Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 1 7 5 2
Số người đang truy cập
3 7 5
 Chuyên đề
Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue có mật độ hoạt động gia tăng vào mùa hè để truyền bệnh
Cảnh giác bệnh sốt xuất huyết Dengue mùa hè

Bệnh sốt xuất huyết Dengue theo quy luật chung thường xuất hiện và phát triển ở các địa phương nhiều nhất từ tháng 7 đến tháng 10 trong năm. Tuy nhiên do đặc điểm địa lý, khi hậu khác nhau của từng vùng miền nên quy luật này có thay đổi. Ở miền Nam và miền Trung bệnh bệnh lưu hành quanh năm. Ở miền Bắc và Tây Nguyên bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11 ngoài các tháng có thời tiết lạnh, ít mưa. Trong những năm gần đây, bệnh có xu hướng xuất hiện nhiều vào mùa hè, vì vậy cần cảnh giác để chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống. 

Thực trạng, đặc điểm bệnh và những biến đổi

Theo thống kê ghi nhận, năm 2017 bệnh sốt xuất huyết Dengue đã xảy ra tại hầu hết 63 tỉnh, thành phố của nước ta ở cả khu vực miền Bắc lẫn miền Nam với 184.741 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 155.618 bệnh nhân phải vào bệnh viện để điều trị và đã có 32 bệnh nhân tử vong. Theo đó, 10 tỉnh, thành phố có số mắc bệnh cao theo thứ tự là Đà Nẵng, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Bình Định, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Nam. Một đặc điểm cần được ghi nhận là số trường hợp mắc bệnh xảy ra và gia tăng từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 8, trùng với thời tiết mùa hè; qua đầu tháng 9 thì số mắc bệnh giảm đi nhiều. Tại nước ta, có thể nói sốt xuất huyết là bệnh dịch lưu hành địa phương; phổ biến là ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ và vùng ven biển miền Trung. Đây là vấn đề cần được quan tâm để chỉ đạo và thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh một cách phù hợp với sự biến đổi không theo quy luật dịch bệnh phát triển vào mùa mưa.

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh gây nên vì bị nhiễm loại virút Dengue với tình trạng cấp tính, bệnh do hai loài muỗi chủ yếu là Aedes aegypti và Aedes albopictus truyền và có thể tạo thành dịch lớn... Tác nhân gây bệnh được xác định do bệnh nhân bị nhiễm loại virút Dengue thuộc nhóm Flavivirus, họ Flaviviridae với 4 típ huyết thanh ký hiệu DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Mặc dù là một bệnh lây nhiễm nhưng đặc điểm của bệnh là không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà do muỗi đốt máu người bệnh có mang virút rồi sau đó truyền vỉuút sang cho người lành qua vết đốt máu; ở nước ta đều có mặt 2 loài muỗi chủ yếu truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue nhưng quan trong nhất vẫn là muỗi Aedes aegypti thường được gọi là muỗi vằn.

Như vậy, với mầm bệnh luôn có mặt, hiện diện, lưu hành tại địa phương; có thể nói sự xuất hiện, phát triển của dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue có liên quan trực tiếp đến mật độ hoạt động muỗi truyền bệnh; mật độ hoạt động này cao hay thấp cũng do yếu tố thời tiết, khí hậu thuận lợi hay không thuận lợi để muỗi sinh sôi, nảy nở nhằm thực hiện vai trò truyền bệnh.

Sự thuận lợi của mùa hè để dịch bệnh phát triển

Muỗi chủ yếu truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue gồm 2 loài là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó Aedes aegypti có vai trò truyền bệnh khá quan trọng. Aedes aegypti thường gọi là muỗi vằn, chủ yếu đẻ trứng ở môi trường gần nhà và nơi chúng ưa thích là các chum, vại, lu... chứa nước đặt ở trong nhà hay ở ngoài nhà có thể là các ống máng, kẽ lá, ống nứa, lốp xe hỏng, vỏ đồ hộp, chậu cây cảnh...; tất cả những loại dụng cụ này thường điển hình chứa nước tương đối trong. Aedes albopictus thường gọi là muỗi hỗ châu Á vì lần đầu tiên chỉ thấy ở châu Á và Madagascar nhưng gần đây chúng đã xâm nhập đến Bắc Mỹ, Nam Mỹ cũng như Tây Phi; chúng cũng ưa đẻ trứng ở những dụng cụ chứa nước tạm thời ở trong nhà và ngoài nhà như Aedes aegypti nhưng với mức độ ít hơn, thực tế muỗi vẫn ưa thích đẻ trứng tự nhiên ở trong rừng tại những hốc cây, kẽ lá, vũng nước dưới đất, vỏ dừa, vườn cây... Tập tính của cả hai loài muỗi Aedes chủ yếu là đốt máu người và động vật vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Phần lớn muỗi đốt máu và đậu nghỉ ở ngoài nhà nhưng tại những thành phố nhiệt đới muỗi Aedes aegypti đẻ trứng, đốt mồi, đậu nghỉ trong nhà và chung quanh nhà. Muỗi có 4 giai đoạn rõ ràng trong vòng đời của chúng gồm trứng, bọ gậy, lăng quăng và muỗi trưởng thành. Muỗi cái thường chỉ giao phối một lần nhưng đẻ trứng suốt đời theo từng đợt, để thực hiện được vai trò này muỗi cái cần phải đốt máu còn muỗi đực thì không. Sau khi đẻ trứng, ở vùng nhiệt đới trứng thường nở thành bọ gậy sau 2 - 3 ngày, giai đoạn bọ gậy khoảng 4 - 7 ngày, giai đoạn lăng quăng chừng 1 - 3 ngày; toàn bộ thời gian từ trứng đến khi bọ gậy, lăng quăng phát triển thành muỗi trưởng thành ở điều kiện tốt nhất mất khoảng 7 - 13 ngày.

Với những đặc điểm sinh lý, sinh thái của muỗi truyền bệnh đã được nêu ở trên; mùa hè thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm có những yếu tố, điều kiện khí hậu, thời tiết thuận lợi để dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue xuất hiện và bùng phát cụ thể như năm 2017. Nước ta ở trong vùng nhiệt đới, mặc dù miền Bắc và miền Nam có sự khác biệt về khí hậu, thời tiết nhưng không nhiều nên vẫn có điều kiện, yếu tố phù hợp để muỗi truyền bệnh sinh sôi, nảy nở gây bệnh trong mùa hè. Theo quy luật, bệnh sốt xuất huyết Dengue tại nước ta thường xuất hiện vào đầu mùa mưa và phát triển mạnh từ tháng 7 đến tháng 10 nhưng hiện nay do sự biến đổi khí hậu nên quy luật này cũng có thể thay đổi, bệnh lại xuất hiện và lưu hành vào mùa hè bắt đầu từ tháng 5. Trong mùa hè nắng nóng, các cơn mưa giông bất chợt thường tạo nên những thủy vực mới cho muỗi đẻ trứng và sinh sôi, nảy nở ngoài những chỗ truyền thống bình thường; theo đó mật độ hoạt động của muỗi truyền bệnh cũng gia tăng để đảm nhận vai trò truyền bệnh làm cho dịch bệnh bùng phát từ mầm bệnh virút có sẵn tại địa phương. Bên cạnh đó ở một số nơi, đặc biệt là tại miền Trung do thời tiết quá nắng nóng nên người dân thường lắp đặt hệ thống phun nước thành giọt sương nhỏ bay phủ trên các mái nhà lợp bằng tôn để giải nhiệt, nước đọng lại ở các chỗ trũng thấp và máng dẫn bị bít tắc cũng sẽ tạo nên những nơi cho muỗi truyền bệnh đẻ trứng. Đồng thời người dân cũng thường sử dụng các thùng chứa nước bơm nước từ dưới lên cao để dùng qua ống dẫn; nếu thùng chứa nước không có nắp đậy kín thì muỗi truyền bệnh vẫn có thể bay vào đó để đẻ trứng. Ngoài ra còn có những yếu tố, điều kiện khác đang được các nhà khoa học nghiên cứu để xác định tại sao bệnh sốt xuất huyết Dengue lại xuất hiện, phát triển và gia tăng trong mùa hè mà không phải là đầu mùa mưa theo quy luật.

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết mùa hè

Với đặc điểm thay đổi đã phân tích, các địa phương cần tập trung chủ động thực hiện những biện pháp phòng chống sốt xuất huyết ngay từ những tháng đầu mùa hè, không phải là những tháng trước mùa mưa theo như quy luật trước đây vì sẽ không kịp thời và phù hợp với biến đổi về dịch tễ học của mùa truyền bệnh.

Chính từ thực trạng này, ngày 20/3/2018 Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue và dịch bệnh mùa hè năm 2018 tại thành phố Đà Nẵng là địa phương có số người mắc bệnh sốt xuất huyết cao nhất trong năm 2017 nhằm mục đích cảnh báo vấn đề mang tính thời sự này. Mục tiêu chỉ đạo của Bộ Y tế là chủ động kiểm soát tốt dịch bệnh, không để bùng phát dịch bệnh trong mùa hè. Theo đó, các địa phương phải chủ động triển khai các biện pháp kiểm soát muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết; tăng cường giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh, các ổ dịch tại cộng đồng để xử lý kịp thời và có hiệu quả.

Cho đến nay, bệnh sốt xuất huyết Dengue vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắcxin phòng bệnh; vì vậy biện pháp tăng cường các hoạt động diệt trung gian truyền bệnh, đặc biệt diệt bọ gậy và lăng quăng của muỗi truyền bệnh với sự tham gia tích cực của từng hộ gia đình và cả cộng động là biện pháp hiệu quả nhất trong phòng chống sốt xuất huyết Dengue. Để phòng chống dịch bệnh đạt được kết quả tốt, khẩu hiệu hành động “không có bọ gậy, không có lăng quăng, không có sốt xuất huyết” phải thực sự đi vào cuộc sống của cộng đồng người dân chứ không còn nằm trong các tài liệu tuyên truyền nữa. 

Ngày 01/07/2018
BS. NGUYỄN VÕ HINH  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích