Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 2 9 7 3
Số người đang truy cập
2 5 0
 Tin tức - Sự kiện
(ảnh minh họa)
Sốt thung lũng Rift (RVF)-Ca bệnh nhập khẩu Trung quốc và những điều cần biết

Sốt thung lũng Rift (Rift Valley Fever_RVF) là một trong những bệnh truyền qua véc tơ, trước đây lưu hành chủ yếu ở châu Phi ngày nay có xu hướng lan rộng toàn cầu. Ngày 2/8/2016, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác nhận một ca bệnh RVF ngoại lai từ Luanda, Angolalà người Nam (Trung Quốc) do đó nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam là có thể.

Ca RVF nhập khẩu ở Trung Quốc (Rift Valley fever in China)

Thông tin ca bệnh

Theo WHO, ngày 23/7/2016 cơ quan đầu mối kiểm dịch y tế quốc tế (IHR) Trung Quốc thông báo tới WHO ca bệnh RVF nhập khẩu (imported case)đàn ông 45 tuổi tỉnh Hà Nam(Trung Quốc) đã và đang làm việc tại Luanda (Angola), được báo cáo là không có tiền sử du lịch ngoài Luanda và cơ quan IHR Trung Quốc đang tiến hành điều tra về nguồn lây nhiễm tiềm năng.

Ngày14/7/2016,bệnh nhân có các triệu chứng (đau đầu, sốt, đau khớp và đau cơ) tìm kiếm sự điều trị tại một bệnh viện Angola nhưng các triệu chứng hầu nhưkhông thuyên giảm, sau đó ông trở về Trung Quốc vào 21/7/2016.Ngay khi trở về Bắc Kinh, ông ở trong tình trạng bệnh nghiêm trọng (serious condition) được chuyển đến một bệnh viện điều trị chuyên biệt cách ly.

Ngày 23/7/2016, mẫu bệnh phẩmcủa bệnh nhân dương tính với RVF tại Trung tâm phòng ngừa kiểm soát dịch bệnh (CDC)Bắc kinh và được xác nhận cùng ngày tại CDC Trung quốc. Ủy ban y tế và kế hoạch hóa gia đình quốc gia (National Health and Family Planning Commission) Trung Quốc đã triệu tập một nhóm chuyên gia vào 23/7/2016 để đánh giá tiền sử dịch tễ học của bệnh nhân, các triệu chứng lâm sàng và các kết quả xét nghiệm và kết luận rằng trường hợp này là trường hợp RVF nhập khẩu đầu tiên của Trung Quốc hiện đang trong tình trạng nguy kịch.


Thung lũng Rift trên bản đồ châu Phi (Map of East Africa's Great Rift Valley)

Các biện pháp y tế công cộng(Public Health Measures)

Các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã tiến hànhtheo dõi, giám sát cùng các biện pháp phòng chống và kiểm soátkhác bao gồm tăng cường hợp tác và phối hợp giữa các ngành (strengthening collaboration and coordination across sectors);tăng cường điều trị ca bệnh (enhancing medical treatment of the case); duy trì cách ly ca bệnh, các biện pháp phòng chống lây nhiễm trong bệnh viện, điều tra dịch tễ và sàng lọc xét nghiệm (maintaining quarantine of the case, infection prevention and control measures in the hospital, epidemiological surveys and laboratory screening); tăng cường theo dõi và giám sát véc tơ, cùng với việc đẩy mạnh các biện pháp như các nỗ lực để kiểm soát và loại trừ muỗi, tiệt trùng và khử trùng môi trường (enhancing vector surveillance and monitoring, alongside enhanced measures such as efforts to control and eliminate mosquitoes, sterilization and disinfection in the environment); truyền thông nguy cơ với công chúng và phổ biến các thông tin chung (risk communication with the general public and dissemination of information).Tại Angola, một nhóm điều tra đã được thành lập do Bộ Y tế Angola điều hành với sự trợ giúp của WHO.

Đánh giá nguy cơ của WHO (WHO Risk Assessment)

WHO cho rằng hầu hết các ca bệnh do tiếp xúc trực tiếp/gián tiếp với máu hoặc các tạng (organs) của động vật bị nhiễm bệnh. Khả năng lây nhiễm ở người còn do vết đốt của muỗi bị nhiễm bệnh và các loài ruồi hút máu (hematophagous), ngoài ra một số bằng chứng cho thấy người cũng có thể bị nhiễm RVF do uống sữa chưa tiệt trùng hoặc thịt chưa nấu chín từ các động vật bị nhiễm bệnh. Do chưa có tài liệu chứng minh sự lây truyền từ người sang người và các biện pháp phòng chống vector thích hợp đã được sử dụng ở Trung Quốc nên WHO đánh giá nguy cơ lan truyền bệnh từ ca bệnh nhập khẩu duy nhất vào Trung Quốc và/hoặc từ Trung Quốc xuất khẩu mầm bệnh sang các quốc gia láng giềng ở mức độ thấp.


Cận cảnh thung lũng Rift

Những điều cần biết về RVF

Lược sử

Theo WHO, RVF là virus ở động vật (viral zoonosis) gây bệnh cho động vật nhưng cũng có thể lây nhiễm sang người dẫn đến những thể bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đáng kể sức khỏe, tính mạng và kinh tế. Virus RVF là thành viên của Phlebovirus, 1 trong 5 loài thuộc họ Bunyaviridae được phát hiện lần đầu năm 1931 trong cuộc điều tra về đại dịch của cừu ở một trang trại thuộc thung lũng Rift của Kenya, sau đó ổ dịch đã được báo cáo ở vùng cận Sahara và Bắc Phi. Đến 1997-1998, RVF bùng nổ tại Kenya, Somalia, Tanzania. Đến tháng 9/2000 các ca bệnh RVF được xác nhận ở Saudi Arabia và Yemen lần đầu tiên đánh dấu sự xuất hiện của dịch bệnh này bên ngoài lục địa châu Phi và nâng cao mối quan ngại về khả năng lây lan đến châu Á và châu Âu .


Muỗi vằn Aedes-vector truyền RVF cùng nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác

Lây truyền và véc tơ(Transmission and vector)

Phần lớn các bệnh nhiễm trùng người do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với máu hoặc tạng(organs) của động vật bị nhiễm bệnh,virus có thể lây truyền sang người thông qua việc xử lý các mô động vật trong quá trình giết mổ, hỗ trợ với sinh vật, tiến hành các thủ tục thú y, xử lý xác động vật hoặc bào thai do vậy một số nhóm ngành nghề như chăn nuôi, nông dân, công nhân lò mổ và bác sĩ thú y có nguy cơ lây nhiễm cao. Virus lây nhiễm con người thông qua thủ thuật như qua một vết thương từ một con dao bị nhiễm bệnh, tiếp xúc với da bị hỏng hoặc hít phải các hạt nhân ngưng tụ tạo thành trong giết mổ động vật bị nhiễm bệnh, tiêm truyền súc vật thực nghiệm. Ngoài ra, có một số bằng chứng con người cũng có thể bị nhiễm RVF bằng cách uống sữa chưa tiệt trùng hoặc thịt động vật bị nhiễm bệnh chưa nấu chín.

Người cũng có thể bị nhiễm bệnh từ các vết đốt của muỗi bị nhiễm bệnh, rất nhiều loài muỗi có thể là véc tơ truyền bệnh và ở các khu vực khác nhau một số loài véc tơ chiếm ưu thế hơn các loài khác nhưng phổ biến nhất là muỗi cái Aedeslây truyền cho người chủ yếu qua vết đốt của bị nhiễm bệnh. Muỗi Aedes sau khi nhiễm virut do đốt gia súc bệnh có thể truyền virut qua trứng (trứng của loại muỗi này có thể tồn tại vài năm trong điều kiện khô) khi gặp điều kiện thuận lợi trứng sẽ nở ra muỗi có mang mầm bệnh vì vậy virut có thể tồn tại lâu dài trong tự nhiên khó khăn cho việc loại trừ nguồn gây bệnh. Trong thời gian của mưa lớn, môi trường sống của ấu trùng thường xuyên bị ngập lụt tạo điều kiện cho những quả trứng nở ra và số lượng muỗi tăng nhanh, lây lan virus cho các động vật mà họ nuôi. Ngoài ra, còn có ổ dịch tiềm năng ở động vật và người lây lan sang các khu vực mà trước đây không bị ảnh hưởng.

Cho đến nay chưa thấy ghi nhận lây truyền RVF từ người sang người và chưa có bằng chứng của sự bùng phát của RVF ở các khu vực đô thị.


Người có thể là vật chủ thích nghi của RVF

Vật chủ (RVF virus in host animals)

Nhiều loài động vật thuần chủng (domesticated animal) có thể nhiễm RVF như gia súc, cừu, lạc đà và dê; trong đó cừu mẫn cảm với bệnh hơn trâu bò và giống nhập ngoại thường dễ nhiễm bệnh hơn những giống đã thích nghi lâu dài ở điều kiện địa phương. Động vật ở các độ tuổi khác nhau mẫn cảm với bệnh khác nhau đối như hơn 90% cừu non nhiễm bệnh sẽ chết, trong khi ở cừu trưởng thành chỉ dưới 10%. Hầu như 100% cừu cái sẽ sảy thai nếu nhiễm bệnh, dấu hiệu để nhận biết vụ dịch RVF thường thường là một đợt sảy thai không rõ nguyên nhân ở các đàn súc vật nuôi.


Bệnh nhân bị nhiễm bệnh sốt thung lũng Rift (RVF)

Bệnh cảnh lâm sàng và chẩn đoán (Clinical features and diagnosis)

Bệnh cảnh lâm sàng(Clinical features)

Thể bệnh nhẹ (Mild form of RVF): Thời kỳ ủ bệnh (khoảng thời gian từ khi bị nhiễm bệnh đến khởi phát triệu chứng) từ 2 đến 6 ngày với một hội chứng sốt đặc trưng với sốt đột ngột giống cúm (flu-like fever), đau cơ, đau khớp và đau đầu (muscle pain, joint pain and headache); một số bệnh nhân phát triển các dấu hiệu cứng cổ (neck stiffness), nhạy cảm với ánh sáng (sensitivity to light), mất cảm giác ngon miệng và nôn (loss of appetite and vomiting); giai đoạn đầu của bệnh có thể bị nhầm lẫn với bệnh viêm màng não (meningitis). Các triệu chứng của RVF thường kéo dài 4-7 ngày, sau đó đáp ứng miễn dịch (immune response) xuất hiện với các kháng thể (antibodies) và các vi rút dần dần biến mất khỏi máu.


Thể bệnh nặng (Severe form of RVF): Trong khi hầu hết các ca bệnh ở người là thể nhẹ, vẫn có một tỷ lệ nhỏ phát triển ở mức độ nặng hơn như một hoặc nhiều trong 3 hội chứng khác nhau ở mắt (mắt) (0,5-2%), viêm não màng não (< 1%) hoặc sốt xuất huyết (< 1%).

- Thể bệnh ở mắt(Ocular form): các triệu chứng thường kết hợp với dạng nhẹ của bệnh kèm tổn thương võng mạc (retinal lesions) từ1 đến 3 tuần sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên như nhìn mờ hoặc giảm (blurred or decreased vision). Bệnh có thể tự khỏi mà không cần can thiệp trong vòng 10 đến 12 tuần nhưng nếu tổn thương điểm vàng (lesions occur in the macula) thì 50% bệnh nhân có thể mất tầm nhìn vĩnh viễn, tử vong do thể bệnh ở mắt hiếm khi xảy ra.

- Thể viêm màng não (Meningoencephalitis): khởi phát bệnh thường từ 1-4 tuần sau khi các triệu chứng đầu tiên của RVF xuất hiệnnhư đau đầu dữ dội (intense headache), mất trí nhớ (loss of memory), ảo giác (hallucinations), lú lẫn (confusion), mất phương hướng (disorientation), chóng mặt (vertigo), co giật (convulsions) và hôn mê(lethargy and coma). Biến chứng thần kinh (neurological complications) có thể xuất hiện muộn hơn (> 60 ngày), tỷ lệ tử vong ở thể bệnh này thấp, mặc dù có thể để lại di chứng thần kinh.

- Thể sốt xuất huyết (Haemorrhagic fever form): Các triệu chứng xuất hiện 2-4 ngày sau khởi bệnh với biểu hiện suy gan nặng (severe liver impairment) như vàng da (jaundice), sau đó có dấu hiệu xuất huyết (haemorrhage) như nôn ra máu (vomiting blood), phân lẫn máu (blood in the faeces), ban xuất huyết (purpuric rash) hay bầm máu (ecchymoses) do chảy máu trong da (bleeding in the skin), chảy máu từ mũi hoặc nướu răng (bleeding from the nose or gums), rong kinh (menorrhagia) và chảy máu từ thành tĩnh mạch (bleeding from venepuncture sites). Tỷ lệ tử vong khoảng 50% chủ yếu ở thể vàng da xuất huyết thường từ 3-6 ngày sau khi phát bệnh.

Chẩn đoán (diagnosis)

RVF được chẩn đoán bằng xét nghiệm huyết thanh học liên kết miễn dịch gắn men (ELISA, EIA) có thể nhận diện của kháng thể IgM (specific IgM antibodies) với virusđược phát hiện trong máu giai đoạn sớm của bệnh hoặc mô nghiệm tử thi bằng kỹ thuật RT-PCR .

Điều trị và phòng bệnh (Treatment and prevention)

Điều trị (Treatment)

Hầu hết các ca RVF người là thể nhẹ trong thời gian ngắnkhông cần điều trị đặc hiệu,đối với các ca bệnh nặng chủ yếu là điều trị hỗ trợ chung (general supportive therapy).


Nhân viên thú y có nguy cơ lây nhiễm cao vì thường xuyên tiếp xúc và giết mổ động vật
(ảnh minh họa)

Phòng ngừa và kiểm soát(prevention and control)

Ở động vật (Controlling RVF in animals):Tiêm phòng gia súc bền vững bằng vác xin sống giảm độc lực virus (live attenuated virus) và vác xin bất hoạt vi rút (inactivated virus vaccines) đã được phát triển và sử dụng trong thú y. Chỉ cần một liều vắc-xin sống là đủ cung cấp miễn dịch dài hạn nhưng có thể gây sẩy thai nếu động vật mang thai, trong khi vác xin vi rút bất hoạt không có tác dụng phụ này nhưng phải tiêm nhiều liều cần thiết mới cung cấp đủ miễn dịch bảo vệ trong vùng có dịch bệnh lưu hành. Tiêm chủng động vật phải được thực hiện trước khi dịch bệnh bùng phát nhằm ngăn chặn lây lan sang ngườikhông nên thực hiện khidịch đã xảy ra vì có nguy cơ cao về việc tăng cường các ổ dịch. Trong các chiến dịch tiêm chủng động vật, cộng đồng cũng như nhân viên thú y có thể vô tình truyền virus qua việc sử dụng các vật dụng chứa vác xin và tái sử dụng bơm kim tiêm. Hạn chế hoặc cấm vận chuyển động vật nuôi có hiệu quả trong việc làm chậm sự phát triển của virus từ người bị nhiễm đến các khu vực bị nhiễm bệnh. Việc thành lập một hệ thống giám sát phát hiện các ca mắc mới ở động vật là cần thiết trong việc cung cấp cảnh báo sớm cho cơ quan thú y và con người.

Ởngười (Controlling RVF in humans):

- Vaccine: một loại vắc xin bất hoạt được phát triển để sử dụng cho người không được cấp phép và không có sẵn nhưng đã được thử nghiệm bảo vệ nhân viên thú y và phòng thí nghiệm có nguy cơ tiếp xúc với RVF cao, còn các vắc xin ứng cử viên khác đang trong thử nghiệm.

- Nhân viên thú y và nhân viên y tế: nhân viên thú y cần sử dụng găng tay và quần áo bảo hộ phù hợp khi tiếp xúc với động vật bị bệnh bao gồm cả phủ tạng của chúng;nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã xác định nhiễm RVF cần cẩn trọng khi thu thập xử lý các mẫu bệnh phẩm; vận chuyển bệnh phẩm phải được thực hiện bởi những nhân viên đã được đào tạo và được xử lý tại các phòng thí nghiệm được trang bị thích hợp.

- Cộng đồng: nên mặc quần áo dài tránh muỗi đốt, sử dụng màn và thuốc diệt côn trùng, tránh các hoạt động ngoài trời vào thời gian muỗi hoạt động cao.

- Khi dịch xảy ra cần phun thuốc diệt muỗi tại những khu vực có dịch cùng việc kiểm soát các sản phẩm động vật nhập khẩu có nguồn gốc từ châu Phi, cần phải kiểm dịch y tế đối với khách du lịch đến từ châu Phi và một số nước đã có dịch như đã nói ở trên. Việc giám sát, kiểm soát RVF ở người được thực hiện qua cửa khẩu sân bay hay cảng biển quốc tế để chủ động ngăn chặn các ca bệnh “nhập khẩu” bằng cách đo thân nhiệt cho du khách hoặc ngoại giao đoàn đến từ các quốc gia có dịch bệnh lưu hành. Nếu phát hiện khách nhập cảnh có dấu hiệu nghi ngờ thông báo ngay cho hệ y tế dự phòng hoặc các cơ quan chức năng có liên quan để được sự hỗ trợ.


RVF cũng như các dịch bệnh kiểm dịch quốc tế khác thường xuyên được thắt chặt tại các sân bay và cảng biển quốc tế

Mặc dù Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp RVF nào nhưng ca bệnh nhập khẩu Trung Quốc đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ nguồn bệnh xâm nhập nước ta là có thể, không chỉ vì Trung Quốc là quốc gia sát nách chúng ta mà vấn đề giao thương giữa Việt Nam với châu phi cũng như các nước trên thế giới đã trở nên phổ biến nênviệc giáo dục sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu rủi ro với nhân viên thú y cũng như nhân viên y tế là những đối tượng nguy cơ cao khi tiếp xúc với nguồn bệnh là cần thiết. Đặc biệt, véc tơ truyền bệnh RVF cũng là muỗi Aedes đồng thời có khả năng truyền nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác (sốt xuất huyết, chikunguya, zika…) là những căn bệnh do virus không có thuốc điều trị đặc hiệu và không có vắc-xin hiệu quả nên cộng đồng cần hiểu biết về căn bệnh này cùng các yếu tố nguy cơ lây nhiễm RVF cũng như các biện pháp bảo vệ cá nhân có thể làm để ngăn chặn muỗi véc tơ đốt là cách duy nhất để giảm lây nhiễm con người và tránh tử vong nếu có nguồn bệnh ngoại lai xâm nhập.

 

Ngày 15/08/2016
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WHO và MOH)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích