Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 7 9 9 1
Số người đang truy cập
1 0 8
 Chuyên đề
Một phụ nữ mang thai tại Bogotá, Colombia đang được tiêm vắc-xin COVID-19 hồi tháng 7. Ảnh: Raul Arboleda/AFP/Getty
Vắc-xin COVID bảo vệ an toàn cho phụ nữ mang thai: những con số thống kê cho biết gì?

Mặc dù đã có những bằng chứng cho thấy những phụ nữ có thai nằm trong nhóm nguy cơ cao của căn bệnh này nhưng nhiều người vẫn chưa tiêm vắc-xin.

COVID-19 có thể tấn công nhanh và mạnh – đặc biệt là khi bạn đang mang thai. Alison Cahill, một chuyên gia y học bà mẹ-thai nhi tại Trường Y tế Dell tại Austin, Texas, nhớ lại như in một bệnh nhân từ làn sóng dịch đầu tiên của đại dịch đã mang bầu 26 tuần và thức dậy vào một buổi sáng với một cơn ho. Tình trạng của người này đã tồi tệ nhanh đến mức mà trong tối ngày hôm đó cô đã được cho nhập viện. Trong vòng 6 giờ, cô đã được chuyển sang khu chăm sóc tích cực (intensive-care unit_ICU), nơi cô đã được cho dùng thuốc an thần để sử dụng máy tim phổi nhân tạo (heart-lung bypass machine). Vì lý do an toàn, chồng của cô phải giao tiếp với nhóm y bác sĩ từ khu vực đậu xe.

Cahill cho biết: “Khi người phụ nữ này thức dậy và bắt đầu cảm thấy không khoẻ, tôi nghĩ rằng trong những giấc mơ đáng sợ nhất cô cũng không thể tưởng tượng rằng vào buổi sáng hôm sau cô đã được cho dùng thuốc an thần trong một khu chăm sóc đặc biệt”. Côấy đã ở đó vài tuần cho đến khi được về nhà.

Các chuyên gia y tế cũng không ngừng chia sẻ những câu chuyện thương tâm về biến chủng Delta của vi-rút Corona SARS-CoV-2 tại Mỹ. Ví dụ, tại bệnh viện của Cahill, chất đống những người mắc COVID-19 nhiều đến mức các nhân viên phải chuyển đổi sàn nhà thành một đơn vị ICU phụ. Nhưng có một điểm khác biệt rõ ràng: vắc xin COVID-19 hiện đã có sẵn. Và tất cả những bệnh nhân mang thai bị trở nặng của Cahill đều đã từ chối tiếm vắc-xin.

Trong khi các liều vắc-xin đầu tiên đã được tiêm cho người dân hồi cuối năm 2020, có rất ít thông tin về tác dụng của chúng đối với phụ nữ có thai, những người chưa hề xuất hiện trong các thử nghiệm lâm sàng ban đầu thử nghiệm các mũi tiêm này. Mặc dù đó là điều dễ hiểu, nhưng nó khiến cho phụ nữ có thai phải vật lộn đấu tranh với suy nghĩ liệu tiêm vắc-xin có phải là quyết định tốt nhất cho họ và con mình hay không.

Nhưng dữ liệu hiện nay đã đáng tin cậy hơn. Những con số cho thấy rằng nguy cơ mắc COVID-19 trong suốt thai kỳ - bao gồm sức khoẻ bà mẹ, thai chết lưu và sinh non – còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với là những nguy cơ từ việc tiêm vắc-xin. Và hơn nữa, theo dữ liệu từ CDC Hoa Kỳ, chỉ khoảng 40% phụ nữ có thai tại Hoa Kỳ đã được tiêm vắc-xin COVID-19 tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2020 (xem ảnh dưới). Những con số tiêm vắc-xin này cũng thấp tương tự trên khắp toàn cầu – khiến cho những phụ nữ có thai bị bệnh tăng lên ở các bệnh viện, và các nhân viên y tế phải vật lộn để tìm ra các giải pháp khắc phục.


Theo CDC Hoa Kỳ, tính đến cuối năm 2021, hơn 40% phụ nữ có thai tại Hoa Kỳ đã được tiêm vắc-xin
đầy đủ (2 mũi mRNA hoặc 1 mũi Johnson & Johnson) phòng chống COVID-19, so với khoảng 63% tổng dân số chung Hoa Kỳ.
Nguồn: Vaccine Safety Datalink/CDC

‘Tình huống xấu nhất’

Dù cho chưa rõ liệu COVID-19 có thể mang tới những hậu quả nghiêm trọng trong thai kỳ hay không nhưng cơ thể của một phụ nữ có thai sẽ kìm hãm một số phần nhất định của hệ miễn dịch để nuôi dưỡng thai nhi trong cơ thể mình. Thể tích máu của họ sẽ tăng lên đột ngột, gây áp lực lên hệ thống tim mạch. Và tử cung vốn dĩ đang gia tăng kích thước sẽ đẩy lên cơ hoành, làm giảm thể tích phổi.

Bà Andrea Edlow, chuyên gia y học bà mẹ trẻ em tại Trường Y tế Havard và Bệnh viện Đa khoa Massachusetts tại Boston, cho biết: “Và trong khi cơ thể người mẹ đang thay đổi khi mang thai như vậy thì phải gánh chịu một căn bệnh vi-rút có thể đe dọa tính mạng – một căn bệnh tác động vào cả phổi và hệ tim mạch”.

Nhưng mối nguy hiểm chính xác là gì vẫn còn là một câu hỏi mở cho đến khi các nhà khoa học có thể định lượng nó. Hồi tháng 8 năm 2021, một nghiên cứu1 đã tổng hợp và phân tích số liệu từ gần 870.000 phụ nữ đã sinh con tại gần 500 trung tâm y tế của Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 3 năm 2020 đến 28 tháng 2 năm 2021. Những người đã được chẩn đoán nhiễm COVID-19 có khả năng tử vong cao gấp 15 lần và có khả năng phải được thở máy cao gấp 14 lần so với những phụ nữ không nhiễm COVID-19. Họ cũng có khả năng sinh non cao gấp 22 lần.

Những nguy cơ này, cùng với dữ liệu thể hiện tính an toàn chung của vắc-xin, đã giúp thúc đẩy CDC thay đổi thái độ vào ngày 11 tháng 8 – bằng việc khuyến nghị rằng phụ nữ có thai nên được tiêm vắc-xin. (Trước đó, cơ quan này chỉ đơn giản là khuyên những người có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm nên hỏi ý kiến bác sĩ để đưa ra quyết định có nên tiêm hay không)

Những thay đổi trong hướng dẫn này được đưa ra vào lúc biến chủng Delta đã thay đổi cuộc chơi: nó làm gia tăng ca bệnh ở mọi nơi, nhưng cũng làm gia tăng mức độ nguy hiểm của căn bệnh ở những phụ nữ có thai. Ví dụ, hồi tháng 10, gần 20% số người nhiễm COVID-19 trở nặng tại các bệnh viện của Anh là những phụ nữ chưa được tiêm chủng. Trong khi đó, một báo cáo của CDC vào cuối tháng 11 cho thấy rằng nguy cơ thai chết lưu là 2,7 lần cao hơn ở những phụ nữ có thai nhiễm COVID-19 trong giai đoạn biến chủng Delta hơn là ở những người đã được chẩn đoán nhiễm những biến chủng trước. Và một báo cáo thứ hai của CDC cho thấy rằng trong cùng thời điểm biến chủng Delta, tỷ lệ tử vong của bà mẹ tăng lên gấp 5 lần.

Bà nói thêm: “Có thể nói, COVID-19 có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn cho bà mẹ và thai nhi. (Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu biến chủng Omicron SARS-CoV-2, mới xuất hiện hồi tháng 11, có tác động tương tự hay không). Tính đến cuối năm 2021, hơn 25.000 phụ nữ có thai tại Hoa Kỳ đã được nhập viện vì căn bệnh này, và hơn 250 người đã tử vong.


Một nhân viên y tế đang xét nghiệm COVID-19 cho một phụ nữ có thai tại một vùng ngoại ô Mumbai, Ấn Độ hồi tháng 4.
Ảnh: Satish Bate/Hindustan Times/Getty

Một mũi tiêm cứu mạng

Mối nguy cơ ngày càng gia tăng đã khích lệ thêm nhiều phụ nữ có thai (dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong toàn dân) đi tiêm chủng khi có sẵn vắc-xin cho họ - giúp cho các hệ thống giám sát trên toàn thế giới có thể nắm bắt được thông tin về tiêm chủng trong khi mang thai.

Một nghiên cứu công bố vào tháng 6 năm 20214 đã đánh giá các tác động tiêu cực – sảy thai, bao gồm cả sảy thai và thai chết lưu, và các tác động lên trẻ sơ sinh như là sinh non, dị tật bẩm sinh và tử vong – trong số 827 người tại Hoa Kỳ đã sinh con sau khi được tiêm vắc-xin COVID-19. Nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ này đã báo cáo về các tác động kể trên với một tỷ lệ tương đương với những người đã sinh con trước khi đại dịch xảy ra (tức là những người không tiêm vắc-xin). Và một nghiên cứu đăng sơ bộ vào hồi tháng 8 đã khảo sát gần 2.500 người được tiêm vắc-xin COVID-19 hoặc là trước khi mang thai hoặc trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ, và cho thấy không có nguy cơ sảy thai gia tăng nào.

Các số liệu ngày càng cho thấy rằng vắc-xin không chỉ an toàn trong suốt thai kỳ, mà còn có hiệu quả. Ví dụ, một nghiên cứu được công bố vào hồi tháng 10, cho thấy rằng sau khi tiêm mũi vắc-xin thứ hai, phụ nữ có thai có khả năng đề kháng tốt đối với vi-rút. Và hai nghiên cứu7,8 được công bố sau đó cũng cho thấy rằng những phụ nữ được tiêm chủng ít có khả năng nhiễm COVID-19 trước khi sinh hơn là những phụ nữ chưa được tiêm chủng. (Một vài thử nghiệm lâm sàng chính thức đã được khởi động vào năm ngoái để đánh giá vấn đề này).

Điều đáng nói hơn nữa là vắc-xin thậm chí có thể bảo vệ cả em bé. Một vài nghiên cứu công bố vào hồi giữa năm ngoái cho thấy rằng kháng thể tạo ra đáp ứng với COVID-19 được truyền qua nhau thai. Điều này có thể mang lại khả năng miễn dịch cho trẻ sơ sinh khi chúng đang ở giai đoạn yếu ớt nhất trong vài tháng đầu của cuộc đời và không thể tiếp nhận vắc-xin trong khoảng vài tháng đó. Mặc dù vẫn còn rất ít nghiên cứu về vấn đề này, nhóm của bà Edlow đã báo cáo vào hồi tháng 11 một nghiên cứu sơ bộ rằng các kháng thể tồn tại trong khoảng 6 tháng ở 60% số trẻ sơ sinh mà mẹ chúng đã được miễn dịch đối với COVID-19 trong khi mang thai.

Bà Jenniver Jolley, một chuyên gia y tế bà mẹ-trẻ sơ sinh tại Đại học California, Trung tâm Y tế Irvine cho biết: “Tôi không thấy có cách nào tốt hơn trong việc bảo vệ những trẻ em này khi chúng được sinh ra và có nguy cơ bị nhiễm vi-rút COVID”.


Thay đổi nhận thức

Tuy vậy, tỷ lệ tiêm chủng ở phụ nữ có thai vẫn còn cực kỳ thấp trên toàn thế giới. Không chỉ là dưới 50% ở Hoa Kỳ, mà theo một phân tích tổng hợp vào hồi tháng 1012 thì chỉ 19% phụ nữ có thai tại châu Phi dự định tiêm vắc-xin COVID-19. Châu Đại Dương có tỷ lệ phụ nữ có dự định tiêm chủng cao nhất so với các châu lục khác, với chỉ 48%.

Theo bà Sascha Ellingotn, một nhà dịch tễ học lãnh đạo nhóm phản ứng khẩn cấp-sẵn sàng của bộ phận sức khỏe sinh sản tại CDC Atlanta, Georgia, cho biết: “Ngày càng khó khăn hơn trong việc thay đổi nhận thức về vấn đề này và gia tăng số lượng phụ nữ có thai được tiêm chủng”.

Thậm chí trước khi có COVID-19, tình trạng do dự tiêm vắc-xin khi mang thai cũng đã là một thách thức. Trước đại dịch cúm gia cầm H1N1 bắt đầu năm 2009, tỷ lệ tiêm vắc-xin theo mùa ở những phụ nữ có thai tại Hoa Kỳ chỉ trong khoảng 27%. Nhưng các chiến lược có chủ đích, như là một bác sĩ sản khoa khuyến nghị một mũi hoặc kê đơn một liều trong quá trình thăm khám trước khi sinh, đã giúp tăng con số đó lên 61% trong mùa cúm 2019-2020 – một con số có thể so sánh được so với con số của nhóm dân số trưởng thành chung.

Bà Edlow cho biết, nhiều chuyên gia vẫn hy vọng rằng có thể làm điều tương tự đối với vắc-xin COVID-19. Nhưng đại dịch này đang gây ra một thách thức hoàn toàn mới. Một phần nguyên nhân trong đó là sự ảnh hưởng ngày càng lớn của phương tiện truyền thông đang truyền tải các thông tin sai lệnh, và thực tế rằng sự khác nhau đối với niềm tin vào vắc-xin đã tồn tại ngay trong hàng ngũ chính trị gia. “Đó là một cuộc leo dốc khó hơn bao giờ hết”. Nhưng nó cũng là một thử thách quan trọng. “Đây thực sự là một vấn đề của sự sống hoặc cái chết”.

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị biễn biến nặng khi mắc COVID-19

PGS.TS Trần Danh Cường- Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW cho hay, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy phụ nữ có thai, không có thai và những người bình thường có nguy cơ mắc COVID-19 là như nhau.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai lại là đối tượng dễ bị biễn biến nặng khi mắc COVID-19 bởi trong quá trình mang thai, phụ nữ cũng có tình trạng suy giảm miễn dịch nhất định.

Tiếp đến, bản thân phụ nữ trong quá trình mang thai sẽ có tình trạng giữ nước trong cơ thể, có hiện tượng phù, phù niêm mạc đường hô hấp trên, dẫn đến tổn thương đường hô hấp trên dễ dàng. Vì thế khi mắc COVID-19 nguy cơ bệnh diễn biến nặng tăng nhanh.

Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai có bệnh nền hoặc các bệnh như huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, béo phì, bệnh mạn tính ở phổi… hoặc trên 35 tuổi mới mang thai… sẽ dễ gây ra biến chứng trong thai kỳ"- PGS.TS Trần Danh Cường nói.

Cùng với những yếu tố trên, nếu thêm mắc COVID-19 thì nguy cơ biến chứng thể nặng của phụ nữ mang thai càng cao. Khi diễn biến chuyển nặng nhanh chóng sẽ buộc phải nằm hồi sức, can thiệp thở máy, ecmo… với tỷ lệ cao, thậm chí có thể gây tử vong mẹ, nguy cơ cho thai nhi.

Đây là lý do các nhà quản lý, nhà khoa học thấy rằng việc chăm sóc thai kỳ, đề phòng nguy cơ cho phụ nữ mang thai trước đại dịch COVID-19 bằng vaccine là cần thiết.

"Các thai phụ nên đi tiêm vaccine COVID-19 trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp"- PGS.TS Trần Danh Cường nhấn mạnh.

Nguồn: SKĐS


Tài liệu tham khảo

1.Chinn, J. et al. JAMA Netw. Open 4, e2120456 (2021).

2.DeSisto, C. L. et al. Morb. Mortal. Wkly Rep. 70, 1640–1645 (2021).

3.Kasehagen, L. et al. Morb. Mortal. Wkly Rep. 70, 1646–1648 (2021).

4.Shimabukuro, T. T. et al. N. Engl. J. Med. 384, 2273–2282 (2021).

5.Zauche, L. H. et al. Preprint at ResearchSquare https://doi.org/10.21203/rs.3.rs-798175/v1 (2021).

6.Atyeo, C. et al. Sci. Transl. Med. 13, eabi8631 (2021).

7.Theiler, R. N. et al. Am. J. Obstet. Gynecol. MFM 3, 100467 (2021).

8.Morgan, J. A. et al. Obstet. Gynecol. 139, 107–109 (2022).

9.Gray, K. J. et al. Am. J. Obstet. Gynecol. 225, P303.E1-303.E17 (2021).

10.Beharier, O. et al. J. Clin. Invest. 131, e150319 (2021).

11.Shook, L. L. et al. Preprint atmedRxiv https://doi.org/10.1101/2021.11.17.21266415 (2021).

12.Shamshirsaz, A. A. et al. Am. J. Perinatol. https://doi.org/10.1055/a-1674-6120 (2021).

Ngày 24/01/2022
An Khang và Thái Hoàng
(Biên dịch và tổng hợpNature, CNN và SKĐS)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích