Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 3 5 5 9
Số người đang truy cập
1 2 6
 Chuyên đề
GETTY IMAGES
Tại sao 8% dân số Ấn Độ chiếm tới 46% tổng số gánh nặng bệnh sốt rét

Ngày 9/5/2017. Malaria News-Tại sao 8% dân số Ấn Độ chiếm tới 46% tổng số gánh nặng bệnh sốt rét (Why 8% Of India's Population Accounts For 46% Of The Total Malaria Burden). Sốt rét là mối đe dọa sức khỏe lớn nhất với cộng đồng các sắc tộc ở Ấn Độ dẫn đến tỷ lệ mắc và chết sốt rét cao, thiệt hại kinh tế, mất nguồn lao động và học sinh không thể đến trường học.·

Trong khi nghiên cứu được yêu cầu tính toán chính xác chi phí kinh tế của bệnh sốt rét ở Ấn Độ thì sự thật đáng tiếc là căn bệnh này vẫn không được kiểm soát ở các vùng của đất nước. Theo Chương trình quốc gia kiểm soát các bệnh do vector truyền (National Vector Borne Disease Control Program) năm 2015 có 1,13 triệu ca sốt rét đã được báo cáo ở Ấn Độ, giảm 45% tỷ lệ hiện mắc sốt rét (2000-2015) thì 80% gánh nặng sốt rét còn lại tập trung chủ yếu ở nơi sinh sống của các quần thể bộ lạc Ấn Độ. Trong tương lai gần khi 1 hay 2 bang ở Ấn Độ có thể tiến tới loại trừ sốt rét thì các bang Orissa, Madhya Pradesh, Chhattisgarh, Jharkhand, Maharashtra và vùng Đông Bắc mang phần lớn gánh nặng sốt rét Ấn Độ nhất là sốt rét do falciparum đang lại tụt xa lại phía sau. 8% dân số của phần lớn các bộ lạc của các nước này chiếm 46% tổng gánh nặng sốt rét, 70% sốt rét do falciparum và 47% số chết sốt rét trong nước. Những bang này có một số đặc điểm chung là số tử vong mẹ cao, suy dinh dưỡng và bệnh hồng cầu hình liềm; khó tiếp cận vùng núi rừng hẻo lánh, lượng mưa và nước tù đọng, thiếu chuyên gia chăm sóc sức khỏe có chất lượng và cơ sở y tế, khả năng kết nối internet và mạng điện thoại di động yếu tiếp tục làm trầm trọng thêm vấn đề. Hơn nữa, khu vực này có rất nhiều suối chảy chậm quanh năm là điều kiện màu mỡ để các vectơ sốt rét địa phương như Anopheles fluviatilis cùng các vectơ chính khác trong vùng phát triển. Plasmodium falciparum là loài ký sinh trùng sốt rét chủ yếu được phát hiện ở vùng bìa rừng các huyện tại các bang nói trên nơi sinh sống của người dân bộ lạc, nhiều huyện tại các bang Orissa và Maharashtra bị ảnh hưởng bởi sốt rét với chỉ số ký sinh trùng hàng năm (annual parasite index_API)-chỉ số đo lường số ca sốt rét xác định hay tỷ lệ mắc bệnh trong năm > 10, tình trạng bất ổn ở đây phản ánh hệ thống y tế kém hiệu quả làm cho việc giải quyết sốt rét ở khu vực bộ lạc là một thách thức lớn.

Tại thời điểm chuyển giao thiên niên kỷ, đã có sự thay đổi toàn cầu hướng tới màn tẩm hóa chất diệt (ITNs), màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu (LLINs), kít chẩn đoán nhanh (rapid diagnostic kits_RDK) và trị liệu kết hợp dựa vào artemisinin (ACTs) mở ra hy vọng. Tuy nhiên, những công cụ mới này thất bại trong việc vươn tới các vùng bị ảnh hưởng nhất, thậm chí hiện nay một số khu vực đang phải đối mặt với một nguồn cung cấp không đầy đủ RDK để phát hiện sớm bệnh sốt rét, việc cung ứng ACTs kịp thời trong mùa có tỷ lệ mắc bệnh cao và độ bao phủ phun tồn lưu trong nhà (IRS) không đạt mức tối ưu. Các test chẩn đoán nhanh (rapid diagnostic tests_RDT) tuyệt vời cho việc phát hiện sớm đã được chứng minh kém hiệu quả trong việc phát hiện những người có mật độ ký sinh trùng sốt rét thấp, một vấn đề phổ biến ở một số vùng vực bộ lạc nhưng RDTs ngày càng phổ biến rộng rãi hơn các xét nghiệm kính hiển vi nên cần thiết để sử dụng. Mặc dù hoạt động giám sát được cải thiện trong vài năm gần đây nhưng thực tế gánh nặng sốt rét vẫn chưa được biết rõ, độ bao phủ kém, tỷ lệ xét nghiệm lam máu thấp, hệ thống báo cáo yếu kém và không có dữ liệu sốt rét liên quan đến khu vực tư nhân cùng sự thiếu vắng của hệ thống chăm sóc sức khỏe nhà nước khiến cho các cộng đồng bộ lạc thường tự tìm đến thầy lang và các bài thuốc cổ truyền.

Tuy nhiên, những vấn đề này trong hoàn cảnh quần thể bộ lạc không phải là không thể vượt qua, sốt rét gần như bị chinh phục ở Ấn Độ trong những năm 50s và 60s với các cam kết và biện pháp thích hợp. Với các thực hành dựa trên bằng chứng, đổi mới, tiến bộ về khoa học công nghệ, nghiên cứu và phát triển và cách tiếp cận mới để giải quyết các thực hành nghèo và hành vi tìm kiếm sức khỏe của người bộ lạc, kiểm soát bệnh sốt rét dường như có thể đạt được. Quan hệ đối tác thông minh và nguồn vốn xã hội với tài sáng tạo, đầu vào kỹ thuật, nghiên cứu, sản phẩm và cải tiến quá trình có thể tạo ra một sự khác biệt đáng kể. Cách tiếp cận là gấp đôi: một mặt nhà nước có nhiệm vụ đầu tư, mở rộng quy mô, theo dõi và đánh giá để đảm bảo chất lượng tốt hơn về chăm sóc; mặt khác các đối tác phát triển có thể chấp nhận rủi ro để đổi mới và tạo ra những bằng chứng mà có thể thông báo cho những nhà hoạch định chính sách để lập kế hoạch và các biểu đồ hành động trong khi đầu tư một cách hiệu quả trong một giải pháp. Cam kết tài chính và xã hội này không chỉ đẩy lùi sốt rét khỏi các khu vực sinh sống của người dân bộ lạc mà còn hiệu quả trong dỡ bỏ các tiêu chuẩn chung của hệ thống chăm sóc sức khỏe chống lại các tình trạng dịch bệnh khác, khoản đầu tư này sẽ thu được lợi nhuận cao từ cộng đồng bị bỏ quên và các thế hệ tương lai của họ thông qua sức khỏe tốt hơn, cải thiện năng suất và tham gia học tập hiệu quả hơn ở nhà trường; nhắm mục tiêu sốt rét vào các cộng đồng dân tộc thiểu số sẽ làm giảm thiểu đáng kể gánh nặng sốt rét tổng thể ở Ấn Độ.

Tóm lại, kêu gọi hành động ngay lập tức để làm giảm sốt rét ở các vùng bộ lạc Ấn Độ sẽ đòi hỏi áp dụng nhiều chiến lược và cách tiếp cận lồng ghép. Trước hết, cần tăng cường hệ thống giám sát và củng cố nó với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và công nghệ di động, lập bản đồ GIS sẽ nắm được gánh nặng bệnh tật và cho phép bộ máy nhà nước hành động kịp thời. Thứ hai, phát hiện sớm và điều trị tất cả các ca bệnh kể cả các trường hợp sốt (không sốt), nhất là phụ nữ mang thai và trẻ em. Thứ ba, thiết lập bản đồ về nhu cầu thực tế của các loại thuốc sốt rét cho nhóm bộ lạc xa xôi, hẻo lánh đảm bảo thuốc luôn sẵn có để đáp ứng khoảng cách điều trị; đảm bảo phân phối trực tiếp LLINs, thuốc xua muỗi và IRS, đồng thời giáo dục và thúc đẩy sự tham gia phòng chống sốt rét của họ là rất quan trọng mang lại sự thay đổi trong các thôn làng bộ tộc. Cuối cùng, nghiên cứu sức khỏe cộng đồng các dân tộc thiểu số cùng với đầu tư phát triển các loại thuốc điều trị sốt rét và hóa chất diệt côn trùng là điều bắt buộc đối với hành động trong tương lai.

Ngày 11/05/2017
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ malarianews.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích