Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 9 0 0 9
Số người đang truy cập
3 9 2
 Chuyên đề
Phần 2. Cập nhật về chẩn đoán & điều trị bệnh viêm dày sừng nang lông

Biến chứng do viêm nang lông và dày sừng nang lông

-Nguy cơ bệnh tái phát cao, nếu không có biện pháp kiểm soát và khống chế thường xuyên trên da của bạn;

-Ngứa, kích thích khó chịu nên sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao tiếp, công việc của bệnh nhân;

-Dày sừng nang lông và viêm nang lông có thể hình thành các vết thâm, sẹo lớn trên da sau khi điều trị, thậm chí lan rộng do bội nhiễm vi khuẩn;

-Xuất hiện nhọt, cụm nhọt, đinh râu tại vị trí những mụn nước dưới da, ban đầu nhọt sưng đỏ như những vết mụn thông thường, nhưng sau đó kích thước của nhọt sẽ to dần và mưng mủ trắng bên trong tạo ra cảm giác đau cho bệnh nhân.

Thái độ điều trị

Là bệnh lý ngoài da khá phổ biến, tuy không gây hại đến tính mạng của con người nhưng nếu không phát hiện sớm để có phương pháp chữa trị kịp thời hay chủ quan với những dấu hiệu của bệnh có thể làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng cũng như tác động đến phương diện thẩm mỹ hơn, từ đó gây khó khăn cho việc điều trị và có thể gặp những biến chứng không tốt. Vậy bệnh viêm nang lông có nguy hiểm không và có gây nên biến chứng gì không?




Hình 1

Điều trị dày sừng nang lông thường là không cần thiết, nhưng nếu không quan tâm đến sự xuất hiện đó trên da của bạn hoặc của con bạn, hãy liên hệ và gặp các bác sỹ riêng của bạn hoặc một một bác sỹ chuyên khoa da liễu. Khi đó các thầy thuốc thường đưa ra chẩn đoán thông qua khám da với các hình ảnh đặc trưng là nốt/ nhú.

Một số thuốc điều trị hỗ trợ giảm nhẹ

Nguyên tắc:

·Sử dụng sản phẩm tẩy rửa không có xà bông tránh khô da. Chà xát khi tắm với đá bọt hoặc miếng bọt biển;

·Sử dụng những sản phẩm dưỡng ẩm có chứa urea, acid salicylic hoặc acid alphahydroxy có khả năng làm dịu da và giảm khô da;

·Các retinoid tại chỗ. Corticosteroid hạn chế dùng tại chỗ để giúp làm mềm da hơn;

·Điều trị laser được sử dụng khi những phương pháp dưỡng ẩm và thuốc hỗ trợ không giúp cải thiện tình hình. Sử dụng laser nhuộm màu tia dạng xung hoặc ánh sáng xung tăng cường có thể làm giảm được tình trạng đỏ của nang lông, nhưng không làm giảm được tình trạng thô ráp của da;

·Triệt lông bằng laser.




Hình 2

Lời khuyên trước khi điều trị: 

·Cần phải có thời gian để phương pháp điều trị có tác dụng. Nếu như khi bạn không cảm thấy sự thay đổi nào sau 4-6 tuần, hãy báo cho bác sĩ điều trị của bạn để có kế hoạch điều chỉnh trong phương pháp;

·Một số bệnh nhân đòi hỏi cần phải thử nghiệm một số phương pháp điều trị trước khi tìm ra được phương pháp hữu ích nhất cho mình;

·Để tiếp tục có kết quả, bạn cần tiếp tục kế hoạch duy trì điều trị tiếp theo cho mình;

·Việc điều trị không thể chữa khỏi được dày sừng nang lông, do đó bạn cần tiếp tục một số sản phẩm để duy trì ổn định tình trạng đạt được. Việc duy trì này có thể đơn giản như sử dụng hai lần mỗi tuần thay vì sử dụng hằng ngày. Những sản phẩm khác có thể chuyển sang kem dưỡng ẩm không cần kê đơn.


Hình 3

Hiện nay, không có phương thức nào điều trị khỏi hoàn toàn viêm dày sừng nang lông, nhưng kem dưỡng ẩm (moisturizing lotion or cream) có thể giúp cho da của bạn mềm hơn, trơn láng hơn. Nhiều loại sản phẩm hiện đang sẵn có trên các quầy nhưng bạn sẽ cần sự tư vấn và hướng dẫn của bác sỹ. Hai loại sản phẩm có thể dùng trực tiếp trên da để cải thiện tình trạng dày sừng nang lông. Bạn nên dùng chúng mỗi ngày trong vài tuần trước khi bạn thay đổi loại khác nếu thấy không hiệu quả. Bạn nên theo các khuyến cáo và theo dõi kết quả kéo dài.

-Chất tẩy da chết (Topical exfoliants) giúp loại bỏ da chết khỏi bề mặt da của bạn. Các chất này gồm kem chứa alpha-hydroxy acid, lactic acid, salicyclic acid hay urea. Các acid có thể gây đỏ da hay bỏng da nhẹ, vì thế không khuyến cáo các sản phẩm này trên bệnh nhi;

-Các chất retinoid (Topical retinoids) liên quan đến vitamin A, giúp ngăn ngừa tuyến bả hay nang lông khỏi các nút trắng. Các sản phẩm này gồm các thành phần tretinoin (như Avita, Renova, Retin-A) và tazarotene (Avage và Taxorac). Tuy nhiên, các chất thoa ngoài dạng retinoid có thể kích ứng da hay gây đỏ hoặc tróc da. Các phụ nữ mang thai, các cô nuôi dưỡng hay có thể đang chuẩn bị mang thai tránh dùng loại thuốc này;

-Điều trị chiếu laser (Laser treatment) nhằm đưa laser lên trên da, đôi khi dùng để điều trị thể đỏ da và viêm nặng. Đó không phải là liệu pháp chữa khỏi nhưng có thể cung cấp làm giảm nhẹ khi kem và chất dưỡng ẩm không đủ điều trị. Bạn có thể cần đến điều trị này.

Bạn có thể làm gì để điều trị giảm nhẹ

Bạn không thể ngăn ngừa dày sừng nang lông nhưng bạn có thể làm cho da mình ẩm hơn để làm giảm đi tác dụng của dày sừng. Tuy là bệnh ngoài da nhưng dày sừng nang lông không lây nhiễm sang người khác qua tiếp xúc, bởi bệnh có nguyên nhân do bất thường cấu trúc da khiến những tế bào sừng bị tăng sinh quá mức và gây ra "bưng bít" bề mặt da tạo nên những mụn nhỏ. Vì vậy người mắc bệnh có thể yên tâm chữa bệnh tại nhà cũng như sinh hoạt bình thường.


Hình 4

Một số cách dưới đây có thể giúp da của bệnh nhân có thể thoải mái và ít bị ảnh hưởng của dày sừng hơn:

  • Không cào xước tại các nút hay u nhỏ li ti của đầu lỗ chân lông hay cọ xát da của bạn co đã ngứa là không nên;
  • Sử dụng nước ấm hơn là là dùng nước nóng để tắm rửa;
  • Không nên kéo dài thời gian tắm quá lâu trong nước;
  • Thử dùng xà phòng có bổ sung chất dầu hay chất béo;
  • Sử dụng chất làm ẩm trên diện rộng của da;
  • Thêm thế nào tăng độ ẩm trong gia đình của bạn như máy làm ẩm chẳng hạn.

Trong thực hành lâm sàng, chủ yếu mang tính chất điều trị triệu chứng, tức là làm tiêu dần các nút sừng và hạn chế tái phát. Các hoạt chất giúp tiêu sừng mạnh là vitamin A và các dẫn xuất của nó. Ngoài ra, cũng có thể dùng các chế phẩm bôi để hạn chế tác dụng phụ khi dùng thuốc uống. Tuy nhiên, việc bôi các hóa chất này có thể gây tác dụng phụ tại chỗ như da khô, đỏ, tróc vảy, ngứa. Vì vậy, tuyệt đối không tự ý điều trị mà cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa da liễu.


Hình 5

Người bệnh cần chăm sóc da tốt để có kết quả điều trị hữu hiệu bằng cách hàng ngày vệ sinh da sạch sẽ, kỳ cọ da nhẹ nhàng, tránh chà xát vì điều này thường làm bệnh nặng thêm. Tránh xà phòng và các chất tẩy rửa mạnh, chọn loại xà phòng làm sạch đơn giản. Sau khi tắm có thể làm mềm bằng kem dưỡng ẩm và mỡ bạt sừng, mục đích làm bong chóp sừng ở nang lông nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Chế độ ăn uống đúng cách sẽ giúp tái tạo da, ngăn ngừa quá trình lão hóa, giảm tổn thương nặng do bệnh. Người bệnh cần có chế độ ăn giàu vitamin A, bổ sung các loại trái cây cho cơ thể. Trong trái cây, rau xanh có rất nhiều loại vitamin, dưỡng chất tốt cho cơ thể, an toàn khi điều trị dày sừng nang lông. Một số loại quả bạn có thể dùng khi mắc căn bệnh này là bưởi, cà chua, cam, táo, lê. Ngoài ra, cần bổ sung các thực phẩm chứa protein và các vi chất, các thực phẩm chứa protein như kẽm, sắt,... có trong thịt bò, cá, cua, tôm. Cá hồi là thực phẩm giàu omega-3, giúp cải thiện được tình trạng viêm lỗ chân lông trên da.


Hình 6

Người mắc bệnh dày sừng nang lông cần hạn chế các loại thực phẩm có tính chất cay nóng như ớt, hạt tiêu, thực phẩm chiên rán và dễ gây độc cho gan. Các thức ăn đó sẽ làm suy giảm chức năng gan và xuất hiện các bệnh về da, nhất là ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng viêm nang lông của làn da. Các món ăn được chế biến từ nội tạng động vật cũng có thể là một trong các nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì, tim mạch khiến viêm nang lông trở nên nặng hơn. Hạn chế các chất kích thích có trong rượu, bia, thuốc lá, cà phê là nguyên nhân làm cho bệnh dày sừng nang lông trở nên trầm trọng hơn; làm quá trình hồi phục vết thương trở nên chậm chạp hơn và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của làn da.


Hình 7

Dày sừng nang lông có chữa được không? Đây là câu hỏi luôn luôn được đề cập của rất nhiều người, vì đây là căn bệnh mặc dù không làm nguy hại đến sức khỏe nhưng lại tiến triển dai dẳng và gây ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ khiến người mắc phải có cảm giác thiếu tự tin.

   
Hình 8 (a,b, c).
Một số vị trí và hình thái lâm sàng của dày sừng nang lông

Dày sừng nang lông có chữa được không?

Bất cứ ai mắc phải căn bệnh này đều lo lắng liệu căn bệnh ngoài da khó chịu này có chữa dứt điểm được không hay phải mang chúng cả đời. Để biết dày sừng nang lông có chữa được không, bạn có thể tham khảo ngay những cách dưới đây:

·Người bệnh có thể dùng thuốc uống có tác dụng tiêu viêm, tiêu sừng tốt cho gan và thận. Các hoạt chất giúp tiêu sừng mạnh như vitamin A và các dẫn chất. Bạn nên sử dụng các chế phẩm bôi có chứa thành phần tự nhiên giúp chống viêm, giảm tác dụng gây bong tróc, mẩn ngứa, giúp hỗ trợ điều trị dày sừng nang lông hiệu quả;

·Chăm sóc, vệ sinh da sạch sẽ, chỉ nên kì cọ nhẹ nhàng để không gây tổn thương vùng da cần điều trị. Đặc biệt chú ý hạn chế tiếp xúc với xà phòng hay hóa chất tẩy rửa. Sử dụng một số phương pháp thiên nhiên như cha dày sng nang lông bng cám go, mật o­ng;

·Trong quá trình điều trị, nên kiêng những đồ ăn cay,  nóng vì chúng dễ kích thích da nặng hơn. Ăn bổ sung các loại hoa quả, rau xanh giàu vitamin và dưỡng chất. Tránh căng thẳng, thức khuya vì điều đó cũng dễ khiến bệnh tình tái phát nhanh hơn;

·Khi điều trị bạn cần kiên trì điều trị một cách triệt để không nên dừng lại giữa chừng dù bạn chưa thấy hiệu quả. Mối quan tâm dày sừng nang lông có chữa được không sẽ biến mất nếu bạn chú ý thực hiện đầy đủ các biện pháp hữu hiệu trên;

·Một số sản phẩm như Nacurgo gel (hay gọi là Na-Gel), một sản phẩm kiềm chế viêm nang lông dày sừng gồm bộ đôi thảo dược allium cepa và centella asiatica chuẩn hóa. Cơ chế tác dụng song song của Na-Gel là chống viêm mạnh với 31 chủng phân lập từ trực khuẩn mủ xanh S. aureus (loại vi khuẩn chính gây viêm nang lông) và các loại vi khuẩn gây viêm da, mụn nhọt khác (Bacillus subtilis, P. cichorii, Herpes simplex II…);

·Kiểm soát và ngăn ứ đọng bã nhờn, làm dịu da bị kích thích, giảm mẩn đỏ, bong tróc da. Phá hủy và ức chế hình thành hắc sắc tố melanin dưới da, từ đó làm mờ các vết thâm sẹo do mụn nhọt, viêm nang lông để lại. Ngoài ra, Na-Gel còn có tinh chất nghệ trắng tetra hydro curcumin hiệu quả gấp 10 lần tinh nghệ thường góp phần khôi phục làn da phẳng mịn, sáng màu cho bạn.

Một số nhận định sai lầm dễ dẫn đến bệnh nghiêm trọng hơn

Nhiều người cho rằng viêm dày sừng nang lông chỉ xuất hiện ở tay, chân mà không biết tình trạng của bệnh có thể phát triển trên mọi vùng da như lưng, ngực, mông, mặt, da đầu. Chính là quan niệm sai lầm này mà nhiều người có tâm lí chủ quan khi xuất hiện những dấu hiệu ngứa rát trên những bộ phận mà họ cho rằng không thể bị viêm nang lông, cho rằng đó chỉ là mụn ngứa, mụn trứng cá thông thường, qua một thời gian sẽ tự hết. Đây chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng bệnh viêm nang lông trở nên nguy hiểm hơn, gây khó khăn cho quá trình điều trị.


Hình 9

Chỉ cần đảm bảo vệ sinh cơ thể sạch sẽ thì không cần lo lắng mắc bệnh viêm nang lông: Đây là quan niệm không sai nhưng chưa hoàn toàn đúng, bởi viêm nang lông còn xuất hiện do vấn đề nội tiết tố trong cơ thể, hoặc cũng có thể xuất hiện khi thời tiết trở nên nắng nóng, độ ẩm cao làm cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn bình thường. Viêm nang lông là một căn bệnh ngoài da, nó sẽ được chữa trị nhanh chóng và dễ dàng nếu như bạn phát hiện sớm nhữn dấu hiệu của bệnh. Nếu bạn để tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng thì việc điều trị sẽ khó khăn và hiệu quả hạn chế.

Bởi dày sừng nang lông xuất hiện khi có sự rối loạn sản sinh tế bào dưới da loại keratine, đây là một loại protein của da dễ bong tróc mỗi khi kì cọ. Ketarin nếu sản sinh ra ở mức độ quá nhiều sẽ gây bít lỗ chân lông, lâu ngày tạo thành các lớp sừng thô ráp trên nang lông và khiến lông không thể mọc ra ngoài được mà cuộn tròn bên trong da.

Nhiều ca có triệu chứng ngứa da, da sần sùi, sưng đỏ do nhiều nguyên nhân như tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm, chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt… Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh dày sừng nang lông, song ở lứa tuổi thanh thiếu niên và người trưởng thành có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Chính vì thế, phát hiện và điều trị kịp thời bệnh dày sừng để tránh những nguy hiểm không đáng có đến thẩm mỹ và sức khỏe của bạn.


Hình 10

Dinh dưỡng trị liệu bệnh dày sừng nang lông

Chế phẩm từ cám gạo giúp hỗ trợ điều trị dày sừng nang lông

Nhiều nguyên liệu từ thiên nhiên có tác dụng hỗ trợ điều trị dày sừng nang lông, trong đó gạo là một trong những nguyên liệu dẫn đầu trong danh sách trị bệnh này bởi một số công dụng của cám gạo mà các nguyên liệu khác không có được. Dưới đây là một số công dụng điển hình của cám gạo như sau:


Hình 11 Cám gạo chữa dày sừng viêm nang lông


Hình 12 Cám gạo + mật o­ng chữa dày sừng nang lông

·Trong cám gạo có chứa chủ yếu các loại vitamin nhóm B như B1, B2, B6 và quan trọng là vitamin E kèm theo một số vi lượng biotin, niacine giúp tái tạo tế bào, chống lão hóa tự nhiên, đẩy lùi các gốc tự do;

·Cám gạo loại bỏ bã nhờn trên da, làm lành da do viêm lỗ chân lông gây ra nên rất tốt trong việc chữa dày sừng nang lông, viêm nang lông. Có thể làm phục hồilàn da mịn màng sau hư tổn, giúp da sáng mịn hơn, chăm sóc da bị mụn;

·Nếu kết hợp với một số nguyên liệu tự nhiên khác để làm hỗn hợp trị dày sừng đạt hiệu quả an toàn.

(i) Cám gạo kết hợp chanh tươi

Đây là một hỗn hợp chữa dày sừng nang lông khá hiệu quả, bởi cám gạo kết hợp với chất có tính kháng khuẩn, kháng viêm của chanh sẽ đẩy lùi được các tế bào sừng hóa.

·Chuẩn bị : 4 thìa bột cám gạo, 2 thìa nước cốt chanh.

·Cách sử sụng: Trộn đều hai nguyên liệu lại với nhau tạo thành hỗn hợp hơi sệt. Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vùng da bị dày sừng bạn chỉ cần thoa đều hỗn hợp này lên. Dùng tay mát xa nhẹ nhàng, liên tục trong 5 phút và để yên trong 30 phút rồi rửa sạch lại với nước. Chỉ trong 3 tháng sử dụng bạn sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.


Hình 13

(ii) Cám gạo kết hợp mật o­ng

Mật o­ng có tác dụng cải thiện làn da của bạn sau khi bị tổn thương. Việc kết hợp hai nguyên liệu này được rất nhiều người ưu tiên sử dụng.

·Chuẩn bị: 1 thìa cám gạo, 1 thìa mật o­ng.

·Cách sử dụng: Trộn đều để hỗn hợp sền sệt (có thể vắt thêm chút chanh). Thoa đều lên vùng da bị tổn thương do dày sừng nang lông trong 20 phút. Sau đó rửa sạch vùng da vừa thoa hỗn hợp. Sử dụng cách này 3 lần/ tuần để có hiệu quả cho làn da bị dày sừng của bạn.

(iii) Cám gạo và nước

·Chuẩn bị: 3 thìa cám gạo, nước ấm 60-70 độ;

·Cách dùng: Trộn đều cám gạo với nước ấm sao cho tạo thành hỗn hợp sền sệt. Thoa hỗn hợp lên da, để trong vòng 20 phút và rửa sạch lại với nước. Với cách này, bạn cần thực hiện 3 lần/ tuần để có thể thấy được hiệu quả rõ ràng.

(iv) Cám gạo và sữa tươi

·Chuẩn bị: 2 thìa cám gạo, 2 thìa sữa tươi;

·Cách sử dụng: Trộn cho hỗn hợp thành dạng sệt, bôi lên da bị dày sừng nang lông. Rửa sạch da sau 20 phút. Muốn bệnh khỏi hẳn bạn cần thực hiện khoảng 3 tháng, 2-3 lần/tuần.

Với những công dụng của cám gạo kết hợp với những nguyên liệu sẵn có trong gia đình có thể tạo thành những hỗn hợp chữa dày sừng nang lông đơn giản, tiết kiệm. Nhưng những mẹo chữa dày sừng với cám gạo này thường không mang lại hiệu quả tức thì, bạn phải kiên trì sử dụng trong một thời gian dài thì mới có hiệu quả rõ rệt. Nếu bạn không có thời gian hay bận bịu với công việc và gia đình mà không có thời gian để chuẩn bị các công thức từ mẹo chữa dày dừng nang lông bằng cám gạo ở trên thì bạn có thể tìm mua các sản phẩm dùng cho viêm nang lông an toàn, hiệu quả.


Hình 14

(v) Chế phẩm tinh dầu dừa

Điều trị bệnh viêm dày sừng nang lông cần có kiên nhẫn và phối hợp song song giữa cách điều trị bằng thuốc cùng với cách chăm sóc phù hợp để xóa đi các lớp dày sừng nang lông, ngoài ra còn dưỡng da thật mịn. Một trong các phương pháp điều trị bệnh viêm dày sừng nang lông ngay ở nhà đơn giản và hiệu quả nhất đó là sử dụng dầu dừa để bôi lên các vùng da bị bệnh thường xuyên mỗi ngày. Bệnh nhân chỉ cần kiên trì trong một khoảng thời gian, bệnh sẽ thuyên giảm.

·Chuẩn bị dầu dừa, nước cốt chanh. Sau đó bạn lấy 3 thìa dầu dừa hâm nóng lên và trộn cùng 1 thìa cà phê nước cốt chanh tạo thành dung dịch bôi da;

·Rửa sạch vùng da bị bệnh, lấy vỏ chanh vừa dùng vắt nước cốt để chà lên vùng da với mục đích thu nhỏ lẫn chân lông bị giãn to và loại bỏ vảy sừng hóa trên da, làm liên tục trong 5-7 phút và rửa lại vùng da đó thật sạch;

·Sau khi làm sạch da, nên dùng hỗn hợp dầu dừa và nước cốt chanh để xoa đều và massage vùng da mắc bệnh trong khoảng 20 phút sau đó rửa sạch bằng nước ấm;

·Thực hiện cách chữa này ngay khi bệnh mới phát hiện và kiên trì thực hiện đều đặn 1-2 lần mỗi ngày. Sau 3 tuần sẽ thấy bệnh thuyên giảm.


Hình 15

(vii) Mướp đắng/khổ qua

·Bạn sử dụng 100g mướp đắng/ khổ qua.

·Cách dùng là lấy lá mướp đắng rửa sạch, phơi khô, giã nhuyễn đắp trực tiếp lên vùng da bị viêm nang chân lông, thực hiện đều đặn 1 tuần 3 lần sẽ thấy vùng da được mờ dần và sáng mịn, tươi trẻ.

(vii) Thực phẩm và trái cây

Một số thức ăn và trái cây có tác dụng hỗ trợ điều trị như bệnh nhân cần ăn nhiều rau quả tươi như cà chua, khoai tây, bờ, bắp cải, cam, bưởi, đu đủ hay các loại thức ăn khác như cá có nhiều mỡ có chứa acid béo omega-3, vitamin E, kẽm và các khoáng chất để giúp dinh dưỡng cho da chống lại các gốc tự do và kẽm sẽ giúp điều hòa các viêm nhiễm (cá hồi, cá trích, cá thu) để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho da, cá có protein chất lượng cao nên sẽ đồng thời tăng tái tạo cấu trúc da và tính bền vững của da.

            Quả lê tàu hay trái bơ có giá trị về chất béo cao giúp da khỏe. Nếu ăn đủ các chất béo này sẽ giữ cho da đủ độ ẩm và dẻo dai, đàn hồi.

Qua nghiên cứu trên 700 phụ nữ cũng cho bằng chứng bơ chứa các hợp chất bảo vệ thương tổn da do ánh nắng mặt trời. Các tổn thương do tia cực tím trên da gây các dấu hiệu như tuổi già và nhăn nheo. Các trái lê tàu và bơ cũng là nguồn thực phẩm chứa vitamin E, chống oxy hóa từ môi trường và các chất độc hại trong môi trường để bảo vệ da, đặc biệt khi phối hợp dùng với các vitamin C. Da chúng ta cần vitamin C để tạo ra collagen, bảo tồn protein cấu trúc chính cho da khỏe mạnh và mềm mại. Thiếu vitamin C dễ dẫn đến da khô, đỏ da, tróc vảy và dễ bội nhiễm vi khuẩn.

            Trái óc chó, trái hồ đào có nhiều đặc tính như một thực phẩm tốt cho da. Trong chúng có nguồn rất giàu acide béo cần thiết cho cơ thể mà cơ thể chúng ta không bao giờ tổng hợp ra. Thực tế, chúng giàu hơn trong các hạt khác về cả hàm lượng omega-3 và omega-6. Một chế độ ăn có hàm lượng omega-6 cao sẽ thúc đẩy viêm, kể cả tính trạng viêm da giống như vảy nến.


Hình 16

Ngược lại, omega-3 lại giúp làm giảm phản ứng viêm trên cơ thể, kể cả trên da. Trong khi acid béo omega-6 rất dồi dào trong chế độ ăn của người phương tây, thì nguồn acid béo có omega-3 thì rất hiếm. Trái óc chó chứa một tỷ lệ tốt giữa các acid béo này, do đó chống lại phản ứng viêm với quá nhiều omega-6. Ngoài ra, trái óc chó còn chứa nhiều chất vi dưỡng khác tốt cho da như vitamin E, vitamin C và selenium, chất kẽm và protein.


Hình 17

Hạt hướng dương: là nguồn thực phẩm tốt cho da, hạt hướng dương với 28 g sẽ chứa 32% chất RDI và selenium chống oxy hóa, 10% chất kẽm và 5,4 g protein. Lượng này cũng chứa 37% RDI cho vitamin E đủ quan trọng và chống oxy hóa. Ngoài ra, hạt hướng dương là nguồn acid linoleic tuyệt vời, chất béo omega-6 cần thiết giúp cho da dày hơn, dẽo dai và ẩm da. Trong một nghiên cứu hơn 4.000 phụ nữ, uống liều cao acid linoleic có liên quan với nguy cơ thấp khô da và mỏng da lúc tuổi già.

            Cà chua ngọt: Loại này chứa beta-carotene như là các vi dưỡng trong thực vật. Nó có thể đảo nghịch thành vitamin A trong cơ thể và người ta tìm thấy trong các trái cam và rau xanh sậm màu như cà rốt, rau bi-na và cà chua ngọt. Cà chua là nguồn vitamin C quan trọng và chứa hầu hết tất cả carotenoid quan trọng, bao gồm các lycopene. Beta-carotene, lutein và lycopene đã cho thấy bảo vệ da chống lại ánh nắng mặt trời và ngăn ngừa nhăn da. Tuy nhiên, carotenoid cần chất béo để hấp thu, vì thế phải đảm bảo đi cặp đôi cà chua với một thức ăn nào đó như phô mai hay dầu oliu.

            Ớt chuông vàng hay đỏ: Như cà chua ngọt, các loại ớt chuông hay ớt ngọt là nguồn beta-carotene tuyệt vời. Trong ớt chuông đỏ chứa nhiều tiền chất vitamin A. Chúng cũng là một trong những nguồn vitamin C tốt, chất chống oxy hóa cần thiết để tạo ra collagen protein để giữ cho da chắc và mạnh. Một cốc ớt chuông cung cấp 317% chất RDI cho vitamin C. Một nghiên cứu quan sát cỡ mẫu lớn chế độ ăn nhiều vitamin C có liên quan đến làm giảm rất nhiều tình trạng xuất hiện vết nhăn da và khô da trên nhóm tuổi già.

            Bông cải xanhchứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp khỏe cho da, gồm có chất kẽm, vitamin A và vitamin C. Nó chứa lutein-một loại carotenoid có vai trò như beta-carotene, bảo vệ da tránh các thương tổn oxy hóa gây thương tổn da khô và nhăn nheo. Hoa của bông cải xanh cũng chứa một hợp chất đặc biệt là sulforaphane rất tố cho da. Nó có thể có hiệu quả chống ung thư, kể cả ung thư da. Sulforaphane có tiềm năng chống lại các thương tổn da do ánh nắng mặt trời qua cơ chế hoạt động hai cách: (i) Trung hòa các gốc tự do gây hại và (ii) điều hòa trở lại hệ thống bảo vệ cho toàn cơ thể. Trong nghiên cứu la bô, sulforaphane làm giảm số tế bào da bị giết bởi tia cực tím đến 29% và bảo vệ kéo dài đến 48 giờ. Có bằng chứng là thực phẩm này giúp duy trì nồng độ collagen trong da. Bông cải xanh là nguồn vitamin và khoáng chất và cảotenoid tốt cho da.

            Đậu nành: chứa isoflavones hay hợp chất thực vật hoặc tương tự hoặc ngăn chặn estrogen trong cơ thể. Chúng có thể có tiềm năng về lợi điểm sức khỏe, kể cả da. Một nghiên cứu nhỏ trên phụ nữ tuổi 30 hay 40 khi dùng đậu nành isoflavones mỗi ngày trong 8-12 tuần đã cải thiện vết nhăn và độ đàn hồi của da. Trên nhóm phụ nữ sau mãn kinh, đậu nành cũng có thể giúp cải thiện da khô và làm tăng collagen, giúp da trơn láng và khỏe mạnh. Các isoflavone này không chỉ bảo vệ các tế bào bên trong cơ thể khỏi các tổn thương mà còn bảo vệ da khỏi các tia cực tím. Điều này thậm chí còn giúp ngăn ngừa phát triển của một số ung thư da. Đậu nành chứa isoflavones, nên sẽ làm giảm da nhăn, cải thiện mức collagen, độ đàn hồi da và khô da cũng như bảo vệ da khỏi tia cực tím.

Chocolate đen/nâu: hiệu quả của sô-cô-la và ca cao trên da rất ấn tượng. Một nghiên cứu cho thấy sau 6-12 tuần dùng bột cacao cho thấy da dày hơn và đầy nước hơn. Da của họ cũng ít thô ráp, xù xì, ít nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và tuần hoàn da tốt hơn, điều này sẽ mang chất dinh dưỡng đến da nhiều hơn. Một nghiên cứu khác thấy rằng ăn đều đặn 20 g chocolate chống oxy hóa mỗi ngày có thể cho phép da chống lại các tác hại tia cực tím gấp hai lần so với nhóm chứng dùng chcolate thấp hơn. Một số nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự, cải thiện da nhăn. Cacao chứa các chất oxy hóa để bảo vệ da chống lại ánh nắng mặt trời. Chúng sẽ cải thiện về độ nhăn da, dày da và tích nước, dòng máu và độ đàn hồi da.

Trà xanh: có khả năng bảo vệ da của bạn và giảm các biến chứng da tuổi già. Họp chất tiềm năng tìm thấy trong trà xanh là catechin và chúng bảo vệ và cải thiện sức khỏe cho da theo một vài cách. Như một số thực phẩm chứa chất oxy hóa, dùng đều đặnc trà xanh hàng ngày có thể giúp bảo vệ da tránh thương tổn do nắng. Một nghiên cứu trong 12 tuần trên 60 phụ nữ dùng trà xanh mỗi ngày đã làm giảm đỏ da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đến 25%. Đồng thời, chúng cũng cải thiện độ ẩm da, dày da và độ đàn hồi da. Trong khi trà xanh là một lựa chọn quan trọng coh sức khỏe da, bạn có thể tránh uống trà với sữa. Có bằng chứng cho thấy sữa có thể làm giảm các hiệu quả tốt về mặt chống oxy hóa.

            Rượu vang đỏ: trong rượu vang đỏ chứa resveratrol, một loại hợp chất có trong nho đỏ tốt cho da. Resveratrol được tin có nhiều lợi điểm cho sức khỏe, giảm các tác động của tuổi già. Hợp chất này đã giảm tác hại cho da đáng kể, đồng thời làm giảm sinh các gốc tự do gây hại, điều này dẫn đến thương tổn các tế bào da và gây dấu hiệu tuổi già.

Không may, không có nhiều bằng chứng về hàm lượng của resveratrol trong một ly rượu vang đỏ đủ để làm thay đổi cho da của bạn. Vì rượu vang đỏ là một thức uống có cồn, nên sẽ có hiệu ứng ngược khi uống quá nhiều rượu. Do vậy việc khuyến cáo uống rượu vang cần thận trọng và cân nhắc cho sức khỏe của bạn.


Hình 18

Kem và đường:

Một trong những cách dễ nhất để loại bỏ sự xuất hiện dày sừng nang lông là dùng hỗ hợp kem và đường. Kem giàu lactic acid và khi trộn với đường sẽ tác động mạnh lên việc cọ sạch chất bẩn, giúp giảm cồi/ nút trên da. Người ta khuyên nên thoa lớp hỗ dịch này nhẹ nhàng trên da trong vài phút và rửa sạch chúng bằng nước ấm trở lại.

Nước soda

Nước soda cũng rất có ích cho sức khỏe của da, chúng có hoạt tính tẩy da chết và giúp mở các lỗ nang lông bị đóng kín bởi các chất keratin.

Tắm sữa

Sữa là một chất rửa da đáng ngạc nhiên. Các thành phần tự nhiên của sữa rất hiệu quả cho da kèm theo lactic acid trong việc giải quyết các dày sừng nang lông và loại bỏ các bóng nhỏ của bệnh hoàn toàn. Sữa trộn hòa với nước ấm và lặp lại nhiều lần cũng có thể giúp giảm bệnh.

Yến mạch

bữa ăn có yến mạch cũng có thể sử dụng để điều trị các vấn đề liên quan đến dày sừng nang lông. Trong yến mạch có nhiều khoáng chất làm giàu cho da của bạn và giúp da khỏe hơn. Kỳ cọ rửa nhẹ nhàng để giúp mở các lỗ bị tắt nút trên da và loại bỏ các da chết cũng như cung cấp giảm nhẹ các vết thô ráp trên da.


Hình 19

Dầu lấy từ hạt lanh

Dầu lấy từ hạt lanh có ích điều trị triệu chứng dày sừng nang lông. Dầu này giàu chất omega-3 acid béo và nếu dùng thường xuyên các chất này trên các nút của dày sừng có thể loại bỏ chúng thường xuyên. Ngoài ra, người ta cũng khuyên dùng hạt lanh ăn hàng ngày cũng có nhiều lợi điểm.

Giấm chua từ nước táo ép

Loại giấm chua từ nước táo ép có nhiều đặc tính tốt và điều này có hiệu quả chống lại bệnh dày sừng nang lông. Bản chất của acide trong giấm giúp loại bỏ keratin ứ đọng trong các lỗ nang lông và mở chúng hở ra. Do đó, người ta khuyến cáo nên dùng giấm chua này thoa lên trên các nút sừng để giảm bớt chúng.

Dầu oliu

Dầu oliu cung cấp nhiều vitamin E cho da và vitamin này giúp khỏe cho da. Dugnf dầu này thoa trên da của bạn sẽ giúp loại bỏ dày sừng nang lông rất hữu hiệu.

Yaourt

Sữa chua hay yaourt có nguồn vi khuẩn và acid lactic tốt và có thể dùng để điều trị bệnh dày sừng nang lông. Sữa chua giúp làm giảm triệu chứng và làm cho da trơn láng, mịn thông qua loại bỏ bớt các nút sừng keratine trên da. Trộn một nhúm muối nhỏ vào trong sữa chua và sử dụng chúng để cọ rửa da rất tốt.

Nước chanh

Sử dụng nước cốt chanh tươi trưc tiếp trên da để tẩy các nút sừng trên da. Thành phần acid của chanh sẽ giúp loại bỏ các nút sừng và mwor các lỗ nang lông ra. Nếu dùng thường xuyên chế phẩm này có thể làm giảm hoàn toàn dày sừng nang lông và khắc phục các sẹo rất tốt.

Dầu dừa

Dầu dừa cung cấp các chất khoáng bổ sung cần thiết và làm tăng độ ẩm cho da. Ngoài ra, với các đặc tính tốt của dầu dừa sẽ giúp cho tẩy bỏ da chết và lắng đọng keratin trên da. Không chỉ thế, nó còn giúp các sẹo trên da có thể mờ đi sau khi điều trị dày sừng nang lông. Do vậy, người ta khuyên nên dùng các dầu dừa tươi/ tinh dầu dừa cho da để làm giảm bệnh lý này.


Hình 20

Chăm sóc da trong dày sừng nang lông

Việc chăm sóc làn da đúng cách là vô cùng quan trọng và cấp thiết để thực hiện tốt để giúp ngăn ngừa và hỗ trợ chữa trị bệnh cực kỳ hiệu quả. Những nhân tố tác động bên ngoài như các yếu tố môi trường gồm khói bụi, hay hóa chất … mà con người tiếp xúc mỗi ngày là các nhân tố tác động khiến cho bệnh trở nên cực kỳ nghiêm trọng. Do đó, chúng ta cũng phải phòng tránh và hạn chế cho làn da khỏi phải tiếp xúc cùng những yếu tố gây hại nhất.

Những người bệnh bị bạo bệnh cũng cần phải hạn chế và từ bỏ những thói quen uống đồ uống rượu bia, hoặc là chất kích thích vì chúng cực kỳ không tốt cho sức khỏe của bạn và làm cho bệnh tình trở nên khó có thể điều trị triệt để hơn.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần xây dựng 1 chế độ ăn uống hiệu quả, nên ăn các loại rau củ quả tươi ngon, có những cách cân bằng những chất dinh dưỡng và giảm những loại đồ ăn thức uống cay nóng, đồ uống có cafein. Ngoài ra, tâm lý của người bệnh cũng là yếu tố vô cùng quan trọng trong phác đồ điều trị căn bệnh. Người bệnh cần phải giữ cho mình 1 tâm thế cực kỳ thoải mái và tránh được sự căng thẳng và bi quan. Cần kiên trì điều trị đến cùng mà không được vội vàng.


Hình 21

Những điều nên tránh

   Khi bị bệnh dày sừng nang lông, chúng ta nên tránh một số điều sau thì việc điều trị mới khả quan như:

-Tránh chà xát mạnh lên vùng da bị bệnh, kì cọ nhẹ nhàng với da, nếu mạnh sẽ dẫn đến các thương tổn thêm cho da;

-Không nên thường xuyên hay có thói quen tắm nước quá nóng, nếu bắt buộc phải tắm nước nóng thì hãy pha nước ấm ấm. Nước nóng làm da mất đi lớp dầu bảo vệ tự nhiên trên da, làm cho da khô và bong tróc nhiều hơn;

-Không nên dùng xà bông có nồng độ mạnh khi tắm rửa, vì xà bông có chứa nhiều xút, gây khô da. Dày sừng nang lông hay vảy cá là do da quá khô, chứ không phải quá nhờn, cho nên việc sử dụng các sản phẩm kiềm cao như xà bông là một sai lầm. Đồng thời, thay bằng các loại sữa tắm dịu nhẹ, dưỡng ẩm cho da;

-Không mặc quần áo bó sát và bí da, ưu tiên các loại vải có chất liệu cotton mềm;

-Điều quan trọng trong điều trị dày sừng nang lông, da vảy cá chính là tẩy tế bào chết để làm tiêu sừng và thoa dưỡng thể để da không khô dẫn đến tiết ra chất sừng nữa.

Tiên lượng của dày sừng nang lông

Những tổn thương khởi phát sớm từ nhỏ có thể ít dần và biến mất vào cuối giai đoạn trẻ nhỏ hoặc thiếu niên. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của hormon trong giai đoạn dậy thì hoặc trong giai đoạn mang thai hoặc sau sinh thì có thể gây bùng phát lên trở lại. Khi dày sừng nang lông xuất hiện đầu tiên ở giai đoạn thiếu niên, chúng thường biến mất vào độ tuổi giữa những năm 20-30 tuổi.

TÀI LIÊU THAM KHẢO

Laser Doppler perfusion imaging (LDPI) and transepidermal water loss (TEWL) values in psoriatic lesions treated with narrow band UVB phototherapy. Dermal vascularity may be useful indicator of psoriatic activity.

Goh CL, Khoo L.

Ann Acad Med Singapore. 2004 Jan;33(1):75-9.

A comparison of tazarotene 0.1% gel o­nce daily plus mometasone furoate 0.1% cream o­nce daily versus calcipotriene 0.005% ointment twice daily in the treatment of plaque psoriasis.

Guenther LC, Poulin YP, Pariser DM.

Clin Ther. 2000 Oct;22(10):1225-38.

Evaluation of a Pseudoceramide Moisturizer in Patients with Mild-to-Moderate Atopic Dermatitis.

Seghers AC, Cai SC, Ho MS, Giam YC, Tan L, Grönhagen CM, Tang MB.

Dermatol Ther (Heidelb). 2014 Jun;4(1):83-92. doi: 10.1007/s13555-014-0048-z. Epub 2014 Mar 12.

Effect of barrier perturbation o­n cutaneous penetration of salicylic acid in hairless rats: in vivo pharmacokinetics using microdialysis and non-invasive quantification of barrier function.

Benfeldt E, Serup J.

Arch Dermatol Res. 1999 Sep;291(9):517-26.

Skin permeability barrier and occlusion: no delay of repair in irritated human skin.

Welzel J, Wilhelm KP, Wolff HH.

Contact Dermatitis. 1996 Sep;35(3):163-8.

Solute structure-permeability relationships in human stratum corneum.

Anderson BD, Raykar PV.

J Invest Dermatol. 1989 Aug;93(2):280-6.

Increased stratum corneum serine protease activity in acute eczematous atopic skin.

Voegeli R, Rawlings AV, Breternitz M, Doppler S, Schreier T, Fluhr JW.

Br J Dermatol. 2009 Jul;161(1):70-7. doi: 10.1111/j.1365-2133.2009.09142.x. Epub 2009 Mar 30. Erratum in: Br J Dermatol. 2009 Aug;161(2):492.

Fractional Carbon Dioxide Laser for Keratosis Pilaris: A Single-Blind, Randomized, Comparative Study.

Vachiramon V, Anusaksathien P, Kanokrungsee S, Chanprapaph K.

Biomed Res Int. 2016;2016:1928540. doi: 10.1155/2016/1928540. Epub 2016 May 9.

Water-filtered infrared-A (wIRA) can act as a penetration enhancer for topically applied substances.

Otberg N, Grone D, Meyer L, Schanzer S, Hoffmann G, Ackermann H, Sterry W, Lademann J.

Ger Med Sci. 2008 Jul 21;6:Doc08.

Interrelationship between water-barrier and reservoir functions of pathologic stratum corneum.

Tagami H, Yoshikuni K.

Arch Dermatol. 1985 May;121(5):642-5.

The influence of a humectant-rich mixture o­n normalz skin barrier function and o­n o­nce- and twice-daily treatment of foot xerosis. A prospective, randomized, evaluator-blind, bilateral and untreated-control study.

Lodén M, von Scheele J, Michelson S.

Skin Res Technol. 2013 Nov;19(4):438-45. doi: 10.1111/srt.12066. Epub 2013 Mar 22.

Recurrence rates and patient assessed outcomes of 0.5% 5-fluorouracil in combination with salicylic acid treating actinic keratoses.

Stockfleth E, Zwingers T, Willers C.

Eur J Dermatol. 2012 May-Jun;22(3):370-4. doi: 10.1684/ejd.2012.1707.

'Keratolytic' properties of benzoyl peroxide and retinoic acid resemble salicylic acid in man.

Waller JM, Dreher F, Behnam S, Ford C, Lee C, Tiet T, Weinstein GD, Maibach HI.

Skin Pharmacol Physiol. 2006;19(5):283-9. Epub 2006 Jun 16.

Stratum corneum barrier integrity controls skin homeostasis.

Smith W.

Int J Cosmet Sci. 1999 Apr;21(2):99-106. doi: 10.1046/j.1467-2494.1999.196562.x.

Functional changes in human stratum corneum induced by topical glycolic acid: comparison with all-trans retinoic acid.

Effendy I, Kwangsukstith C, Lee JY, Maibach HI.

Acta Derm Venereol. 1995 Nov;75(6):455-8.

Treatment of keratosis pilaris with 810-nm diode laser: a randomized clinical trial.

Ibrahim O, Khan M, Bolotin D, Dubina M, Nodzenski M, Disphanurat W, Kakar R, Yoo S, Whiting D, West DP, Poon E, Veledar E, Alam M.

JAMA Dermatol. 2015 Feb;151(2):187-91. doi: 10.1001/jamadermatol.2014.2211.

Moisturizing advantages of desonide hydrogel in treating atopic dermatitis.

Trookman NS, Rizer RL, Ho ET, Ford RO, Gotz V.

Cutis. 2011 Jul;88(1 Suppl):7-12.

Claim substantiation and efficiency of hydrating body lotions and protective creams.

de Paepe K, Derde MP, Roseeuw D, Rogiers V.

Contact Dermatitis. 2000 Apr;42(4):227-34.

Dynamics of skin barrier repair following preconditioning by a biotechnology-driven extract from samphire (Crithmum maritimum) stem cells.

Caucanas M, Montastier C, Piérard GE, Quatresooz P.

J Cosmet Dermatol. 2011 Dec;10(4):288-93. doi: 10.1111/j.1473-2165.2011.00584.x.

The relationship between transepidermal water loss and skin permeability.

Machado M, Salgado TM, Hadgraft J, Lane ME.

Int J Pharm. 2010 Jan 15;384(1-2):73-7. doi: 10.1016/j.ijpharm.2009.09.044. Epub 2009 Sep 30.

Quantitative study of stratum corneum ceramides contents in patients with sensitive skin.

Cho HJ, Chung BY, Lee HB, Kim HO, Park CW, Lee CH.

J Dermatol. 2012 Mar;39(3):295-300. doi: 10.1111/j.1346-8138.2011.01406.x. Epub 2011 Oct 31.

Functions of the stratum corneum in systemic sclerosis as distinct from hypertrophic scar and keloid functions.

Sogabe Y, Akimoto S, Abe M, Ishikawa O, Takagi Y, Imokawa G.

J Dermatol Sci. 2002 May;29(1):49-53.

Evaluation of the Efficacy, Safety, and Tolerability of 3 Dose Regimens of Topical Sodium Nitrite With Citric Acid in Patients With Anogenital Warts: A Randomized Clinical Trial.

Ormerod AD, van Voorst Vader PC, Majewski S, Vanscheidt W, Benjamin N, van der Meijden W.

JAMA Dermatol. 2015 Aug;151(8):854-61. doi: 10.1001/jamadermatol.2015.0381.

Novel retinoid ester in combination with salicylic acid for the treatment of acne.

Draelos Z, Lewis J, McHugh L, Pellegrino A, Popescu L.

J Cosmet Dermatol. 2016 Mar;15(1):36-42. doi: 10.1111/jocd.12190. Epub 2015 Oct 30.

Role of topical emollients and moisturizers in the treatment of dry skin barrier disorders.

Lodén M.

Am J Clin Dermatol. 2003;4(11):771-88. Review.

Transepidermal water loss and water content in the stratum corneum in infantile seborrhoeic dermatitis.

Tollesson A, Frithz A.

Acta Derm Venereol. 1993 Feb;73(1):18-20.

High transepidermal water loss induces fatty acid synthesis and cutaneous fatty acid-binding protein expression in rat skin.

Yamaguchi H, Yamamoto A, Watanabe R, Uchiyama N, Fujii H, o­no T, Ito M.

J Dermatol Sci. 1998 Jul;17(3):205-13.

Biophysical and morphological changes in the stratum corneum lipids induced by UVB irradiation.

Jiang SJ, Chen JY, Lu ZF, Yao J, Che DF, Zhou XJ.

J Dermatol Sci. 2006 Oct;44(1):29-36. Epub 2006 Jul 13.

Physical and physiological effects of stratum corneum tape stripping.

Bashir SJ, Chew AL, Anigbogu A, Dreher F, Maibach HI.

Skin Res Technol. 2001 Feb;7(1):40-8.

The influence of a non-occlusive bi-layer composite membrane o­n skin barrier properties. A non-invasive evaluation with a right-left intra-individual pre/post comparison study.

Brazzelli V, Berardesca E, Rona C, Borroni G.

Skin Pharmacol Physiol. 2008;21(1):50-5. Epub 2007 Dec 18.

Ceramide 1 and ceramide 3 act synergistically o­n skin hydration and the transepidermal water loss of sodium lauryl sulfate-irritated skin.

Huang HC, Chang TM.

Int J Dermatol. 2008 Aug;47(8):812-9. doi: 10.1111/j.1365-4632.2008.03687.x.

Correlation between serum thymus and activation-regulated chemokine levels and stratum corneum barrier function in healthy individuals and patients with mild atopic dermatitis.

Furue M, Matsumoto T, Yamamoto T, Takeuchi S, Esaki H, Chiba T, Yamaguchi H.

J Dermatol Sci. 2012 Apr;66(1):60-3. doi: 10.1016/j.jdermsci.2012.01.011. Epub 2012 Feb 16.

Effects of topical gluco-oligosaccharide and collagen tripeptide F in the treatment of sensitive atopic skin.

Berardesca E, Abril E, Serio M, Cameli N.

Int J Cosmet Sci. 2009 Aug;31(4):271-7. doi: 10.1111/j.1468-2494.2009.00495.x. Epub 2009 Jun 3.

Atopic xerosis: employment of noninvasive biophysical instrumentation for the functional analyses of the mildly abnormal stratum corneum and for the efficacy assessment of skin care products.

Tagami H, Kobayashi H, O'goshi K, Kikuchi K.

J Cosmet Dermatol. 2006 Jun;5(2):140-9. Review.

Collagen hydrolysate intake improves the loss of epidermal barrier function and skin elasticity induced by UVB irradiation in hairless mice.

Oba C, Ohara H, Morifuji M, Ito K, Ichikawa S, Kawahata K, Koga J.

Photodermatol Photoimmunol Photomed. 2013 Aug;29(4):204-11. doi: 10.1111/phpp.12051.

Transepidermal water loss measurement during infancy can predict the subsequent development of atopic dermatitis regardless of filaggrin mutations.

Horimukai K, Morita K, Narita M, Kondo M, Kabashima S, Inoue E, Sasaki T, Niizeki H, Saito H, Matsumoto K, Ohya Y.

Allergol Int. 2016 Jan;65(1):103-8. doi: 10.1016/j.alit.2015.09.004. Epub 2015 Oct 29.

Full-body skin mapping for six biophysical parameters: baseline values at 16 anatomical sites in 125 human subjects.

Kleesz P, Darlenski R, Fluhr JW.

Skin Pharmacol Physiol. 2012;25(1):25-33. doi: 10.1159/000330721. Epub 2011 Sep 7.

Effects of calcipotriol o­n stratum corneum barrier function, hydration and cell renewal in humans.

Effendy I, Kwangsukstith C, Chiappe M, Maibach HI.

Br J Dermatol. 1996 Oct;135(4):545-9.

Ngày 31/08/2018
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích