Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 4 9 6 7
Số người đang truy cập
6
 Chuyên đề
Q&A: Một số thông tin về giun chỉ Dirofilaria repens

D…. Nguyễn Thị T.... <duyenn….@st.uel.edu.vn: Hỏi: Kính gửi viện sốt rét ký sinh trùng Quy Nhơn, Em trai em bị chứng cộm và vướng ở mắt  đã gần 2 năm. Sau khi đọc bài viết của Bsi.Huỳnh Hồng Quang tổng hợp 10 trường hợp bệnh nhân điển hình do nhiễm giun chỉ Dirofilaria repens 2002-2008 em trai em rất lo lắng và luôn suy nghĩ là đã mắt chứng bệnh này.

Gia đình đã cho em đi khám ở nhiều bệnh viện cũng như bsi tư nhưng không ai phát hiện được bất cứ dị vật gì trong mắt.Vì đã đọc rất nhiều bài viết về loài giun Dirofilaria repens, nên em của em luôn tin tưởng là chỉ có phương pháp sinh thiết và PCR mới có thể chuẩn đoán được bệnh. Nhưng e đã đi hỏi thăm rất nhiều bệnh viện lớn cả ở Hồ Chí Minh và Hà Nội nhưng đều không có phương pháp này.

Do đó, nó đang rất suy sụp và có nhiều biểu hiện chuyển sang vấn đề về thần kinh. Em thấy trên trang web của bệnh viện, Bs Quang có viết rất nhiều bài viết về loại giun này. Bsi có thể tư vấn giúp em nếu thật sự có giun trong mắt thì mình có thể có cách nào để phát hiện được không ah? Chuyện này đối với em và gia đình em thật sự rất quan trọng, em trai em đang trong tình trạng lo lắng đến sinh bệnh về tinh thần. Mong các bác sĩ có thể tư vấn cho em.Em cảm ơn rất nhiều ah. Mong nhận được phản hồi từ viện ah.

Trả lời: Chúng tôi xin chia sẻ lo lắng của bạn và em trai bạn về khả năng nhiễm loài ký sinh trùng Dirofilaria repens ở mắt, việc chẩn đoán một cách bài bản có thể bằng nhiều cahcs chứ không nhất thiết phải dùng đến sinh thiết và định loài sinh học phân tử.


Hình 1

Các chuyên gia hay bác sỹ chuyên khoa mắt cũng có thể chẩn đoán bệnh giun sán ở mắt thông qua các công cụ chẩn đoán soi mắt và nội soi chụp ảnh hoặc chụp cắt lớp vẫn có thể phát hiện nhiễm loại giun sán nào một cách khái quát nhất, chỉ đến khi nào muốn chẩn đoán định loài và mang tính chất nghiên cứu mới cần thiết đến định loài bằng sinh học phân tử.


Hình 2

Về mặt điều trị, khi soi mắt thấy giun thì thông thường các phẩu thuật viên sẽ soi gắp và loại bỏ giun ra khỏi mắt của bệnh nhân, sau đó dung thuốc điều trị giun sán để điều trị các ấu trùng hoặc giun non còn lại nếu có, hoặc có trường hợp vệ sinh kết hợp dùng thuốc điều trị giun sán toàn thân. Một số nghiên cứu gần đây do nhóm tác giả Giannelli A, Ramos RA, Traversa D, Brianti E, Annoscia G, Bastelli F, Dantas-Torres F, Otranto D đã điều trị ấu trùng giun chỉ Dirofilaria repens (microfilaria) trong máu bằng thuốc phối hợp doxycycline hyclate với ivermectin và các thuốc này hiện nay đã có trên thị trường.


Hình 3

Dirofilaria repens là một trong số các loài ký sinh trùng lây truyền qua muỗi mà các loài muỗi này rất phổ biến tại Việt Nam, vốn dĩ đã gây ra hàng triệu người mắc bệnh do vector truyền, bệnh do ký sinh trùng này thường thấy gây nhiễm trên chó, đặc trưng lâm sàng với các thưng tổn nốt và thương tổn dưới da khác.

Ngoài ra, tiềm năng lây truyền từ động vật sang người của loài giun tròn này là một vấn đề y tế công cộng liên quan, giun D. repens thường có liên quan đến bệnh dirofilariosis ở người khu vực Old World.


Hình 4

Nghiên cứu của các tác giả này dùng liệu pháp chống lại ấu trùng D. repens bằng chế phẩm doxycycline hyclate (Ronaxan(®), Merial) 10mg/kg mỗi ngày x 30 ngày và ivermectin (Cardotek 30(®), Merial), 6μg/kg mỗi 15 ngày trong vòng 6 tháng trên các chó nhiễm có hiệu quả.

Các mẫu máu được thuthập mỗi lần 30 ngày trong vòng 6 tháng và xét nghiệm test Knott' cải tiến và xét nghiệm duplex real-time PCR để đánh giá.

Kết quả cho thấy liệu trình này áp dụng hàng tháng có thể hiệu quả với ấu trùng trên chó thể dưới da.

Trong điều trị bệnh ấu trùng D. repens ở người, thuốc điều trị ấu trùng giun chỉ nhìn chung ít có hiệu quả theo ghi nhận của y văn. Một nhóm tác giả đã khuyến cáo dùng liều duy nhất ivermectin tiếp sau đó 3 liều liên tiếp diethylcarbamazine nếu hội chứng được nhận ra trước khi phẩu thuật.

Tuy nhiên, hầu hết các ca được chẩn đoán hồi cứu, khi phẩu tích sinh thiết và phân tích mô bệnh học được quan sát. Trong trường hợp chăm sóc ngoại khoa, phẩu tích thương tổn và vùng bị ảnh hưởng là cần điều trị cho các bệnh nhân bị bệnh Dirofilariasis.


Hình 5

Một số tác giả đã khuyến cáo xem xét hình ảnh đồng xu trong phim phổi thẳng có thể có mặt trong vài tháng. Nếu nghi ngờ có bệnh này và không thấy hình ảnh nào về tiền sử cũng như các khối ác tính.

            Theo Hướng dẫn điều trị và quản lý ca bệnh do D. repens của Emedicine cho biết cách điều trị và quản lý ca bệnh như sau: Sử dụng liệu pháp thuốc chống giun sán không thường được khuyến cáo thường quy sau khi loại bỏ các nốt. Nếu thương tổn thức phát nghi ngờ hay xác định có mặt trong các vị trí sâu của cơ thể(như ngực, bụng). Một liệu trình thuốc ivermectin (IVM) và diethylcarbamazine (DEC) có thể được khuyên nhằm ngăn ngừa phẩu thuật xâm lấn sâu hơn. Một liệu trình hóa liệu cũng có thể đảm bảo sau khi phơi nhiễm nặng với muỗi trong các vùng được biết lưu hành bệnh dirofilariasis.

Một tiếp cận mới điều trị bệnh dirofilariosis ở tim phổi là tiếp cận đích Wolbachia rickettsial endosymbionts. Điều trị bằng tetracycline đã được báo cáo gây thương tổn D. immitis, thậm chí gây tử chết giun trưởng thành.

Thân chúc cả gia đình khỏe!

 

Ngày 05/03/2019
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích