến cáo nếu có điều kiện nên kiểm tra G6PD trước khi dùng thuốc primaquine (PQ). Một khó khăn khác cũng đang đối mặt đó là sốt rét là bệnh truyền nhiễm với miễn dịch không bền vững, tình trạng người mang ký sinh trùng không triệu chứng phổ biến trong cộng đồng đang sinh sống và làm việc tại các vùng SRLH từ 4,5-12,5%, loại nhiễm trùng này không thể phát hiện bằng các phương pháp xét nghiệm thụ động giêm sa hay test chẩn đoán nhanh mà chỉ có phương pháp phân tử siêu nhạy mới có thể phát hiện được. Nếu không đánh giá đúng mức cũng như không điều trị tiệt căn nhóm bệnh nhân này, thì khâu lan truyền bệnh vẫn tiếp diễn, dai dẳng và không thể đạt được mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét.


Hình 1. Sốt rét có triệu chứng, không triệu chứng và hậu quả trên sức khỏe | Nguồn: ACC, 2021

MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ NGƯỜI MANG KSTSR KHÔNG TRIỆU CHỨNG

Về định nghĩa về người mang KSTSR không triệu chứng (NMTKTC) là tình trạng có KSTSR trong máu nhưng không có biểu hiện triệu chứng liên quan đến sốt rét trong 2 ngày qua và tại thời điểm điều tra.Trong khi việc LTSR mang lại một giá trị bền vững và vẫn đang tiến hành củng cố các yếu tố bền vững ở 50 trong số 63 quốc gia và vùng lãnh thổ tiến hành LTSR thành công, thì sốt rét vẫn còn là một vấn đề y tế quan trọng tại châu Tây Thái Bình Dương. Nối tiếp thành công trong việc giảm thiểu số ca mắc BNSR 97% và số ca TVSR đến 99,8% trong giai đoạn từ năm 1991-2014, Việt Nam đang tiến hành lộ trình loại trừ sốt rét từ nay đến 2030. Mặc dù có sự xuất hiện của các vector tiềm năng, những ca bệnh ngoại lai và ở giáp biên giới với các quốc gia có SRLH. Các vấn đề đang gây thêm những trở ngại phức tạp cho các kế hoạch LTSR tại khu vực Tiểu vùng Sông Mê Kông chính là sự xuất hiện chủng KSTSR P. falciparum đa kháng thuốc, đặc điểm sinh học phức tạp của vector bao gồm các loài muỗi đốt mồi ngoài nhà và số lượng lớn dân di cư tự do, người thường xuyên làm việc và ngủ lại trong rừng.


Hình 2. Điều hòa miễn dịch trong nhiễm sốt rét có biểu hiện triệu chứng và không triệu chứng.
Hậu quả của sốt rét bị ảnh hưởng bởi cân bằng giữa các cytokine chống viêm và tiền viêm.
Các ca sốt rét trên lâm sàng là kết quả của tăng sinh các cytokine tiền viêm được sinh ra tăng ca (IFN-γ, TNF-α)
và tăng các tế bào miễn dịch (Vδ2+ γδ, NK cells và T regs) và điều hòa ngược cảu các cytokine chống viêm (IL-10).
Tuy nhiên,với các lần phơi nhiễm KSTSR lặp lại, cân bằng miễn dịch chuyển đổi tăng sinh các cytokine tiền viêm, dẫn đến nhiễm KSTSR dạng không triệu chứng.
Các cytokine được mã hóa bởi các gen miễn dịch, nên trình diễn các gen này khác nhau trong cơ chế cân bằng cytokine tiền viêm và chống viêm.

Một điểm chính trong “Chiến lược Kỹ thuật sốt rét toàn cầu 2016-2030” của TCYTTG là nhu cầu chuyển đổi giám sát thành một hoạt động can thiệp cốt lõi. Trong y tế công cộng, mục tiêu của việc giám sát là nhằm cung cấp thông tin để định hướng cho các biện pháp can thiệp và giúp các nhà hoạch định chính sách quản lý hiệu quả hơn thông qua những bằng chứng hữu ích và kịp thời. Để có thể tiến hành việc giám sát sốt rét hiệu quả, các chương trình đòi hỏi phải giải quyết các hoạt động chính bao gồm khả năng định vị chính xác sự lan truyền, nhắm đến việc đáp ứng phù hợp, đảm bảo việc dùng hiệu quả biện pháp can thiệp đúng chỗ.

Sự góp phần của NMTKTC mật độ thấp dưới ngưỡng phát hiện KHV hoặc RDTs đối với sự lan truyền SR rất quan trọng, cần được tính toán cụ thể. Những ca nhiễm này thường không được điều trị, kéo theo dẫn đến việc những KSTSR mang trong vật chủ đó không phải chịu áp lực thuốc chọn lọc. Điều quan trọng là phải biết được các vật chủ không biểu hiện triệu chứng này có thể chứa KSTSR kháng thuốc tới mức độ nào. Cụ thể hơn, đòi hỏi phải nắm rõ chi tiết về sự lan truyền của chủng P. falciparum kháng artemisinin trong và giữa các cộng đồng tại các vùng có mức độ lan truyền khác nhau để hiểu rõ làm thế nào KSTSR kháng thuốc artemisinin lan rộng như thế.

Nếu có thể xác định các điểm nóng có tỷ lệ nhiễm P. falciparum cao, thì có thể có cơ sở hợp lý để tiến hành loại trừ bằng hóa chất nhắm chủ đích tới một khu vực cụ thể. Bên cạnh đó, điều quan trọng cần biết đó là những vật chủ chứa không biểu hiện triệu chứng mang cùng một chủng KSTSR trong khoảng thời gian bao lâu, vì điều này giúp xác định tác động đối với tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ nhiễm hiện có của sự lan truyền đang giảm dần. Hơn nữa, vì SR đã giảm trong quần thể dân cư, những người chứa không biểu hiện triệu chứng ở Việt Nam với mật độ KSTSR thấp nàytiếp tục duy trì là một nguồn chứa quan trọng cho việc lan truyền bệnh. Những người lành mang trùng không triệu chứng (NMTKTC) này tạo ra thách thức cho việc loại trừ vì quá khó để xác định và xử lý triệt để ổ bệnh, đặc biệt là bằng các công cụ chẩn đoán thường quy khó xác định. Công cụ và biện pháp tiếp cận mới đòi hỏi giám sát tăng cường có thể hỗ trợ.


Hình 3. Tình trạng ca sốt rét không triệu chứng đóng vai trò như ổ chứa tiềm ẩn trong cộng đồng

Sử dụng thuốc tác động vào đích ổ chứa như một lựa chọn để giảm lan truyền giữa người và muỗi. Tuy nhiên, một NMTKTC chưa được điều trị đúng đích thông qua các CSYT. NMTKTC đóng vai trò quan trọng trong lan truyền, nên cần có phát hiện và xử lý ổ chứa KSTSR là rất quan trọng để loại trừcả vùng lan truyền thấp và cao. Vì miễn dịch bán phần có thể làm “lu mờ” triệu chứng. Miễn dịch mắc phải từ nhiễm trùng trước đó và phát triển nhanh hơn khi có phơi nhiễm lại, hầu hết trẻ em sống trong vùng SRLH bảo vệ chống lại và giảm đi nguy cơ SRAT. Ngược lại, miễn dịch tăng theo sự trưởng thành của hệ miễn dịch và một phần nào đó không lệ thuộc vào số lần phơi nhiễm trong vùng lan truyền. Thời điểm tuổi trưởng thành, mật độnhiễm thường giữ ở mức thấp, hay dưới ngưỡng phát hiện của KHV và hầu hết người lớn nhiễm không biểu hiện lâm sàng.

Phát triển bán miễn dịch chống sốt rét trên lâm sàng là đặc hiệu kháng nguyên qua trung gian phơi nhiễm với nhiều quần thể KSTSR khác nhau về mặt di truyền, gọi là clone. Bảo vệ chéo có thể do các clone tương tự về mặt di truyền. Trong các vùng SRLH cao, người dân thường phơi nhiễm với đa dạng clone, dẫn đến nhanh chóng hình thành miễn dịch và khi nhiễm thường không biểu hiện triệu chứng. Tuy nhiên, tại vùng SRLH thấp, tỷ lệ nhiễm đa dòngthấp hơn và hình thành miễn dịch chậm hơn và miễn dịch với P. vivax có được nhanh hơn so với P. falciparum. Tại Papua New Guinea, trẻ em từ 5-13 tuổi biểu hiện sốt gấphơn 21 lần khi nhiễm P. falciparum so với P. vivax. Các số liệu này phản ánh trung thực vì trên các nhóm trẻ từ 1-4 tuổi gia tăng khả năng giữ mật độP. vivax, nhưng không đối với P. falciparum, dưới ngưỡng gây sốt.

Hầu hết định nghĩa NMTKTC có liên quan đến phát hiện được thể vô tính hoặc hữu tính và không có triệu chứng nào trong một thời gian đặc biệt. Nhiều nghiên cứu đã sử dụng ngưỡng mật độ KSTSR để định nghĩa sốt rét lâm sàng và khi đó chỉ có ca nào sốt với mật độ KSTSR trên ngưỡng được quy kết là ca có triệu chứng. Điều này trong thực tế phân loại nhiễm trùng có sốt kèm theo mật độ thấp như là không triệu chứng vì sốt của họ không quy kết thống kê vào sốt rét. Thời gian áp dụng NMTKTC cả trước và sau chẩn đoán khác nhau giữa các nghiên cứu.


Hình 4. Liêu có thay đổi mô hình dịch tễ sốt rét kể khi có người mang KSTSR không triệu chứng

Một số nghiên cứu xác định NMTKTC khi không có sốt ở thời điểm điều tra, ngược lại một số khác đòi hỏi đến 60 ngày theo dõi không có triệu chứng. Trong một số ca, sốt chỉ là triệu chứng lâm sàng được xem xét và còn các triệu chứng bệnh không đặc hiệu khác nữa. Khi theo dõi không giám sát được tiến triển các triệu chứng và mối quan tâm là KSTSR trong máu được phát hiện trong thời gian ủ bệnh có thể phân loại sai như một nhiễm trùng không triệu chứng, nhưng thời gian giữa hoàn thành chu kỳ tiềm tàng với cuối thời gian ủ bệnh ngắn (~1 ngày đối với P. falciparum và 4 ngày đối với P. vivax) điều này có thể không thường xuyên.

Những yếu tố nào liên quan đến NMTKTC? Miễn dịch là yếu tố quan trọng quyết định ca bệnh đó sinh triệu chứng. Mức độ miễn dịch đối với SR được xác định bởi tiền sử phơi nhiễm và tuổi. Miễn dịch tăng dẫn đến phòng chống cải thiện với sự nhân lên của KSTSR và mật độ KST giảm, nêngiảm tính trầm trọng bệnh. Một điều tra ở Mozambique, trẻ em dưới 10 tuổi với mật độ P. falciparum (1-499 KST/µl) có tỷ lệ sốt là 7,2%, so với 42,1% trong số các trẻ có mật độ ≥ 50.000 KST/µl. Tại Brazil, mật độ KST so sánh giữa nhóm có triệu chứng (tuổi 12-78) và nhóm không có triệu chứng (tuổi từ 4-56) không có sốt hay có triệu chứng trong 7 ngày trước khi lấy máu ở các ca nhiễm P. vivax P. falciparum; mật độ thể vô tính tìm thấy thấp hơn trên nhóm không có triệu chứng đối với cả hai loài.

Tại các vùng lan truyền thấp ở Sudan, có một tỷ lệ NMTKTC cao hơn vào mùa lan truyền từ tháng 9-12 qua xét nghiệm PCR so với các giai đoạn khác (35% so với 8%) dù các ca đã được điều trị thuốc đầy đủ. Điều này, có thể do KSTSR kháng thuốc nêntồn tại một lượng thấp sau khi điều trị. Đồng nhiễm có thể ảnh hưởng lên sự hình thành các triệu chứng bởi sự thay đổi miễn dịch. Trẻ em đồng nhiễm với KST khác có thể phát hiện giao bào và mật độ giao bào cao hơn nhóm trẻ em chỉ nhiễm KSTSR, nên điều nàycó khả năng làm tăng lan truyền.

Ngưỡng phát hiện của KHV ước tính có thể 4-20 KST/µl tại la bô chuẩn, nhưng thực tế thường thấy 50-100 KST/µl ở điều kiện thực địa. Một test nhanh cho thấy có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn 90% đối với P. falciparum ở ngưỡng mật độ ≥ 200 KST/µl nhưng có thể không phát hiện ở mật độ thấp hơn. PCR là chuẩn vàng nếu mật độ thấp khoảng 0,02 KST/µl với quy trình thực hiện nhạy nhất. Tỷ lệ NMTKTC có khác nhau giữa các loài Plasmodium spp và tất cả loài có thể gây nhiễm không triệu chứng, nhưng phổ biến vẫn là P. falciparum P. vivax so với các loài khác. NMTKTC với P. ovale rất hiếm nhưng đáng chú ý, ngược lại loài P. malariae được biết tồn tại trong dòng máu có thể không gây hoặc gây triệu chứng nhẹ. Nhiễm P. vivax hình thành miễn dịch nhanh hơn so với P. falciparum và do đó có thể kiểm soát mật độ KSTSR ở mức độ cao hơn. Một số so sánh triệu chứng giữa các cá nhân nhiễm P. falciparum với P. vivax được tiến hành tại các vùng có mặt cả hai loài những vẫn đang tranh luận. Sử dụng KHV cho thấy tỷ lệ nhiễm không có triệu chứng P. falciparum (37,5%) so với P. vivax (18,5%) tại Brazil. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy tại Solomon thấy tỷ lệ nhiễm P. vivax (97,1%) cao hơn so với P. falciparum (82,2%) không biểu hiện triệu chứng sốt. Tại Campuchia, 92% số ca nhiễm P. falciparum và 83% ca nhiễm P. vivax không có triệu chứng.

NMTKTC có thể chuyển thành có triệu chứng. Tại Brazil, 93 ca là NMTKTC trong đó có 33 người tuổi từ 5 trở lên được theo dõi đến 2 tháng sau nhiễm và 7 ca (10,7%) trở nên có triệu chứng. Tuy nhiên, tỷ lệ lan truyền có thể giải thích 8 ca nhiễm mới. Một nghiên cứu thuần tập NMTKTCtrên trẻ em Tanzania tuổi từ 1-5 theo dõi sau 31 ngày, 55,9% (19/34) trẻ xuất hiện sốt, điều này có liên quan đến mật độ. Một nghiên cứu tiến cứu về nguy cơ chuyển thành sốt rét có triệu chứng ở các vùng lan truyền cao ở Tanzania với 265 ca nhưng không biểu hiện triệu chứng, tuổi từ 1-84 qua 40 tuần và thấy 21 (7,9%) ca có sốt kèm theo mật độ KSTSR > 400 KST/µl. Nhiễm trùng không triệu chứng có thể ít có khả năng chuyển thành có triệu chứng hơn các ca có thể phát hiện KSTSR.

Tại Uganda, 25/63 ca (39%) trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi nhiễm SR không triệu chứng thành có triệu chứng trong 20 tuần theo dõi so với 43/53 (82%) trẻ em nhiễm trùng có triệu chứng. Số liệu này cho thấy sốt rét mật độ thấp có thể tồn tại thời gian dài mà không sinh ra triệu chứng gì nếu không điều trị và không rõ yếu tố nào thúc đẩy dẫn đến có triệu chứng trên các bệnh nhân đó. Người ta cũng đưa ra ý tưởng tái nhiễm với clone mới có thể thúc đẩy tăng mật độ KSTSR và hình thành triệu chứng, nhưng các nghiên cứu khác chỉ ra triệu chứng có thể xuất hiện mà không có sự thay đổi về đa dạng dòng.

Vấn đề đặt biệt cần đặt ra là các NMTKTC có thể kéo dài thời gian bao lâu? Trên y văn cho thấy các quân nhân trở về từ các vùng SRLH đã kéo dài nhiễm trùng này đến 13 tháng với P. falciparum. Tiếp cận mô hình nghiên cứu thuần tập các nhóm tuổi ở Ghana với vùng có lan truyền P. falciparum cao, ước tính số NMTKTC có thời gian trung bình kéo dài đến 194 ngày. Tại các vùng có lan truyền theo mùa, NMTKTC mật độ thấp được coi tồn tại một thời gian cả mùa khô và đến mùa gieo hạt khi quần thể muỗi tăng theo môi trường ấm ướt trở lại.


Hình 5. Tác động và ảnh hưởng của người mang KSTSR không triệu chứng trên các mô và cơ quan trên cơ thể con người| Nguồn: Plos o­nE, 2021

Tỷ lệ hay mật độ giao bào có khác nhau giữa nhiễm trùng có triệu chứng và không triệu chứng không. Nghiên cứu chỉ ra sự hiện diện giao bào P. falciparum có liên quan không triệu chứng và mật độ KSTSR thể vô tính thấp. Trong khi một số thuốc SR có thể kích thích sinh giao bào, mối liên quan này được phát hiện ngay cả điều trị hay không điều trị tăng giao bào và điều này có thể tăng từ sự xuất hiện đồng thời tự nhiên giữa việc chữa khỏi và chậm sinh giao bào P. falciparum. Tại Thái Lan, các ca P. falciparum không sốt và có mật độ thấp không lệ thuộc hay không liên quan đến việc tăng tỷ lệ giao bào. Các nhà nghiên cứu ở Gambiađánh giá trên các trẻ em nhiễm P. falciparum trong thử nghiệm dùng thuốc cho thấy không có sốt tại thời điểm đưa vào thăm khám có nguy cơ giao bào trong máu đến 67% và mật độ thể vô tính thấp (<100.000 KST/µl) tăng nguy cơ 5 lần.

Tương tự, trên các trẻ em mắc P. falciparum tại Nigeria, không có sốt liên quan đến tăng 61% giao bào trong máu và mật độ thể vô tính <5.000 KST/µl. Một tỷ lệ NMTKTC lớn hơn có thể có giao bào nhưng mật độ giao bào có cao không thì chưa rõ, khi tăng lượng giao bào P. falciparum từ thể vô tính, thì có một mối tương quan thuận giữa mật độ thể vô tính và giao bào, dẫn đến một mối liên quan giữa mật độ thấp với nhiễm trùng không triệu chứng và mật độ giao bào cũng thấp. Tuy nhiên, cũng có thể các yếu tố viêm và miễn dịch không đặc hiệu liên quan đến nhiễm trùng có triệu chứng có thể gây tác động nghịch trên quá trình sinh giao bào, dẫn đến mật độ giao bào tăng cao hơn trên các NMTKTC. Tại Brazil, người mang giao bào P. vivax không triệu chứng có mật độ giao bào thấp hơn so với nhóm có triệu chứng đo bằng PCR. Tuy nhiên, tại Kenya, người mang giao bàoP. falciparum không triệu chứng có mật độ giao bào lại cao hơn, nhưng mật độ thể vô tính lại thấp hơn so với nhóm có triệu chứng. Sự mâu thuẫn này có thể suy luận sự khác nhau về mặt sinh học của P. falciparum P. vivax.

Mật độ giao bào có thể là yếu tố quan trọng xác định liệu muỗi có phát triển nhiễm trùng từ một lần hút máu không? Phân tích 930 thí nghiệm lan truyền cho thấy có mối liên quan tuyến tính thuận giữa mật độ giao bào với tỷ lệ nhiễm trong muỗi. Điều này chỉ ra nếu nhiễm trùng không triệu chứng có liên quan đến mật độ giao bào thấp, thì các NMTKTCít có khả năng dẫn đến nhiễm trùng trên muỗi. Nghiên cứu tại Brazil chỉ ra khả năng phát triển NMTKTC vào sự lan truyền, 1,2% muỗi hút máu NMTKTC (n = 15) so với 22% số muỗi hút máu ở NMTKTC (n = 17) phát triển thành nang trứng trong ruột muỗi. Kỹ thuật cho muỗi ăn máu khác nhau trên 2 quần thể có thể ảnh hưởng, nhưng có thể có mật độ giao bào thấp hơn trên NMTKTC, góp phần vào sự khác nhau quan sát trên nhiễm trùng ở muỗi.

Có nhiều yếu tố liên quan đến sự có mặt của triệu chứng làm thay đổi tính nhiễm của muỗi. Tại Kenya, một tỷ lệ muỗi nhỏ hơn có ý nghĩa hút máu từ các bệnh nhân có triệu chứng (0,6%) đã phát triển thành nang trứng hơn nhóm đã hút máu từ người không có triệu chứng. Mặc dù, trên các ca có triệu chứng thì mật độ thể vô tính cao hơn nhưng mật độ giao bào thấp hơn các NMTKTC, các nghiên cứu kết luận rằng sự phát triển các nang trứng trong muỗi tăng khi hút máu trên các NMTKTC không chỉ đơn thuần do mật độ giao bào cao mà còn tăng tính nhiễm của các giao bào này. Sự gia tăng chất lượng của giao bào này được thừa nhận bởi các tác giả khác, ngoài ra còn do các yếu tốt khác như giai đoạn phát triển giao bào (đối với P. falciparum, triệu chứng có thể xảy ra sớm hơn khi giao bào không thể đạt đến mức độ trưởng thành để đủ gây nhiễm - một đặc tính vốn có của KSTSR, một tác động lên triệu chứng học (đáp ứng sốt có thể ảnh hưởng lên tính nhiễm giao bào), hoặc đặc hiệu hơn với đáp ứng miễn dịch vật chủ như kháng thể làm giảm lan truyền bệnh.

(còn nữa) --> Tiếp theo Phần 2


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bộ Y tế (2020). Quyết định số 2699/QĐ-BYT, ngày 26 tháng 6 năm 2020 về việc Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét. Hà Nội.

2.Abtie Abebaw, Yibeltal Aschale, Asrat Hailu et al., (2022). The prevalence of symptomatic and asymptomatic malaria and its associated factors in Debre Elias communities, Northwest Ethiopia. Malaria Journal (2022) 21:167.

3.Adela Ida Jiram, Choo Huck Ooi, Nor Parina Ismail, Nor Wahida Alias (2019).Evidence of asymptomatic submicroscopic malaria in low transmission areas in Belaga district, Kapit division, Sarawak, Malaysia. Malar J (2019) 18:156.

4.Adu B, Issahaque Q-A, Sarkodie-Addo T, Sinclear CK, EyiaAmpah S (2020). Microscopic and submicroscopic asymptomatic Plasmodium falciparuminfections in Ghanaian children and protection against febrile malaria. Infect Immun 88:e00125-20.

5.Akash Ramaswamy, Chakrapani Mahabala, Animesh Jainet al., (2020). Asymptomatic malaria carriers and their characterization in hotpops of malaria at Mangalore. Trop Parasitol.2020 Jun; 10(1):24-28.

6.Awoke Minwuyelet, Tegegne Eshetu, Dagnaneh Milikit, Yibeltal Aschale (2020). Prevalence and risk factors of asymptomatic Plasmodium infection in Gondar Zuria district, Northwest Ethiopia. Infection and Drug Resistance 2020(13):3969-3975.

7.Pedro Berzosa, Aida de Lucio et al., (2018). Comparison of three diagnostic methods (microscopy, RDT, and PCR) for the detectionof malaria parasites in representative samples from Equatorial Guinea. Malar J (2018) 17:333.

8.Cho Naing, Norah Htet Htet, Maxine A. Whittaker et al., (2022). Detection of asymptomatic malaria in Asian countries: A meta-analysis of diagnostic accuracy. Malaria Journal (2022):21:50.

9.Chen I, Clarke SE, Gosling R et al., (2016). Asymptomatic malaria: A chronic and debilitating infection that should be treated. PLoS Med.;13:e1001942.

10.Dhaneswar Prusty, Nidhi Gupta, Arun Upadhyay, Vijay Kumar Prajapati (2021). Asymptomatic malaria infection prevailing risks for human health and malaria elimination. Infection, Genetics and Evolution, Volume 93, September 2021, 104987

11.Gretchen Newby, Jimee Hwang, Kadiatou Koita, Ingrid Chen et al., (2015). Review of mass drug administration and primaquin use for malaria and its operational challenges. The Malaria Elimination Initiative, Global Health Group, University of California.

12.Hofmann N, Mwingira F, Shekalaghe S, Robinson LJ et al., (2015). Ultrasensitive detection of Plasmodium falciparum by amplification of multi-copy subtelomeric targets. PLoS Med 12(3): e1001788.

13.Imwong M, Nguyen TN, Tripura R, Lee SJ et al., (2015). The epidemiology of subclinical malaria infections in South-East Asia: findings from cross-sectional surveys in Thailand-Myanmar border areas, Cambodia, and Vietnam.Malar J.;14:381.

14.Isaac Ghinai, Jackie Cook, Teddy Tun Win Hla et al., (2017). Malaria epidemiology in Central Myanmar: Identification of a multispecies asymptomatic reservoir of infection.Malar J (2017)16:16.

15.Joseph Okebe, Teun Bousema, Gian Luca Di Tanna et al., (2014). The gametocytocidal efficacy of primaquin in malaria asymptomatic carriers treated with dihydroartemisinin-piperaquine in the Gambia: Study protocol for a randomised controlled trial. Trials (2015)16:70.

16.Kimberly M. Fornace, Nor Afizah Nuin, Martha Betson, Chris J. Drakeley et al., (2016). Asymptomatic and submicroscopic carriage of Plasmodium knowlesi malaria in household and community members of clinical cases in Sabah, Malaysia. The Journal of Infectious Diseases, 2016;213:784-7.

17.Lucio Luzzatto, Paolo Arese (2018). Favism and the glucose-6-phosphate dehydrogenase deficiency. N Engl J Med 2018; 378:60-71.

18.Maria Koromina, Maria Theodora Pandi, Volker M. Lauschke (2019). The ethnogeographic variability of genetic factors underlying G6PD defciency. Pharmaceutical research, 173(2021):105904.

19.Nguyen TN, Von Seidlein L, Nguyen TV et al., (2018). The persistence and oscillations of submicroscopic Plasmodium falciparum and Plasmodium vivax infections over time in Vietnam: An open cohort study. Lancet Infect Dis. 2018; 18:565-572.

20.Pfeffer DA, Ley B, Howes RE, Adu P, Bansil P et al., (2020). Quantification of glucose-6-phosphate dehydrogenase activity by spectrophotometry: A systematic review and meta-analysis. PLoS Med 17(5): e1003084

21.Natalie E Hofmann, Maria Gruenberg, Alice Ura et al.,(2018). Assessment of ultra-sensitive malaria diagnosis versus standard molecular diagnostics for malaria elimination: An in-depth molecular community cross-sectional study.Lancet Infect Dis 2018;18:1108-16.

22.Lorenz von Seidlein, Jordi Landier, Thuy Nhien Nguyen et al., (2019). The impact of targeted malaria elimination with mass drug administrations o­n falciparum malaria in Southeast Asia: A cluster randomised trial. PLoS Med 16(2): e1002745.

23.Thuy Nhien Nguyen, Huynh Hong Quang, Lorenz von Seidein, Nicholas J. White, Tran Tinh Hien et al., (2017). Community perceptions of targeted anti-malarial mass administration in two provinces in Vietnam: A quantitative survey. Malaria journal (2017): 16:17.

24.Melanie Bannister-Tyrrell, Set Srun, Vincent Sluydts et al., (2018).Importance of household-level risk factors in explaining microepidemiology of asymptomatic malaria infections in Ratanakiri province, Cambodia. Scientific report8:11643.

25.Obinna o­nwujekwe,Eric Obikeze et al., (2010). Improving quality of malaria treatment services: Assessing inequities in consumers' perceptions and providers' behaviour in Nigeria. Int. J. for Equity in Health, 9:22.

26.Paul M. Hayuma, Christian W. Wang, Edwin Liheluka, Vito Baraka, Rashid A. Madebe, Daniel T. R. Minja, Gerald Misinzo, Michael Alifrangis, John P. A Lusingu et al.,(2021).Prevalence of asymptomatic malaria, submicroscopic parasitaemia and anaemia in Korogwe District, north-eastern Tanzania. Malar J (2021) 20:424.

27.Stephanie I, StudnibergGarnhamDiana S Hansenet al., (2022). Molecular profiling reveals features of clinical immunity and immunosuppression in asymptomatic P. falciparum malaria. Molecular Systems Biology, 18:e10824

28.Tiengkham Pongvongsa, Koukeo Phommasone, Bipin Adhikariet al., (2018). The dynamic of asymptomatic P. falciparum infections following mass drug administrations with dihydroarteminisin-piperaquin plus a single low dose of primaquin in Savannakhet province, Laos. Malar J (2018) 17:405.

29.Sarah Auburn, Qin Cheng, Jutta Marfurt, Ric N. Price (2021). The changing epidemiology of Plasmodium vivax: Insights from conventional and novel surveillance tools. PLoS Med 18(4): e1003560

30.Shehu S. Awandu, Jaishree Raman, Takalani I. Makhanthisa, Philip Kruger, John Frean, Teun Bousema, Jandeli Niemand, Lyn‑Marie Birkholtz (2018). Understanding human genetic factors infuencing primaquine safety and efcacy to guide primaquine roll-out in a preelimination setting in southern Africa. Malar J (2018) 17:120

31.WHO (2022). World Malaria Report.

32.Yan Zhao, Jie Zeng, Yonghong Zhao, Qingyang Liu, Yang He, Jiaqi Zhang, Zhaoqing Yang, Qi Fan, Qinghui Wang, Liwang Cui, Yaming Cao (2019). Risk factors for asymptomatic malariainfections from seasonal cross-sectional surveys along the China-Myanmar border. Malar J (2018) 17:247. 

Ngày 06/02/2023
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang, CN. Nguyễn Thái Hoàng  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích