Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 1 7 3 8
Số người đang truy cập
3 1 8
 Chuyên đề
Nhóm máu người và các thông tin cần biết

Nhóm máu cứ ngỡ là khía cạnh nhỏ trong y học nhưng thực tế có nhiều vấn đề liên quan vẫn chưa được làm sáng tỏ, nhiều ca bệnh truyền nhầm nhóm máu dẫn đến tương tác và tử vong hoặcbiến chứng nghiêm trọng, nghiên cứu nhóm máu có thể cho chúng ta biết nhiều vấn đề hơn nữa trong cuộc sống như cơ chế “bệnh chống bệnh” ở trong bệnh sốt rét, sốt xuất huyết hay đoán đặc điểm nhân cách con người qua nhóm máu cũng rất thú vị,…Bài viết này nhằm giới thiệu tổng hợp các vấn đề liên quan đến nhóm máu để chia sẻ cùng mọi người.

Nhóm máu và nguyên tắc cho-nhận trong truyền máu ở người

Năm 1901, tác giả Landsteiner phát hiện ra hiện tượng huyết thanh của người này làm ngưng kết hồng cầu của người kia và ngược lại. Sau đó, nguời ta đã tìm được kháng nguyên A và kháng nguyên B, kháng thể a (chống A) và kháng thể b (chống B). Đến nay đã tìm ra được rất nhiều kháng nguyên. Dựa trên sự có mặt của các kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu, người ta phân chia thành các hệ thống nhóm máu ABO, nhóm máu Rh, nhóm máu Duffy, nhóm máu Kids, nhóm máu Lewis, nhóm máu Kells, nhóm máu P, nhóm máu MNSs. Trong đó, nhóm máu ABO và nhóm máu Rh được quan tâm nhiều hơn cả vì nó đóng vai trò quan trọng trong truyền máu. Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích. Vì thế, việc biết bạn thuộc nhóm máu nào và các đặc tính của nó ra sao là rất quan trọng.

Các nhà khoa học tin rằng, việc tổ tiên loài người thích nghi với các bệnh truyền nhiễm ra sao là nguyên nhân sinh ra các nhóm máu khác nhau. Chẳng hạnh, bệnh sốt rét dường như là “nguyên nhân” chính tạo ra nhóm máu O, nhóm máu này phổ biến hơn ở quần thể dân chúng châu Phi và các khu vực của thế giới từng phải chịu gánh nặng bệnh sốt rét. Trong nhiều trường hợp các tế bào nhiễm bệnh sốt rét không thể tấn công vào các tế bào của nhóm máu O hoặc các tế bào nhóm máu B (hiếm hơn và hiện nay vẫn còn đang nghiên cứu tiếp tục). Kết quả là những người có nhóm máu O có sức đề kháng tốt hơn với bệnh sốt rét theo nhiều nghiên cứu đã từng công bố thuyết phục trên y văn.


Hình 1

Máu con người được chia làm nhiều nhóm dựa theo một số chất cacbohydrat và protein đặc thù trên hồng cầu. Có ít nhất 46 nhóm máu khác nhau hiện đang xác nhận, nhưng những nhóm chính là O, A, B và yếu tố Rhesus (Rh). Máu của mỗi nhóm có thể có kháng thể chống lại những nhóm kia. Do đó, khi truyền máu khác nhóm vào, kháng thể của người nhận có thể phá hủy máu gây tác hại cho cơ thể, đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Liên quan đến khía cạnh nhóm máu và truyền máu, không thể không đề cập đến kháng nguyên và kháng thể. Nói chung, kháng nguyên là "bất kchất nào mà hệ thống miễn dịch có thể đáp ứng". Màng mỗi tế bào hồng cầu chứa hàng triệu kháng nguyên bị hệ thống miễn dịch bỏ qua, mặc dù hệ thống miễn dịch sẽ tấn công bất kỳ tế bào hồng cầu nào có chứa kháng nguyên khác với các tế bào tự kháng nguyên của chúng. Kháng thể là các phân tử quan trọng mà hệ thống miễn dịch của chúng ta sản sinh ra để giúp bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân xâm nhập bên ngoài như vi khuẩn và virus. Các vi khuẩn và virus này cũng có thể được hình thành để đáp ứng các nhóm máu khác nhau. Hiện có ít nhất 46 nhóm máu khác nhau, nhưng những nhóm chính là O, A, B và yếu tố Rhesus (Rh).

Khoảng 85% loài người có một loại protein đặc biệt trên các tế bào máu, được gọi là yếu tố Rh. Những trường hợp này gọi là Rh+ (có nhóm máu dương tính Rh). Những người thiếu yếu tố Rh, được gọi là Rh- (có nhóm máu âm tính Rh). Phụ nữ mang thai cần các xét nghiệm yếu tố Rh trong máu, thông qua đó để sàng lọc và phát hiện sự tương thích trong cơ thể mẹ và bé. Nếu người mẹ có Rh- và em bé là Rh+, cơ thể người mẹ sẽ phản ứng với máu của em bé như một chất bên ngoài. Cơ thể mẹ sẽ tạo ra kháng thể (hay các protein) chống lại máu Rh+ của em bé. Rh không tương thích có thể gây ra các vấn đề khó khăn trong lần mang thai sau của mẹ, khi kháng thể Rh có thể đi qua nhau thai và tấn công các tế bào hồng cầu của em bé dẫn đến tình trạng thiếu máu tan huyết ở em bé, nghĩa là các hồng huyết cầu bị phá hủy. May mắn là nếu phát hiện sớm sự không tương thích trên, các bác sỹ sẽ áp dụng phương pháp điều trị trước khi sinh, giúp ngăn chặn bất kỳ vấn đề nào trước khi chúng nảy sinh.


Hình 2

Một số nhóm máu trên người đã được nghiên cứu

-Nhóm máu A: Nhóm máu A được đặc trưng bởi sự hiện diện của kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu, và kháng thể B trong huyết tương. Những người có nhóm máu A có thể an toàn hiến máu cho những người khác có cùng nhóm máu A, hoặc những người mang nhóm máu AB. Ngoài ra, những người có nhóm máu A cũng có thể nhận máu truyền của những người mang nhóm máu O.

-Nhóm máu B: Nhóm máu này tương đối hiếm (chỉ đứng sau AB). Nó chứa các kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, và kháng thể A (để tấn công kháng nguyên A) trong huyết tương. Những người có nhóm máu B có thể an toàn hiến tặng máu cho những người khác có cùng nhóm máu B, hoặc cho những người có nhóm máu AB. Ngoài ra, những người có máu B cũng có thể an toàn nhận truyền máu của những người mang nhóm máu O.

-Nhóm máu AB: Nhóm máu này không phổ biến. Nhóm máu AB được đặc trưng bởi có cả kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu, và không có kháng thể trong huyết tương. Những người có nhóm máu AB có thể chấp nhận máu từ bất cứ ai. Tuy nhiên, vì sự hiện diện của cả hai kháng nguyên trên tế bào hồng cầu loại AB, những người có nhóm máu AB chỉ có thể tặng máu cho những người có cùng nhóm máu AB với họ.

-Nhóm máu O: Nhóm máu O là nhóm máu phổ biến nhất, nhóm máu O không có kháng nguyên A cũng không có kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, nhưng lại có cả hai kháng thể A và B trong huyết tương. Kết quả là, những người có nhóm máu O chỉ có thể nhận truyền máu từ những người có cùng nhóm máu O, vì các kháng thể trong huyết tương của nó sẽ tấn công các loại khác. Tuy nhiên, những người có nhóm máu O lại có thể hiến máu cho tất cả các nhóm máu khác, vì nhóm máu O hoàn toàn không có kháng nguyên thù địch trong hệ thống miễn dịch. Chính vì thế, những người mang nhóm máu O được gọi là "nhà tài trợ toàn cầu".


Hình 3
 

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn nhận nhầm nhóm máu? Bạn cần theo dõi nguyên tắc truyền máu sau:

Phản ứng truyền máu tán huyết cấp có thể xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi truyền máu và thường xảy ra trong quá trình truyền máu. Bệnh nhân có thể cảm nhận được những phản ứng này. Họ có thể phàn nàn về cảm giác nóng tại chỗ truyền máu, cảm giác ớn lạnh, sốt, và đau ở lưng, hai bên sườn…. Những phản ứng cắt liên quan đến cắt đứt hầu hết các tán huyết mạch; các hồng cầu của máu truyền vào bị phá hủy bởi các kháng thể của người nhận trong khi chúng vẫn còn các mạch máu bên trong. Các phản ứng đồng loạt có thể gây sốc, số lượng lớn mô sản sinh ra do RBC (tế bào hồng cầu) bị vỡ nên không kiểm soát được khả năng đông máu.

Nguyên tắc truyền máu


Hình 4

Để đảm bảo an toàn trong truyền máu, phải tuân thủ nguyên tắc truyền máu sau:

·Phải truyền cùng nhóm máu để tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây ra hiện tượng các hồng cầu kết dính với nhau (ngưng kết);

·Ngoài việc xác định nhóm máu của người cho và người nhận, cần làm phản ứng chéo: Trộn hồng cầu của người cho với huyết thanh của người nhận và ngược lại, trộn hồng cầu của người nhận với huyết thanh của người cho. Nếu không có hiện tượng ngưng kết hồng cầu thì máu đó mới được truyền cho người nhận;

·Nếu truyền máu không hòa hợp thì có thể gây ra những tai biến nghiêm trọng cho người nhận máu, thậm chí gây ra tử vong sau vài ngày;

Tuy nhiên, trong những trường hợp cấp cứu cần truyền máu mà không có máu cùng nhóm, khi đó phải bắt buộc truyền khác nhóm thì bắt buộc phải tuân theo nguyên tắc tối thiểu: "Hồng cầu người cho không bị ngưng kết với huyết thanh người nhận", chỉ được truyền lượng máu ít (250 ml) và truyền với tốc độ rất chậm. Như vậy, sơ đồ truyền máu có thể như sau:


Hình 5.Sơ đồ truyền máu

Tại sao nhóm máu AB là nhóm máu hiếm?

Như các bạn đã biết, nhóm máu AB là vô cùng hiếm và rất khó trong bối cảnh hiện nay chúng ta cần có ngân hàng nhóm máu này để phòng khi mổ, phẩu thuật lớn và các trận tai nạn lớn. Chắc hẳn ai cũng hiến máu nhân đạo ít nhất một lần trong đời và mỗi lần như vậy bạn lại được xác định nhóm máu của mình. Nếu bạn phát hiện ra mà bạn thuộc nhóm máu AB, trong thực tế, đây là nhóm máu hiếm trong tất cả các nhóm máu và rất ít người có nhóm tế bào máu đỏ này? Tiến sĩ Leslie Silberstein, một phát ngôn viên của Hội Huyết học Mỹ và Viện Tế bào gốc Harvard (Mỹ) cho biết: "Bạn thừa hưởng nhóm máu từ gen. Các gen nhóm máu mã hóa một protein thể hiện trên bề mặt các tế bào màu đỏ và đó là những gì chúng tôi phát hiện trong phòng thí nghiệm. Vì vậy, những gì được thể hiện trên bề mặt của tế bào quyết định nhóm máu tương thích."

Tất cả các nhóm máu chứa cùng các thành phần cơ bản: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và plasma, đó là phần chất lỏng của máu giữ các tế bào máu đỏ và trắng cùng với các tiểu cầu trong hệ thống máu. Các tế bào máu đỏ được sản xuất trong tủy xương, thực hiện các công việc khó khăn của việc vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Trong mỗi 2-3 giọt máu có khoảng một tỉ tế bào máu cư trú. Các tế bào màu đỏ nhiều hơn cả các tiểu cầu và cầm máu bằng cách làm đông máu và ngăn tế bào bạch cầu, bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh và bệnh tật. Đối với mỗi 600 tế bào máu đỏ có vỏn vẹn 40 tiểu cầu và chỉ một tế bào máu trắng đơn độc. Trên bề mặt của các tế bào máu đỏ là các protein với carbohydrate đính kèm. Những dấu hiệu nhận biết tế bào máu được gọi là kháng nguyên, thường được nhóm lại trong tám nhóm máu cơ bản: A, B, AB và O, các nhóm máu này có thể là tích cực hoặc tiêu cực.


Hình 6

Những dấu hiệu nhận biết tế bào máu được gọi là kháng nguyên. Nếu bạn thuộc nhóm máu A có nghĩa là bạn có ít nhất một gen nhóm máu A và máu của bạn chứa một loại enzyme có gắn một đường riêng biệt với protein hoặc lipid trên bề mặt tế bào máu đỏ, Silberstein nói. Nhóm máu A chỉ có kháng nguyên A. Tương tự, nhóm máu B chỉ có kháng nguyên B, nhóm máu AB có cả hai, và nhóm máu O không có cả kháng nguyên A hoặc kháng nguyên B trên bề mặt của các tế bào máu đỏ. Bốn nhóm máu này là quan trọng nhất bởi vì chúng có thể truyền máu một cách an toàn. Bệnh nhân dùng một loại máu không tương thích thường gặp những phản ứng nguy hiểm; hệ thống miễn dịch của họ có thể nhận ra các kháng nguyên lạ trên bề mặt tế bào máu và tấn công. Vì vậy, nếu truyền nhóm máu A cho một bệnh nhân nhóm máu B, cơ thể của họ sẽ có một phản ứng miễn dịch để tiêu diệt những gì vừa được nhận.


Hình 7

Các nhà nghiên cứu của Đại học Y Stanford (Mỹ) đã tính toán các tỷ lệ nhóm máu: O+: 37,4 %; O- : 6,6 %; A+ : 35,7 %; A- : 6,3 %; B+: 8,5 %; B- : 1,5 %; AB+: 3,4 %; AB- : 0,6 %

Nhóm máu B thường phổ biến hơn ở người châu Á so với người da trắng, trong khi nhóm O phổ biến hơn ở Tây Ban Nha. Tỷ lệ nhóm máu B ở châu Á cao hơn các khu vực khác. Tuy nhiên, số liệu này làm cho bạn dễ dàng hiểu lý do tại sao nhóm máu AB là rất hiếm. Mặc dù bạn thừa hưởng gen nhóm máu từ bố mẹ, nhưng khi bạn thừa hưởng nhóm máu O, nó ít nhiều đã có tác động vào gen khác được thừa kế. Vì vậy, một người hoặc được thừa kế gen từ bố mẹ, gen A từ bố và gen O từ mẹ. Những người có nhóm máu AB do di truyền, gen A từ bố và gen B từ mẹ.




Hình 8

Dựa trên tỷ lệ những người có nhóm máu A và B, sự kết hợp này thường ít xảy ra. Trong trường hợp bạn thuộc nhóm máu hiếm này, bạn có một lợi thế lớn. Bởi nhóm máu AB có thể nhận được bất kỳ loại máu nào.

Điều thú vị liên quan giữa tính cách qua các nhóm máu ở người

Trong văn hóa của người Nhật, nhóm máu đóng vai trò khá quan trọng. Máu tuy chỉ chiếm 7% trọng lượng của cơ thể nhưng nó là nguồn sống vô cùng quan trọng của con người và rất nhiều loài động vật khác. Đặc biệt đối với nền văn hóa Nhật Bản, việc một người có nhóm máu A, B, O hay AB là chủ đề của những cuộc trò chuyện hàng ngày. Ở Nhật, nhiều người tin rằng nhóm máu quyết định tính cách và do đó, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và cả tình duyên. Ngoài ra, vào khoảng năm 1916 các nhà khoa học đề ra thuyết về sự liên quan giữa nhóm máu và tính cách càng làm cho quan niệm về nhóm máu của người Nhật in sâu vào tiềm thức của mỗi người.


Hình 9

Chính học thuyết này đã tạo ra một làn sóng đoán tính cách qua nhóm máu tại Nhật Bản vào năm 1930, 1970 và 1980.

Nhiều người Nhật tin rằng mỗi loại máu có một tính cách nhất định và những mối quan hệ khác nhau, vì vậy mọi người có thể đoán được nhóm máu của một ai đó thông qua nhân cách của họ. Hơn nữa, điều này không phải là không phổ biến cho người phụ nữ ở độ tuổi 20 và 30 có thể coi nó là một chỉ tiêu để chọn một người chồng tương lai dựa trên nhóm máu của họ. Có rất nhiều cuốn sách về tính cách thuộc các nhóm máu khác nhau. Ví dụ, "Sách hướng dẫn về nhóm máu A, B, O, AB" (nhóm máu A, B, O, AB), được viết bởi một tác giả vô danh, người sử dụng bút danh Jamais Jamais, quyển sách này đã nhanh chóng tạo nên cơn sốt tại Nhật Bản.

Cá tính của những người nhóm máu A: họ thường làngười khá cẩn thận, có thể hiểu cảm xúc của người khác một cách dễ dàng, không thích thể hiện bản thân để tránh gây cãi nhau, những công việc họ làm rất cẩn thận và vững chắc, và không thực hiện bước tiếp theo nếu không hài lòng.

Mối quan hệ của người nhóm máu A với người nhóm máu khác

-Bạn bè là người nhóm máu A: Họ có nhiều điểm chung, song cả hai sẽ rất căng thẳng nếu như có sự kích thích của người khác;

-Bạn bè là người nhóm máu B: Hai người này kết hợp với nhau sẽ có được hạnh phúc, may mắn;

-Bạn bè là người nhóm máu AB: Loại AB là người đáng tin cậy đối với loại A, một người nào đó mà họ có thể nhận được sự tư vấn tốt và giúp đỡ. Họ có thể có một mối quan hệ tình cảm ổn định;

-Bạn bè là người nhóm máu O - Loại O là người bảo vệ của loại A. Tuy nhiên, nếu loại A nói một điều gì không hay về loại O, mối quan hệ sẽ không được tốt.

Liên quan đến cá tính của những người có máu B: Họ luôn muốn đi theo con đường của riêng mình, những gì họ muốn thì họ không cần xem xét đến tình cảm của người khác. Là người lạc quan, thân thiện và mở lòng với bất kỳ ai, không khoe khoang, sợ một mình, dễ dàng bị cô đơn. Nhanh chóng thích nghi với môi trường mới, linh hoạt trong mọi công việc. Họ là người sống khá thực dụng, không theo đuổi một giấc mơ trong thời gian dài và đau khổ cho tình yêu đã mất.


Hình 10

Mối quan hệ của người nhóm máu B với người nhóm máu khác

-Bạn bè là người nhóm máu A: Một người luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ người loại B, tuy nhiên, họ nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi. Loại A thường hay phàn nàn với loại B.

-Bạn bè là người nhóm máu B: Cả hai người trong số họ đều không cẩn thận, vì vậy họ có thể làm những việc vô tác dụng.

-Bạn bè là người nhóm máu AB: Họ thu hút nhau và có thể nhanh chóng bắt đầu một mối quan hệ. Họ yêu nhau rất nhiều;

-Bạn bè là người nhóm máu O: có thể hiểu nhau dễ dàng. Người loại O gồm cả điểm xấu của người loại B. Họ là một trận đấu tuyệt vời cho tình hữu nghị.

Liên quan đến cá tính của những người có máu loại AB, họ thừng có lý tưởng và luôn theo đuổi ước mơ của mình, có tinh thần trách nhiệm cao, sống bình yên và nhạy cảm và dễ tổn thương, có một tính cách phức tạp. Có cuộc sống riêng là điều quan trọng. Không muốn có sự can thiệp từ những người khác, có sở thích khác thường, mạnh mẽ trong việc theo đuổi kiến thức trong nhiều lĩnh vực, là con mọt sách và có những ý tưởng độc đáo và sáng tạo, có những sở thích giống như trong truyện cổ tích. Thường bình tĩnh và thẳng thắn về mối quan hệ tình yêu.


Hình 11

Mối quan hệ của người nhóm máu AB với người nhóm máu khác

-Bạn bè là người nhóm máu A: Biết tôn trọng nhau, và họ có một tình yêu nồng nhiệt dành cho nhau. Tuy nhiên, họ có thể cãi nhau thường xuyên;

-Bạn bè là người nhóm máu B: Là một tình bạn đẹp và kết nối với nhau một cách dễ dàng;

-Bạn bè là người nhóm máu AB: Mối quan hệ của họ luôn luôn tiến hành song song nhưng họ không thể mở tâm trí của họ với nhau. Tốt nhất là không được quá gần nhau, và cũng không được quá xa nhau;

-Bạn bè là người nhóm máu O: Họ có thể thành công trong kinh doanh và những hoạt động khác với nhau. Họ có thể tạo ra những điều mới lạ với nhau một cách dễ dàng.

Liên quan đến cá tính của những người có máu loại O là họ thường có óc thực tế, phát triển tốt các khái niệm kinh tế, thích nghi tốt với những hoàn cảnh khắc nghiệt, thực tế nhưng khá lãng mạn, tham vọng, đi thẳng hướng tới mục tiêu của họ. Có khả năng lãnh đạo, chăm lo cho những người trẻ tuổi và những người cấp dưới, rất thận trọng, không vì một điều nhỏ mà ảnh hưởng đến những việc đang làm. Tận tâm, nhưng với một mong muốn mạnh mẽ để được độc quyền

Mối quan hệ của người nhóm máu O với người nhóm máu khác

-Bạn bè là người nhóm máu A-Loại O là người luôn luôn muốn đi đầu. Họ là một sự kết hợp tốt.

-Bạn bè là người nhóm máu B - có thể nói chuyện một cách tự do, công khai và có mối quan hệ thoải mái. Song, người loại O đôi khi bị nhầm lẫn bởi tính cách thất thường của người loại B.

-Bạn bè là người nhóm máu AB - Suy nghĩ của họ là một trận đấu. Tuy nhiên, nếu họ đang trong cùng một "đấu trường", họ cạnh tranh với nhau khá mạnh mẽ.

-Bạn bè là người nhóm máu O - có thể hiểu nhau về căn bản, và họ cảm thấy sự tha hóa một cách dễ dàng. Tốt nhất là không nên quá gần nhau.

Nếu bất đồng nhóm máu giữa mẹ-thai nhi sẽ gây nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu Rh giữ mẹ và thai là điều cực kỳ nguy hiểm. Có thể gây sảy thai liên tiếp đối với người mẹ hoặc làm cho trẻ sau khi sinh bị bệnh tán huyết. Vì vậy trong thai kỳ mẹ cần phải kiểm tra xem nhóm máu của mình là gì để có hướng điều trị kịp thời. Nhóm máu của mỗi người là khác nhau vì các protein đặc hiệu cho nhóm máu trên bề mặt tế bào hồng cầu là khác nhau. Có 4 nhóm máu: A, B, AB, O.

Mỗi nhóm máu trên còn được phân loại tiếp dựa trên vào sự hiện diện của những Protein khác trên bề mặt hồng cầu trong đó có yếu tố Rh. Nếu bạn có protein đặc hiệu này thì bạn là nhóm Rh(+), còn không có là Rh(-).


Hình 12

Bất đồng nhóm máu Rh

Hầu hết khoảng 85 % mọi người là Rh(+). Tuy nhiên nếu người mẹ có nhóm máu Rh(-) có con với người chồng có Rh(+) thì con của họ sẽ có thể gặp vấn đề về sức khỏe. Vì 50% thai nhi trong trường hợp này có nhóm máu Rh(+) di truyền từ bố và sẽ phát triển trong cơ thể mẹ Rh(-). Trong trường hợp này:

+ Ở lần mang thai đầu tiên, hầu hết trẻ đều bình thường: nếu không có bất thường gì thì sự bất đồng yếu tố Rh này thường không gây ra vấn đề gì. Máu của thai nhi không bị trộn lẫn với máu của mẹ trong thai kỳ. Tuy nhiên, khi chuyển dạ máu của mẹ và máu của thai có thể hòa lẫn vào nhau. Khi đó cơ thể người mẹ lần đầu tiên gặp yếu tố Rh từ thai nhi, xem nó là kháng nguyên và bắt đầu sản xuất ra kháng thể chống lại yếu tố Rh

Người mẹ Rh(-) còn có thể tiếp xúc với yếu tố Rh và bị kích thích tạo ra kháng thể Rh nếu được truyền máu nhóm Rh(+), sẽ bị sảy thai hoặc có thai ngoài tử cung.

+ Ở lần mang thai thứ 2 và sau đó: Kháng thể Rh trong máu mẹ sẽ ảnh hưởng đến thai nhi nếu mẹ mang thai lần thứ 2 hoặc tiếp sau đó. Lúc này nếu thai vẫn có nhóm Rh(+) sự tiếp xúc lại với kháng nguyên sẽ kích thích tạo một lượng lớn kháng thể đủ để gây ra hiện tượng miễn dịch mạnh hơn, dẫn đến bệnh cảnh bất đồng nhóm máu Rh cho thai nhi thứ 2. Kháng thể máu mẹ qua nhau và tấn công hồng cầu thai nhi gây thiếu máu tán huyết, vàng da, nặng có thể gây suy tim, suy gan. Tình trạng này gọi là bệnh tán huyết ở trẻ sơ sinh. Trong trường hợp trước đó mẹ đã từng nhận máu của người có Rh(+), hoặc bị sẩy thai, hút nạo thai, thai ngoài tử cung, thực hiện các thủ thuật (như chọc dò ối,…), xuất huyết qua bánh nhau rộng trong tiền sản giật,… có nguy cơ dẫn đến trao đổi máu mẹ-thai mà thai lại có Rh(+) thì thai kỳ thứ nhất cũng sẽ bị bất đồng nhóm máu Rh nặng.


Hình 13

Ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào ?

Đối với trẻ mới sinh bất đồng nhóm máu Rh có thể gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, có thể làm trẻ tử vong do các biến chứng của tán huyết và vàng da nhân.

-Thể phù nhau thai: Đây là bệnh cảnh rất nặng. Trẻ bị vàng da ngay khi sinh, kèm theo gan lách to, phù toàn thân, thiếu máu nặng và suy tim. Thể này ít gặp và trẻ thường chết ngay sau sinh;

-Thể vàng da sớm: Trẻ bị vàng da trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Đây là thể thường gặp nhất. Trẻ có triệu chứng thiếu máu, có thể kèm theo lách to;

Trong cả 2 thể trên, tình trạng vàng da của trẻ còn có thể gây ra các triệu chứng của vàng da nhân (rối loạn thân nhiệt, giảm trương lực cơ, co giật, hôn mê,…), nếu không điều trị kịp thời sẽ gây tử vong hoặc để lại các di chứng thần kinh về sau (bại não, mù, câm, điếc,…).


Hình 14

Về thái độ xử trí

-Khi một phụ nữ mang thai và được xác định nhóm máu là Rh(-), PNMT này phải được theo dõi nồng độ kháng thể kháng Rh trong máu, đồng thời siêu âm thai chẩn đoán tiền sản cần chú ý để phát hiện thai nhi bị thiếu máu;

-Trong thời gian chăm sóc tiền sản, nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiện tượng sản xuất kháng thể của các thai phụ có Rh(-), đồng thời theo dõi thai nhi qua siêu âm để phát hiện sớm các dấu hiệu thiếu máu của bào thai;

-Nếu có sự hiện diện của kháng thể trong máu mẹ với nồng độ cao và thai nhi có dấu hiệu thiếu máu đáng kể, người ta sẽ tiến hành thay máu Rh(-) cho thai qua dây rốn khi thai được 18 tuần trở lên. Đây là một thủ thuật nguy hiểm, nên ngoại trừ trường hợp tuổi thai quá nhỏ, một số người chọn cách cho sinh sớm, sau đó sẽ tiến hành thay máu cho trẻ sau khi sinh;

-Thay máu sớm trong 24 giờ đầu sau sinh là phương pháp điều trị đặc hiệu và duy nhất có hiệu quả. Nếu không thay máu, trẻ sẽ nhanh chóng chết trong bệnh cảnh thiếu máu nặng và vàng da nhân;

-Việc điều trị còn phải kết hợp với ánh sáng liệu pháp để phòng ngừa các biến chứng của vàng da nhân;

-Tất cả PNMT đều phải được kiểm tra nhóm máu. Nếu nhóm máu là Rh(-), kiểm tra kháng thể trong máu trong vòng 12 tuần đầu tiên khi đến khám thai. XN máu chồng. Nếu chồng cũng có Rh(-) thì con chắc chắn có Rh(-). Với những phụ nữ bị sảy thai, thai lưu thì cần phải được kiểm tra nhóm máu và theo dõi ở những lần mang thai sau.

-Kiểm tra kháng thể của mẹ vào tuần thứ 12, 28 và 36 của thai kỳ trong suốt giai đoạn tiền sản – nếu xuất hiện kháng thể, cần phải đánh giá thường xuyên hơn nữa. Nên lấy máu mẹ sau khi sinh để tìm kháng thể và tầm soát tế bào của con;

-Sau khi sinh, lấy máu cuống rốn để xác định nhóm máu, hemoglobin, test Coomb trực tiếp và bilirubin huyết thanh của trẻ. Nếu trẻ bị vàng da, cần phải có hướng điều trị kịp thời;

-Phải đảm bảo đã truyền anti-D trong vòng 72 giờ sau sinh cho các thai phụ có Rh(-) mà con lại mang Rh (+). Vấn đề này cực kỳ quan trọng sau khi thai phụ xuất viện;

-Nếu trẻ chết non hoặc chết trong thời kỳ sơ sinh, cần phải lấy máu cuống rốn để làm các xét nghiệm thường quy, ghi nhận cân nặng, tình trạng vàng da, các bất thường bẩm sinh, tình trạng và cân nặng của bánh nhau;

-Lấy mẫu máu của sản phụ để xác định kháng thể vào thời điểm 6 tháng sau sinh và ngay khi có thai lần kế tiếp. Việc phòng ngừa được đánh giá là thành công nếu như không thấy kháng thể trong 2 lần kiểm tra trên;

-Một vấn đề cũng cần xem xét phòng ngừa trong tương lai: tiêm anti-D cho các bé gái mới sinh có Rh (-) mà mẹ lại có Rh (+). Như vậy, ta có thể phòng ngừa được hiện tượng miễn dịch Rh do hiện tượng truyền máu mẹ-thai nhi


Hình 14

10 sự thật ít người biết về hiến máu

Trong một thế giới nơi mà gần như thứ gì cũng có thể được sản xuất, xây dựng lại, và thiết kế lại, các nhà khoa học vẫn chưa thể điều chế được máu nhân tạo, có nghĩa là những người cần truyền máu vẫn phải dựa hoàn toàn vào sự hiến tặng của người khác. Dưới đây là một số sự thật thú vị và cảnh tỉnh có thể khiến bạn quan tâm nhiều hơn đến việc hiến máu.

-Hiến máu tốt cho tim: Lưu lượng máu và thể tích máu là hai yếu tố không thể thiếu để giữ cho tim đập. Tuy nhiên, nghe có vẻ phi lý, nhưng hiến máu đều đặn thực sự có thể cải thiện sức khỏe tim mạch, chứ không gây hại. Hiến máu thường xuyên có thể giúp giảm độ đặc và độ dính của máu, do đó cho phép máu lưu thông dễ dàng hơn trong mạch máu và đến được tim nhanh hơn. Mặc dù mọi nhóm máu đều cần thiết, song nhóm máu O(+) được sử dụng phổ biến nhất.

-Hiến máu làm giảm nguy cơ ung thư: Hiến máu có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư ở người hiến. Sắt, một trong những khoáng chất chính trong máu, được biết là làm tăng lượng tổn thương do gốc tự do trong cơ thể. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2008 cho thấy hiến máu giúp giảm lượng sắt dự trữ, do đó làm giảm nguy cơ ung thư nói chung của cá nhân.

-Có thể bào chữa cho việc bỏ một buổi tập: Nếu cứu tính mạng của người khác và cải thiện sức khỏe của chính mình chưa đủ để bạn đi hiến máu, vậy những ưu điểm về việc giảm cân thì sao. Theo Livestrong, bạn có thể đốt cháy khoảng 650 calo cho một lần hiến 570ml máu - thậm chí còn nhiều hơn số mà bạn đốt cháy trong một buổi chạy 30 phút!

-Một người đàn ông đã cứu được 2 triệu em bé nhờ nhóm máu hiếm của mình: Trong khi đó ước tính một người bình thường có thể cứu được khoảng 1.000 người trong đời nhờ hiến máu, thì ông James Harrison có thể đã cứu được khoảng 2 triệu người nhờ nhóm máu hiếm của mình. Máu của Harrison chứa nồng độ cao của một kháng thể được gọi là anti-D immunoglobulin, được sử dụng cụ thể để giúp các em bé bị một tình trạng gọi là bệnh Rhesus. Nói một cách ngắn gọn, hệ miễn dịch của người mẹ mang các em bé bị bệnh Rhesus tấn công thai nhi. Tuy nhiên, một lần truyền máu của Harrison có thể ngăn chặn cuộc tấn công như vậy.


Hình 15

Theo ABC Science, trong trường hợp khẩn cấp, thấy thuốc có thể dùng nước dừa để thay thế cho huyết tương. Mặc dù không giống hệt nhau, nước dừa có nồng độ natri bằng khoảng 1/40 huyết tương, trong khi nồng độ kali cao hơn khoảng 10-15 lần. Trong trường hợp không có sẵn đường truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân bị mất nước, uống nước dừa sẽ có tác dụng.

-Hầu hết máu được dùng cho bệnh nhân ung thư: Khi nghĩ đến máu, chúng ta thường hình dung ra tai nạn giao thông, nhưng trong thực tế, chỉ có khoảng 2% lượng máu hiến tặng là dùng cho các bệnh nhân bị chấn thương. Thực ra bệnh nhân ung thư mới là những người phải nhận nhiều máu nhất.

-Thiếu máu xảy ra nhiều nhất trong các ngày lễ tết: Ai cũng có chút bận rộn trong kỳ nghỉ, và xu hướng hiến máu cho thấy điều này. Theo Cộng đồng ngân hàng máu Tây Bắc Pennsylvania và Tây New York, tình trạng thiếu nguồn cung máu xảy ra nhiều nhất vào các kì nghỉ hè và nghỉ đông, vì vậy đây là lúc bạn nên nghỉ đến việc đi hiến máu nhất

-Cứ hai giây lại có một người cần máu: Thật khó tưởng tượng việc hiến máu quan trọng như thế nào, nhưng theo Hội Chữ thập đỏ Mỹ, cứ hai giây lại có một người nào đó ở Mỹ cần đến máu. Ngoài bệnh nhân ung thư và chấn thương, máu hiến tặng cũng được sử dụng cho phẫu thuật, sản khoa, và những bệnh nhân bị rối loạn máu.

-Nhóm máu O dương tính là nhóm máu cần nhiều nhất: Mặc dù tất cả các nhóm máu đều cần thiết và được chấp nhận, song nhóm máu O dương tính là cần thiết nhất. Đây là nhóm máu phổ biến nhất, do đó, nó dễ được truyền nhất.

-Chỉ có 10% số người đủ tiêu chuẩn hiến máu đi hiến máu: Theo Trung tâm Máu New York, bất cứ người nào từ 17 tuổi trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên, và có sức khỏe tốt là đủ điều kiện để hiến máu, nhưng chưa đến 10% số người đủ tiêu chuẩn này làm như vậy.

 

 

Ngày 04/04/2017
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích