Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 2 4 8 1
Số người đang truy cập
3 8
 Chuyên đề
Sử dụng test chẩn đoán nhanh sốt rét như thế nào cho hợp lý và hiệu quả

Nhờ có sự đầu tư và cam kết chính trị mạnh mẽ của các Nhà lãnh đạo trên thế giới nên công tác phòng chống sốt rét (PCSR) trong thời gian qua thu được nhiều thành tựu đáng kể về cả ba tiêu chí: giảm mắc số ca nhiễm mới, giảm số ca tử vong và dịch bệnh được khống chế. Không xảy ra.

Theo Đánh giá tiến bộ toàn cầu và gánh nặng bệnh tật (Global progress and disease burden) trong vòng 5 năm gần đây (2010-2015), Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) cho biết tỷ lệ mắc mới sốt rét (malaria incidence) hay số ca mắc mới (new malaria cases) giảm 21% trên phạm vi toàn cầu và đặc biệt tại khu vực châu Phi, tỷ lệ tử vong do sốt rét (TVSR) giảm khoảng 29% trên toàn cầu và 31% ở châu Phi. Các khu vực khác cũng đạt mức giảm ấn tượng về gánh nặng sốt rét so với năm 2010, tỷ lệ tử vong do sốt rét giảm 58% ở khu vực Tây Thái Bình Dương, 46% ở khu vực Đông Nam Á, 37% ở các quốc gia châu Mỹ và 6% ở vùng Đông Địa Trung Hải.

Thành quả này có được là nhờ triển khai một cách đồng bộ trên quy mô toàn cầu các can thiệp: Phun tồn lưu hóa chất trong nhà (IRS) và phân phối màn tẩm hóa chất tồn lưu dài lâu (LLINs); sử dụng liệu trình thuốc phối hợp dựa vào artemisinins và dẫn chất (ACTs) như là thuốc sốt rét ưu tiên điều trị với chủng P. falciparum và thực hiện việc xét nghiệm bằng kính hiển vi hay test chẩn đoán nhanh sốt rét (mRDTs) tại cộng đồng.


Hình 1

Bản đồ dịch tễ và các chỉ số sốt rét năm 2016 theo Báo cáo sốt rét củaTCYTTG

Ca sốt rét

Tỷ lệ mắc mới

Tỷ lệ tử vong

212 triệu

Năm 2015, có 212 triệu ca sốt rét trên toàn cầu.

21%

Từ 2010-2015, có một tỷ lệ giảm đáng kể về tỷ lệ mắc mới

29%

Từ 2010-2015, có sự giảm tỷ lệ tử vong do sốt rét trên phạm vi toàn cầu

World malaria report 2016

World malaria report 2016

10 facts o­n malaria

Tại Quảng Trị, Dự án Quỹ toàn cầu Phòng chống sốt rét Trung ương, bên cạnh việc phân phối hàng chục ngàn màn tẩm hóa chất diệt tồn lưu lâu dài (LLINs) hàng năm cho người dân nghèo sống trong các vùng sốt rét lưu hành nặng, dân giao lưu di biến động qua biên giới, đi rừng ngủ rẫy, việcđào tạo lại cán bộ y tế (CBYT) các tuyến về giám sát dịch tễ học, phòng chống vector, truyền thông phòng chống sốt rét, khoanh vùng và xử lý ổ bệnh, hướng dẫn phác đồ điều trị sốt rét của Bộ Y tế mới nhất, .. thì vẫn dành ra một nguồn kinh phí đáng kể để mua các loại vật tư thiết yếu phục vụ cho công tác chẩn đoán như kính hiển vi (KHV) và test chẩn đoán nhanh (RDTs) về đến tận thôn bản và các cơ sở điều trị trong toàn tỉnh, đặc biệt là các huyện hưởng lợi từ dự án QTC, trong số đó có một số lượng lớn test chẩn đoán nhanh (chiếm khoảng 50%) dành cho y tế thôn bản và quân y các Đồn biên phòng ở các khu vực biên giới.


Hình 2
 

Test chẩn đoán nhanh sốt rét do Quỹ toàn cầu tại trợ nhằm phát hiện nhanh, định tính kháng nguyên sốt rét HPR2 (histidine-rich protein 2) của loài KSTSR P. falciparum và kháng nguyên pLDH (Plasmodium lactase dehydrogenase) của loài P. vivax ở người với độ nhạy từ 96% với loài P. vivax và 98% với loài P. falciparum.

Do sốt rét trong toàn tỉnh nhiều năm liền giảm mạnh, một số xã thuộc vùng sốt rét lưu hành (SRLS) không ghi nhận được số ca nhiễm mới và do một số khó khăn nhất định về kinh phí nên đội ngũ y tế thôn bản trong nhiều năm qua chưa được đào tạo và đào tạo lại về sốt rét, trong đó có việc sử dụng test chẩn đoán nhanh cho bệnh nhân có sốt tại cộng đồng hoặc luật khám chữa bệnh không cho phép cán bộ y tế tuyến thôn bản điều trị sốt rét nên hoạt động phát hiện và điều trị sốt rét sớm tại cộng đồng bị bỏ ngõ; hầu hết số test được cấp từ Dự án Quỹ toàn cầu PCSR chỉ thực hiện từ tuyến xã trở lên. Tại Quảng Trị, tính đến ngày 18 tháng 9 năm 2017 toàn tỉnh ghi nhận được 180 ca nhiễm sốt rét trong đó nhiều nhất là huyện Hướng Hóa (150 ca), Đa Krông (24 ca), Triệu Phong (03 ca); Cam Lộ (03 ca) ở các xã thuộc vùng sốt rét lưu hành - nơi có thời gian đi bộ khi đến các cơ sở y tế hàng giờ liền. Vì vậy, để giảm thiểu sự lây lan ra cộng đồng và tránh tử vong thì việc phát hiện và điều trị sớm tại cộng đồng cho các nơi có số ca nhiễm tại chỗ và những nơi xa cơ sở y tế gần nhất hơn 2 giờ đi bộ trong thời điểm hiện nay là vấn đề cần đặt ra.

Hiện nay, hàng tháng y tế xã vẫn tổ chức giao ban định kỳ với nhân viên y tế thôn bản (YTTB) và thông qua các hoạt động tại cộng đồng, cán bộ y tế xã có thời gian gặp gỡ, thu thập thông tin và hướng dẫn các hoạt động cho nhân viên y tế thôn bản. Bên cạnh đó, gói test chẩn đoán nhanh sốt rét cung cấp đủ các vật liệu cần thiết như bông, kim trích máu, ống hút, thanh mảng, dung môi và các hướng dẫn cần thiết nên đội ngũ này có thể thực hiện được ngay tại cộng đồng.


Hình 3

Trong quá trình giám sát tại cơ sở, chúng tôi cũng phát hiện ra một “lỗ hỏng” cần khắc phục đó là không phải tất cả bệnh nhân có sốt đều cần phải thực hiện cả hai kỹ thuật cùng một lúc là lấy máu soi kính hiển vi và thực hiện test chẩn đoán nhanh vì gây ra sự lãng phí không cần thiết. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) vào năm 2011 là tất cả các trường hợp nghi ngờ sốt rét đều phải được xác định bằng kỹ thuật soi lam dưới kính hiển vi hay test chẩn đoán nhanh sốt rét nhằm tránh điều trị phỏng chừng là nguyên nhân gây ra kháng thuốc. Ngoài ra, khi bệnh nhân có sốt nhưng xét nghiệm âm tính cần phải khám lâm sàng cẩn thận để tránh bỏ sót các nguyên nhân khác, đặc biệt là các nhiễm trùng phổ biến hiện nay như sốt xuất huyết, viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy …ở trẻ em.

Để sử dụng test chẩn đoán nhanh (RDTs) hợp lý và hiệu quả, ngành y tế cần chú trọng củng cố mạng lưới y tế cơ sở, tăng cường các hoạt động giám sát như là một trụ cột can thiệp trong chiến lược phòng chống sốt rét. Điều cần lưu ý là trong thời điểm hiện nay, test chẩn đoán nhanh sốt rét được ứng dụng để phát hiện người bệnh mắc sốt rét ở những vùng sốt rét lưu hành quá xa xôi, việc đi lại khó khăn, dân cư sống thưa thớt, trạm y tế không có điểm kính hiển vi hoặc có điểm kính hiển vi nhưng không phát huy được năng lực hoạt động, thôn bản ở cách xa điểm kính hiển vi trên 2 giờ đi bộ, phát hiện các ca nhiễm mới tại các ổ bệnh. Đồng thời, test RDTs này cũng được dùng để chẩn đoán nhanh khi cần thiết và phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc sốt rét ác tính (SRAT) nhưng không phát hiện thấy ký sinh trùng sốt rét trên lam máu xét nghiệm bằng phương pháp kỹ thuật truyền thống.


Hình 4

Thiết nghĩ các cơ ở y tế và địa phương cần điều tiết số test RDTs này về những nơi cần nhất sao cho hợp lý, đào tạo và hướng dẫn nhân viên y tế thôn bản sử dụng nhằm phát hiện và chuyển bệnh nhân sốt rét khi test dương tính lên các cơ sở y tế gần nhất, cung cấp cho nhân viên y tế thôn bản ở cách xa hàng giờ đi bộ một số liều thuốc sốt rét nhất định phòng khi bão lũ bệnh nhân không đi được hoặc sử dụng tin nhằn điện thoại để hướng dẫn nhân viên y tế dùng thuốc sốt rét, đảm bảo thuốc vào tận dạ dày theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, tránh tử vong.

Nói tóm lại, vai trò của test chẩn đoán nhanh RDTs trong phát hiện và chẩn đoán sớm sốt rét, nhằm phát hiện kịp thời và điều trị, quản lý ca bệnh tốt nhất là không thể phủ nhận, đặc biệt trong các tình huống mật độ ký sinh trùng thấp dưới ngưỡng phát hiện của KHV, hoặc SRAT sẽ làm ẩn cư các ký sinh trùng trong lòng vi khuyết quản, nên không thể phát hiện trên máu ngoại vi, khi đó vai trò của RDTs sẽ phát huy tác dụng và ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, việc sử dụng đúng và hợp lý là vấn đề cần quan tâm.

 

 

Ngày 09/10/2017
Ths.Bs. Lê Thạnh
( Trung tâm Y tế dự phòng Quảng Trị)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích