Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 2 8 4 1
Số người đang truy cập
3 3 8
 Tin tức - Sự kiện
Điểm tin y tế từ các báo ngày 8/8 đến 14/8 năm 2016

Bệnh viện ồ ạt xin... xuống hạng; Chữa bệnh ngày nghỉ, ngày lễ cho bệnh nhân BHYT: Bệnh viện nỗ lực, người dân đồng tình; Gia tăng bệnh nhân bị rắn cắn; Cứu sống bệnh nhi có nội tạng lồi ra ngoài thành bụng.92% trẻ chưa được tiêm vắc xin ngừa phế cầu và Rotavirus. Đồng Nai: Người bệnh hô hấp nhập viện tăng cao. Chàng trai bị liệt muốn được ghép đầu tại Việt Nam. Cấp bách ngăn chặn dịch sốt xuất huyết. Công tác phòng, chống HIV/AIDS khu vực Tây Bắc còn nhiều nan giải. Hà Nội mở đăng ký tiêm 1.000 liều vắc xin Pentaxim. Đầu tư 900 triệu USD cho trang thiết bị y tế tại bệnh viện khu vực TP Hồ Chí Minh. Chuẩn bị Trung thu cho bệnh nhi. 100% dân cư được dùng nước sạch vào năm 2025. TP HCM tiêm văcxin bổ sung cho trẻ. Tư nhân được thành lập ngân hàng mô. Bộ trưởng Bộ Y tế là thành viên BCĐ phòng, chống khủng bố quốc gia. Phòng, chống sốt xuất huyết qua bản đồ điện tử

An ninh thủ đô, Thanh niên

Bệnh viện ồ ạt xin... xuống hạng

Thời gian gần đây, thông tin một số bệnh viện chủ động xin “xuống hạng” để được áp dụng thông tuyến bảo hiểm y tế nhằm thu hút bệnh nhân đã dấy lên nhiều nghi ngại về tính minh bạch. Tại Hà Nội, tình trạng này tuy chưa xảy ra, song việc siết chặt quản lý quỹ BHYT để  tránh bị trục lợi do thông tuyến cũng là vấn đề cấp bách được đặt ra.

Hạng 2 xin xuống hạng 3 vì lo mất bệnh nhân

Không thể phủ nhận việc triển khai thông tuyến khám chữa bệnh BHYT từ đầu năm 2016 đến nay đã mang lại thuận lợi và đảm bảo quyền lợi tốt hơn rất nhiều cho người bệnh, tuy nhiên mặt trái của chính sách này cũng đang bộc lộ ngày càng rõ, tác động lớn đến sự an toàn của quỹ BHYT. Điển hình, đầu tháng 8 này, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã có thông báo kết luận về trường hợp Phòng khám đa khoa tư nhân Phương Nam (tỉnh Cà Mau) chi sai BHYT lên tới 35,6 tỷ đồng. Theo đó, lợi dụng chính sách thông tuyến BHYT (người bệnh được tự do lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh cùng tuyến, phòng khám tư nhân để khám bệnh mà vẫn được hưởng BHYT như khám đúng tuyến), Phòng khám Phương Nam đã sử dụng nhiều chiêu trò như tặng quà bệnh nhân BHYT đến khám, chỉ định “rộng rãi” các dịch vụ, thuốc men cho người bệnh… để thu hút  người khám, khiến lượng bệnh nhân đến phòng khám tăng đột biến hàng chục lần. Lo ngại hơn khi gần đây, một số bệnh viện hạng 2 ở Biên Hòa, Đồng Nai, Nghệ An… đã xin xuống hạng 3 để được khám chữa bệnh BHYT ban đầu, tức thuộc diện bệnh viện được thông tuyến khám chữa bệnh BHYT tuyến huyện trong cả nước. Trên thực tế, sau 7 tháng thực hiện chính sách thông tuyến BHYT đến nay, một số bệnh viện hạng 2 ở Đồng Nai, Biên Hòa… đã bị sụt giảm lượng bệnh nhân đến khám BHYT tới 50%, thậm chí có bệnh viện giảm tới 90%. Nguyên nhân, theo lãnh đạo các bệnh viện này, khi bệnh viện được nâng hạng từ hạng 3 lên hạng 2 thì theo quy định sẽ không còn được tiếp nhận khám chữa bệnh BHYT ban đầu mà chỉ nhận các trường hợp chuyển từ tuyến huyện lên, trong khi với chính sách thông tuyến các bệnh viện tuyến huyện cũng nỗ lực giữ bệnh nhân. Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Minh Thảo, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cũng thừa nhận có thực trạng này và cho biết, trước tình trạng nhiều bệnh viện xin xuống hạng để được khám chữa bệnh thông tuyến BHYT, BHXH Việt Nam đang rà soát lại tình trạng này, nếu phát hiện bệnh viện nào cố tình xin xuống hạng để trục lợi quỹ BHYT sẽ cắt hợp đồng khám chữa bệnh BHYT.

Bác sĩ khám là “chốt chặn” đầu tiên

Tại Hà Nội, theo đại diện BHXH thành phố, đến thời điểm này, chưa có bệnh viện công hay bệnh viện tư nhân nào xin xuống hạng vì lý do trên song qua thực tiễn từ khi triển khai chính sách thông tuyến BHYT đến nay có sự biến động nhất định về số lượng bệnh nhân ở các cơ sở khám chữa bệnh thuộc diện thông tuyến. Cụ thể, qua khảo sát một số bệnh viện tuyến quận/huyện có chất lượng khám chữa bệnh được đánh giá cao đã ghi nhận lượng người đến khám BHYT từ khi thông tuyến tăng 10-15% do sự dịch chuyển bệnh nhân (bệnh nhân BHYT từ huyện này chuyển sang khám ở bệnh viện huyện khác vì thấy chất lượng tốt hơn). Trong đó, cũng phát hiện nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám 3 lần/ngày và hơn 1.000 trường hợp đến khám 2 lần/ngày tại 2 bệnh viện tuyến huyện khác nhau. Ngoài ra, một số bệnh viện tư nhân cũng nổi lên trở thành đối trọng của các bệnh viện công, cạnh tranh thu hút bệnh nhân từ bệnh viện công bởi với chính sách thông tuyến, bệnh nhân cũng có quyền đến khám chữa bệnh ban đầu tại các phòng khám tư mà vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT. Ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Giám đốc BHXH Hà Nội cho biết, nhìn chung công tác khám chữa bệnh BHYT ở các bệnh viện thuộc Hà Nội chưa có biến động quá lớn từ khi triển khai thông tuyến, song nguy cơ lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT vẫn còn đó. Một mặt, quy định thông tuyến BHYT đòi hỏi các phòng khám, bệnh viện trong diện thông tuyến phải tự nâng cao chất lượng, bởi nếu người bệnh thấy không hài lòng, lần sau họ sẽ tìm đến cơ sở y tế có dịch vụ tốt hơn và như vậy, nguồn thu của bệnh viện sẽ bị ảnh hưởng. Mặt khác, nếu không kiểm soát chặt sẽ nảy sinh tình trạng cơ sở y tế tìm cách lôi kéo bệnh nhân BHYT để trục lợi quỹ, ngay bản thân người bệnh cũng sẽ lạm dụng để trục lợi.  Ông Nguyễn Đức Hòa cho biết, BHXH TP Hà Nội đã tăng cường các biện pháp kiểm soát việc trục lợi quỹ BHYT từ các cơ sở y tế thông qua việc tăng cường đội ngũ giám định BHYT, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. BHXH TP Hà Nội đã lập danh sách những bệnh nhân đi khám nhiều lần/ ngày trong diện có khả năng lạm dụng BHYT gửi các cơ sở khám chữa bệnh để phối hợp tuyên truyền, nhắc nhở thực hiện đúng theo quy định. “Chúng tôi đã có văn bản đề nghị các bệnh viện tuyến huyện yêu cầu bác sĩ khi khám bệnh cho bệnh nhân BHYT phải hỏi kỹ xem trong 1 tuần trước đó bệnh nhân đã đi khám ở bệnh viện nào chưa, khám bệnh gì, dùng thuốc nào rồi… để tránh tình trạng bệnh nhân vừa đi khám ở bệnh viện này hôm trước, hôm sau lại đến khám ở bệnh viện khác, thuốc được cấp cho dùng chưa hết lại xin cấp thuốc tiếp. Bác sĩ phải là khâu chốt chặn đầu tiên. Chốt kiểm soát tiếp theo là cơ quan BHXH sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra” - ông Nguyễn Đức Hòa nói.

Sài gòn giải phóng

Chữa bệnh ngày nghỉ, lễ cho bệnh nhân BHYT: Bệnh viện nỗ lực, người dân đồng tình

Trước tình trạng BV luôn quá tải dẫn đến chất lượng khám, chữa bệnh chưa nhận được sự hài lòng của người dân, Bộ Y tế đã triển khai Thông tư liên tịch số 16/2015 do liên Bộ Y tế - Tài chính ban hành về việc hướng dẫn thực hiện BHYT. Từ ngày 1-9-2015, người có thẻ BHYT khám, chữa bệnh trong ngày nghỉ, ngày lễ sẽ vẫn được thanh toán BHYT. Tại TPHCM, nhiều BV đã thực hiện thông tư này có hiệu quả và nhận được phản hồi tích cực từ người dân.

Người bệnh chủ động thời gian đi khám

Dù là sáng thứ bảy nhưng lượng bệnh nhân đổ về BV Nhân dân Gia Định khá đông. Khu vực ghế chờ đăng ký khám bệnh và trước cửa các phòng khám kín người ngồi đợi. Đội ngũ y, bác sĩ đều tất bật với công việc theo quy trình không khác ngày thường. Vừa lấy máu xét nghiệm xong, chị Trần Thu Hằng (ngụ quận Bình Thạnh) được gọi tên chụp X quang phổi. “Đợt trước tôi đi khám vào ngày thường, đông đúc mệt mỏi lắm. Mới đây hay tin BV Nhân dân Gia Định có khám chữa bệnh ngày thứ bảy, người bệnh vẫn hưởng đầy đủ chế độ của BHYT nên tôi thu xếp đi khám bệnh, không ngờ mọi thủ tục rất nhanh chóng và được khám kỹ lưỡng”, chị Hằng chia sẻ. Tại BV Quận 2, riêng ngày thứ bảy, chúng tôi thấy lượng bệnh nhân tới khám đông. Mới hơn 6 giờ sáng đã có hàng trăm người làm thủ tục để khám bệnh, ngồi kín các dãy ghế chờ. Trong khi đó, BV Quận Bình Thạnh, từ năm 2010 đến nay đã triển khai khám bệnh cho bệnh nhân BHYT cả thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ. Có mặt tại BV Quận Bình Thạnh vào sáng chủ nhật, chúng tôi được đội ngũ y tá đón, thăm hỏi tình hình và hướng dẫn thủ tục rất nhiệt tình. Các quy trình khám có BHYT và không có BHYT đều như nhau, thủ tục nhanh chóng. “Nếu khám ngày thường phải từ sáng tới chiều mới xong, chờ nhận thuốc thì cũng khá trễ nhưng khi đi khám ngày chủ nhật, dù có đóng thêm phụ thu tiền khám bệnh 21.000 đồng/lượt, chỉ buổi sáng là chúng tôi đã hoàn tất các quy trình khám bệnh, lấy thuốc”, dì Sáu Đài (ngụ đường Phan Văn Trị, quận Bình Thạnh), cho biết.  Khám ngày cuối tuần đông nhất là BV Quận Thủ Đức. Anh Phùng Gia Khánh (ngụ phường Linh Đông, quận Thủ Đức) chia sẻ: “Chúng tôi là công nhân, nghỉ ngày thường thì bị trừ lương, trừ tiền trách nhiệm nên hầu hết có đau bệnh gì đều tranh thủ khám ngày nghỉ. Nói là ngày nghỉ chứ đi khám nhiều tôi biết, ở BV Quận Thủ Đức thì 365 ngày đều khám như nhau, các chuyên khoa đều làm việc, vẫn có đội ngũ hướng dẫn bệnh nhân tới từng phòng khám nên đỡ cho công nhân chúng tôi lắm”. Ngoài ra, thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh ngày cuối tuần còn có BV Quận Bình Tân, BV Đa khoa Củ Chi, BV Tai mũi họng, BV Mắt, BV Da Liễu, BV Nguyễn Tri Phương…

Nâng chất lượng phục vụ

Bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc BV Quận 2, cho biết là BV tuyến dưới, gần người dân nhất nên chúng tôi hiểu họ mong muốn gì. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân bởi rất nhiều đối tượng như cán bộ công nhân viên, nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên… không thể thu xếp thời gian đi khám vào giờ hành chính, vì vậy BV đã lấy ý kiến của đội ngũ y, bác sĩ, cán bộ công nhân viên và đề xuất lên Sở Y tế, UBND TPHCM, UBND quận 2 để xin được khám ngoài giờ. Theo đó, từ năm 2013 đến nay, ngoài giờ hành chính, BV khám thêm từ 16 giờ 30 đến 19 giờ vào những ngày thường và thứ bảy khám từ 7 giờ đến 16 giờ 30. Trung bình các ngày thứ bảy, lượng bệnh nhân đến BV Quận 2 khám từ 600 - 800 người(bằng 40% ngày thường), chủ yếu có BHYT. Tuy nhiên, so với khám ngày thường thì ngày nghỉ và ngoài giờ, bệnh nhân sẽ đóng thêm 45.000 đồng tiền khám bệnh. Các dịch vụ cận lâm sàng, chuyên khoa, cấp phát thuốc theo đơn đều được hưởng 100% BHYT như ngày thường. “Để triển khai chương trình khám bệnh vào ngày nghỉ là nỗ lực rất lớn của đội ngũ y, bác sĩ. Hầu hết những bác sĩ giỏi đều có phòng mạch, vì nhu cầu của bệnh nhân nên BV cũng vận động các bác sĩ tham gia khám vào ngày nghỉ để chất lượng khám chữa bệnh tốt hơn”, bác sĩ Trần Văn Khanh chia sẻ. Bác sĩ Lê Hoàng Quý, Phó Giám đốc BV quận Bình Thạnh, cho biết ngoài lịch khám thứ bảy, chủ nhật, BV thực hiện khám bệnh phủ kín 24 giờ/ngày. Ở tất cả các khung giờ khám bệnh, bệnh nhân có BHYT đều được thanh toán theo quy định. Do thời gian phục vụ bệnh nhân linh động nên các ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ, BV quận Bình Thạnh đón khoảng 1.600 - 1.800 bệnh nhân tới thăm khám và điều trị (chiếm 65% lượng bệnh nhân ngày thường). Đặc thù nhất là BV quận Thủ Đức, nơi có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, trường đại học, do đó các đối tượng này khó đi khám vào giờ hành chính. Nhận thấy nhu cầu của người dân trong quận, năm 2009, BV Quận Thủ Đức đã trình đề án thí điểm khám ngoài giờ có hưởng 100% BHYT. Theo đó, ngoài giờ hành chính, BV Quận Thủ Đức còn khám đến 21 giờ vào các ngày trong tuần. Riêng thứ bảy, chủ nhật và tất cả các ngày lễ, tết, bệnh nhân tới đều được khám và điều trị như ngày bình thường. “Bệnh đến không từ ngày nào nên chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận và khám, điều trị cho bệnh nhân như bình thường. Đồng thời tạo điều kiện cho người dân chủ động sắp xếp thời gian đi khám bệnh, giảm tải lượng bệnh nhân cho ngày thường, giúp các bác sĩ khám và giải thích cho bệnh nhân được kỹ càng hơn”, bác sĩ Nguyễn Minh Quân, Giám đốc BV Quận Thủ Đức, cho biết

Tuổi trẻ

Chấn chỉnh hoạt động các trạm y tế xã

Sau câu chuyện “Phó thủ tướng bất ngờ kiểm tra trạm y tế xã đóng cửa” (Tuổi trẻ o­nline ngày 7-8), lãnh đạo Trung tâm y tế TP. Buôn Ma Thuột cho biết đã yêu cầu 21 trạm y tế trên toàn TP nghiêm túc chấn chỉnh thái độ làm việc. Sáng 8-8 bảy cán bộ của trạm y tế xã Cư Ebur (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lawsk)- trạm y tế đóng cửa khi phó thủ tướng bất ngờ kiểm tra ngày 7-8 đã có mặt từ rất sớm để quét dọn, phát quang bụi rậm và lau dọn các thiết bị y tế bám bụi. Công việc vệ sinh tại trạm được hoàn thành vào giữa trưa. Ông Y Son Êban, trưởng trạm y tế xã Cư EEbur, cho biết ông và một cán bộ trực đang làm bản tường trình, kiểm điểm về việc trạm đóng kín cửa ngày chủ nhật. Ông Y Son thừa nhận đã chủ quan khi chưa giám sát chặt chẽ các ca trực vào ngày nghỉ…

92% trẻ chưa được tiêm vắc xin ngừa phế cầu và Rotavirus

Cứ mỗi phút trôi qua lại có 6 trẻ em trên thế giới tử vong do viêm phổi hoặc tiêu chảy. Bác sỹ Trương Hữu Khanh- trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM- cho biết như vậy tại cuộc họp “Vắc xin cho cả nhà- gia đình yên tâm được bảo vệ” do Hội Y học dự phòng VN, Viện Pastuer TP.HCM và các đơn vị liên quan tổ chức. Tuy Tổ chức y tế thế giới đã khuyến nghị các quốc gia đưa Rotavirus và phế cầu vào chương trình tiêm chủng cho trẻ em nhưng hiện nhiều quốc gia chưa thực hiện được, nên chỉ phụ huynh có điều kiện mới có thể đưa con đi tiêm dịch vụ hai vắcxin này. Theo bác sỹ Khanh, hai bệnh truyền nhiễm nói trên đã có vắc xin phòng bệnh nhưng đến nay mới có khoảng 8% trẻ em trên thế giới tiêm ngừa các vắc xin này.

Đồng Nai: Người bệnh hô hấp nhập viện tăng cao

Tại một số BV Đồng Nai, số bệnh nhân bệnh hô hấp nhập viện tăng cao trong thời gian gần đây. BV Nhi đồng Đồng Nai hai tuần trở lại đây, trung bình mỗi ngày có 120- 130 ca bệnh hô hấp điều trị nội trú (trước đó chỉ dao động từ 70- 90 ca). Đa số trẻ em nhập viện dưới 2 tuổi, mắc các bệnh như viêm tiểu phế quản, viêm phổi, hen. Trong khi đó, tại BVĐK Đồng Nai, lượng bệnh nhân mắc bệnh hô hấp nhập viện cũng tăng. Trung bình mỗi ngày có 60 ca điều trị nội trú, trong đó có 15- 20 trường hợp mới nhập viện. Đa số bệnh nhân vào điều trị là người già và thường mắc các chứng bệnh như hen phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi.

Chàng trai bị liệt muốn được ghép đầu tại Việt Nam 

Sáng 10-8, Phạm Sỹ Long (28 tuổi, ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã đến Trung tâm điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia ở Hà Nội, đăng ký được ghép đầu mình vào thân người khỏe mạnh trong điều kiện khoa học cho phép. Theo thông tin từ Trung tâm điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia, hiện đã có 5 đơn đề nghị tương tự như Long. Người đề nghị bị liệt thân nhưng bộ não vẫn hoàn toàn minh mẫn và mạnh khỏe, họ hi vọng khi công nghệ cấy ghép đầu người thành công và được chuyển giao đến VN, họ sẽ được ghép với thân người chết não. Khi đó đầu của người liệt thân và thân của người chết não sẽ là một con người mới. Tuy nhiên điều khó khăn hiện nay là chưa có hành lang pháp lý để hiến ghép đầu hay toàn bộ thân mình. Thực tế đã có ghép mô, tạng (thận, gan, tim, phổi, giác mạc, van tim, gân, xương…), đầu người hay toàn bộ thân mình cũng là bộ phận cơ thể người nhưng chưa có tiền lệ. Nhóm chuyên gia về pháp lý cũng đang nghiên cứu bổ sung các quy chế này vào quy định hiện hành. Mặt khác về mặt kỹ thuật, dự kiến năm 2017 thế giới mới tiến hành ghép đầu người thực nghiệm, sau đó mới có thể xây dựng thành quy trình. Khó khăn về kỹ thuật là làm sao sau nối ghép, tủy sống của 2 người có thể sống và hoạt động được bình thường. Phạm Sỹ Long bị liệt sau khi bị ngã và tổn thương tủy sống năm 2003. Khi đó Long 15 tuổi, đang học lớp 9. Thuở đi học, Long có mơ ước sau này được làm nghề đầu bếp hoặc được đi bộ đội, nhưng không may tai nạn đã gắn cuộc đời cậu trai trẻ với giường bệnh và chiếc xe lăn. Gia đình quá nghèo khó nên Long không được chạy chữa gì nhiều, nhưng Long đã rèn viết chữ, vẽ tranh bằng miệng, đã sống rất lạc quan và giờ lại có thêm một hi vọng: nếu được ghép và được ngồi dậy với cánh tay khỏe mạnh, Long sẽ đi học nghề đầu bếp như mơ ước tuổi thơ. Còn nếu ca ghép thất bại, Long nguyện được hiến xác cho khoa học.

TP. Hồ Chí Minh sẽ có chợ an toàn thực phẩm

Sở Công thương vừa có tờ trình UBND TP về dự án thí điểm chợ đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2016-2020. Theo đó, chợ Bến Thành (Q.1) và chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn được chọn và triển khai trong năm 2016 là hai chợ đảm bảo an toàn thực phẩm về rau, củ, quả, thịt... Thực phẩm buôn bán tại chợ có đầy đủ hóa đơn, chứng từ đầu vào, có giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm... Người kinh doanh tại chợ có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực hoạt động thực tế, có giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận sức khỏe hằng năm theo quy định của Bộ Y tế, có trang bị thiết bị bảo hộ lao động, phục vụ sản xuất, chế biến, kinh doanh. Đối với chợ đảm bảo hạ tầng hoàn chỉnh, khoa học, vệ sinh... Theo Sở Công thương, sau khi thực hiện sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm hai chợ trên sẽ triển khai tiếp đối với 12 chợ khác từ năm 2017-2020, sau đó triển khai trên toàn địa bàn TP.

Doanh thu trang thiết bị y tế ước đạt 1,2 tỷ USD

Đầu tư ngành dược và trang thiết bị y tế thuộc nhóm ngành hấp dẫn nhất hiện nay. Doanh thu của thị trường trang thiết bị y tế Việt Nam ước tính đạt 1,2 tỷ USD năm 2016 và có thể đạt 1,8 tỉ USD vào năm 2018. Ông Hứa Phú Doãn – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký  Hội Thiết bị Y tế TPHCM – cho biết như vậy tại khai mạc triển lãm quốc tế thường niên chuyên ngành dược phẩm và trang thiết bị y tế (từ ngày 1 đến ngày 13-8, tại Trung tâm triển lãm & Hội nghị Sài Gòn, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh) sáng 11-8. Triển lãm có sự góp mặt của 280 doanh nghiệp là các tập đoàn lớn, các công ty uy tín đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 350 gian hàng. Theo ban tổ chức, nhu cầu đầu tư thiết bị y tế tại Việt Nam sẽ tăng và tập chung vào các thiết bị chẩn đoán hình ảnh, phòng mổ, hồi sức cấp cứu, xét nghiệm chuyên sâu.

Bệnh viện không xanh, sạch, giám đốc chịu trách nhiệm

Tại hội nghị do ngành y tế tổ chức ngày 12-8 để chấn chỉnh những dịch vụ ngoài chuyên môn, đang được ngành y tế thuê bên ngoài cung cấp như bảo vệ, xe cấp cứu, taxi, trông xe, giặt ủi..., Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh nếu bệnh viện không xanh, sạch, nhà vệ sinh bẩn thỉu... thì giám đốc bệnh viện phải chịu trách nhiệm. Nói về thực tế hiện nay, ngay khi vào một số bệnh viện, kể cả tuyến tỉnh và trung ương, người bệnh như lọt vào ma trận do thiếu hệ thống bảng chỉ dẫn, người bệnh không biết đi hướng nào. Ngoài ra, nhân viên bảo vệ cũng quát tháo được người bệnh, người nhà; còn cán bộ y tế thì đã quen với việc người bệnh đến “nhờ” chữa bệnh, chứ không nghĩ mình là người cung cấp dịch vụ. “Nguyên nhân các tồn tại này đã rõ rồi, cần đấu thầu công khai để cung cấp dịch vụ cho người bệnh. Bệnh viện phải xanh, sạch, đẹp, văn minh, các nước xung quanh làm được điều đó từ lâu rồi vì sao chúng ta không làm được”. Theo tổng hợp của Bộ Y tế, các dịch vụ thuê ngoài được bệnh viện sử dụng nhiều nhất là trông giữ xe, căngtin, bảo vệ, bán sách báo, nhà thuốc, taxi, vệ sinh công nghiệp, ăn uống và xe cứu thương. Trung bình mỗi bệnh viện lớn thuê trên 100 nhân viên bảo vệ, như Bệnh viện Việt Đức thuê ngoài 154 nhân viên bảo vệ, mức lương trên 5 triệu đồng/người, trong khi bảo vệ là người của bệnh viện hưởng lương hơn gấp đôi mức này nhưng hiệu quả công việc thấp hơn. Các vị trí hộ lý, đẩy bệnh nhân thuê bên ngoài cũng hiệu quả hơn...

PGĐ Bệnh viện Việt Đức xin không làm GĐ bệnh viện khác

Bức tâm thư đề ngày 11-8 của PGĐ Bệnh viện Việt Đức gửi Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị Bộ không điều chuyển ông Sơn sang làm GĐ Bệnh viện Hữu Nghị. Theo nội dung bức thư, ông Sơn cho biết đã về làm việc tại Bệnh viện Việt Đức từ 1988, từ 2004 đến nay là PGĐ Bệnh viện và tham gia, chủ trì hàng vạn ca mổ, có những đóng góp nhất định về ngoại khoa và ghép tạng tại VN… Trong “tâm thư” có đoạn: "Nếu điều chuyển tôi về Bệnh viện Hữu Nghị sẽ không phát huy được năng lực sở trường, đặc biệt là về ghép tạng và phẫu thuật ung thư tiêu hóa. Tôi viết tâm thư này khẳng định sẽ không rời Bệnh viện Việt Đức, vì tôi đã dành toàn bộ tâm huyết và công sức ở đó để phát triển ngành ngoại khoa, trong đó có ghép tạng"…

Pháp luật TP.HCM

Bệnh sốt xuất huyết ở Tây Nguyên cao gấp hàng chục lần cả nước

Trước diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết (SXH) tại các tỉnh Tây Nguyên, ngày 7-8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã thị sát một số địa điểm có ổ dịch SXH trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Đến thăm hỏi một số hộ dân có người mắc SXH tại thôn 2 (xã Hòa Thuận) và buôn Jù (xã Êatu, TP Buôn Ma Thuột), Phó Thủ tướng nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày của người dân trong phòng, chống SXH. Phó Thủ tướng cho rằng với sự thay đổi của thời tiết ngày càng cực đoan, người dân cần nhận thức rõ để chủ động ứng phó với bệnh dịch SXH. Chiều cùng ngày, tại Hội nghị tăng cường công tác phòng, chống dịch SXH khu vực Tây Nguyên, Cục YTDP cho biết tính đến ngày 30-7, cả nước ghi nhận hơn 49.000 trường hợp mắc bệnh tại 48 tỉnh, thành phố; 17 trường hợp tử vong. Hiện tỉ lệ người dân mắc bệnh SXH tại nhiều địa phương ở Tây Nguyên cao gấp vài lần đến hàng chục lần so với mức trung bình của cả nước. Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh, TP có số bệnh nhân mắc SXH gia tăng phải triển khai mạnh mẽ chiến dịch diệt lăng quăng với sự vào cuộc của các hội, đoàn thể; giám sát các trường hợp mắc bệnh và tiến hành xử lý ổ dịch kịp thời; tổ chức điều trị bệnh nhân đúng phác đồ, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong.

Phòng, chống sốt xuất huyết qua bản đồ điện tử

Ngày 12-8, Sở Y tế TP.HCM, cho biết thông tin trên tại buổi họp triển khai phần mềm ứng dụng GIS trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh. “Do chưa có vaccine phòng ngừa nên sốt xuất huyết (SXH) thực sự là nỗi lo của nhiều người, nhất là cơ quan quản lý. Tuy nhiên, TP.HCM đã đưa phần mềm ứng dụng GIS (Geographical Information System - hệ thống thông tin địa lý) vào chương trình quản lý dịch bệnh SXH và bước đầu thu được một số kết quả nhất định. GIS có thể được xem là một công cụ giúp TP.HCM quản lý và tổ chức phòng, chống dịch bệnh SXH đạt hiệu quả”. Phần mềm ứng dụng GIS trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh được trình bày dữ liệu dưới dạng bản đồ. Từ đó, cơ quan quản lý biết được tình hình dịch bệnh SXH tại các tổ, khu phố/ấp, phường/xã và quận/huyện để có kế hoạch xử lý phù hợp. “Hiện nay, 16 trạm y tế phường của các quận 8, Tân Phú, Thủ Đức đang sử dụng phần mềm GIS. Đến cuối năm 2016, phần mềm nói trên sẽ được đưa vào sử dụng ở các trạm y tế còn lại”.

An ninh thủ đô, Sức khỏe đời sống

Nâng điều kiện thực hiện kỹ thuật mang thai hộ

Ngày 7-8, Bộ Y tế cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 98/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Trong đó, sửa đổi, bổ sung điều kiện cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Cụ thể, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải đáp ứng các điều kiện: Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (quy định cũ chỉ là 1 năm) kể từ ngày được Bộ Y tế cho phép thực hiện kỹ thuật này;  Tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tối thiểu là 1.000 chu kỳ mỗi năm trong 2 năm. Ngoài ra, Nghị định cũng quy định cụ thể cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nhân lực để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm như phải có phòng hồi sức cấp cứu, có đơn nguyên riêng cho việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm diện tích tối thiểu là 500m2 (kể cả lối đi) và các phòng…

An ninh thủ đô

Gia tăng bệnh nhân bị rắn cắn

Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận một bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch vì bị rắn cạp nia cắn khi đang nằm ngủ trên nền nhà.  Bệnh nhân 38 tuổi, người Hải Dương, hiện vẫn đang phải điều trị trong tình trạng hôn mê, được chẩn đoán liệt cơ hô hấp phải mở khí quản, thở máy. Theo lời kể của người nhà, sáng 2-8, khi ngủ dậy, bệnh nhân thấy người khó chịu, đau họng, khó nuốt, đau người; bên cạnh có con rắn cạp nia to bằng đầu ngón tay út bị đè chết từ lúc nào. Gia đình lập tức đưa anh vào bệnh viện tỉnh điều trị rồi chuyển thẳng lên Trung tâm Chống độc. Đại diện Trung tâm Chống độc cho biết, mùa mưa là thời điểm gia tăng bệnh nhân bị rắn cắn, nhất là ở các vùng ven đô, nông thôn, miền núi.

Cứu sống bệnh nhi có nội tạng lồi ra ngoài thành bụng

Ngày 6-8, BV Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh tiếp nhận bé Vũ Đặng Thùy Vân, 1 giờ tuổi (ở phường Cẩm Bình, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) được chuyển đến trong tình trạng khối thoát vị rốn, ruột và các tạng lộ ra ngoài thành bụng. Qua hội chẩn, các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhi bị thoát vị rốn, chỉ định mổ cấp cứu phẫu thuật phục hồi thành bụng, tiên lượng bệnh nhân rất nặng. Bác sĩ Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh đã trực tiếp tham gia kíp mổ cho bệnh nhi. Ca phẫu thuật diễn ra trong khoảng 3 giờ và đến hơn 1h sáng 7-8 thì kết thúc. Sau ca phẫu thuật, sức khỏe của bé đã tạm ổn định

Cán bộ y tế phải dành 1 giờ/ tuần để vệ sinh nơi làm việc

Nhằm thực hiện kế hoạch xây dựng cơ sở y tế xanh-sạch-đẹp tại 100% cơ sở y tế trong toàn ngành, Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn yêu cầu các đơn vị y tế trực thuộc rà soát lại khuôn viên cơ sở, xây dựng kế hoạch đảm bảo vườn hoa, cây xanh từ 5-10% tổng khuôn viên của đơn vị.  Hằng năm có kế hoạch trồng, bổ sung cây xanh cho phù hợp. Mặt khác, các cơ sở y tế phải đảm bảo sạch sẽ, gọn gàng, có đủ nước ăn uống, sinh hoạt hợp vệ sinh, có đủ nhà vệ sinh, bồn rửa tay và xà phòng, dung dịch rửa tay cho người bệnh, người nhà người bệnh và cán bộ y tế; phân loại, thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải y tế theo quy định… Mỗi cán bộ y tế dành 5 phút hàng ngày và dành 1 giờ vào thứ sáu hàng tuần để vệ sinh nơi làm việc. Sở Y tế sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện cơ sở y tế xanh-sạch-đẹp tại các đơn vị, xử lý nghiêm nếu đơn vị nào không chấp hành, chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót.

Bệnh viện Đống Đa có thêm khoa Lão

Ngày 10-8, Bệnh viện đa khoa Đống Đa (Hà Nội) đã đưa vào hoạt động Khoa Lão, trở thành bệnh viện công lập thứ năm của Hà Nội thành lập chuyên khoa riêng điều trị cho người cao tuổi.  Ông Lê Hưng, Giám đốc Bệnh viện Đống Đa cho biết, 50% số người bệnh đến Bệnh viện Đống Đa khám, điều trị hiện nay là người cao tuổi (trên 70 tuổi). Bên cạnh đó, chỉ số già hóa dân số của Thủ đô hiện ở mức cao nên nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ngày càng lớn. Với quy mô 40 giường bệnh và 1 phòng khám, Khoa Lão của Bệnh viện Đống Đa sẽ tiếp nhận điều trị người mắc các hội chứng lão khoa hoặc người bệnh trên 75 tuổi mắc nhiều bệnh mãn tính (trên 3 bệnh), hội chẩn với các khoa phòng trong bệnh viện thực hiện khám và đánh giá lão khoa toàn diện, định hướng điều trị cho người cao tuổi. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn, hiện cả nước mới có 36% số bệnh viện tuyến tỉnh có Khoa Lão, nhưng chủ yếu hoạt động ghép với các khoa khác như Khoa Thận, Tim mạch, Huyết học.

Sức khỏe nạn nhân vụ sập nhà 43 Cửa Bắc tốt dần lên

Chiều 11-8, BV Việt Đức cho biết, sức khỏe của bệnh nhân Bùi Thị Thoa (18 tuổi, quê Phú Thọ), nạn nhân trong vụ sập nhà ở 43 Cửa Bắc (quận Ba Đình, Hà Nội) ngày 4-8 vừa qua đang tốt dần. Bệnh nhân đã tự đi tiểu được, không còn phải lọc máu như những ngày trước đó. Trước đó, các bác sĩ tiên lượng có thể bệnh nhân sẽ bị cắt cụt chân. Tuy nhiên, hiện nay, hai cẳng chân bị dập đang hồi phục, chân ấm dần và bệnh nhân sẽ không phải đối mặt với nguy cơ bị cắt chân nữa. Theo bác sĩ Cường, sau khi được mổ hai cẳng chân, hàng ngày, bệnh nhân được xử lý vết thương và điều trị tích cực nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử vùng chấn thương. Việc điều trị này sẽ còn kéo dài.

Nghệ An: Cứu sống cụ bà 102 tuổi sau khi cắt khối u nặng 6kg

Cụ Tích nhập viện trong tình trạng đau chướng bụng dưới, khó thở. Qua thăm khám, các bác sỹ đã phát hiện trong bụng cụ có một khối u rất lớn. Bệnh viện sau đó đã tiến hành ca mổ cắt bỏ khối u dài 25cm, rộng 20cm nặng 6kg và có khoảng 1,5 lít dịch. Ngày 11-8, BVĐK thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An cho biết, sau ca mổ lấy khối u lớn, đến nay sức khỏe của cụ Phạm Thị Tích (102 tuổi) trú ở khối Hòa Tây, TT. Hòa Bình, huyện Tương Dương, Nghệ An đã ổn định và tiến triển tốt. Theo đó, cụ Tích nhập viện vào chiều ngày 6-8 trong tình trạng căng chướng bụng, khó thở. Qua thăm khám, các bác sỹ đã phát hiện trong bụng cụ Tích có một khối u nang buồng trứng rất lớn ước chừng khoảng 5kg. Sau khi làm các thủ tục cần thiết các bác sỹ tiến hành mổ lấy khối u cho cụ Tích vào ngày 10-8. Ca mổ kéo dài hơn 1 tiếng, các bác sỹ đã lấy thành công khối u có chiều dài 25cm, chiều rộng 20cm nặng 6kg và có khoảng 1,5 lít dịch ra khỏi bụng cụ Tích. Sau ca mổ, cụ Tích đang phục hồi rất tốt. Hiện tại, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, có thể nói chuyện cùng con cháu. Bệnh nhân không sốt, tiếp xúc tốt, vết mổ khô. Được biết, cụ Tích là mẹ liệt sỹ có 6 người con. Người con lớn hiện đã 77 tuổi. Ông Nguyễn Xuân Tý (54 tuổi) con trai thứ 3 của cụ Tích chia sẻ: “Mẹ tôi bị thường xuyên bị đau bụng nhưng bà sợ phải đi bệnh viện nên giấu con cháu. Gần 1 năm lại đây, bụng mẹ có biểu hiện to bất thường, khi con cháu hỏi thì bà cứ bảo không bị làm sao cả. Đến lúc đau quá chịu không nổi bà mới nói cho chúng tôi biết và đưa đi bệnh viện”. Bác sỹ Thăng cho biết: “Trước đây, bệnh viện đã mổ lấy các khối u khá nhiều lần nhưng đây là lần mổ khối u lớn nhất. Khối u này lại nằm trong cơ thể một cụ bà đã lớn tuổi nên có nhiều rủi ro khi mổ. Rất may, ca mổ đã thành công tốt đẹp. Dự kiến 1 tuần nữa cụ Tích có thể xuất viện”.

Lao động, Gia đình & xã hội

Tây Nguyên: Báo động đỏ dịch sốt xuất huyết!

Ngày 7.8, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có mặt tại Đắk Lắk để chỉ đạo ngành y tế và các địa phương đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết, không để người dân thiếu thuốc điều trị… Với hơn 7.000 trường hợp mắc bệnh, 4 ca tử vong, có nơi tỉ lệ mắc bệnh lên tới 291,3 người/100.000 dân, Tây Nguyên đang báo động đỏ về dịch sốt xuất huyết bùng phát.

Bệnh viện quá tải

Tại Hội nghị tăng cường công tác phòng, chống SXH khu vực Tây Nguyên tổ chức ngày 7.8 tại TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu cho biết, từ đầu năm 2016 đến nay, 4 tỉnh Tây Nguyên có 7.411 trường hợp mắc SXH, trong đó 4 trường hợp tử vong. Khu vực này có tỉ lệ mắc SXH là 168,1/100.000 dân, cao hơn nhiều so với cả nước là 48,2/100.000 dân. Cũng theo ông Phu, mặc dù số mắc SXH ở Tây Nguyên cũng bắt đầu tăng từ tháng 5 như mọi năm, song năm nay có xu hướng tăng cao hơn. Đứng đầu 4 tỉnh Tây Nguyên về dịch SXH là Gia Lai với hơn 3.000 trường hợp mắc bệnh, có ngày xuất hiện hơn 100 ca mới, một bệnh nhân đã tử vong. Bác sĩ Rcom Manh - Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, BVĐK Gia Lai - cho biết: “Hiện tuyến tỉnh đã quá tải bệnh nhân SXH, người bệnh phải nằm đôi, nằm ra hành lang, rồi hành lang cũng không còn chỗ chứa”. Cũng tại BVĐK Gia Lai, Khoa Nhiễm có 60 giường bệnh, có lúc tiếp nhận 160 bệnh nhân SXH nên phải huy động thêm các khoa khác. Riêng BVĐK TP.Pleiku có 100 giường bệnh, nhiều thời điểm tiếp nhận tới 125 bệnh nhân SXH, cộng với các bệnh khác là… 200 bệnh nhân, tức là quá tải trăm phần trăm. Đắk Lắk đứng thứ hai với gần 2.000 trường hợp mắc SXH. Khoa Truyền nhiễm BVĐK tỉnh có 35 giường, nhưng đang điều trị 195 bệnh nhân, chủ yếu là mắc bệnh SXH. Bình quân mỗi ngày khoa tiếp nhận 30-40 bệnh nhân SXH, có ngày lên đến 60 bệnh nhân. Khoa Truyền nhiễm phải huy động thêm 7 phòng trước đây dùng để chứa các dụng cụ y tế, nhà kho cho bệnh nhân nằm mà vẫn không đủ chỗ. Về nhân lực, bệnh viện phải tăng cường xuống Khoa Truyền nhiễm 4 bác sĩ, 9 điều dưỡng nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ. Trước tình hình trên, lãnh đạo BVĐK tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các tuyến dưới phải tăng cường công tác phòng, chống dịch SXH hơn nữa, chỉ được phép chuyển bệnh nhân lên bệnh viện tỉnh khi tình trạng bệnh quá nặng.

Diễn biến bất thường

Theo Cục Y tế dự phòng, nguyên nhân trước hết là dịch SXH ở Tây Nguyên có tính chu kỳ, cứ 3-5 năm bùng phát một lần. Nhận định này căn cứ vào kết quả theo dõi giai đoạn 2005-2015, trong đó đỉnh dịch cao nhất là năm 2010 với hơn 13.000 trường hợp mắc, 5 ca tử vong. Mặt khác, hiện tượng El Nino vừa qua kéo dài làm nhiệt độ tăng cao khiến bọ gậy phát triển, Tây Nguyên trước đây không nằm trong vùng lưu hành SXH nên khả năng miễn dịch cũng thấp.... Nhưng ngoài các nguyên nhân trên, tình trạng quá tải ở một số bệnh viện, thì việc xử lý ổ dịch tại các tỉnh Tây Nguyên là chưa triệt để, khiến dịch bệnh gia tăng. TP.Pleiku (Gia Lai) có hơn 1.000 trường hợp mắc SXH, nhưng ngành chức năng chỉ phun hóa chất diệt muỗi được 221 khu vực có người bệnh là một tỉ lệ quá thấp. Tại nhiều buôn làng ở Tây Nguyên, lốp xe công nông cũ hầu như nhà nào cũng có, chỉ sau vài trận mưa là những chiếc lốp biến thành... ổ lăng quăng. Cũng tại hội nghị, Sở Y tế Kon Tum - nơi có tỉ lệ mắc SXH cao nhất khu vực với 291,3 người/100.000 dân, 2 trường hợp tử vong - cho biết, dịch SXH đang có những diễn biến rất bất thường. Thông thường bệnh nhân SXH chỉ điều trị 7 ngày, nhưng hiện nay nhiều trường hợp phải điều trị kéo dài tới 11 ngày. Đặc biệt, các biến chứng của bệnh SXH cũng xuất hiện sớm hơn so với trước đây, là vấn đề rất đáng quan tâm. Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết sẽ chỉ đạo Bộ Tài chính cấp kinh phí phòng, chống dịch SXH cho các tỉnh, yêu cầu ngành y tế không được để xảy ra tình trạng thiếu thuốc điều trị. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu phải tiến tới thanh toán bệnh SXH như bệnh sốt rét, không để tái phát theo chu kỳ nữa. “Nhưng quan trọng nhất là công tác tuyên truyền phải đạt hiệu quả cao, phải làm cho người dân nhận thức đầy đủ sự nguy hiểm của dịch SXH và cách thức phòng tránh. Muốn vậy phải tuyên truyền bằng nhiều kênh như phát thanh, truyền hình, tờ rơi...” .

Sức khỏe đời sống

Sớm đưa vào sử dụng cơ sở 2 BV Việt Đức và BV Bạch Mai

Sáng ngày 6/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Y tế đã đến kiểm tra tiến độ xây dựng cơ sở 2 của BV Bạch Mai và BV Việt Đức tại Hà Nam. Sáng ngày 6/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến kiểm tra tiến độ xây dựng cơ sở 2 của BV Bạch Mai và BV Việt Đức tại Hà Nam. Đây là 2 trong 5 cơ sở BV tuyến TW và tuyến cuối đạt tiêu chuẩn quốc tế được bắt đầu xây dựng từ cuối năm 2015 với tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng sẽ đi vào hoạt động. Mỗi BV này có quy mô 1.000 giường bệnh, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng từng bước vào cuối năm 2017,  theo kế hoạch để giảm quá tải cho cơ sở chính ở Hà Nội. Tại buổi kiểm tra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ Y tế cũng như các nhà thầu cần phải bảo đảm cả tiến độ lẫn chất lượng của công trình. Đồng thời, Thủ tướng cũng yêu cầu lãnh đạo BV Bạch Mai và BV Việt Đức cần triển khai ngay và phải dành nhiều thời gian, công sức để đào tạo các y, bác sĩ cho 2 cơ sở bệnh viện này. Cơ sở 2 của BV Bạch Mai được đầu tư xây mới thành một BVĐK hoàn chỉnh hiện đại để chữa các bệnh nặng, chuyên khoa sâu như: tim mạch, nội khoa, ung bướu, thận tiết niệu, hô hấp; đáp ứng khoảng 5.000 lượt khám mỗi ngày. Cơ sở 2 của BV Việt Đức được đầu tư thành một BV ngoại khoa hoàn chỉnh chữa trị các chấn thương xương, sọ, não, đầu mặt, cổ, lồng ngực, cột sống; vi phẫu tim mạch nhi; đáp ứng 3.500 lượt khám mỗi ngày.

Quyết liệt phòng chống dịch sốt xuất huyết

Trước tình hình số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) diễn ra phức tạp với số mắc từ đầu năm đến nay đã gần 50.000, trong đó có 17 trường hợp tử vong. Trước tình hình số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) diễn ra phức tạp với số mắc từ đầu năm đến nay đã gần 50.000, trong đó có 17 trường hợp tử vong, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện khẩn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố và các bộ, ngành liên quan về việc tăng cường công tác phòng chống SXH. Về phía ngành y tế, tiếp theo các chỉ đạo trước đó, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã gửi công điện đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung, điều trị bệnh nhân, điều trị đúng phác đồ, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do SXH...

UBND các địa phương chịu trách nhiệm phòng chống dịch SXH trên địa bàn

So với cùng kỳ năm 2015, số mắc SXH đến thời điểm này tăng cao và có nguy cơ lan rộng, tập trung tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Nam, miền Trung, Tây Nguyên như: Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên, Đà Nẵng, Đồng Tháp, TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Nông (trong đó, riêng tại khu vực Tây Nguyên số mắc chiếm khoảng 50% tổng số mắc của cả nước). Nguyên nhân của sự gia tăng dịch bệnh SXH thời gian qua là do hiện tượng El nino, thời tiết diễn biến phức tạp, nhiệt độ tăng dẫn đến hạn hán, các địa phương tích trữ nước nhiều mà không được xử lý, tạo điều kiện thuận lợi cho lăng quăng/bọ gậy phát triển. Thêm vào đó, ở một số khu vực trước đây không lưu hành SXH (khu vực Tây Nguyên) nên khả năng miễn dịch thấp dẫn đến dễ mắc bệnh. Nhằm chủ động kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh SXH, Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cấp chính quyền và các Sở, ban, ngành đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân triển khai quyết liệt chiến dịch diệt lăng quăng (bọ gậy) trên địa bàn, diệt muỗi bằng các biện pháp truyền thống và phun hóa chất. Công điện của Thủ tướng cũng nhấn mạnh: Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo quyết liệt và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng chống dịch SXH trên địa bàn. Về phía các bộ, ngành liên quan, Thủ tướng cũng yêu cầu: Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các địa phương về giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch, các biện pháp dự phòng và phác đồ điều trị bệnh SXH; tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về công tác chẩn đoán, điều trị; bảo đảm đủ phương tiện, vật tư, trang thiết bị, sẵn sàng tổ chức thu dung cấp cứu, điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong. Bộ Thông tin và truyền thông cùng các cơ quan thông tấn báo chí phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Bộ GD&ĐT chỉ đạo các sở GD&ĐT huy động giáo viên, học sinh, sinh viên các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường đại học, cao đẳng tham gia tích cực vào chiến dịch diệt muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy) tại gia đình và cộng đồng theo hướng dẫn của ngành y tế. Bộ Tài chính bảo đảm đủ kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh SXH...

Tổ chức tốt việc thu dung, điều trị bệnh nhân, hạn chế tử vong do SXH

Về phía ngành y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã ký Công điện số 782/CĐ-BYT gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh SXH. Theo đó, để tăng cường các biện pháp phòng chống SXH trong mùa mưa bão, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố triển khai mạnh mẽ chiến dịch diệt lăng quăng (bọ gậy). Riêng ngành y tế thực hiện tốt giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bệnh để tiến hành xử lý ổ dịch kịp thời, phun hóa chất diệt muỗi tại ổ dịch đúng kỹ thuật (2-3 lần cách nhau 1 tuần) để xử lý triệt để các ổ dịch. Đảm bảo 100% các hộ gia đình được phun.

Bộ Y tế yêu cầu tổ chức tốt việc thu dung, điều trị bệnh nhân đúng phác đồ, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do SXH. Thực hiện tốt việc phân loại bệnh nhân, phân tuyến điều trị, tránh hiện tượng bệnh nhân đến bệnh viện muộn, không được cấp cứu điều trị kịp thời hoặc gây quá tải BV. Mặt khác, tổ chức tập huấn về công tác giám sát bệnh nhân, giám sát côn trùng, kỹ thuật phun hóa chất, diệt lăng quăng (bọ gậy), xử lý ổ dịch, kỹ năng truyền thông cho cán bộ y tế dự phòng, cộng tác viên. Tập huấn về phác đồ điều trị, xử lý cấp cứu bệnh nhân cho cán bộ y tế làm công tác điều trị ở cả hệ thống y tế tư nhân tại tất cả các tuyến. Bộ Y tế cũng đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng, truyền thông cơ sở phối hợp với ngành y tế triển khai mạnh mẽ các hoạt động tuyên truyền tới người dân trong cộng đồng về các biện pháp diệt lăng quăng (bọ gây), nằm màn, chống muỗi đốt và phối hợp với cơ quan y tế trong việc phun hóa chất diệt muỗi tại các hộ gia đình. Khi có dấu hiệu của bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà...

Tổn thương não, hôn mê sâu, tử vong vì... ngộ độc rượu

Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) vừa tiếp nhận các trường hợp bị ngộ độc methanol sau khi uống rượu. Điều đáng nói là trong số đó đã có bệnh nhân gia đình phải xin về để lo hậu sự, rồi có bệnh nhân bị tổn thương não, hôn mê sâu chỉ vì ngộ độc rượu Nam bệnh nhân 56 tuổi nhập viện trong tình trạng tổn thương não, hôn mê sâu do ngộ độc methanol sau khi uống rượu, một ngày sau gia đình xin đưa về nhà lo hậu sự. Đây là một trong số 4 trường hợp ngộ độc rượu trắng pha cồn công nghiệp Methanol vừa đến Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) trong 5 ngày qua.  Trong số đó, có thêm 2 trường hợp đang hôn mê. Theo thông tin từ BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm chống độc, bệnh nhân Nguyễn Văn T. (56 tuổi, Sơn La) nhập viện đêm muộn ngày 1/8 trong tình trạng nguy kịch, tụt huyết áp, hôn mê sâu do ngộ độc rượu pha cồn công nghiệp Methanol. Gia đình bệnh nhân T. cho biết, ông T. vốn nghiện rượu, mỗi ngày đều uống khoảng nửa lít rượu, say rồi lại tỉnh, tỉnh rồi lại say. Tuy nhiên tối 1/8, sau bữa rượu buổi chiều ông T. bỗng nhiên kêu đau đầu, nhìn mờ. Khi được đưa đến BVĐK Mộc Châu bệnh nhân đã rơi vào tình trạng hôn mê và được chuyển đến BV Bạch Mai ngay sau đó. “Hình ảnh chụp sọ não cho thấy bệnh nhân não bị tổn thương rất nặng, gia đình xin đưa người bệnh về chỉ sau 1 ngày nhập viện”. Ngoài trường hợp ông T., Trung tâm đang cấp cứu 2 bệnh nhân bị ngộ độc rất nặng. Một bệnh nhân nam 54 tuổi ở Thanh Hóa chuyển đến Trung tâm ngày 31/7 trong tình trạng hôn mê, được mở nội khí quản thở máy, tổn thương não nặng, rối loạn chuyển hóa. Trước đó 2 ngày bệnh nhân uống rượu sau đó rơi vào hôn mê, hàm lượng methanol trong máu đến 35,8 mg/dL trong khi thông thường hàm lượng methanol trong máu trên 20 mg/dL được xem là cao. Bệnh nhân thứ hai là đàn ông 52 tuổi ở Hải Dương. Trước đó bệnh nhân mệt, ăn uống kém, sau đó khó thở tăng dần, lơ mơ gọi hỏi không biết, xuất hiện cơn co cứng toàn thân. Bệnh nhân được người nhà đưa đến Bệnh viện huyện Gia Lộc, chuyển tiếp đến bệnh tỉnh và vào Trung tâm Chống độc vào ngày 28/7. Hàm lượng methanol trong máu bệnh nhân rất cao, đến 163mg/dL. Tình trạng hai bệnh nhân đều rất nặng, điều trị còn kéo dài và chưa thể đánh giá được mức độ phục hồi sau tổn thương não. Cả hai đều có tiền sử nghiện rượu. Các bác sĩ cho biết, hầu hết trường các trường hợp ngộ độc rượu nặng thường do uống rượu trắng, bởi rất có thể rượu tự nấu đã được pha thêm cồn công nghiệp hoặc thậm chí chỉ pha riêng cồn công nghiệp. Từ thực tế công tác cấp cứu ngộ độc nói chung, ngộ độc rượu nói riêng, BS Nguyên cho rằng, điều nguy hiểm là bệnh nhân uống rượu trắng cứ nghĩ uống rượu thường nên không nghĩ đến viện sớm. Bên cạnh đó, rượu thực phẩm cũng làm kéo dài các biểu hiện độc tính của methanol. Nhập viện càng muộn tình trạng ngộ độc càng nặng, bệnh nhân có thể bị mù lòa, tổn thương não, hôn mê kéo dài, thậm chí là tử vong.

Rất tin tưởng vào trình độ chuyên môn của bác sĩ Việt Nam

Đó là ý kiến của thân nhân bệnh nhân người Nhật Bản vừa được các y, bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cấp cứu thành công sau khi bị một hội chứng nguy hiểm hiếm gặp. Bệnh nhân được chuyển từ Bệnh viện FV đến Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM trong tình trạng bị đột ngột đau lưng dữ dội, yếu hai chân...

Phát bệnh trong khi khám sức khỏe tổng quát

Người bệnh là giám đốc một công ty của Nhật đang hoạt động tại Việt Nam. Trong khi đang khám sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện FV, ông đột ngột đau lưng dữ dội và khoảng 30 phút sau bị yếu hai chân. Người bệnh được chụp MSCT cấp cứu, phát hiện bệnh lý động mạch chủ cấp và được chuyển sang Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Qua hỏi bệnh và thăm khám, ghi nhận người bệnh có tiền sử tăng huyết áp không điều trị gì, huyết áp tâm thu thường ở mức 160mmHg, người bệnh có thể trạng dư cân, hai chân còn cử động được nhưng sức cơ rất yếu, bí tiểu. Sau khi thăm khám, phân tích MSCT và hội chẩn cùng bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tim mạch kết luận đây là một trường hợp bóc tách động mạch chủ ngực cấp với lỗ vào ngay sau chỗ chia động mạch dưới đòn trái kèm huyết khối nội thành toàn bộ động mạch chủ ngực xuống và động mạch chủ bụng, biến chứng nhồi máu tủy gây liệt 2 chi dưới trung ương cấp tính. BV Đại học Y Dược TP.HCM nhận định: “Đây là một biến chứng hiếm gặp nhưng khá nặng nề của hội chứng động mạch chủ cấp, nếu để càng lâu, khả năng phục hồi càng thấp”. Ngay sau khi liên hệ với thân nhân tại Nhật, các bác sĩ đã thực hiện can thiệp cấp cứu trong đêm. Khoa Phẫu thuật Tim mạch đã tiến hành cấp cứu kịp thời cho người bệnh trong đêm bằng kỹ thuật Hybrid (phối hợp phẫu thuật và can thiệp nội mạch). Cụ thể, giải pháp đưa ra là phẫu thuật chuyển vị động mạch dưới đòn trái, cắt rời động mạch dưới đòn trái khỏi động mạch chủ và nối vào động mạch cảnh chung trái, sau đó tiến hành can thiệp đặt ống ghép nội mạch động mạch chủ ngực xuống. Thủ thuật tiến hành thuận lợi, người bệnh đã qua cơn nguy cấp và có sự hồi phục ngoạn mục, sức cơ hai chân cải thiện nhiều, chỉ còn yếu nhẹ, người bệnh tiêu tiểu tự chủ, hiện đang được theo dõi tại phòng hồi sức tim mạch.

Bị tăng huyết áp dễ mắc bệnh

Hội chứng động mạch chủ cấp là tình trạng cấp tính của động mạch chủ ngực gây nên bởi sự mất liên kết của lớp nội mạc và trung mạc động mạch, hậu quả là bóc tách động mạch chủ cấp (Acute Aortic Dissection), loét xuyên thành (Penetrating Atherosclerotic Ulcer), hoặc huyết khối nội thành (Intramural Hematoma). Hội chứng động mạch chủ cấp xảy ra ở nam giới với tần suất cao hơn nữ giới. Các nguyên nhân làm cho thành động mạch chủ yếu hơn so với bình thường, giảm khả năng chịu đựng lực căng thành có thể gây ra bệnh động mạch chủ cấp. Các nguyên nhân này có thể do bẩm sinh hoặc do mắc phải, thường gặp nhất trong nhóm mắc phải là tăng huyết áp cùng với các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, rối loạn lipid máu. Hội chứng động mạch chủ cấp được phân thành type A nếu có liên quan đến động mạch chủ ngực lên, type B nếu không liên quan đến động mạch chủ ngực lên. Biến chứng của hội chứng động mạch chủ cấp type B bao gồm vỡ lòng giả, tưới máu sai lòng và huyết khối gây thiếu máu các cơ quan đích. Vỡ lòng giả gây tràn dịch màng phổi, nặng có thể choáng mất máu. Thiếu máu thận gây nên suy thận cấp, thiếu máu ruột gây hoại tử ruột, thiếu máu chân gây hoại tử chân, thiếu máu nuôi tủy gây nhồi máu tủy. Người bệnh bị biến chứng nhồi máu tủy là biến chứng hiếm gặp nhất, chiếm dưới 1%, hậu quả cuối cùng là liệt chi vĩnh viễn, càng để lâu khả năng phục hồi chi càng ít đi. Người bệnh này đã được dẫn lưu dịch não tủy tại phòng hồi sức song song với điều trị hạ huyết áp, kế đến đặt ống ghép nội mạch tại vị trí lỗ vào, bảo tồn động mạch dưới đòn trái, tất cả nhằm mục đích làm giảm áp lực chèn ép tủy. Bệnh động mạch chủ ngực cấp type B có tỷ lệ tử vong rất cao, có thể lên đến 10% và lên đến 25% nếu có biến chứng, tỷ lệ tử vong của phẫu thuật cũng rất cao, do đó can thiệp nội mạch cấp cứu là lựa chọn tối ưu. Can thiệp nội mạch cấp cứu được chỉ định cho hội chứng động mạch chủ ngực cấp type B có biến chứng, bao gồm: triệu chứng đau và huyết áp không cải thiện với điều trị nội khoa tối ưu, gia tăng đường kính lòng giả trên phim chụp kế tiếp, giảm tưới máu cơ quan đích, vỡ lòng giả. TS.BS. Nguyễn Hoàng Định chia sẻ: “Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã triển khai thành công can thiệp nội mạch động mạch chủ chương trình và đang hướng đến can thiệp nội mạch động mạch chủ cấp cứu. Để triển khai được can thiệp động mạch chủ cấp cứu, cần phải có một hệ thống tổ chức tốt từ phòng ốc, trang thiết bị và quan trọng nhất là một đội ngũ có tinh thần cao sẵn sàng có mặt và phối hợp. Thành công bước đầu này mở ra nhiều hy vọng cho những người bệnh, mà trước kia chỉ có thể trông chờ vào may mắn”. Phát hiện và can thiệp kịp thời cho những người bệnh hội chứng động mạch chủ cấp đóng vai trò quan trọng trong tiên lượng sống còn của người bệnh. Do đó cần phải cảnh giác trước những dấu hiệu nghi ngờ, chụp MSCT động mạch chủ cản quang và chuyển ngay đến cơ sở y tế có khoa phẫu thuật tim mạch nếu có chẩn đoán để kịp thời cứu sống người bệnh.

Tư nhân được thành lập ngân hàng mô

Ngoài trực thuộc cơ sở y tế công lập, tư nhân cũng có thể thành lập ngân hàng mô nếu đáp ứng đủ các điều kiện về giấy phép hoạt động, cơ sở vật chất và nhân lực của Bộ Y tế. Đây là một trong những nội dung được nêu rõ tại Nghị định 118/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 56/2008/NĐ-CP ngày 29-4-2008 về tổ chức hoạt động của ngân hàng mô. Cụ thể tại Nghị định mới này nêu rõ, ngân hàng mô được cấp giấy phép hoạt động khi đáp ứng một số điều kiện như: có quyết định thành lập ngân hàng mô; hoặc ngân hàng mô có tên trong văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định cơ cấu tổ chức của cơ sở y tế đối với ngân hàng mô của nhà nước; giấy chứng nhận doanh nghiệp đối với ngân hàng mô tư nhân. Bên cạnh đó, ngân hàng mô tư nhân cũng cần đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất tối thiểu, như phải có buồng kỹ thuật có diện tích tối thiểu 12 m2 để tiếp nhận, xử lý, bảo quản và cung ứng mô; phòng xét nghiệm có diện tích tối thiểu là 12 m2. Riêng ngân hàng mô thuộc cơ sở y tế thì việc xét nghiệm có thể sử dụng chung với bộ phận xét nghiệm của cơ sở y tế. Khu vực hành chính tổng hợp, quản lý hồ sơ, tư vấn phải có diện tích tối thiểu là 12 m2. Cơ sở phải được xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ làm vệ sinh; bảo đảm xử lý rác thải y tế, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật; bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chuyên môn. Về nhân lực tối thiểu, Nghị định yêu cầu người quản lý chuyên môn ngân hàng mô phải đủ điều kiện theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; một bác sĩ hoặc cử nhân xét nghiệm có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; hai kỹ thuật viên y hoặc điều dưỡng tốt nghiệp trung cấp trở lên về chuyên ngành y, có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; một nhân viên hành chính. Đối với ngân hàng mô thuộc cơ sở y tế thì nhân lực có thể kiêm nhiệm, riêng kỹ thuật viên y hoặc điều dưỡng phải làm việc chuyên trách. Đồng thời, ngân hàng mô phải có đủ trang thiết bị theo danh mục quy định. Nghị định cũng quy định điều kiện riêng để cấp giấy phép hoạt động đối với ngân hàng giác mạc (ngân hàng mô chỉ hoạt động về giác mạc). Cụ thể, về cơ sở vật chất, ngoài điều kiện như đối với cơ sở vật chất ngân hàng mô nêu trên, thì ngân hàng giác mạc phải có đủ trang thiết bị quy định; người lấy giác mạc phải có trình độ từ trung cấp trở lên, được đào tạo về lấy và bảo quản, vận chuyển giác mạc. Theo Nghị định mới, nếu ngân hàng mô đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Nghị định 56/2008/NĐ-CP ngày 29-4-2008 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của ngân hàng mô và Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người thì được tiếp tục hoạt động đến hết ngày 30-6-2017. Từ 1-7-2017, ngân hàng mô phải được cấp giấy phép hoạt động theo các điều kiện, thủ tục quy định tại nghị định này Có thể nói việc cho phép tư nhân thành lập ngân hàng mô nhằm thể hiện tinh thần xã hội hóa lĩnh vực y tế và khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học của cá nhân, tổ chức. Vấn đề này cũng phù hợp với nội dung trong nghị định là khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư, hợp tác trong việc nghiên cứu, hiến, lấy, ghép, lưu trữ, bảo quản mô, bộ phận cơ thể người.

Bộ trưởng Bộ Y tế là thành viên BCĐ phòng, chống khủng bố quốc gia

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia (Ban Chỉ đạo). Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng ban. Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an làm Phó Trưởng ban. Các thành viên gồm: Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn; Bộ trưởng Bộ Y tế ; Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng; Trung tướng Phan Văn Giang, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách công tác an ninh (thành viên thường trực). Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động phòng, chống khủng bố trong phạm vi cả nước; giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức, triển khai, phối hợp liên ngành thực hiện công tác phòng, chống khủng bố. Bên cạnh đó, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện công tác phòng, chống khủng bố; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành phương án xử lý các tình huống, cơ chế chỉ đạo, chỉ huy xử lý các tình huống khủng bố. Đồng thời, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết các vụ khủng bố trong trường hợp phải ban bố tình trạng khẩn cấp về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội hoặc có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp. Bộ Công an là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia và có cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách gọi là Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia.

Thanh niên

Thêm cơ hội cho bệnh nhân chờ ghép tạng tại Việt Nam

Trong hai ngày 6-7.8, tại BV Chợ Rẫy (TP.HCM), Bộ KH-CN và Ban Chủ nhiệm chương trình KH-CN trọng điểm cấp quốc gia tiến hành thẩm định và nghiệm thu 3 đề tài KH-CN (trọng điểm cấp quốc gia). Các đề tài này trong giai đoạn 2011 - 2015 của BV Chợ Rẫy gồm: Nghiên cứu triển khai ghép thận từ người cho tim ngừng đập; Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật can thiệp nội mạch điều trị phình, bóc tách và phình bóc tách động mạch chủ; Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật can thiệp nội mạch để điều trị thiếu máu não cấp và mạn tính. Đặc biệt, đề tài Nghiên cứu triển khai ghép thận từ người cho tim ngừng đập được Hội đồng nghiệm thu đánh giá là một trong số ít đề tài xuất sắc, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Đề tài được nghiệm thu sẽ mở ra cơ hội phát triển tiềm năng nhận tạng hiến từ người cho tim ngừng đập cũng như đem đến nhiều cơ hội cho bệnh nhân đang chờ được ghép thận nói riêng và ghép tạng nói chung.

Xây bệnh viện quên làm đường vào

Chuyện kỳ lạ ở TP.HCM là cuối năm nay khánh thành đưa vào sử dụng Bệnh viện Nhi đồng TP nhưng phải đến giữa năm sau các con đường dẫn vào bệnh viện này mới hoàn thành! Bệnh viện (BV) Nhi đồng TP.HCM khởi công ngày 6.12.2014, trên địa bàn thuộc xã Tân Kiên và Tân Nhật (H.Bình Chánh), có quy mô 1.000 giường, tổng diện tích sàn xây dựng gần 93.200 m2, kinh phí dự kiến 4.500 tỉ đồng (thực tế thi công khoảng 4.200 tỉ đồng). Ban đầu dự kiến tiến độ xây dựng BV trong vòng 18 tháng. Tuy nhiên đến sáng 13.8, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cùng lãnh đạo sở ngành đã phải thị sát và làm việc với chủ đầu tư, nhà thầu để tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ.

“Không hiểu mấy ông phối hợp kiểu gì”

Tại cuộc làm việc, ông Lê Dũng, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty xây dựng số 1 (CC1), cho hay điều nhà thầu lo lắng là giao thông kết nối các tuyến đường từ nút giao thông Tân Tạo - Chợ Đệm đi vào BV. Ông Dũng kiến nghị Sở GTVT mở rộng, làm mới 2 con đường bao quanh BV đủ điều kiện để xe cứu thương chạy vào. Dù đã có kiến nghị làm đường từ giữa năm 2015 nhưng ông Dũng cũng thừa nhận “việc chậm trễ làm đường có trách nhiệm từ CC1” và kiến nghị đẩy nhanh tiến độ làm cầu vượt từ đường Tân Tạo - Chợ Đệm chạy vào BV. Chủ tịch Nguyễn Thành Phong nói ngay: “Phải triển khai đồng bộ, chứ làm xong BV thì đường đâu đưa bệnh nhân vào. BV này làm từ năm 2014 mà đến nay đường chưa làm. Không hiểu mấy ông phối hợp kiểu gì”, và yêu cầu Phó giám đốc Sở GTVT Nguyễn Văn Tám sớm có phương án. Đáp lại, ông Tám cho biết hôm 10.8, Sở KH-ĐT đã trình kiến nghị làm đường của CC1 lên UBND TP phê duyệt. “Nếu quyết liệt làm từ bây giờ thì phải đến giữa năm 2017, giao thông ở đây mới hoàn thành vì phải thông qua nhiều thủ tục. Tuần tới Sở GTVT sẽ đi khảo sát để đưa ra phương án”. Chủ tịch Nguyễn Thành Phong nói thẳng sự tính toán thiếu khoa học gây ra chậm trễ này sẽ rất lãng phí. Về kiến nghị kết nối các tuyến giao thông và mở các tuyến xe buýt từ các nơi chạy qua BV, Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Thu than phiền cũng rất chậm. Theo bà Thu, không phải đợi đến khi khánh thành BV mới mở tuyến xe buýt mà phải mở ngay trong tháng 9.2016 để người dân quen và dễ đi lại khi khám chữa bệnh. Trả lời Thanh Niên, ông Lê Dũng cho biết hiện có hai con đường bao quanh BV là đường song hành Tân Tạo - Chợ Đệm chạy vào cổng dành cho xe cứu thương và đường kênh 10 chạy vào cổng chính BV. Dự kiến sẽ mở rộng hai đường này 25 - 30 m với kinh phí gần 400 tỉ đồng bao gồm cả làm cầu vượt. Trong khi đó, thực tế hai con đường này rất nhỏ hẹp, lởm chởm đất đá, bụi bặm. Đáng chú ý là đường kênh 10 dẫn vào cổng chính BV đang là đường đất rộng chỉ chừng 3 - 4 m.

Làm chậm nhưng cứ đòi ứng tiền

Báo cáo tiến độ dự án, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh cho hay đến nay tiến độ thi công phần thô của công trình chính đạt 100%, hoàn thiện đạt trên 60%, dự kiến hoàn thành vào ngày 30.9.2016. Hạng mục khu lây nhiễm hoàn thành 100% khối lượng phần thô, dự kiến ngày 30.8 hoàn thành… Dự kiến đến ngày 30.9 sẽ hoàn thành lắp đặt thiết bị xây lắp và một phần trang thiết bị. Ông Bỉnh cho biết theo hợp đồng ký kết với tổng thầu EPC (hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình), công trình sẽ được hoàn thành vào ngày 6.6.2016. Tuy nhiên nhà thầu CC1 xin gia hạn đến ngày 30.12.2016. Tại buổi làm việc, Chủ tịch HĐTV CC1 Lê Dũng lý giải công trình chậm là do việc lập dự toán, đơn giá thiết bị kéo dài, từ đó chậm thanh toán cho nhà thầu. Đến nay nhà thầu đã chi khoảng 1.700 tỉ đồng để thi công và đã nhận từ chủ đầu tư 991 tỉ đồng. Ông Dũng kiến nghị UBND TP tạm ứng tiếp 25 - 30% (khoảng 500 tỉ đồng) ngoài phần tạm ứng 45% (hơn 900 tỉ đồng) trước đó. Tuy nhiên, phần kiến nghị của ông Dũng đã “làm nóng” buổi làm việc. Chủ tịch Nguyễn Thành Phong chỉ cho phép tạm ứng không quá 50% giá trị công trình, trước mắt cho tạm ứng thêm 5% (khoảng 100 tỉ đồng), 20% còn lại sẽ xem xét theo quy định. Bà Thu yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu và ban giám đốc BV phải nhanh chóng rà soát, “thiếu gì là bổ sung ngay”. Riêng phần đấu thầu thiết bị y tế, bà Thu yêu cầu tiêu chí đấu thầu phải mở và tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp tham gia. “Vừa rồi có hai gói thầu có tiêu chí mở đã làm lợi cho ngân sách hơn 10 tỉ đồng so với giá trần, chất lượng của thiết bị cũng tốt hơn. Phải tránh tình trạng sau khi đấu thầu xảy ra khiếu kiện”, bà Thu nói. Chủ tịch Nguyễn Thành Phong yêu cầu CC1 phải đảm bảo tiến độ hoàn thành theo đúng cam kết vào ngày 30.9.2016, bởi “dự án đã chậm tiến độ một lần rồi”.

Lao động

Rút giấy phép phòng khám mổ trĩ “chui”

Ngày 10.8, Sở Y tế TP. Cần Thơ cho biết, thanh tra sở này vừa ra quyết định xử phạt 100 triệu đồng và rút giấy phép hoạt động 3 tháng đối với phòng khám Hoàng Kim ở địa chỉ 128, đường 3/2, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ. Theo đó, phòng khám này đã vi phạm Điều 29, Nghị định 176 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế. Trước đó, chị Trịnh Ngọc Yến (quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ) bị mắc bệnh trĩ đã nhiều năm, nên đến phòng khám Hoàng Kim mổ trĩ.  Tuy nhiên sau ca phẫu thuật bệnh tình chị Yến còn trầm trọng hơn, phải nhập viện khẩn cấp tại BVĐK TP.Cần Thơ.

Nhân dân

Cấp bách ngăn chặn dịch sốt xuất huyết

Dịch sốt xuất huyết Dengue (SXH) tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trong cả nước. Trong công điện mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành liên quan và chính quyền các cấp triển khai các biện pháp chủ động kiểm soát, ngăn chặn dịch. Trong đó, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch SXH trên địa bàn. Cũng như nhiều nước trong khu vực, từ đầu năm đến nay, nhất là những tuần gần đây, số ca mắc SXH gia tăng và xu hướng tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2015. Tích lũy đến hết tháng 7, cả nước ghi nhận gần 50 nghìn trường hợp mắc SXH tại 48 tỉnh, thành phố, trong đó có 17 trường hợp chết. Số ca mắc vẫn tập trung chủ yếu tại khu vực phía nam (hơn 28 nghìn trường hợp), chiếm 57,9% tổng số ca mắc; tiếp theo là khu vực miền trung, Tây Nguyên. Các tỉnh, thành phố có số trường hợp mắc SXH tích lũy cao nhất cả nước là: TP Hồ Chí Minh, Gia Lai, Bình Định, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Đác Lắc, Đồng Tháp, Phú Yên, Bình Phước... Bốn tỉnh Tây Nguyên (gồm: Đác Lắc, Đác Nông, Gia Lai, Kon Tum) đang là “điểm nóng” về dịch SXH khi ghi nhận có 7.411 trường hợp mắc bệnh (chiếm 15,1%), tăng rất cao so với cùng kỳ năm 2015, trong đó có bốn trường hợp tử vong. Tỉnh có số trường hợp mắc SXH cao nhất là tỉnh Gia Lai với 3.081 (chiếm 41,6% số mắc khu vực), sau đó đến Đác Lắc, Kon Tum, Đác Nông. Hai tỉnh Gia Lai, Đác Lắc nằm trong 10 tỉnh có số người mắc bệnh này cao nhất cả nước. Tỷ lệ mắc của khu vực là 168,1/100 nghìn dân, cao hơn nhiều so với bình quân cả nước là 48,2/100 nghìn dân. Hiện nay dịch xảy ra ở 393 /563 xã, phường, thị trấn và tại 48/50 huyện của bốn tỉnh ở Tây Nguyên. Sự gia tăng nhanh các trường hợp mắc SXH tại các tỉnh Tây Nguyên những tháng gần đây là do bệnh dịch SXH thường có tính chất chu kỳ, cứ khoảng ba đến 5 năm lại có đợt bùng phát tăng cao số ca mắc. Hiện đang vào mùa mưa, dịch bắt đầu gia tăng và thường đạt đến đỉnh vào những tháng cuối năm. Tốc độ đô thị hóa nhanh, hình thành nhiều vùng dân cư tập trung tạo nên các vùng sinh cảnh, sinh thái thuận lợi cho véc-tơ truyền bệnh cũng như bệnh SXH phát triển. Sự giao lưu đi lại giữa Tây Nguyên và các vùng miền khác trên cả nước thuận lợi, cùng với sự di biến động dân số làm gia tăng nguy cơ dịch lan rộng và khó quản lý, kiểm soát nguồn truyền bệnh. Đáng chú ý, năm 2016, hiện tượng En Ni-nô xảy ra tại Việt Nam làm tăng nhiệt độ trung bình của môi trường là điều kiện cho muỗi phát sinh, phát triển. Thời tiết hạn hán tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên, người dân tăng tích trữ nước sạch phục vụ đời sống, sinh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho bọ gậy phát triển. Tại các hộ gia đình có nhiều lốp xe công nông, lốp xe máy cũ không còn sử dụng vứt, để ngoài vườn; nhiều hộ gia đình sử dụng bồn nước, bể chứa nước sinh hoạt không đậy nắp hoặc đậy không kín, ngoài ra còn có các vật liệu phế thải (chai, lọ, chum, vại) chứa nước đọng không được xử lý, là điều kiện thuận lợi cho muỗi đẻ trứng và bọ gậy phát triển mạnh. Trong khi đó, ý thức của người dân chưa cao, chủ quan, lơ là, chưa chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dịch, không thực hiện việc diệt muỗi, diệt bọ gậy... Mạng lưới y tế còn mỏng, chưa có nhiều kinh nghiệm trong phòng, chống SXH; hoạt động của các cộng tác viên còn yếu, chưa thực hiện tốt việc tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở người dân thực hiện các biện pháp diệt muỗi, loại bỏ vật dụng, phế thải, loại bỏ ổ bọ gậy nguồn. Mặc dù nhiều hộ gia đình đã ký cam kết thực hiện các biện pháp phòng chống SXH, nhưng việc theo dõi, kiểm tra thực hiện còn lỏng lẻo. Tại một số địa phương, chính quyền các cấp và các tổ chức chính trị và chính trị xã hội chưa coi trọng công tác chủ động phòng chống dịch bệnh SXH... Dự báo dịch bệnh SXH có nguy cơ gia tăng số trường hợp mắc do vẫn đang là mùa mưa, là điều kiện thuận lợi để muỗi đẻ trứng và bọ gậy phát triển mạnh, dịch bệnh có thể tiếp tục lan rộng nếu không triển khai mạnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, giám sát, xử lý triệt để ổ dịch. Để tích cực triển khai các hoạt động phòng, chống SXH thời gian tới, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, trong đó giao trách nhiệm cụ thể đối với chính quyền các cấp để tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống SXH hiệu quả; huy động các ban, ngành, đoàn thể cũng như các tổ chức chính trị, chính trị xã hội khác tham gia vận động người dân phòng, chống SXH. Tại những tỉnh có số người mắc bệnh cao, cần triển khai các nhiệm vụ trọng tâm và quyết liệt đối với công tác phòng, chống dịch SXH. Tổ chức chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch trên diện rộng, với nhiều hình thức và phương pháp phù hợp với đặc điểm dân cư; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc người dân thực hành các hành vi phòng, chống dịch. Ưu tiên thực hiện truyền thông bằng phát loa trực tiếp ngay tại địa bàn dân cư, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống SXH. Tổ chức chiến dịch diệt bọ gậy, thu gom lật úp, xử lý dụng cụ phế thải chứa nước; có giải pháp khả thi thu gom lốp ô-tô cũ và hướng dẫn người dân đậy nắp các dụng cụ chứa nước. Triển khai phun hóa chất xử lý ổ dịch, phun chủ động tại các khu vực nguy cơ cao. Tuyên truyền vận động người dân khi có triệu chứng bệnh đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn và điều trị kịp thời. Thành lập và duy trì đội xung kích tại các thôn, ấp để kiểm tra và hướng dẫn hộ gia đình diệt bọ gậy. Ngành y tế và chính quyền địa phương ký cam kết với các hộ gia đình trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống SXH tại hộ gia đình. Giám sát chặt chẽ dịch trên địa bàn tỉnh, huyện, xã để phát hiện sớm các trường hợp bệnh, các ổ dịch, cung cấp thông tin cho các đơn vị liên quan nhằm thực hiện các biện pháp phòng, chống kịp thời. Điều tra ca bệnh mắc SXH tại cộng đồng để khoanh vùng, xử lý kịp thời, hạn chế thấp nhất dịch lan ra diện rộng. Rà soát, xác định các điểm nóng để tập trung nguồn lực xử lý, khống chế, giải quyết triệt để, không để lan rộng, kéo dài. Thực hiện điều trị đúng phác đồ, giảm tối đa các trường hợp tử vong. Duy trì các đội cơ động phòng, chống dịch tuyến trên (bao gồm cả dự phòng và điều trị) để hỗ trợ cho tuyến dưới tại các địa phương khi cần thiết. Các tỉnh, thành phố cần thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống SXH tại địa phương.

Cứu kịp thời ngư dân bị thương trên biển nhờ “Ngân hàng máu sống”

Chiều 11-8, bác sĩ Nguyễn Đức Quân, Giám đốc Trung tâm Y tế quân dân y Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) cho biết, một ngư dân quê Quảng Ngãi nhập viện lúc rạng sáng 11-8 với vết thương nặng ở vùng cổ gáy đã được cấp cứu kịp thời và qua cơn nguy kịch nhờ “Ngân hàng máu sống” được thiết lập trên đảo trước đó. Hồi 2 giờ 30 phút, rạng ngày 11- 8, Trung tâm Y tế quân dân y huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) tiếp nhận ngư dân Nguyễn Thành Chung, 33 tuổi ở xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa (tỉnh Quảng Ngãi) vào cấp cứu trong tình trạng bị mất máu cấp do vết thương sâu vùng cổ gáy. Khi đó, bệnh nhân đang bị sốc do mất máu, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, vết thương ngang gần đốt sống cổ số bảy, dài 15cm, sâu 7cm, máu chảy thành tia với ước tính lượng máu mất khoảng 1.500ml, nứt gai sau đốt sống cổ… Các y, bác sĩ Trung tâm Y tế quân dân y Bạch Long Vĩ đã tiến hành hồi sức chống sốc, gây mê, đặt nội khí quản, xử lý vết thương, thắt mạch máu đồng thời khâu bảo tồn vết thương… Trước nguy cơ bệnh nhân tử vong do mấy nhiều máu, luôn trong tình trạng huyết áp tụt, Trung tâm Y tế quân dân y Bạch Long Vĩ đã huy động “Ngân hàng máu sống” ngay tại đảo để kịp truyền máu cấp cứu bệnh nhân. Sau 15 phút, anh Bùi Văn Thành ở Liên đội TNXP Bạch Long Vĩ có nhóm máu O đã đủ điều kiện an toàn đã lấy và truyền 250 ml máu trực tiếp cho bệnh nhân, giúp anh Chung thoát cơn nguy kịch. Hiện, mạch và huyết áp của ngư dân Nguyễn Thành Chung đã ổn định, vết thương tại chỗ đã cầm máu. Các y, bác sĩ của Trung tâm Y tế quân dân y Bạch Long Vĩ vẫn theo dõi sát và điều trị tích cực.

Tuyên dương gia đình và con em cán bộ, nhân viên tiêu biểu ngành y tế

Ngày 12.8, tại TP.Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế), CĐ ngành Y tế VN tổ chức Hội nghị biểu dương gia đình tiêu biểu và con CBCCVCLĐ có thành tích xuất sắc trong học tập giai đoạn 2013 – 2016. Có 156 gia đình tiêu biểu xuất sắc được biểu dương tại hội nghị đại diện cho trên 40 vạn gia đình tiêu biểu của ngành Y tế được lựa chọn từ các đơn vị cơ sở. Hội nghị cũng đã biểu dương 185 học sinh khối THPT là con của CBCCVCLĐ ngành Y tế đạt nhiều giải thưởng quốc gia, quốc tế giai đoạn 2014 – 2016…

62 người ngộ độc thực phẩm sau khi dự tiệc cưới

Ngày 13-8, lãnh đạo UBND xã Ea Trul (huyện Krông Bông, Đắk Lắk) - cho biết, trên địa bàn xã đã xảy ra một vụ ngộ độc thực phẩm tập thể khiến 62 người phải nhập viện cấp cứu. Trước đó, vào tối ngày 12/8, một hộ gia đình trên địa bàn buôn Băng Kung, xã Ea Trul đã tổ chức tiệc mừng đám cưới. Đến 22h cùng ngày, buổi tiệc kết thúc thì hàng loạt người dân trong buôn đều có dấu hiệu đau đầu, buồn nôn và tiêu chảy. Nhận được thông tin, cán bộ của Trung tâm y tế huyện Krông Bông đã nhanh chóng có mặt để hướng dẫn, điều trị cho 62 người dân bị ngộ độc thực phẩm. Trung tâm Y tế huyện cũng đã phối hợp với Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm để lấy mẫu xét nghiệm nhưng do nhà hàng đám cưới lưu động sau khi hoàn thành việc phục vụ đám cưới thì nhanh chóng dọn dẹp, ra về nên không còn mẫu thức ăn. Chiều 13-8, mọi người bị ngộ độc đã xin thuốc về nhà, không còn ca nào nằm điều trị.

Công tác phòng, chống HIV/AIDS khu vực Tây Bắc còn nhiều nan giải

Mặc dù công tác phòng, chống HIV/AIDS tại các tỉnh khu vực Tây Bắc thời gian qua đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, nhưng thực tế cho thấy đây vẫn là khu vực có tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn so với trung bình của cả nước. Nguyên nhân, là do nhận thức của người dân về HIV/AIDS còn nhiều hạn chế; thiếu hụt về nhân lực, kinh phí hạn chế... Điều đó cản trở việc mở rộng chương trình can thiệp giảm tác hại, chăm sóc, hỗ trợ điều trị người nhiễm HIV tại khu vực này. Khu vực Tây Bắc bao gồm các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang và các huyện phía tây của hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Nhiều năm qua, khu vực này vẫn luôn là điểm nóng về dịch HIV/AIDS. Theo số liệu thống kê cuối năm 2015, khu vực Tây Bắc có khoảng 14,6 triệu người sinh sống, chiếm khoảng 16% số dân của cả nước, nhưng có khoảng 63.500 người nhiễm HIV, trong đó có hơn 39 người nhiễm HIV còn sống. Trung bình mỗi năm khu vực Tây Bắc có khoảng 3.000 người nhiễm mới và có từ 500 đến 800 người chết do AIDS. Theo ước tính, tỷ lệ mắc HIV tại khu vực này là 420/100 nghìn dân, cao gấp 1,5 lần so với trung bình của cả nước (280/100 nghìn dân). Đường lây truyền HIV tại khu vực này chủ yếu là do sử dụng chung khi tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục không an toàn, với ba nhóm đối tượng nguy cơ cao là người nghiện chích ma túy (NCMT), phụ nữ bán dâm (PNBD) và gần đây là vợ, bạn tình của người nhiễm HIV đang có chiều hướng gia tăng. Đáng chú ý, trong những năm gần, đây mặc dù tỷ lệ nhiễm HIV trong hai nhóm người NCMT và bán dâm đã giảm từ 19,3% (năm 2010) xuống còn 10% (năm 2015); nhóm PNBD từ 5,7% (năm 2010) xuống còn 3,1% (năm 2015). Tuy nhiên, số liệu này vẫn cao hơn so với tỷ lệ nhiễm HIV toàn quốc lần lượt là 9,3% và 2,7%... Ngoài ra, nguy cơ lây nhiễm HIV ở một số địa bàn, không còn tập trung trong nhóm nguy cơ cao như trước đây, hiện nguy cơ lây truyền HIV như dịch toàn thể. Theo Cục trưởng Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) TS Nguyễn Hoàng Long: Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nhiễm HIV tại khu vực Tây Bắc cao, là do nhận thức của người dân về HIV/AIDS còn nhiều hạn chế, nhất là người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số; do sự thiếu hụt về nhân lực, kinh phí hạn chế, bất đồng ngôn ngữ, văn hóa... đã cản trở việc mở rộng các chương trình can thiệp giảm tác hại, chăm sóc, hỗ trợ điều trị người nhiễm HIV tại tuyến xã. Điều này làm cho người dân vùng sâu, vùng xa trên địa bàn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ phòng, chống HIV mà ngành y tế triển khai... Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Tuyên Quang BS Tô Hoàng Sâm cho biết: Cũng như nhiều địa phương thuộc địa bàn Tây Bắc, tỉnh Tuyên Quang hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như các dự án kết thúc, kinh phí địa phương hạn chế, kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia cắt giảm nhiều dẫn đến thiếu hụt lớn về kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Trong khi đó, cán bộ tham gia Chương trình phòng, chống HIV/AIDS còn thiếu và yếu, nhất là kiến thức về phòng, chống HIV và kỹ năng truyền thông. Ở một số địa phương, người dân vẫn còn tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người NCMT, người bán dâm nhiễm HIV, vì vậy các đối tượng này thường lẩn tránh, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Trong khi đó, điều kiện kinh tế của địa phương còn nhiều khó khăn, cho nên việc đầu tư cơ sở vật chất cho công tác phòng, chống HIV/AIDS còn nhiều hạn chế, nhất là địa bàn rộng, phân bố dân cư rải rác làm hạn chế việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, dự phòng và điều trị HIV/AIDS của người bệnh...Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá: Với số dân chỉ chiếm hơn 15% cả nước, nhưng nhiều tỉnh vùng Tây Bắc hiện đang có tỷ lệ nhiễm HIV đứng hàng đầu cả nước. Trong khi đó, các nguy cơ lây nhiễm HIV vùng này lại rất phức tạp, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, độ bao phủ của dịch vụ phòng, chống HIV cũng còn rất hạn chế. Cho nên, nếu không có những giải pháp quyết liệt thì rất khó kiểm soát được dịch HIV và ảnh hưởng đến mục tiêu chung của cả nước. Vì vậy, nhằm từng bước giảm tỷ lệ người lây nhiễm HIV, số người chết do AIDS, cũng như khắc phục những khó khăn, bất cập nêu trên, Bộ Y tế đề nghị chính quyền các cấp cần hành động quyết liệt hơn; tiếp tục coi công tác phòng, chống HIV/AIDS là nhiệm vụ quan trọng, trong đó tập trung vào việc kiện toàn tổ chức; đẩy mạnh vận động chính sách, cung cấp thông tin về chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Tiếp tục nâng cao nhận thức về phòng, chống HIV/AIDS cho đồng bào, nhất là người có hành vi nguy cơ cao, người nhiễm HIV; mỗi địa phương cần có những biện pháp, cách làm thích hợp bằng các hoạt động truyền thông trực tiếp đến từng đối tượng, nhóm đối tượng, nhất là nhóm có nguy cơ cao và bạn tình của họ; đồng thời đẩy mạnh công tác điều trị Methadone, vì hiện nay nhiều tỉnh chỉ tiêu điều trị Methadone còn đạt thấp như các tỉnh Nghệ An, Sơn La… Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết thêm: Bộ Y tế hiện đang trình Chính phủ Nghị định sửa đổi theo hướng mở, giảm và bỏ hầu hết các thủ tục hành chính, nhằm tạo điều kiện cao nhất cho người bệnh tiếp cận điều trị Methadone, nhưng việc đào tạo tập huấn cũng mở rộng, các cơ sở sẽ tự công bố triển khai và sở y tế các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm giám sát, quản lý. Tuy vậy, Nghị định mới cũng sẽ có điểm chặt chẽ hơn như người bệnh đã điều trị đạt liều duy trì mà vẫn sử dụng hê-rô-in, sẽ phải chuyển sang cai nghiện bắt buộc, cũng như triển khai điều trị Methadone tại các trại giam, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện… Đáng chú ý, năm 2017, PEPFAR sẽ cắt giảm tiếp 40% thuốc ARV và năm 2018 cắt toàn bộ phần hỗ trợ thuốc ARV. Như vậy, đến năm 2018 chưa có nguồn nào viện trợ ARV cho Việt Nam, cho nên giải pháp khả thi nhất trong lúc này là cần chuyển điều trị HIV/AIDS và ARV sang Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) để chi trả. Do vậy, các địa phương nhanh chóng chuyển các cơ sở điều trị HIV/AIDS vào cơ sở khám, chữa bệnh BHYT, cũng như triển khai tăng nhanh tỷ lệ người nhiễm HIV có thẻ BHYT…

Hà Nội mới

Mở đăng ký tiêm 1.000 liều vắc xin Pentaxim

Từ 9h hôm nay (12-8), Trung tâm KDYT quốc tế Hà Nội (số 35, Trần Bình, Hà Nội) sẽ mở đăng ký tiêm vắc xin Pentaxim “5 trong 1” trực tuyến tại website: kiemdichytehanoi.vn với số lượng 1.000 liều. Thời gian tiêm sẽ được triển khai theo từng ngày. Cụ thể, ngày 13 và 14-8 (thứ bảy và chủ nhật) chỉ tiêm buổi sáng, mỗi ngày 100 liều tiêm. Ngày 15 đến 18-8 (từ thứ hai đến thứ năm), mỗi ngày 200 liều tiêm. Độ tuổi tiêm phòng là những trẻ từ đủ 2 tháng đến đủ 24 tháng tuổi, tức là trẻ phải có ngày sinh trong khoảng từ 13-8-2014 đến 13-8-2016. Trung tâm KDYT quốc tế Hà Nội chỉ tiêm vắc xin cho những trẻ đã đăng ký thành công và đúng ngày giờ trên phiếu đăng ký tiêm hợp lệ. Khi đưa trẻ đến tiêm vắc xin Pentaxim, cha mẹ cần mang theo: Bản in phiếu đăng ký tiêm hợp lệ; bản photocopy giấy khai sinh, chứng minh thư, sổ tiêm chủng của trẻ đúng với thông tin đăng ký qua mạng; trẻ phải có tình trạng sức khỏe tốt (không sốt hoặc đang điều trị các bệnh cấp tính…); có ngày tiêm vắc xin tổng hợp phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà… mũi gần nhất cách mũi tiêm đăng ký lớn hơn 30 ngày.

Công an Nhân dân

Đầu tư 900 triệu USD cho trang thiết bị y tế tại bệnh viện khu vực TP Hồ Chí Minh

Nhu cầu đầu tư thiết bị y tế tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng và tập trung vào các thiết bị chẩn đoán hình ảnh, phòng mổ, hồi sức cấp cứu, xét nghiệm chuyên sâu,... Việc đầu tư trang thiết bị y tế công nghệ cao sẽ tập trung chủ yếu ở các bệnh viện lớn tại các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ,... Riêng TP.HCM, trong 3 năm tới ước tính sẽ đầu tư khoảng 900 triệu USD để nâng cấp thiết bị y tế cho các bệnh viện. Thông tin trên được đưa ra tại Lễ khai mạc Triển lãm quốc tế thường niên chuyên ngành Y dược lần thứ 16 diễn ra tại Trung tâm triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (Q.7, TP.HCM) sáng 11-8. Theo ông Hứa Phú Doãn, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hội thiết bị Y tế TP.HCM, theo thống kê, doanh thu của thị trường trang thiết bị y tế Việt Nam ước tính khoảng 800 triệu USD/năm, con số này có thể đạt tới 1,2 tỷ USD vào năm 2016 và nâng lên 1,8 tỷ USD vào năm 2018. Mức tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 sẽ đạt khoảng 18-20%/năm. Ông Doãn nhận định, ngành dược - thiết bị y tế thuộc nhóm các ngành đầu tư hấp dẫn nhất hiện nay.

Tiền phong

Chuẩn bị Trung thu cho bệnh nhi

Ngày 11/8, anh Vũ Minh Lý, Giám đốc Trung tâm tình nguyện Quốc gia đã có buổi chia sẻ với 500 thủ lĩnh tình nguyện thuộc Chi hội thanh niên vận động hiến máu 24.1 và Ban tổ chức chương trình Trung Thu Cho Em 2016. Với chủ đề “Người thủ lĩnh”, anh Vũ Minh Lý đã trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm kỹ năng làm tình nguyện, kỹ năng làm thủ lĩnh để trang bị cho các thủ lĩnh tình nguyện, chuẩn bị cho chương trình Tết Trung thu cho các em nhỏ sắp tới. Tiếp nối thành công của Trung Thu Cho Em 3 năm trước, chương trình năm nay với thông điệp “Thắp sáng tuổi thơ Việt” sẽ là một “Ngày hội tình nguyện” thực sự. Chương trình đang trong thời gian tuyển tình nguyện viên và dự kiến thu hút gần 5.000 tình nguyện viên tham gia. Nội dung chính của chương trình là vận động mọi người tham gia hiến máu, đây là một món quà quý giá nhất tặng các em bệnh nhi nhân dịp Tết Trung thu.

Nông thông Ngày nay

100% dân cư được dùng nước sạch vào năm 2025

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016 - 2025 với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ dân cư được cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 95 - 100%. Theo quyết định của Thủ tướng, chương trình trên được triển khai thực hiện tại các đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên phạm vi cả nước từ năm 2016 đến năm 2025. Mục tiêu tổng quát của chương trình là thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn nhằm quản lý rủi ro và khắc phục sự cố có thể xảy ra từ nguồn nước, cơ sở xử lý nước và hệ thống truyền dẫn, phân phối nước đến khách hàng sử dụng; bảo đảm cung cấp nước liên tục, đủ lượng nước, duy trì đủ áp lực, chất lượng nước đạt quy định góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe con người. Chương trình phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 90 - 95%; tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực đô thị được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 45%; tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 35%; giảm thiểu lượng nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý trước khi xả ra môi trường xuống còn 80 - 85%. Đến năm 2025, tỷ lệ dân cư được cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 95 - 100%; tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 50%; giảm thiểu lượng nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý trước khi xả ra môi trường xuống còn 70%.

TP HCM tiêm văcxin bổ sung cho trẻ

Khoảng 125.000 trẻ từ 18 tháng đến 48 tháng tuổi được ngành y tế TP HCM chủ động chích ngừa văcxin mũi bổ sung phòng bệnh bạch hầu. Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM cho biết trong tháng 8 trạm y tế các phường xã phối hợp với các trường mầm non, lập danh sách trẻ và tuyên truyền kêu gọi phụ huynh đến chủng ngừa theo chương trình tiêm chủng mở rộng.  Văcxin bổ sung DPT (phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván) được triển khai tiêm vào tháng 9. Nhóm được tiêm là trẻ sinh từ ngày 1/10/2012 đến 28/2/2015 chưa tiêm văcxin này mũi thứ 4. Ước tính toàn thành phố có khoảng 125.000 trẻ. Từ năm 2015 đến nay TP HCM không ghi nhận ca bạch hầu nào. Tuy nhiên khảo sát trong giai đoạn 2011-2015 cho thấy tỷ lệ trẻ em trên toàn thành phố được tiêm DPT mũi 4 rất thấp. Thành phố là địa bàn đông người nhập cư, tình trạng tiêm chủng không đầy đủ khiến bệnh có nguy cơ xuất hiện và bùng phát như tại Bình Phước. Để tăng cường giám sát và chủ động phòng chống dịch bạch hầu, Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM yêu cầu các cơ sở điều trị khi phát hiện người bệnh có dấu hiệu viêm thanh quản, viêm hầu, viêm amiđan và có giác mạc dính tại amidan, phải chuyển về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.

 

Ngày 21/08/2016
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích